intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập lý thuyết nghề Tin học năm học 2017-2018

Chia sẻ: Nguyen Kieu Trang Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

1.019
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập lý thuyết nghề Tin học năm học 2017-2018 trình bày những câu hỏi ôn tập nghề tin học với phần lý thuyết cung cấp câu hỏi và câu trả lời tương ứng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập lý thuyết nghề Tin học năm học 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT NGHỀ TIN HỌC Năm học 2017­2018 Câu 1.Thông tin là gì?Tin học là gì?Nêu quá trình hoạt động thông tin của con người? Cho   biết mô hình quá trình xử lý thông tin?Nhiệm vụ của ngành tin học là gì? Câu 2.Biểu diễn thông tin là gì? Kể  tên các dạng thông tin cơ  bản? Cho biết vai trò của  biểu diễn thông tin?Dữ  liệu là gì? Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử  diễn ra như  thế nào? Đơn vị đo thông tin của máy tính là đơn vị nào? Câu 3.Vẽ sơ đồ cấu tạo máy tính. Nêu chức năng các bộ phận trong máy tính . Phân biệt bộ  nhớ trong và bộ nhớ ngoài; thiết bị vào và thiết bị ra. Câu 4.Phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại chính? Câu 5. Hệ  điều hành là gì? Hãy nêu các chức năng và thành phần của hệ  điều hành? Hãy  phân biệt các loại hệ điều hành. Nêu ví dụ. Câu 6. Thế  nào là tệp? Nêu quy tắc đặt tên tệp? Cho ví dụ. Tệp có phần mở  rộng .com,  .exe có gì khác so với tệp có phần mở rộng là .doc và .txt? Nêu quy tắc xem nội dung tệp. Câu 7. Thư mục là gì? Thế nào là thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con?  Câu 8. Ổ đĩa hiện hành là gì? Đường dẫn là gì? Cho ví dụ. Câu 9.Em hãy cho biết các thao tác chính với tệp và thư  mục. Nêu cách tạo thư  mục mới,  đổi tên, sao chép, di chuyển, xóa tệp/thư mục. Câu 10.  Hãy nêu màn hình làm việc chính của Windows? Cách khởi động và thoát khỏi   Windows (máy tính). Câu 11. Nêu cách khởi động và kết thúc các chương trình đã được cài đặt trong hệ  thống.  Cách tạo đường tắt (Shortcut). Cách tìm kiếm tệp/ thư mục. Câu 12.  Sự  giống và khác nhau khi khởi động lại bằng tổ  hợp phím Ctrl + Alt + Del và  nhấn nút Reset. 1
  2. Câu 1.  a. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự  hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự  kiện…) và về chính con người. b. Tin học là gì? Tin học là khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả  và   biến đổi thông tin. Các quá trình này được nghiên cứu một cách hệ  thống về mọi phương  diện: Lý thuyết, thiết kế, tính hiệu quả, việc cài đặt các ứng dụng. c. Nêu quá trình hoạt động thông tin của con người? Cho biết mô hình quá trình xử lý  thông tin? ­ Hoạt động thông tin của con người bao gồm : việc tiếp nhận, lưu trữ và truyền (trao đổi)  thông tin. Trong hoạt động thông tin thì xử  lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó   đem lại sự hiểu biết cho con người. ­ Mô hình quá trình xử lý thông tin: Thông tin vào   Xử lý thông tin  Thông tin ra  d. Nhiệm vụ của ngành tin học là gì? Nhiệm vụ của ngành tin học là nghiên cứu để thực hiện các hoạt động thông tin (tiếp nhận,   lưu trữ và xử lý thông tin) một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Câu 2. a. Biểu diễn thông tin là gì? Kể  tên các dạng thông tin cơ  bản? Cho biết vai trò của   biểu diễn thông tin? ­ Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới 1 dạng cụ thể nào đó ­ Có 3 dạng thông tin cơ bản: + Dạng văn bản: sách, vở, báo chí,… + Dạng hình ảnh: bức tranh, tấm hình, bản đồ,… +Dạng âm thanh: tiếng trống trường, tiếng đàn, tiếng nói con người, … - Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá  trình xử lý thông tin nói riêng. b. Dữ liệu là gì? Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử diễn ra như thế nào? Đơn   vị đo thông tin của máy tính là đơn vị nào? ­ Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. ­ Biểu diễn thông tin trong máy tính được diễn ra như sau: Máy tính thực hiện 2 qua trình: 1. Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy nhị phân (dãy bit) 2. Biến đổi thông tin dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng như: văn bản, âm thanh,  hình ảnh. ­ Đơn vị đo thông tin là bit (bao gồm 2 kí hiệu 0 và 1). Ngoài ra còn có các đơn vị: Byte (B) 1B = 8 bit Kilo Byte (KB) 1KB = 1024B Mega Byte (MB) 1MB = 1024KB 2
  3. Giga Byte (GB) 1GB = 1024MB Teta Byte (TB) 1TB = 1024 GB 3
  4. Câu 3. Vẽ sơ đồ  cấu tạo máy tính. Nêu chức năng các bộ  phận trong máy tính . Phân biệt   bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài; thiết bị vào và thiết bị ra. - Sơ đồ cấu trúc máy tính: Bộ nhớ ngoài Bộ xử lý trung tâm CPU Bộ điều  Bộ số  khiển học/logic Thiết bị vào Thiết bị ra (Màn  Bộ nhớ trong hình, máy in…) (Chuột, bàn phím…) ­ Chức năng của từng bộ phận: + Bộ xử lý trung tâm (CPU) CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị  chính thực hiện và   điều khiển việc thực hiện chương trình. ­ Gồm hai bộ phận chính: + Bộ điều khiển (CU – control Unit) điều khiển các bộ phận thực hiện   chương trình. + Bộ  số  học/lôgic (ALU – Arithmetic/Logic Unit) thực hiện các phép  toán số học và lôgic. + Bộ nhớ trong: (Main memory): ­ Là nơi chương trình được đưa vào để  thực hiện và là nơi lưu trữ  dữ  liệu   đang được xử lý. Gồm có 2 phần: ROM và RAM. ROM RAM (Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc) (Random Access Memory ­ Bộ nhớ truy cập ngẫu  nhiên) ­ Là bộ nhớ chỉ có thể đọc ­ Là bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm  ­Dữ liệu trong ROM không xóa được việc. ­Khi   tắt   máy   các   chương   trình   trong  ­Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi. ROM không bị mất. - Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): + Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. + Bộ nhớ ngoài thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash. ­ Thiết bị vào (Input device): dùng để đưa thông tin vào máy tính. 4
  5. + Có nhiều loại như:Bàn phím (keyboard),  chuột (mouse), máy quét (scanner),  micro,  webcam (là một camera kĩ thuật số) ­ Thiết bị ra (Output device): dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. + Có nhiều loại như:Màn hình (monitor), máy in (printer), máy chiếu (projector), loa  và tai nghe (speaker and headphone) 5
  6. Câu 4. Phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại chính? ­ Phần mềm:Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị  vật lí   kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay nói ngắn gọn  là phần mềm.Phần mềm đem lại sự sống cho máy tính. ­ Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm  ứng dụng + Phần mềm hệ  thống(Operating System) : là các chương trình tổ  chức việc quản lí,  điều phối các bộ  phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp  nhàng và chính xác. VD : ms dos, windows98, windows xp, windows vista,  + Phần mềm ứng dụng: là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể VD : word: soạn thảo, paint: vẽ và trang trí, …. Trong đó có: Phần mềm công cụ: là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác. VD: phần mềm phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi (debugger)... Phần mềm tiện ích: giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn. VD: phần mềm tìm và diệt virus, sao chép dữ liệu ... Câu 5. Hệ  điều hành là gì? Hãy nêu các chức năng và thành phần của hệ  điều hành? Hãy  phân biệt các loại hệ điều hành. Nêu ví dụ. ­ Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ  chức thành một hệ thống với nhiệm   vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính cung cấp các phương tiện và dịch vụ  để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ  chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. Một số hệ điều hành phổ biến: + MS – DOS: được sử dụng rộng rãi vào những năm 80 của thế kỉ XX. + Windows: xuất hiện vào những năm 90 của thế kỉ XX. ­ Chức năng của hệ điều hành: + Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. + Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ  chức hoạt động cho các chương trình   đó. + Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy   cập thông tin. + Kiểm tra và hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi. + Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống. ­ Thành phần của hệ điều hành Mỗi chức năng được một nhóm chương trình trong hệ  điều hành đảm bảo thực hiện.  Các nhóm chương trình này là các thành phần của hệ điều hành. ­ Phân loại hệ điều hành 6
  7. Hệ điều hành có 3 loại chính sau: + Đơn nhiệm một người sử dụng: Các chương trình được thực hiện lần lượt và mỗi  lần chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống.  Ví dụ: MS­DOS. + Đa nhiệm một người sử dụng: Có thể thực hiện nhiều chương trình nhưng chỉ cho  phép một người được đăng nhập vào hệ thống.  Ví dụ:  Windows 95. + Đa nhiệm nhiều người sử dụng:  Có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình   và cho phép nhiều người được đăng nhập vào hệ thống  Ví dụ: Windows 2000, Windows XP. Câu 6. Thế  nào là tệp? Nêu quy tắc đặt tên tệp? Cho ví dụ. Tệp có phần mở  rộng .com,  .exe có gì khác so với tệp có phần mở rộng là .doc và .txt? Nêu quy tắc xem nội dung tệp. ­ Khái niệm tệp: Tệp (còn được gọi là tập tin) là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ , tạo thành  một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập. ­ Quy tắc đặt tên tệp: (trong hệ điều hành Windows) + Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm 2 phần: phần tên và phần mở rộng (còn   gọi là phần đuôi)và được phân cách nhau bằng dấu chấm. + Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng   để phân loại tệp. + Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / : * ? “  | Ví dụ : VietNam.doc  Hợp lệ A>B  không hợp lệ (Vì chứa kí tự >)  Phần tên    phần mở rộng ­ Sự  khác nhau giữa các tệp có phần mở  rộng .com, .exe so với các tệp có phần mở  rộng .doc, .txt: + Các tệp có phần mở  rộng  .com, .exe: Các tệp khả  thi chạy trực tiếp được trên hệ  điều hành. + Các tệp có phần mở rộng .doc, .txt: Các tệp văn bản. ­ Cách xem nội dung tệp: Windows thường gắn sẵn các phần mềm xử  lí từng loại tệp.  Để  xem nội dung   những tệp này chỉ cần nháy đúp chuột vào tên hay biểu tượng của tệp. Nếu loại tệp đó không được gắn sẵn phần mềm xử  lí thì hệ  thống sẽ  đưa ra danh  mục các phần mềm để ta chọn.  Câu 7. Thư mục là gì? Thế nào là thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con?  ­ Thư mục: là hình thức phân vùng trên đĩa, để việc quản lý, lưu trữ các tệp tin và thư mục   con khác khoa học, hệ thống. ­  Thư mục gốc: Mỗi đĩa có một thư mục được tạo tự động, gọi là thư mục gốc. ­ Thư mục mẹ/ con 7
