intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 316

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn có thể tham khảo Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 316 sau đây, nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 316

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ NGHỆ AN LỚP 12 – ĐỢT 1, NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:.................................................................... Mã đề thi 316 Số báo danh: ............................................................................ Câu 41: Địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự phân bậc khác nhau chủ yếu do A. tác động nhân tố ngoại lực trên nền địa hình đã được hình thành trong Cổ kiến tạo. B. sự sắp xếp các dạng địa hình từ tây sang đông và Tân kiến tạo vẫn còn hoạt động. C. trải qua nhiều chu kì vận động khác nhau trong Cổ kiến tạo và tác động ngoại lực. D. trải qua nhiều chu kì vận động khác nhau trong Tân kiến tạo và tác động ngoại lực. Câu 42: Hậu quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là A. bồi tụ nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. B. tạo nên các cao nguyên lớn, thung lũng sông. C. địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi. D. hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta. Câu 43: So với Đồng bằng sông Cửu Long thì địa hình Đồng bằng sông Hồng A. thấp hơn và bằng phẳng hơn. B. cao hơn và ít bằng phẳng hơn. C. cao hơn và bằng phẳng hơn. D. thấp hơn và bị chia cắt mạnh. Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng với ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta ? A. Nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. B. Thu hút vốn đầu tư của các nước trong khu vực và thế giới. C. Thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. D. Tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. Câu 45: Cho bảng số liệu: LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LƯU VỰC SÔNG GIANH (Trạm Đồng Tâm) (Đơn vị: m3/s) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lưu lượng nước 27,7 19,3 17,5 10,7 28,7 36,7 40,6 58,4 185,0 178,0 94,1 43,7 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm)? A. Tháng cực tiểu vào tháng III. B. Những tháng cao II, V và IX. C. Những tháng thấp VIII, X và XI. D. Tháng cực đại vào tháng IX. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Sơn La. B. Pleiku. C. Mộc Châu. D. Sín Chải. Câu 47: Loại rừng nào sau đây không nằm trong hệ thống rừng đặc dụng? A. Rừng trồng. B. Khu bảo tồn thiên nhiên. C. Vườn quốc gia. D. Khu dự trữ sinh quyển Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc lưu vực sông Cả? A. Sông Hiếu. B. Sông Chu. C. Sông Đà. D. Sông Mã. Câu 49: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do A. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi. B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển. C. độ cao của địa hình và hướng các dãy núi. D. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật. Trang 1/4 - Mã đề thi 316
  2. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Trị An nằm trong lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Cả. C. Sông Ba. D. Sông Đồng Nai. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc? A. Cao Bằng. B. Bắc Giang. C. Thái Nguyên. D. Bắc Kạn. Câu 52: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đến muộn chủ yếu là do A. hướng núi, hướng nghiêng tây bắc - đông nam. B. gió mùa đông hoạt động yếu kết hợp hướng nghiêng. C. vị trí, hướng của các dãy núi và địa hình núi cao. D. địa hình cao nhất nước ta và bức chắn các dãy núi. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết đèo nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Ngang. B. Mụ Giạ. C. Keo Nưa. D. An Khê. Câu 54: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta? A. Có địa hình thấp, hiện tượng thủy triều xâm nhập sâu. B. Nhiều vùng biển nông và thềm lục địa mở rộng. C. Độ cao lớn, đất bạc màu và ô trũng ngập nước. D. Là cồn cát, đầm phá, vùng trũng thấp, đồng bằng. Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có lượng mưa cao nhất ở trạm khí tượng Thanh Hóa? A. Tháng V. B. Tháng XII. C. Tháng VII. D. Tháng IX. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta tiếp giáp với Campuchia? A. Đồng Nai. B. Bình Phước. C. Lâm Đồng. D. Bình Thuận. Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Tam Đảo. B. Pu Huổi Long. C. Pu Trà. D. Pu Si Lung. Câu 58: Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là A. đến muộn và kết thúc muộn. B. đến sớm và kết thúc sớm. C. đến muộn và kết thúc sớm. D. đến sớm và kết thúc muộn. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Cà Mau thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Pu Tha Ca. B. Kiều Liêu Ti. C. Phu Pha Phong. D. Tây Côn Lĩnh. Câu 61: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HUẾ. (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng mưa 161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm chế độ mưa của Huế? A. Mùa mưa từ tháng VIII đến tháng XII. B. Tháng mưa cực đại vào tháng X. C. Tháng mưa cực tiểu vào tháng II. D. Mùa khô từ tháng I đến tháng VII. Trang 2/4 - Mã đề thi 316
