Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị "
lượt xem 226
download
Từ khi xã hội nguyên thủy của loài người biết phân công và hiệp tác lao động với nhau để săn bắt thú rừng và làm nương rẫy..., thì lúc đó đã bắt đầu xuất hiện những hoạt động phôi thai đầu tiên của quản trị. Có thể nói rằng, hoạt động quản trị là một nghệ thuật có từ lâu đời nhưng quản trị học lại là một trong những ngành khoa học mới mẻ nhất của nhân loại. Mãi đến những năm cuối thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20, các tư tưởng quản trị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " Các vấn đề chung của quản trị "
- LUẬN VĂN " Các vấn đề chung của quản trị "
- Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 1 . CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ Từ khi xã hội nguyên thủy của loài người biết phân công và hiệp tác lao động với nhau để săn bắt thú rừng và làm nương rẫy..., thì lúc đó đã bắt đầu xuất hiện những hoạt động phôi thai đầu tiên của quản trị. Có thể nói rằng, hoạt động quản trị là một nghệ thuật có từ lâu đời nhưng quản trị học lại là một trong những ngành khoa học mới mẻ nhất của nhân loại. Mãi đến những năm cuối thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20, các tư tưởng quản trị mới được nghiên cứu sắp xếp thành hệ thống có cơ sở khoa học.. Một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho khoa học quản trị là FREDERICK W. TAYLOR vào năm 1911 với cuốn sách nổi tiếng là “ Những nguyên tắc quản trị khoa học “. Điều này nói lên tính đa dạng, phong phú và phức tạp của khoa học quản trị. Quản trị là một yêu cầu tất yếu khách quan. Các hoạt động tập thể (lao động , sản xuất kinh doanh ....) đều đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, sự điều khiển, sự hướng dẫn cụ thể đối với từng cá nhân để hoàn thành công việc chung. Hoạt động quản trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của hiệp tác và phân công lao động . Sản xuất xã hội và nhân loại không thể tồn tại và phát triển, nếu không có quản trị. Quản trị ngày nay đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội : từ gia đình, đoàn thể, đội bóng, đoàn kịch, nhà thờ đến các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp ...v.v..tất cả đều cần đến quản trị . Nội dung và mức độ phức tạp của hoạt động quản trị phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của sản xuất . Trong những qui mô nhỏ của nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thì hoạt động quản trị tương đối đơn giản. Trong trường hợp này người chủ thợ điều khiển những công nhân sản
- xuất, trực tiếp chỉ dẫn họ và kiểm tra kết quả thực hiện. Nhiều khi người chủ vừa phải lãnh đạo đám thợ, vừa phải tham gia trực tiếp vào làm những công việc cụ thể. Qui mô sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật của sản xuất càng cao, thì hoạt động quản trị càng trở nên phức tạp. Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 2 . Sản xuất hiện đại đòi hỏi một sự điều khiển khéo léo, một sự phối hợp nhip nhàng giữa các phần việc của tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Chính nhờ hoạt động quản trị (tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý, sự phối hợp tuyệt vời của các phân xưởng, các bộ phận sản xuất trong xí nghiệp...) mà chỉ trong vài phút một chiếc ô tô có thể được xuất xưởng, trong khi tổng thời gian để chế tạo một chiếc ô tô là hàng nghìn giờ. Qua đây cũng đã minh chứng rõ ràng là hoạt động quản trị cần thiết như thế nào trong tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại. Tầm quan trọng của quản trị được thể hiện rất rõ trong sự phát triển kinh tế. Một xí nghiệp quản trị tốt, sản xuất sẽ phát triển , kinh doanh có hiệu quả. Một Quốc gia quản trị giỏi, nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, hàng hóa nhiều, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ luôn luôn được cải thiện và nâng cao. Ngược lại, một xí nghiệp quản trị kém sẽ làm ăn thua lỗ. Một Quốc gia quản trị kém sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, không khai thác được những tiềm năng to lớn của đất nước, để tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân... Nhật Bản là một nước đất hẹp, người đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, có những điều kiện về dân số, hoàn cảnh tự nhiên và một số đặc điểm xã hội gần gũi với nước ta. Thế mà, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, từ trong đổ nát, bằng khả năng quản trị giỏi của mình, đã đưa đất nước tiến lên với những bước phát triển thần kỳ. Tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản rất cao. Năm 1950 giá trị tổng sản phẩm quốc dân của Nhật chỉ đạt 20 tỷ đôla, bằng khoảng 60% của CHLB Đức