  8. + Trong mỗi thư mục có thể tạo các thư mục khác, chúng được gọi là thư mục con. + Thư mục chứa thư mục con được gọi là thư mục mẹ. Ví dụ: 8
  9. C:\  TRUONG THCS VINH QUYNH Thư mục con của thư mục gốc KHOI 6 KHOI 7 KHOI 6, KHOI 7, KHOI 8, KHOI 9 là các  thư mục cùng cấp KHOI 8 KHOI 9 Thư mục mẹ của 2 thư mục 9A, 9B 9A Thư mục con  9B Hình 1 Câu 8. Ổ đĩa hiện hành là gì? Đường dẫn là gì? Cho ví dụ. ­ Ổ đĩa hiện hành: là ổ đĩa mà hệ điều hành đang làm việc. ­ Đường dẫn: là dãy tên các thư mục lồng nhau đặ cách nhau bởi dấu \, bắt dầu từ một thư  mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng thư  mục hoặc tệp để  chỉ  ra đường tới thư  mục   hoặc tệp tuonwg ứng.  Đường dẫn dùng để định vị trí thư mục, tệp ở trong máy. Đường dẫn có dạng: :\Thư mục\Thư mục con... 9
  10.  Câu  9.    Em hãy cho biết các thao tác chính với tệp và thư mục. Nêu cách tạo thư mục mới,  đổi tên, sao chép, di chuyển, xóa tệp/thư mục. a. Em hãy cho biết các thao tác chính với tệp và thư mục ­ Xem thông tin về các tệp và thư mục  ­ Tạo thư mục mới  ­ Đổi tên  ­ Di chuyển ­ Sao chép ­ Xóa b. Nêu cách tạo thư mục mới, đổi tên, sao chép, di chuyển, xóa tệp/thư mục. ­ Tạo thư mục mới. B1: Mở cửa sổ sẽ chứa thư mục mới. B2: Nháy nút phải chuột tại vùng trống trong cửa sổ thư mục , đưa  con trỏ chuột xuống   mục New trong bảng chọn tắt để mở bảng chọn con. Đưa con trỏ  chuột tới mục Folder   rồi nháy chuột. B3: Trên màn hình sẽ xuất hiện biểu tượng thư mục mới với tên tạm thời là New Folder,   em gõ tên thư mục rồi ấn Enter. ­ Đổi tên tệp/thư mục: B1: Nháy chuột vào tên của tệp/thư mục cần đổi tên. B2: Nháy chuột vào tên của tệp/thư mục một lần nữa. B3: Gõ tên mới rồi ấn Enter hoặc nháy chuột tại một vị trí khác. ­ Sao chép tệp/thư mục: B1 : Chọn tệp/thư mục cần sao chép. B2 : Trong bảng chọn Edit chọn Copy. B3 : Chuyển đến thư mục sẽ chứa tệp/thư mục được sao chép. B4 :Trong bảng chọn Edit, chọn mục Paste. ­ Di chuyển tệp/thư mục: B1 : Chọn tệp/thư mục cần di chuyển. B2 : Trong bảng chọn Edit chọn Cut. B3 : Nháy chuột chọn thư mục sẽ chứa tệp/thư mục cần di chuyển tới. B4 :Trong bảng chọn Edit, chọn mục Paste. ­ Xóa tệp/thư mục: B1: Chọn tệp/thư mục cần xóa. B2: Nhấn phím Delete hoặc tổ hợp phím Shift+Delete Chú ý: Sau khi nhấn phím Delete thư mục sẽ được đưa vào thùng rác (Recycle Bin) c. Ví dụ:Cho sơ  đồ  dạng cây các tệp tin và thư  mục như  hình sau (tên các thư  mục được   C:\ đóng khung) a.   Nêu   các   bước   để   sao   chép   tệp   tin  WORD  Dinhdang_1.doc vào thư mục WORD. Bang_1.doc b. Nếu thực hiện sao chép tệp tin BANG_1.doc vào  Dinhdang.doc thư  mục WORD thì hệ  điều hành sẽ  đưa ra thông  BANG_1.doc báo gì? 10
  11. a. Các bước để sao chép tệp tin Dinhdang_1.doc vào thư mục WORD Bước 1. Chọn tệp Dinhdang_1.doc. Bước 2. Nháy Edit  Chọn Copy Bước 3. Mở ổ C  mở thư mục WORD Bước 4. Nháy Edit  Chọn Paste. b. Nếu thực hiện sao chép tệp tin BANG_1.doc vào thư mục WORD thì hệ điều hành   sẽ  đưa ra thông báo: Thư  mục đã chứa tệp có tên Bang_1.doc rồi. Bạn có muốn thay  thế tệp đã có rồi không? (Chú ý: Muốn thay thế chọn Yes; không thay thế chon No. Nếu chọn Yes thì tệp mới  sẽ đè lên tệp cũ. Để sao chép được phải đổi tên một trong hai tệp đó). Câu 10.  