  3. Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Nam? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc Bộ. C. Tây Bắc Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 63: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp biển? A. Ninh Thuận. B. Gia Lai. C. Đắk Nông. D. Đắk Lắc. Câu 64: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C). Địa điểm Tháng cao nhất Tháng thấp nhất Lạng Sơn 27,0 13,7 Đà Nẵng 29,1 21,3 Hà Giang 27,3 15,5 Thành phố Hồ Chí Minh 28,9 25,7 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh biên độ nhiệt độ năm của các địa điểm trên? A. Lạng Sơn thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Giang thấp hơn Đà Nẵng. C. Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Giang. D. Lạng Sơn cao hơn Đà Nẵng. Câu 65: Cho bảng số liệu: NHỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm chế độ nhiệt của Thành phố Hồ Chí Minh? A. Nền nhiệt thấp nhiều tháng lạnh. B. Biên độ nhiệt năm cao hơn 90C. C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng IV. D. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng I. Câu 66: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các A. đảo ven bờ. B. đảo xa bờ. C. quần đảo. D. hải đảo. Câu 67: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông mang lại một lượng khoáng sản. B. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. C. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. D. Giảm độ lục địa của các vùng đất phía tây. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết cửa Hội thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Cả. B. Sông Hồng. C. Sông Mã. D. Sông Thái Bình. Câu 69: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Pu Đen Đinh. B. Con Voi. C. Phu Luông. D. Pu Sam Sao. Câu 70: Mưa phùn vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thường diễn ra vào A. nửa sau mùa đông. B. nửa sau mùa hạ. C. nửa đầu mùa đông. D. nửa đầu mùa hạ. Câu 71: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Phát triển các ngành kinh tế biển. C. Phòng chống các thiên tai xảy ra. D. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước. Câu 72: Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối hạ? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. Tín phong bán cầu Nam. D. Gió phơn Tây Nam. Trang 3/4 - Mã đề thi 316
  4. Câu 73: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2019 Khu vực Nông, lâm và thủy sản 24,5 21,0 20,6 15,5 Công nghiệp và xây dựng 36,7 41,5 41,6 38,3 Dịch vụ 38,8 37,5 37,8 46,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2019 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. . D. Tròn Câu 74: Miền Bắc từ độ cao 600-700 nhưng miền Nam từ độ cao 900-1000 m đến 2600m mới có đai khí hậu cận nhiệt đới vì A. nhiệt độ trung bình miền Nam thấp hơn. B. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam. C. nhiệt độ trung bình miền Nam cao hơn. D. miền Bắc có lượng mưa cao hơn miền Nam Câu 75: Vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là hệ sinh thái A. rừng trên đất cát pha. B. rừng ngập mặn. C. rừng trên các đảo. D. trên đất phèn. Câu 76: Ý nào sau đây không phải là kết quả tác động của khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta? A. Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Tây Bắc có thời tiết khô nóng ở phía nam. C. Mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đến sớm hơn. D. Gây hiện tượng phơn cho vùng Bắc Trung Bộ. Câu 77: Đặc điểm nào sau đây của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ít gây khó khăn cho công nghiệp khai thác? A. Tính thất thường của khí hậu. B. Số giờ nắng trong năm cao. C. Nhiều thiên tai bão, lũ lụt. D. Sự phân mùa của khí hậu. Câu 78: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là A. săn bắt động vật. B. chiến tranh tàn phá. C. phát triển nông nghiệp. D. biến đổi khí hậu. Câu 79: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? A. Lượng mưa lớn và nguồn nước bên ngoài lãnh thổ. B. Lượng mưa lớn và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. C. Diện tích rừng tăng lên và tổng lượng mưa rất lớn. D. Nhiều nơi mất lớp phủ thực vật và lượng mưa lớn. Câu 80: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2018 (Đơn vi: Nghìn tấn) Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 2005 3466,8 1987,9 1478,9 2010 5142,7 2414,4 2728,3 2015 6582,1 3049,9 3532,2 2018 7768,5 3606,7 4161,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy nước ta năm 2010 và 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Cột. ----------- HẾT ----------- Trang 4/4 - Mã đề thi 316
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1