SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK<br />
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG<br />
TỔ HÓA<br />
<br />
KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN I<br />
NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN HÓA HỌC – Khối lớp 12<br />
Thời gian làm bài : 45 phút<br />
(không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
(Đề thi có 03 trang)<br />
<br />
Họ và tên học sinh :....................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 170<br />
Cho khối lượng mol: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Ag = 108, Ca = 40<br />
Thí sinh không sử dụng bảng tuần hoàn<br />
Câu 1. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài là este nào sau đây?<br />
A. C6H5CH2COOCH3.<br />
<br />
B. CH3COOCH2C6 H5.<br />
<br />
C. CH3COOC6 H5.<br />
<br />
D. C6H5COOCH3.<br />
0<br />
<br />
Câu 2. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t là<br />
A. propin, ancol etylic, glucozơ.<br />
C. propin, propen, propan.<br />
<br />
B. glucozơ, propin, anđehit axetic.<br />
D. glixerol, glucozơ, anđehit axetic.<br />
<br />
Câu 3. Số hợp chất dạng RCOOR’ có CTPT C4H8O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là<br />
A. 2.<br />
<br />
B. 1.<br />
<br />
C. 3.<br />
<br />
D. 4.<br />
<br />
Câu 4. Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3<br />
dung dịch, người ta dùng thuốc thử<br />
A. Dung dịch axit.<br />
C. Dung dịch iot.<br />
<br />
B. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc.<br />
D. Phản ứng với Na.<br />
<br />
Câu 5. Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25mol NaOH. Khi phản ứng xà<br />
phòng hóa đã xong phải dùng 0,18mol HCl để trung hòa NaOH dư. Khối lượng NaOH phản ứng khi xà<br />
phòng hóa 1 tấn chất béo trên là<br />
A. 14kg.<br />
<br />
B. 140g.<br />
<br />
C. 140kg.<br />
<br />
D. 1400g.<br />
<br />
Câu 6. Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là<br />
A. C17H35COONa và glixerol.<br />
C. C15H31COOH và glixerol.<br />
<br />
B. C15H31COONa và etanol.<br />
D. C17H35COOH và glixerol.<br />
<br />
Câu 7. Cho các phát biểu sau:<br />
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ<br />
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau<br />
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3<br />
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh<br />
lam<br />
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở<br />
(f) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β)<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 2.<br />
<br />
B. 4.<br />
<br />
C. 5.<br />
<br />
D. 3.<br />
<br />
Câu 8. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ<br />
phản ứng với<br />
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.<br />
C. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.<br />
<br />
B. kim loại Na.<br />
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.<br />
<br />
1/3 - Mã đề 170<br />
<br />
Câu 9. Cho 3 gam axit axetic phản ứng với 2,5 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, t0) thì thu được 3,3 gam<br />
este. Hiệu suất phản ứng este hoá là<br />
A. 70,2%.<br />
<br />
B. 75%.<br />
<br />
C. 80%.<br />
<br />
D. 77,27%.<br />
<br />
Câu 10. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15 H31COOH, số loại trieste<br />
được tạo ra tối đa là<br />
A. 4.<br />
<br />
B. 6.<br />
<br />
C. 3.<br />
<br />
D. 5.<br />
<br />
Câu 11. Câu khẳng định nào sau đây đúng ?<br />
A. Glucozo và fructozo đều là hợp chất đa chức.<br />
B. Tinh bột và xenluloz đều dễ kéo thành sợi nên tinh bột và xenlulozo dùng làm tơ.<br />
C. Saccarozo và glucozo là đồng phân của nhau.<br />
D. Tinh bột và xenlulozo đều có thành phần phân tử là (C6H10O5)n.<br />
Câu 12. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C4H8O2 → X → Y → Z → C2H6<br />
CTCT của các chất X, Y, Z lần lượt là<br />
A. C4H8OH, C2H5COOH, C3 H7COONa.<br />
C. C2H5OH, CH3CH3Cl, CH3COOH.<br />
<br />
B. C3H7OH, C2H5COOH, C2H5COONa.<br />
D. C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa.<br />
<br />
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?<br />
A. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.<br />
B. Chất béo ít tan trong nước.<br />
C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.<br />
D. Chất béo là trieste của glixerol và axit cacboxylic mạch dài, không phân nhánh.<br />
Câu 14. Chất lỏng hòa tan được xenlulozo là<br />
A. ete.<br />
<br />
B. nước svayde.<br />
<br />
C. etanol.<br />
<br />
D. benzen.<br />
<br />
Câu 15. Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi<br />
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là<br />
A. 16,2.<br />
<br />
B. 21,6.<br />
<br />
C. 32,4.<br />
<br />
D. 10,8.<br />
<br />
Câu 16. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có CTCT<br />
A. HCOOC3 H7<br />
<br />
B. C3H7COOCH3<br />
<br />
C. C2H5COOCH3<br />
<br />
D. CH3COOC3 H7<br />
<br />
Câu 17. Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit?<br />
A. saccarozo.<br />
<br />
B. glucozo<br />
<br />
C. xenlulozo.<br />
<br />
D. tinh bột.<br />
<br />
Câu 18. Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần:Glucozơ,Fructozơ, Saccarozơ<br />
A. Fructozơ < glucozơ < Saccarozơ.<br />
C. Saccarozơ