- (33,7 tỷ đôla), bằng 1/2 của Pháp (39 tỷ đôla), bằng 1/3 của Anh (54,5 tỷ đô la), và bằng 1/17 của Mỹ. Thế nhưng chỉ 16 năm sau tức là đến năm 1966 Nhật đã vượt Pháp, năm 1967 vượt Anh, 1968 vượt CHLB Đức và đứng thứ 2 sau Mỹ. Nam Triều Tiên từ một nước đặc trưng là nông nghiệp lạc hậu, do biết cách quản lý, do có chiến lược kinh tế đúng đắn đã trở thành một mước công nghiệp hóa trong vòng 24 năm. Tổng sản phẩm quốc dân của Nam Triều Tiên năm 1962 là 2,3 tỷ đô la, năm 1985 tăng lên 83,1 tỷ đôla. Thu nhập tính theo đầu người cũng tăng mạnh, từ 87 đôla/người (năm 1962) tăng lên 2.032 đôla/người (năm 1985). Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 3 . II. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ Quản trị là một khái niệm rất đa dạng và phức tạp. Xung quanh khái niệm về quản trị có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tùy theo từng tác giả muốn nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác của quản trị mà đưa ra các định nghĩa khác nhau. Sau đây chúng ta xin đơn cử một vài định nghĩa đặc trưng : 1. ĐỊNH NGHĨA 1. Quản trị là lãnh đạo hệ thống trên cơ sở hoạch định, tổ chức, phối hợp điều khiển và kiểm tra công việc nhằm đạt các mục tiêu đã đặt ra. Định nghĩa này nhấn mạnh tới các chức năng của quản trị . Đó là : — Chức năng hoạch định. — Chức năng tổ chức. — Chức năng phối hợp, điểu khiển, chỉ huy.
- — Chức năng giám sát kiểm tra. 2. ĐỊNH NGHĨA 2 : Quản trị là ra quyết định và thực hiện quyết định. Định nghĩa này nhấn mạnh tính chất quan trọng đặc biệt của các quyết định trong quản trị . Kinh doanh lời hay lỗ là tùy thuộc vào các quyết định của nhà quản trị. Quyết định đúng sẽ đưa công ty , xí nghiệp kinh doanh đến thắng lợi. Quyết định sai sẽ dẫn sự kinh doanh của xí nghiệp đến thất bại, phá sản, cho dù các thành viên khác trong xí nghiệp đã cố gắng nỗ lực hết mình. 3. ĐỊNH NGHĨA 3. Quản trị là sự đạt mục tiêu thông qua và cùng với người khác. Định nghĩa này là của trường phái quản trị theo mục tiêu, muốn nhấn mạnh đến các mục tiêu trong quản trị và phương thức để đạt mục tiêu là thông qua và cùng với người khác. Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 4 . 4. ĐỊNH NGHĨA 4 Quản trị là sự tác độngcó hướng đích của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị , nhằm đạt được những kết quả cụ thể với mục tiêu đã định trước. Định nghĩa này nhấn mạnh đến quá trình quản trị diễn ra như là sự tác động qua lại giữa hai hệ thống quản trị và bị quản trị, để đạt được những kết quả mong muốn. 5. ĐỊNH NGHĨA 5.
- Quản trị là một nghệ thuật : Nghệ thuật khai thác các tiềm năng của sản xuất kinh doanh. Trường phái này nhấn mạnh đến tính chất nghệ thuật trong quản lý. Họ cho rằng quản trị trong thực tế thành công hay không là do nghệ thuật vận dụng các học thuyết quản trị vào từng tình huống cụ thể quyết định . Ngoài các định nghĩa nêu trên, còn rất nhiều định nghĩa khác nhau nữa về quản trị. Trên cơ sở các định nghĩa trên chúng ta tổng hợp lại và nêu ra khái niệm tổng quát về quản trị sau đây : 6. KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT Quản trị là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện, khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, nhằm thành đạt những mục tiêu chung. Cụm từ “ những hoạt động cần thiết phải được thực hiện “ đại diện cho các ý về các khía cạnh khác nhau của những định nghĩa trên. Những hoạt động cần thiết phải được thực hiện được hiểu như là : Ra quyết định và thực hiện quyết định . Thực hiện các chức năng của quản trị : hoạch định, tổ chức, phối hợp điểu khiển, kiểm tra. Những hoạt động tác động qua lại giữa hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý. Nghệ thuật vận dụng các học thuyết quản trị vào từng tình huống cụ thể trong thực tế. ... v.v..
- Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 5 . Để hiểu kỹ hơn về quản trị cần nghiên cứu thêm qua nhiều khía cạnh khác nhau về đặc trưng của hoạt động quản trị III. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ Qua các định nghĩa và khái niệm tổng quát chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của hoạt động quản trị sau đây : 1. Hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi có nhiều người kết hợp với nhau thành một tập thể hay một tổ chức, để đạt mục tiêu chung. Tức là có sự phối hợp các nỗ lực của nhiều thành viên để hoàn thành một công việc chung. 2. Quản trị diễn ra như là một quá trình tác động qua lại giữa hệ thống quản trị và hệ thống bị quản trị thông qua việc trao đổi thông tin theo sơ đồ sau đây : Hệ thống quản trị là chủ thể quản trị, là tập hợp các cá nhân nhà quản trị , các bộ phận quản trị thực hiện sự tác động có hướng đích đến hệ thống bị quản trị. Hê thống bị quản trị là đối tượng quản trị mà chủ thể quản trị tác động vào, nhằm tăng thêm cho nó những hình thức phát triển mới hướng theo những mục tiêu đã định trước. Sự khác nhau giữa hệ thống quản trị và hệ thống bị quản trị chỉ mang tính chất tương đối. Thường thường, cùng một bộ phận, cơ quan, đồng thời có thể hoạt động với tư cách là hệ thống quản trị và bị quản trị .
- Hai hệ thống này tác động qua lại với nhau bằng các kênh thông tin. Kênh thông tin xuôi là kênh thông tin từ nhà quản trị tác động tới đối tượng quản trị. Nó được thể hiện dưới dạng như là các quyết định , các mệnh lệnh chỉ huy, điều hành ... v.v. Kênh thông tin ngược là kênh thông tin phản hồi từ đối tượng quản trị đến chủ thể quản trị . Đó là những Hệ thống quản trị Thông tin chỉ huy Thông tin thực hiện Hệ thống bị quản trị Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 6 . thông tin thực hiện như là kết quả sản xuất kinh doanh , các báo cáo tình hình, hiện trạng của đối tượng quản trị . 3. Hoạt động quản trị đều có khả năng thích nghi cao. Tức là khả năng linh hoạt thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, phù hợp với tình huống mới. 4. Quản trị là một khoa học và là một nghệ thuật.
- Quản trị là một khoa học thể hiện ở chỗ : quản trị vận dụng và phối hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học cụ thể để xây dựng các học thuyết quản trị cho mình như : Lý luận triết học Kinh tế học, kinh tế tổ chức sản xuất , tổ chức lao động khoa học , thống kê, hạch toán tài chính, phân tích hoạt động kinh tế ...v.v. Các khoa học kỹ thuật : kỹ thuật cơ khí, chế biến Nông Lâm nghiệp ...v.v. Khoa học tự nhiên : toán học, điều khiển học, tin học, vận trù học....v.v. Khoa học xã hội : xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, luật học....v.v. Quản trị là một nghệ thuật thể hiện ở chỗ : quản trị vận dụng linh hoạt, sáng tạo những học thuyết, nguyên tắc quản trị trong những tình huống, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhà quản trị khi giải quyết các nhiệm vụ đã xuất phát từ những đặc điểm, các tình huống cụ thể, có tính đến những đặc điểm cá nhân của người chấp hành. Trong quản trị thực tế sẽ không thể thành công, nếu chỉ áp dụng máy móc, rập khuôn theo một công thức cho sẵn. Có thể nói nghệ thuật quản trị là “ bí quyết “, “ cái mẹo “, “ cái biết làm thế nào “ (Know-how) của nhà quản trị để đạt mục tiêu với hiệu quả cao. Nghệ thuật quản trị là tài nghệ, năng lực tổ chức, kinh nghiệm ... của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo, sáng tạo và có hiệu quả cao nhất. Ví dụ như ::
