SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK<br />
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG<br />
TỔ HÓA<br />
<br />
KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN I<br />
NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN HÓA HỌC – Khối lớp 12<br />
Thời gian làm bài : 45 phút<br />
(không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
(Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
Họ và tên học sinh :....................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 173<br />
Cho khối lượng mol: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Ag = 108, Ca = 40<br />
Thí sinh không sử dụng bảng tuần hoàn<br />
Câu 1. Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản<br />
ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là<br />
A. 10,8.<br />
<br />
B. 32,4.<br />
<br />
C. 16,2.<br />
<br />
D. 21,6.<br />
<br />
Câu 2. Cho 3 gam axit axetic phản ứng với 2,5 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, t0) thì thu được 3,3 gam<br />
este. Hiệu suất phản ứng este hoá là<br />
A. 77,27%.<br />
<br />
B. 70,2%.<br />
<br />
C. 75%.<br />
<br />
D. 80%.<br />
<br />
Câu 3. Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25mol NaOH. Khi phản ứng xà<br />
phòng hóa đã xong phải dùng 0,18mol HCl để trung hòa NaOH dư. Khối lượng NaOH phản ứng khi xà phòng<br />
hóa 1 tấn chất béo trên là<br />
A. 140kg.<br />
<br />
B. 1400g.<br />
<br />
C. 14kg.<br />
<br />
D. 140g.<br />
<br />
Câu 4. Để biến một số dầu thành mỡ (rắn) hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình<br />
A. xà phòng hóa.<br />
C. làm lạnh.<br />
<br />
B. cô cạn ở nhiệt độ cao.<br />
D. hidro hóa ((có xúc tác Ni).<br />
<br />
Câu 5. Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của<br />
cả quá trình là 72 % và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)<br />
A. 6,0 kg.<br />
<br />
B. 4,5 kg.<br />
<br />
C. 5,0 kg.<br />
<br />
D. 5,4 kg.<br />
<br />
Câu 6. Este được thành từ axit no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức là<br />
A. CnH2n + 1COOCmH2m + 1<br />
C. CnH2n-1COOCmH2m – 1<br />
<br />
B. CnH2n + 1COOCmH2m – 1<br />
D. CnH2n - 1COOCmH2m + 1<br />
<br />
Câu 7. Cho các phát biểu sau:<br />
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ<br />
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau<br />
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3<br />
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh<br />
lam<br />
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở<br />
(f) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β)<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 2.<br />
<br />
B. 4.<br />
<br />
C. 5.<br />
<br />
D. 3.<br />
<br />
Câu 8. Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần:Glucozơ,Fructozơ, Saccarozơ<br />
A. Saccarozơ