Hãy nêu màn hình làm việc chính của Windows? Cách khởi động và thoát khỏi   Windows (máy tính). ­ Màn hình làm việc chính của Windows: + Màn hình nền; + Một vài biểu tượng chính trên màn hình nền; + Các biểu tượng chương trình ­ Cách khởi động Windows (vào máy tính) + Bật công tắc màn hình, công tắc Power trên thân máy tính, + Quan sát các đèn tín hiệu và quá trình khởi động của máy tính qua các thay đổi trên  màn hình. Đợi cho đến khi quá trình khởi động hoàn tất và máy tính  ở  trạng thái sẵn  sàng. ­ Thoát khỏi Windows: + Đóng tất cả các cửa sổ (các chương trình đang mở) + Nháy nút Start + Chọn Turn Off Computer + Chọn Turn Off Câu 11. Nêu cách khởi động và kết thúc các chương trình đã được cài đặt trong hệ  thống.  Cách tạo đường tắt (Shortcut). Cách tìm kiếm tệp/ thư mục. 1. Cách khởi động và kết thúc các chương trình đã được cài đặt trong hệ thống: ­ Khởi động: Cách 1. Khởi động bằng cách dùng bảng chọn Star.  Nháy Start  All Programs sau đó di chuột đến tên nhóm có chứa chương trình cần  khởi động.  Khi tên các chương trình trong nhóm tương  ứng hiện ra, nháy vào chương trình cần  khởi động. Cách 2. Khởi động bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình.  Định vị tệp chương trình cần khởi động bằng Windows Explore hoặc My Computer. 11
  12.  Nháy đúp chuột vào tệp chương trình cần khởi động. Cách 3: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình tương ứng trên màn hình nền. ­ Kết thúc Cách 1: Trong bảng chọn File, chọn lệnh Exit. Cách 2: Nháy vào nút Close (  x ) tại góc trên, bên phải màn hình. Cách 3: Nháy chuột phải vào tên chương trình ở trên thanh công việc, chọn Close Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4. Khi đó cửa sổ được đóng lại và chương trình kết thúc. 2. Tạo đường tắt (truy cập nhanh)  Đường   tắt   (Shortcut)   là   biểu   tượng   giúp   người   dùng   truy   cập   nhanh   vào   đối  tượngthường sử dụng. Đường tắt có thể đặt trên màn hình làm việc, trong bảng chọn Start   hay trong một thư mục. Sau đây là các bước để tạo đường tắt trên màn hình làm việc:  Dùng nút phải chuột kéo thả tệp ra màn hình làm việc  Trong bảng chọn tắt xuất hiện, chọn Create Shortcut Here. Các biểu tượng của đường tắt có hình mũi tên ở góc dưới, bên trái của biểu tượng kèm theo  với tên. Ta có thể đổi tên này như bất kì tên tệp hay tên biểu tượng nào khác. 3. Tìm kiếm tệp/thư mục  Kích hoạt biểu tượngMy Computer;  Nháy chuột vào nút Search trên thanh công cụ để mở hộp thoại tìm kiếm:   + Chọn All files and folders: tìm tất cả các tệp và th mục    + Chọn Pictures, music, or video: để  tìm đối tượng là hình  ảnh, tệp nhạc hoặc  video   + Chọn Documents (word processing, spreadsheet, ect.): để tìm đối tượng là một  tài liệu (văn bản, bảng tính,...)  Nhập đầy đủ  hoặc một phần tên tệp/thư mục cần tìm vào ô All or part of the file   name. Tên tệp có thể sử dụng các kí tự đại diện như * và ?;  Chọn nút Search để tìm, kết quả sẽ hiện ở ô bên phải của cửa sổ. Chú ý: ­ Mục Look in trong hộp thoại tìm kiếm chỉ ra phạm vi tìm kiếm tệp/thư mục             ­ Kí tự ? trong tên tệp/thư mục được hiểu là một kí tự bất kì             ­ Kí tự * trong tên tệp/thư mục được hiểu là một hoặc nhiều kí tự bất kì Câu 12.Sự giống và khác nhau khi khởi động lại bằng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del và nhấn   nút Reset. ­ Giống nhau: Cả hai cách cùng dùng để khởi động lại máy tính ­ Khác nhau: 12
  13.  + Ctrl + Alt + Del: Khởi động nóng, nhanh trong Dos và dùng được khi máy không bị  treo. + Nút Reset: Có thể dùng trong bất cứ trường hợp nào, kể cả máy bị treo. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2