- Nghệ thuật sử dụng con người (đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng , biết động viên, tập hợp và thu hút nhân viên). Nghệ thuật mua, bán nguyên vật liệu , hàng hóa . Nghệ thuật cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh . Nghệ thuật giao tiếp. Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 7 . Nghệ thuật ra quyết định (nhanh, đúng, kịp thời ... ) và thực hiện quyết định (sáng tạo, linh hoạt... ) Nghệ thuật giải quyết các khó khăn ách tắc trong sản xuất kinh doanh . ...v.v... Đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật quản trị là những “ mẹo “ gắn liền với những tình huống cụ thể với tất cả sự đa dạng, phong phú, khéo léo, uyển chuyển và sáng tạo. Hai mặt khoa học và nghệ thuật quản trị không đối chọi loại trừ nhau, mà chúng luôn gắn chặt, bổ sung cho nhau. Nghệ thuật phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền tảng. Nếu không có cơ sở khoa học làm nền tảng thì nhà quản trị ắt chỉ dựa vào may rủi, chủ quan, kinh nghiệm cá nhân mà thôi. Do đó chỉ có thể thành công ở tình huống này, mà sẽ không thành công ở tình huống khác.
- Ngược lại, nếu chỉ dựa vào khoa học mà không chú trọng tính nghệ thuật quản trị , thì cũng khó thành công. Bởi vì thực tiễn hoàn cảnh, tình huống muôn hình, muôn vẻ và luôn thay đổi, do đó đòi hỏi một nghệ thuật ứng dụng đa dạng, phong phú, khéo léo và sáng tạo. 5. Hoạt động quản trị luôn gắn liền với phạm trù hiệu quả và kết quả . Mục đích của quản trị là nhằm gia tăng hiệu quả . Quản trị cốt là để đạt kết quả tối đa về chất cũng như về lượng với chi phí tối thiểu. Nơi nào quan tâm đến hiệu quả thì ở đó cần đến hoạt động quản trị. Ở đây cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả và kết quả quản trị. Kết quả quản trị là thành quả đạt được ở đầu ra của quá trình quản trị . Tức là đạt được mục tiêu, hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra. Hiệu quả quản trị là tương quan so sánh giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của quá trình quản trị. Để gia tăng hiệu quả quản trị có nhiều giải pháp khác nhau : — Giữ nguyên giá trị đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra. Có nghĩa là với chi phí quản trị không đổi, làm thế nào để tăng sản lượng, tăng kết quả sản xuất kinh doanh (áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật , qui trình công nghệ sản xuất , các biện pháp về tổ chức và hợp lý hóa sản xuất , tăng năng suất lao động ...v.v.). Chương I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ trang 8 . — Giảm thiểu chi phì tài nguyên ở đầu vào, giữ nguyên sản lượng đầu ra. Tức là tiết kiệm hợp lý các chi phí quản lý, giảm thiểu các khoản chi bất hợp lý cho hoạt động quản trị .
