intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề KSCL môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA Trường THPT Ngô Gia Tự NĂM HỌC 2017­2018             MÔN ĐỊA LÍ 12: Thời gian làm bài: 90 phút  Họ và tên thí sinh :…………………………………………Số báo danh…………………… I.Trắc nghiệm ( 3,0 điểm) Câu 1:  Nguyên nhân nào sau đây hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều  ở  nước ta? A. Độ cao địa hình. B. Hoàn lưu gió. C. Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió. D. Hướng núi. Câu 2: Hệ tọa độ địa lí của phần trên đất liền nước ta là A. 23023’B ­ 8034’B và 102009’Đ ­ 109020’Đ.           B. 23023’B ­ 8034’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. C. 23020’B ­ 8030’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ.        D. 23023’B ­ 8030’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. Câu 3: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4­5, hãy cho biết tỉnh (thành phố)  nào của Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với cả Trung Quốc và Lào?    A. Điện Biên. B. Hòa Bình.   C. Lai Châu. D. Sơn La. Câu 4: Dựa vào bảng số liệu: Lượng mưa của một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa ( mm) Hà Nội 1676 Huế 2868 Thành phố Hồ Chí Minh 1931 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Huế có lượng mưa lớn nhất, Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn thứ  hai , Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất. B. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất. C. Hà Nội có lượng mưa lớn nhất. D. Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội. Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối  mùa đông ở miền Bắc nước ta? A. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. B. Khối khí lạnh di chuyển qua biển. C. Gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến  nước ta. D. Gió mùa mùa đông bị suy yếu. Câu 6: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí A. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. B. nằm ở bán cầu Nam. C. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. D. nằm ở bán cầu Đông. Câu 7: Dải đồng bằng ven biển miền Trung không có đặc điểm nào sau đây?
  2. A. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.           B. Diện tích khoảng 40 nghìn km2. C. Được hình thành chủ yếu bởi phù sa biển.  D. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt. Câu 8: Khoáng sản nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta? A. Dầu mỏ. B. Vàng. C. Titan.                       D. Sa khoáng. Câu 9: Vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ ở nước ta là nơi có nghề làm muối rất   phát triển vì A. có bờ biển khúc khuỷu. B. có thềm lục địa thoải và kéo dài. C. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. D. không có bão ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Câu 10:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân  Phong thuộc tỉnh (thành phố) nào? A. Vũng Tàu. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng.                 D.  Khánh Hòa. Câu 11: Hướng nào sau đây được xem là hướng nghiêng của địa hình vùng núi Tây   Bắc nước ta? A. Tây bắc – đông nam. B. Bắc – nam. C. Tây – đông.               D. Vòng cung Câu 12: Đường biên giới trên đất liền của nước ta có chiều dài là A. hơn 1400 km. B. gần 2100 km. C. hơn 4600 km.         D. hơn 1100 km. II.Tự luận ( 7,0 điểm) Câu 13. (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam. Câu 14. (2,0 điểm)  So sánh khác nhau đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam ? Câu 15. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Huế Trung  II VII Tháng I II IV V VI VII IX X XI XII bình  I I năm Nhiệt  độ 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 25,1 o ( C) Lượng  161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4 2868,0 mưa
  3. (mm) a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của Huế. b) Qua bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét.­­­­­­­­­­­­ ……………….Hết……………… Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam   phát hành. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đáp án I.Trắc nghiệm ( 3,0 điểm) Câu  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp  C B A C B A B A C D A C án II. Tự luận ( 7,0 điểm) Câu Nội Dung Đi ểm 13 ( 2,0   ­Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta   0,5 điểm) mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. ­Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề  0,5 với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di   cư  của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng   sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. ­Vị trí và hình thể  nước ta đã tạo nên sự  phân hóa đa dạng của tự  0,5 nhiên thành các vùng tự  nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền  Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.  ­Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán  0,5 thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích  cực và chủ động 14 ( 2,0  Đặc điểm Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam 2.0 điểm) Giới hạn Từ phía nam sông Cả đến  Từ   phía   nam   dãy   Bạch   Mã  dãy Bạch Mã trở vào đến vĩ tuyến 110 B Hướng  Tây bắc ­đông nam Vòng cung núi Cấu trúc Gồm   các   dãy   núi   song  Gồm   các   khối   núi   và   cao  song và so le nhau. nguyên
  4. Hình thái ­Thấp và hẹp ngang, cao  Địa hình với những đỉnh núi  hai đầu, thấp ở giữa trên 2000m nghiêng dần về  ­ Phía bắc là vùng núi Tây  phía   đông,   sườn   dốc   dựng  Nghệ   An,   phía   Nam   là  đứng,   chênh   vênh   bên   dải  vùng núi Tây Thừa Thiên  đồng   bằng     hẹp   ven   biển,  Huế,  ở giữa thấp trũng là  phía tây là các cao nguyên ba  vùng   đá   vôi   Quảng   Bình  dan   bằng   phẳng   xen   đồi… và   vùng   đồi   núi   thấp  tạo   nên   sự   bất   đối   xứng  Quảng Trị giữa 2 sườn Đông­Tây. 15  Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa  2,0  ( 3,0điể của Huế. m) Biểu đồ  thích hợp nhất là biểu đồ  kết hợp: cột thể  hiện lượng   mưa, đường thể hiện nhiệt độ.  (Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm). Yêu cầu: vẽ bút mực; chính xác số  liệu, trình bày rõ ràng và sạch  đẹp;  ghi đủ  các nội dung: số  liệu, ki hi ́ ệu, chú  giải,  tên biểu đồ,  đơn vị, tháng.  (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). Qua bảng số liệu và biểu đồ rút ra nhận xét. * Nhận xét: 1.0  ­ Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm cao: 25,1oC. + Nhiệt độ  cao nhất là tháng VII với 29,4oC, thấp nhất là tháng I  với 19,7oC. + Biên độ nhiệt năm khá lớn: 9,7oC. ­ Lượng mưa: + Lượng mưa trung bình năm cao: 2.868mm. +   Lượng   mưa   có   sự   phân   hóa:   mùa   mưa   vào  thu   ­   đông   (dẫn  chứng); mưa nhiều nhất vào tháng X với: 795,6mm. Các tháng còn  lại mưa ít, ít nhất là tháng III với: 47,1mm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2