- — Vừa giảm thiểu chi phí ở đầu vào, vừa gia tăng giá trị ở đầu ra. — Vừa tăng hợp lý chi phí ở đầu vào, vừa gia tăng giá trị ở đầu ra. Nhưng tốc độ tăng giá trị đầu ra lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào. Có nhiều cách so sánh giữa hiệu quả và kết quả : Cách thứ nhất : Hiệu quả gắn liền với phương pháp hoặc phương tiện (means) thực hiện, trong khi kết quả gắn liền với mục tiêu thực hiện , hoặc mục đích (ends) cần đạt được. Cách thứ hai : Hiệu quả là làm được việc (doing things right) trong khi kết quả là làm đúng việc (doing the right things). Cùng làm một công việc có kết quả như nhau, nhưng có thể hiệu quả khác nhau . Cách thứ ba : Hiệu quả được xem như tỷ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng lại tỷ lệ nghịch với phí tổn bỏ ra. Nói cách khác, càng ít tốn kém tài nguyên thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Hiệu quả = Cách thứ tư : Gọi P là năng suất , O là giá trị đầu ra (Output) và I là giá trị đầu vào (Input) thì : P= P càng lớn thì hiệu quả càng cao
- Kết quả Chi phí O I Chương II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ trang 9 . 88899 CHƯƠNG II MỘT SỐ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ I. MỞ ĐẦU Vào thế kỷ thứ 16, khi các hoạt động thương mại bắt đầu phát triển khá mạnh mẽ ở khu vực Địa Trung Hải thì những ý kiến và kỹ thuật quản trị áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh được quan tâm nghiên cứu. Sang thế kỷ 18 có nhiều phát minh mới trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là việc phát minh động cơ máy hơi nước. Với cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, nền sản xuất được mở rộng về phạm vi và qui mô hoạt động. Để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, các vấn đề quản trị càng cần phải được chú trọng nhiều hơn. Giữa thế kỷ 18, vai trò của quản trị được đặt thành vấn đề để tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, các tư tưởng quản trị chưa được sắp xếp thành hệ thống. Có thể nói rằng chỉ từ khi con người biết quan tâm đến hiệu quả trong hoạt động tập thể nhất là trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, thì quản trị học mới phát triển có hệ thống. Phải đến những năm cuối của thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20, thì các tư tưởng quản trị mới được nghiên cứu có cơ sở khoa học và sắp xếp thành hệ thống,
- hình thành những học thuyết quản trị. Lý thuyết gia đầu tiên của ngành quản trị học là FREDERICK WINSLOW TAYLOR (1856-1916) II. HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ THEO KHOA HỌC CỦA F.W.TAYLOR. Taylor là một kỹ sư cơ khí, xuất thân từ công nhân trải qua việc cừa học vừa làm tại các nhà máy Midvale Steel, Simonds Rolling Machine và Bethlehem Steel. Taylor đã có nhiều cơ hội để quan sát thực tế quản trị trong nhà máy. Dựa vào những năm tháng kinh nghiệm ở thực tế, ông đã cho xuất bản tác phẩm “ Những nguyên tắc quản trị theo khoa học”. Taylor cho rằng có 2 nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của công nhân thấp và vì năng suất lao động thấp nên hoạt động quản trị kém hiệu quả. Đó là : Chương II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ trang 10 . 8881010 — Công nhân không biết cách làm việc khoa học. Nghĩa là trong quá trình làm việc có những động tác thừa, chưa hợp lý trong di chuyển, vận động, tổ chức nơi làm việc chưa khoa học, làm việc tùy tiện không có kế hoạch ... — Công nhân làm việc thiếu nhiệt tình và hăng hái. ông đã quy trách nhiệm này thuộc vế các nhà quản trị. Nói một cách khác là nhà quản trị đã không biết quản trị một cách khoa học. Từ đó Taylor cho rằng cần phải thay đổi cách thức quản trị theo kiểu “ gặp đâu làm đó” , “làm sai thì sửa” bằng một cách thức quản trị mới gọi là “Quản trị một cách khoa học”. Xuất phát từ các nguyên nhân này, mà nội dung của học thuyết quản trị một cách khoa học bao gồm các điều cơ bản sau đây : Các nhà quản trị từ cấp cơ sở cho đến cấp cao nên dành nhiều thời gian và công sức để làm kế hoạch hoạt động, tổ chức cho công nhân làm việc và
- kiểm tra hoạt động của công nhân, thay vì tự mình cũng tham gia làm công việc cụ thể như công nhân. Các nhà quản trị nên đầu tư nghiên cứu để tìm ra những cách thức hoạt động, làm việc ít tốn thời gian, ít hao sức lao động nhất. Nghĩa là tìm ra các phương pháp làm việc khoa học phù hợp với các tình huống cụ thể trong thực tế. Cộng cụ sử dụng để nghiên cứu đó là phương pháp chụp ảnh, khảo sát ca làm việc, phương pháp bấm giờ theo thao tác, động tác làm việc của công nhân. Các cách thức làm việc khoa học này phải được hướng dẫn, chỉ dạy cho công nhân . Các nhà quản trị nên nghiên cứu sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế để công nhân hăng hái làm việc, tăng năng suất lao động như là chế độ thưởng, khoán công việc, khoán sản phẩm ... Học thuyết quản trị của Taylor được áp dụng rất rộng rãi trong các xí nghiệp, nhà máy ở các nước Châu Âu, Mỹ và đem lại nhiều thành quả. III. HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH VÀ TỔNG QUÁT : 1. Học thuyết quản trị của Henri Fayol (1841-1925) Chương II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ trang 11 . 8881111 Fayol quan niệm rằng năng suất lao động của con người làm việc chung trong tập thể, tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị . Việc sắp xếp , tổ chức này được Fayol gọi là việc quản trị tổng quát.Theo Fayol, các hoạt động quản trị tập trung vào 14 nguyên tắc quản trị sau : Phải đảm bảo phân công lao động
- Phải xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm trong hệ thống quản trị Phải duy trì kỷ luật trong Xí nghiệp Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp duy nhất Nguyên tắc tập trung trong lãnh đạo Lợi ích của cá nhân được bảo đảm dựa trên cơ sở lợi ích chung Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc (thù lao phải tương ứng với hao phí lao động đã bỏ ra) Nguyên tắc tập trung thẩm quyền : giữa tập trung và phân tán phải hợp lý. Tuân thủ nguyên tắc chuỗi xích hoặc trật tự thứ bậc (Scalar chain) trong hệ thống tổ chức (xích lãnh đạo): Sinh hoạt trong Xí nghiệp phải có trật tự Đối xử trong Xí nghiệp phải công bằng Nguyên tắc ổn định nhiệm vụ Nguyên tắc phát huy sáng kiến cá nhân Tinh thần đồng đội (Esprit de corps) Các nguyên tắc này cần phải được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo.
- 2. Học thuyết quản trị của MAX WEBER (1861-1920) Max Weber là nhà quản trị học người Đức. Cùng với suy nghĩ như Fayol, Max Weber đã đưa ra 4 nguyên tắc sau đây : - Mọi hoạt động của tổ chức đều căn cứ vào văn bản qui định trước. - Chỉ có những người có chức vụ mới được quyền quyết định Chương II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ trang 12 . 8881212 - Chỉ có những người có năng lực mới được giao chức vụ. - Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan. IV. HỌC THUYẾT QUAN HỆ CON NGƯỜI HAY TÂM LÝ QUẢN LÝ Thuyết này nhấn mạnh : Năng suất lao động không do yếu tố vật chất quyết định, mà do nhu cầu tâm lý xã hội chi phối. Lý thuyết này xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30 và được phát triển mạnh bởi các nhà tâm lý học trong thập niên 60, đặc biệt tại Nhật bản. Khác với lý thuyết quản trị theo khoa học là ở chỗ cho rằng yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động. 1. HỌC THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI Thuyết đưa ra 2 bản chất khác nhau của con người làm cơ sở cho sự động viên. Bản chất X: là người có bản tính ù lì, không thích làm việc, không muốn nhận trách nhiệm, chỉ làm việc khi bị người khác thúc dục, bắt buộc. Tóm lại là người có bản tính lười biếng.
- Bản chất Y: là người có bản tính năng động, hàm thích làm việc. biết tự kiểm soát để hoàn thành công việc, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm và có khả năng sáng tạo trong công việc. Tóm lại là người có bản chất siêng năng. Tùy theo người có bản chất X hay Y mà áp dụng các biện pháp động viên khác nhau : — Đối với người có bản chất X : là quản trị nên áp dụng các biện pháp giao công việc một cách cụ thể, thường xuyên đôn đốc và kiểm tra kết quả làm việc để có sự hướng dẫn điều chỉnh kịp thời, tăng cường áp dụng các biện pháp kích thích bằng vật chất. — Đối với người có bản chất Y : Nhà quản trị nên thảo luận, bàn bạc với họ về những mục tiêu cần đạt được của công việc. Sau đó dành nhiều quyền quyết định trong công việc, cho họ tự giải quyết một cách chủ động, sáng tạo công việc của mình. Tạo điều kiện để họ chứng tỏ năng lực hơn là kiểm tra, đôn đốc, tăng cường kích thích bằng tinh thần đối với họ. Chương II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ trang 13 . 8881313 2. HỌC THUYẾT NHU CẦU: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hành động của con người được bắt nguồn từ các nhu cầu. Nhu cầu sẽ quyết định hoạt động của con người . hệ thống nhu cầu của con người gồm 5 loại, được sắp xếp từ thấp lên cao theo thang cấp như sau : Các nhu cầu này được sắp xếp từ thấp đến cao, từ (1) đến (5). Hễ nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ nảy sinh nhu cầu mới cao hơn và cứ như vậy nhu cầu của con người phát triển không ngừng và là động lực để thúc đẩy họ hoạt
- động. Muốn động viên con người làm việc, nhà quản trị phải hiểu rõ nhu cầu đang cần thỏa mãn của con người và tạo điều kiện cho họ tự thỏa mãn nhu cầu đó. V. HỌC THUYẾT HỆ THỐNG phương pháp hệ thống, xem xét toàn bộ tổ chức như một chỉnh thể, nằm trong một bối cảnh rộng lớn hơn, bao gồm các tác động ngoại vi chi phối lên tổ chức này. Lý thuyết hệ thống cho rằng, hoạt động trong những chừng mực khác nhau của bất kỳ thành phần nào của tổ chức cũng đều tác động lên mọi thành phần khác tồn tại trong tổ chức này. Hệ thống mở trong sản xuất kinh doanh được thể hiện trong sơ đồ sau đây : Nhu cầu tự hoàn thiện bản thân Nhu cầu được kính trọng, tự trọng Nhu cầu văn hóa, xã hội (được chấp nhận, có bè bạn, cộng đồng, hưởng thụ các giá trị văn hóa, cái đẹp) Nhu cầu an toàn (yên ổn, không bị tai họa về bản thân, về tài sản ) Nhu cầu vật chất, sinh lý (ăn, nghỉ, duy trì phát triển nòi giống ...) 5
- 4 3 2 1 Chương II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ trang 14 . 8881414 ‰ Hợp lực phối sinh (Synergy): Hợp lực phối sinh là toàn bộ giá trị tổng thể lớn hơn tổng giá trị của các thành phần hợp thành. Mỗi thành phần sẽ tạo ra giá trị gấp bội khi nó tương tác với những thành phần còn lại trong hệ thống. VI. THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ Chủ trương của lý thuyết định lượng cho rằng, quản trị là làm quyết định. Do vậy quan điểm của lý thuyết này khác biệt với quan điểm của các nhóm lý thuyết trên là coi hiệu quả của quản trị tùy thuộc vào sự đúng đắn trong các quyết định của nhà quản trị. Từ đó các nhà lý thuyết định lượng về quản trị cho rằng các nhà quản trị phải cố gắng để có những quyết định đúng đắn. Muốn có được những quyết định đúng, nhà quản trị phải thu thập đầy đủ thông tin và phải xứ lý chính xác, nhanh chóng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " các vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam "
17 p | 1286 | 629
-
Tên đề tài: Những vấn đề chung về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương
27 p | 1139 | 356
-
Đề tài "NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ"
36 p | 439 | 167
-
Đề tài: "Những vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam"
33 p | 616 | 166
-
Đề tài: “Các vấn đề về hành chinh và cải cách hành chính ở Việt Nam”
19 p | 460 | 120
-
Luận văn:Ô nhiễm không khí tại TP.Hồ Chí Minh nguyên nhân và biện pháp giảm thiểu
0 p | 467 | 104
-
Đề tài " NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ "
15 p | 297 | 74
-
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
43 p | 285 | 64
-
Đề tài: Các vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam
17 p | 160 | 54
-
LUẬN VĂN: Phương pháp sử dụng tính chất hàm lồi
75 p | 183 | 47
-
ĐỀ TÀI " CÁC VẤN ĐỀ CỦA GÓI KÍCH CẦU THỨ NHẤT– BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CHO VIỆT NAM "
10 p | 179 | 39
-
Tên đề tài: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “NHIỆT”
26 p | 133 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
112 p | 35 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SCB Chi nhánh Đồng Tháp
112 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đẩy mạnh hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín chi nhánh Hà Nội
116 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện công tác triển khai thực hiện dự án xây lắp hệ thống điện nhẹ (EVL) tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Sao Việt
89 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số định lý tồn tại nghiệm trong quy hoạch toàn phương
42 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn