CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
lượt xem 64
download
Một xã hội phát triển là niềm mơ ước và mong muốn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển là sự nảy sinh và tồn tại các vấn đề kinh tế - xã hội như: phân phối thu nhập và nghèo đói, dân số và sự gia tăng dân số, việc làm và thất nghiệp... . Trước tình hình đó nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề "Phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng"....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN Nhóm thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Cao học KT B2 - K17 Nguyễn T.Thu Huyền (1977) Nguyễn Thị Lan Hương Trần Thị Mai Hương Đỗ Thị Mai Hường Nguyễn Văn Luận Ngô Văn Nam Nguyễn Thị Đông Mai HÀ NỘI - 2009
- CHUYÊN ĐỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Một xã hội phát triển là niềm mơ ước và mong muốn của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển là sự nảy sinh và t ồn t ại các vấn đề kinh tế - xã hội như: phân phối thu nhập và nghèo đói, dân s ố và sự gia tăng dân số, việc làm và thất nghiệp... . Trước tình hình đó nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề "Phân phối thu nh ập, nghèo đói và b ất bình đẳng". I. Mô hình về sự bất bình đẳng Sau chiÕn tranh TG lÇn thø 2, c¸c níc ®ang ph¸t triÓn ®Òu nhÊn m¹nh vai trß cña t¨ng trëng, coi ®ã nh lµ mét ®iÒu kiÖn thiÕt yÕu cho sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi. Nhng mét thùc tÕ cho thÊy, tõ nh÷ng n¨m 60 trë l¹i ®©y, mÆc dï nhiÒu níc ®ang ph¸t triÓn ®¹t ®îc tèc ®é t¨ng trëng t- ¬ng ®èi cao, thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ngêi ®îc n©ng cao nhng møc sèng cña hµng tr¨m triÖu ngêi ë Ch©u Phi, ch©u ¸, Mülatinh…hÇu nh kh«ng t¨ng, ph©n phèi thu nhËp cµng trë nªn xÊu ®i, nghÌo ®ãi vÉn lµ mét hiÖn tîng phæ biÕn ë c¸c níc ®ang ph¸t triÓn. T¹i sao vËy? Công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập trong quá trình phát triển được nhiều người biết đến là Mô hình chữ U ngược của nhà kinh tế học S. Kuznets. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng với sự bình đẳng trong phân phối thu nhập ở các nước phát triển phương Tây, Kuznets nh ận th ấy giữa thu nhập bình quân đầu người và hệ số GINI có mối quan hệ được mô tả như đồ thị dưới đây: Gini 0,8 0,6 0,4 0,2 2 Q1 Q2 Q3 GNP/người
- Kuznets cho rằng trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập có xu hướng giảm đi, trong khi ở các giai đoạn sau thì sẽ tăng. Kuznet nhận thấy sự hỗ trợ từ dữ liệu chiều dọc (theo chuỗi thời gian). Khi các thay đổi trong phân phối thu nhập (thể hiện qua Hệ số Gini) có dấu hiệu ngược lại với thu nhập bình quân đầu người của một nước, thì một dạng lộn ngược hình chữ U thể hiện như thu nhập bình quân đầu người tăng qua thời gian Qua mô hình trên cho thấy: - Khi thu nhập GNP bình quân đầu người thấp, ta thấy hệ số GINI nhỏ. Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thấp. - Khi thu nhập GNP bình quân đầu người tăng từ m ức th ấp tới m ức trung bình (Q1, Q2), ta thấy hệ số GINI tăng lên. Mức bất bình đẳng tăng. - Khi thu nhập tăng lên mức cao (Q 3), ta thấy hệ số GINI giảm xuống. Mức độ bất bình đẳng giảm hay sự phân phối được cải thiện. Hạn chế của mô hình: Kuznets chỉ đưa ra được nhận xét tổng quát mang tính quy lu ật, ông chưa giải thích được 2 vấn đề quan trọng sau: + Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự bất bình đẳng, các yếu tố tác động đến hệ số Gini và sự bất bình đẳng trong quá trình phát triển. + Phạm vi khác biệt về các nước trong xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng như thế nào? Những số liệu gần đây của các nước đang phát triển giữa tăng trưởng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập không hoàn toàn giống nh ư quy luật mà Kuznets đã chỉ ra: tốc độ tăng trưởng cao ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển không nhất thiết làm cho phân phối thu nh ập xấu đi nh ư người ta vẫn tưởng; và khi thu nhập bình quân đầu người đã khá cao cũng không bảo đảm phân phối thu nhập sẽ tốt hơn bởi vì tăng trưởng ch ỉ là đi ều 3
- kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Bất bình đẳng phụ thuộc vào: + Dân số, lực lượng lao động + Vốn con người + Vốn vật chất II. Tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và nghèo đói Tăng trưởng là điều kiện cần chứ chưa đủ để cải thiện phúc lợi, vì vậy trong chiến lược phát triển quốc gia không chỉ đòi hỏi gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân, tức là quan tâm đến việc “phân phối thu nhập”.Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dung những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,… Như vậy, nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất cả các khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là không thể. Hội nghị chống nghèo đói của khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. 1. Các phương thức phân phối thu nhập Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu sự bất bình đẳng, các nhà kinh tế thường phân biệt 2 phương thức phân phối thu nhập chính. 4
- * Phân phối theo chức năng: - Phân phối theo chức năng là phương thức phân phối theo các yếu t ố tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra thu nhập * Phân phối theo quy mô: Phân phối theo quy mô là phương thức được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi nhất. Nó chỉ đề cập đến nhóm cá nhân hay nhóm h ộ gia đình mà không quan tâm đến thu nhập từ đâu mà có. Ở phương thức phân phối này, các cá nhân hay hộ gia đình được s ắp xếp vào các nhóm theo tỷ lệ từng phần trăm cư dân theo mức đ ộ thu nh ập tăng dần, rồi sau đó xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu ph ần trăm trong tổng thu nhập quốc dân. Phương pháp chung đó là chia dân số thành 5 nhóm hoặc 10 nhóm bằng nhau, kế tiếp nhau theo các mức thu nhập tăng dần rồi xác định xem mỗi nhóm nhận bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nh ập quốc dân. Bảng 1: Thu nhập phân theo 5 nhóm người của một số quốc gia (năm 1987) GNP/ 20% dân số có thu nhập Tên nước người Thấp nhất Thấp TBình Cao Cao nhất ( USD) Bănglađet 160 10,0 13,7 17,2 21,9 37,2 Ấn độ 270 8,2 12,3 16,3 22,6 41,4 Philippin 630 4,4 8,5 13,7 21,5 51,9 Malaixia 1.700 4,6 9,3 13,9 21,2 51,2 Hồng Kông 8.200 5,4 10,8 15,2 21,6 47,0 Nhật Bản 22.800 8,7 13,2 17,5 23,1 37,5 2. Các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 5
- Để phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các nhà kinh tế học và xã hội học sử dụng rất nhiều thước đo nhưng có 2 thước đo ph ổ biến, đó là: Hệ số GINI và đường cong Lorenz. * Đường cong Lorenz Đường cong Lorenz là đường thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dân số và phần trăm thu nhập tương ứng của họ trong tổng thu nhập quốc dân . Đường cong Lorenz được xây dựng trên phương thức phân phối thu nhập theo quy mô. Một đường cong Lorenz được xây dựng như sau: % thu nhập O’ 100 Đường bình đẳng Đường cong Lorenz 50 30 10 O % Dân số Trục hoành biểu hiện phần trăm dân số(kí hiệu là Xi); trục tung bi ểu hiện phần trăm thu nhập (kí hiệu là Yi) - OO' là đường bình đẳng tuyệt đối vì nó cho biết bao nhiêu ph ần trăm dân số chiếm đúng bấy nhiêu phần trăm thu nhập, nghĩa là không có ng ười giàu và cũng không có người nghèo. Đường OO' còn được gọi là đường chéo hay đường 450 - OEO' là đường bất bình đẳng tuyệt đối vì khi đó t ổng thu nh ập v ề tay một người - Đường cong Lorenz nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối, cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân ph ối thu nhập của các quốc gia, đường này càng xa đường OO' (càng phình rộng) thì bất bình đẳng càng cao. 6
- Vì vậy, đường cong Lorenz chỉ là một công cụ trực quan để mô tả sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, căn cứ vào độ cong của đường Lorenz để so sánh sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Tuy nhiên, đường cong Lorenz chưa định lượng được sự bất bình đẳng và nó rất bất lợi khi ta muốn sử dụng để so sánh nhiều quốc gia cùng một lúc. * Hệ số GINI Chính vì đường cong Lorenz còn có nhược điểm như trên nên người ta sử dụng một chỉ tiêu khác để phản ánh sự bất bình đẳng trong phân ph ối thu nhập, đó là: hệ số GINI. Hệ số GINI là tỷ số giữa diện tích hình bán nguy ệt tạo bởi đ ường cong Lorenz và đường phân giác OO'. Hệ số GINI Diện tích (A) = Diện tích (A +B) Một số công thức đại số tính hệ số GINI: ∑Xi-1* Yi - ∑Xi*Yi-1 G= 10000 Hoặc: ∑( Yi+1+Yi)*(Xi+1- Xi) G =1- 10000 Trong đó: 7
- G: Hệ số Gini. Xi: Tỷ lệ cộng dồn các nhóm dân cư đến nhóm thứ i. Yi: Tỷ lệ cộng dồn thu nhập của các nhóm dân cư. Cách khác ta có thể sử dụng công thức sau để tính hệ số Gini: ∑Xi-1Yi - ∑XiYi-1 Gini = 100N Trong đó: Xi: Tỷ lệ cộng dồn các nhóm cư dân đến nhóm thứ i có thu nhập khác nhau trong mẫu điều tra. Yi: Tỷ lệ cộng dồn về thu nhập của các nhóm cư dân đến nhóm th ứ i trong mẫu điều tra N : Tổng dân cư trong mẫu điều tra Hệ số GINI phản ánh mực độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: 0
- Trong thực tế, người ta thường dùng đồng thời hai ch ỉ tiêu hệ số GINI và đường cong Lorenz bởi 2 chỉ tiêu này hỗ trợ cho nhau trong việc xem xét vấn đề phân phối thu nhập của các nhóm dân cư (mô tả trực quan và lượng hoá được vấn đề nghiên cứu) 3. Đánh giá về sự nghèo khổ Đánh giá tình trạng nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạch định các chương trình xoá đói giảm nghèo, các chương trình phát triển nông thôn và các chương trình phát triển kinh tế xã h ội nói chung. C ụ th ể đánh giá tình trạng nghèo sẽ giúp: xây dựng chiến lược tăng trưởng; xác định hi ệu qu ả chi tiêu xã hội; định hướng can thiệp cho đối tượng mục tiêu; xác đ ịnh chi ến lược xoá đói giảm nghèo. * Khái niệm về nghèo khổ Ngân hàng thế giới còn đưa ra quan điểm : Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất, nghèo không ch ỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà cong bao gồm các vấn đề liên quan đến năng l ực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Tháp tiếp cận khái niệm về nghèo đói Tiêu dùng Tiêu dùng + Tài sản Tiêu dùng + Tài sản + con người Tiêu dùng + Tài sản + con người + văn hoá + xã hội Tiêu dùng + Tài sản + con người + văn hoá + xã hội + chính trị Tiêu dùng + Tài sản + con người + văn hoá + xã h ội + chính tr ị + b ảo v ệ + Nghèo tuyệt đối: Những người dân được xếp vào diện nghèo tuyệt đối là những người không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho mình. (Nói một cách khác đi, những người nghèo tuyệt đối là nh ững người không có m ột mức thu nhập tối thiểu để có thể thoả mãn những nhu cầu vật ch ất cơ bản của con người, VD: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc…). + Nghèo tương đối: Những người dân được xếp vào diện nghèo t ương đối là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. 9
- + Đói: là tình trạng một bộ phận dân c ư nghèo thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, hàng năm thi ếu ăn đ ứt b ữa t ừ 1- 2 tháng. - Chuẩn mực nghèo của quốc tế xác định ranh giới nghèo đói là mức thu nhập cần thiết khoảng 370 USD/người/năm để có được mức cung cấp hàng ngày là 2100 calori/người - Ở Việt Nam, việc xây dựng chuẩn nghèo lần đầu vào năm 1993 và được điều chỉnh nhiều lần trong các năm tiếp theo. ChuÈn nghÌo áp dụng cho phân loại hộ hàng năm cña ViÖt Nam: Giai đoạn 2001 - 2005: Vïng n«ng th«n miÒn nói, h¶i ®¶o: 80.000 ®ång/ngêi/th¸ng Vïng n«ng th«n ®ång b»ng, trung du: 100.000 ®ång/ngêi/th¸ng Vïng thµnh thÞ: 150.000 ®ång/ngêi/th¸ng. Giai ®o¹n 2006 - 2010: Khu vùc n«ng th«n: díi 200.000 ®ång/ngêi/th¸ng. Khu vùc thµnh thÞ: díi 260.000 ®ång/ngêi/th¸ng. (Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội) * Các quan niệm về nghèo đói đều phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo: - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng. * Đặc điểm kinh tế của nhóm người nghèo - Phạm vi nghèo đói tuyệt đối là sự kết hợp của thu nh ập/đầu ng ười thấp và sự phân phối không đều của thu nhập đó - Đại bộ phận những người nghèo đói tập trung ở nông thôn và tham gia chủ yếu vào nông nghiệp và các hoạt động có liên quan, một bộ phận những 10
- người nghèo khác sống ở các khu ổ chuột ở thành thị. (Khoảng 80% người nghèo sống ở các vùng nông thôn Châu Á + Châu Phi; 50% người nghèo sống ở nông thôn châu Mỹ latinh). - Nữ giới thường có xu hướng nghèo hơn nam giới. (Nguyên nhân do bất bình đẳng giới, do họ bị hạn chế hơn về trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc và chịu sự ràng buộc khắt khe về phong tục tập quán…) - Đa số những người nghèo là dân tộc thiểu số. (Do họ bị hạn chế hơn các dân tộc khác về trình độ, ytế, giáo dục, tiếp cận thông tin và tiếp nhận sự quan tâm của chính phủ…) - Những người nghèo thường là những người ngoài độ tuổi lao động (người già và trẻ em). ( vì khả năng tạo ra thu nhập của họ thấp hơn rất nhiều so với những người trong độ tuổi lao động). * Yếu tố trực tiếp gây nghèo đó là thu nhập: Nguyên nhân trực tiếp gây ra nghèo đói là Thu nh ập th ấp; song đ ể d ẫn đến thu nhập thấp lại có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Thiếu nguồn lực và công nghệ Vốn, đất đai, công nghệ tập trung không đồng đều THU NHẬP Thiếu trình độ và kỹ năng lao động THẤP Chính sách thiên về thành phố Sự di cư từ nông thôn ra thành phố Bảng2: Một số nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam năm 2000 STT NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI TỶ LỆ (%) 1 Do thiếu vốn đầu tư sản xuất 40,86 2 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 23,41 3 Thiếu đất sản xuất 10,47 4 Ốm đau bệnh tật 9,05 5 Thiếu lao động 6,06 6 Đông người ăn 4,96 7 Mắc tệ nạn xã hội 2,47 8 Rủi ro 0,52 9 Nguyên nhân khác 2,16 Nguồn: Kết quả điều tra của Bộ LĐ - TBXH năm 2000 11
- 4. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo các nước trong khu vực. Kinh nghiệm tổng quát bao trùm mà nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã thực hiện có hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo, đó là những can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh t ế - xã h ội c ủa Nhà nước để xoá đói, giảm nghèo từng bước có hiệu quả. Điểm mấu ch ốt là Nhà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng th ời bảo đảm được những điều kiện để thực thi. Cùng với Nhà nước là sự phối hợp tác động của các đoàn th ể, t ổ ch ức, hiệp hội các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Đây là l ực l ượng tham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo. Thành công của Trung Quốc trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp tăng trưởng kinh t ế g ắn với nh ững biện pháp giải quyết việc làm ở nông thôn, mở rộng hệ thống dạy ngh ề, tăng kỹ thuật mới, giảm nhẹ điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sống. Phát triển công nghiệp nông thôn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo nền kinh tế thuần nông với phương châm "Ly nông bất ly hương". Chính vì vậy, tuy là một nước đông dân nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước có tỷ lệ số người sống ở mức nghèo khổ thấp nhất (năm 1991 còn 87 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, 27 triệu người sống ở mức bần cùng). Inđônêxia, Malaysia và Thái Lan áp dụng việc loại trừ đói nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách phát triển. Từ những năm 70, Chính phủ Inđônêxia đã dùng phần lớn số tiền từ khai thác dầu để phát triển kinh tế và tập trung xoá đói giảm nghèo ở vùng Java. Hiện nay đất nước này tiếp tục hướng về giải quyết đói nghèo ở các vùng khác. Kết quả thu được là khả quan: giảm 70 triệu người nghèo khổ (60% dân số) trong thập niên 70 xuống còn 27 triệu người nghèo đói (15% dân số) vào đầu thập niên 90. Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn thông qua hình thành phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông 12
- thôn để giảm bớt nghèo khổ. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDA) theo mô hình trên. Tỷ lệ người nghèo ở Thái Lan từ 30% trong thập niêm 80 đã giảm xuống 23% năm 1990 (13 triệu người). 5. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta v ề v ấn đ ề xoá đói giảm nghèo Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy các chính sách phát tri ển kinh tế - xã hội đều hướng vào người nghèo, xã nghèo tạo động lực, t ạo ti ền đề cho xoá đói giảm nghèo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc l ần th ứ IX c ủa Đ ảng đã ch ỉ rõ : "Tạo việc làm, giải quy ết thêm vi ệc làm cho kho ảng 7,5 tri ệu lao đ ộng, bình quân 1,5 tri ệu lao đ ộng / năm, nâng t ỷ l ệ là lao đ ộng qua đào t ạo lên 30% vào năm 2005, c ơ b ản xoá h ộ đói, gi ảm t ỷ l ệ h ọ nghèo xu ống cong 10% vào năm 2005''. Định hướng phát triển : "Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo: đồng thời nâng cấp,cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo … tránh tình trạng đói nghèo" ( văn kiện Đại hội Đảng IX - Tr 299 ). - Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Xoá đói giảm nghèo phải phát huy tính tự lực, tự cường vươn lên vượt qua đói nghèo của hộ nghèo. - Xoá đói gi ảm nghèo ph ải xu ất phát t ừ m ục tiêu phát tri ển nhân tố con ngườ i. Đ ượ c xây d ựng d ựa trên quá trình m ở rộng hợp tác quốc tế, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực. Các chương trình xoá đói giảm nghèo triển khai ở nước ta - Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, an ninh xã hội. - Chương trình dân số - KHHGĐ. - Phát triển nông nghiệp nông thôn. 13
- - Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. - Dự án xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo không thuộc chương trình 135. - Dự án dạy nghề cho nông nghiệp nghèo. - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo. - Dự án hỗ trợ xã nghèo. - Dự án nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, triển khai chương trình, k ể cả cán bộ trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Cùng với Chính ph ủ Vi ệt Nam, ch ương trình xoá đói gi ảm nghèo c ủa các tổ chức quốc t ế, tổ ch ức phi chính ph ủ, t ổ ch ức t ừ thi ện nh ư (Liên h ợp quốc, tổ chức quốc tế vì s ự phát tri ển...) đã h ỗ tr ợ các d ự án nh ằm nghiên cứu triển khai thực hiện xoá đói gi ảm nghèo trên ph ạm vi c ả n ước, t ạo những ưu tiên cho ng ười dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân t ộc thi ểu s ố. 6. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt th ập kỷ 1990 đã có tác động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 t ỉnh t ỷ l ệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng k ể trong ch ương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%. Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đ ến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000. 14
- Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm 1992 - 1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004. Bình quân trước đó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo. 7. Các chính sách giảm bớt bất công trong phân phối thu nhập và nghèo đói Thứ nhất nâng cao năng suất nông nghiệp. Đây là cách trực tiếp nh ất nhằm nâng cao đời sống của người nông dân. Cải tổ đất đai và tự do hóa nông nghiệp thường có những tác động lớn, mặc dù ch ỉ một lần, và t ạo ra những khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải ti ến nông nghi ệp dựa trên những giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu (“Cuộc cách mạng xanh”) đã tạo ra nhiều thành công rực rỡ ở nhiều nước. Thứ hai, khuyến khích các ngành và dịch vụ ở nông thôn. Ở Việt Nam, các làng thủ công mỹ nghệ nằm rải rác khắp các vùng miền, và cũng đóng vai trò quan trọng như tạo công ăn việc làm ở nông thôn, tạo ra thu nhập cho người dân nông thôn. Thứ ba, thiết lập cơ chế phân phối lại thu nhập và phi thu nhập. Để thực hiện được cơ chế này, các loại thuế, trợ cấp khác nhau, các biện pháp kiểm soát giá và ưu đãi khác (“các hành động kiên quyết”) cần phải được áp dụng. Thứ tư, tăng đầu tư các dự án công vào khu vực kém phát triển. Xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, và cung c ấp c ấp điện có tới những khu vực kém phát triển nhất là khu vực nông thôn... Thứ năm, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công. Điều này trực tiếp tác động đến người nghèo như giáo dục, chăm sóc s ức kho ẻ, n ước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trường... 15
- Thứ sáu, đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản như đánh thuế lũy tiến vào thu nhập và tài sản. IV. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 1. Vấn đề cơ bản về dân số trên thế giới và Việt Nam * Tình hình dân số thế giới Dân số trên thế giới ngày càng gia tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, các nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngày m ột ít đi. Sự phát triển mạnh hoặc già đi của dân số là một thách th ức cho quá trình phát tri ển ở bất cứ quốc gia nào. Bảng 3: Tình hình dân số trên thế giới (ĐVT: triệu người) Năm 1650 1890 1900 1980 1990 2000 2005 Số dân 546 906 1608 4448 5292 6090 6453 Nguồn: Tạp chí kinh tế và phát triển Hiện nay dân số thế giới là 6,3 tỷ người, dự tính đến năm 2050 là 9,1 tỷ người. Trong đó có 4/5 dân số thuộc các nước phát triển, 90% số dân tăng ở các nước thế giới thứ 3. Tình hình dân số hiện tại của các nước thế giới thứ 3 sẽ đóng góp hoặc tước đoạt đi những cơ hội của họ trong việc hiện thực hoá những mục tiêu phát triển không chỉ với thế hệ hiện tại mà còn trong tương lai nh ư thế nào? Các nước thế giới thứ 3 có khả năng cải thiện mức sống ( cải thiện được chất lượng giáo dục và cuộc sống) ở hiện tại và tương lai hay không? Tốc độ tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình lương thực thế giới? Các nước đang phát triển sẽ đối phó với tình hình lao động tăng mạnh nh ư th ế nào? Cơ hội về việc làm ở các nước này có nhiều hay không? Những điều đó đã đặt ra vấn đề cơ bản cần quan tâm và định hướng về dân số chính là: phát triển dân số và chất lượng cuộc sống. * Tình hình dân số Việt Nam 16
- - Dân số Việt Nam tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng ngày càng chậm lại Bảng4: Dân số trung bình của Việt Nam từ 1993-2003 ĐVT: triệu người 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 69,64 70,82 71,99 73,16 74,31 75,46 76,6 77,63 78,69 79,73 80,90 Nguồn: Tổng cục thống kê (số liệu điều tra dân số năm 2004) - Dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn (chiếm trên 70% tổng số dân c ủa cả nước). Bảng 5: Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam theo vùng (tr. người, %) Năm 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 Thành thị 13.96 14.43 14.94 15.42 16.84 17.46 18.08 18.77 19.5 20.02 20.67 CC (%) 20.05 20.37 20.75 21.08 22.66 23.15 23.61 24.18 24.74 25.11 25.8 Nông thôn 55.67 56.41 57.06 57.73 57.48 57.96 58.50 58.86 59.32 59.71 59.45 CC (%) 79.95 79.63 79.25 78.92 77.34 76.85 76.39 75.82 75.26 74.89 74.2 Nguồn: Tổng cục thống kê (số liệu điều tra dân số năm 2004) - Chất lượng dân số vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, miền núi còn rất thấp kém. - Nữ giới chiếm số lượng cao hơn nam giới trong tổng dân số 2. Cơ cấu dân số thế giới Dân số thế giới phân bố không đồng đều theo khu vực, tỷ lệ sinh đ ẻ và tử vong và theo cơ cấu tuổi a. Khu vực địa lý - Châu Á và Châu Đại Dươnglà nơi đông dân cư nhất - Tiếp theo là Châu Phi và Châu Mỹlatinh b. Các xu hướng sinh đẻ và tử vong - Tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển xấp xỉ 2,4%/ năm trong khi tốc độ tăng dân số ở các nước phát triển xấp xỉ 0,5% /năm 17
- Nguyên nhân: + Kết hôn sớm + Trình độ dân trí thấp + Phong tục tập quán của vùng + Công tác kế hoạch hoá gia đình còn nhiều hạn chế… c. Cơ cấu tuổi - Tuổi trung bình của toàn thế giới là “rất trẻ” - Số dân dưới 15 tuổi chiếm: 1/2 tổng dân số ở các nước đang phát triển, 1/4 tổng dân số ở các nước phát triển. Như vậy có thể nói, dân số của các nước đang phát triển có kết c ấu tương đối trẻ, như vậy cũng có thể nói trong các nước này, tỷ lệ ăn theo tương đối cao. 3. Một số quan điểm trái ngược nhau a. Tăng dân số không phải là một vấn đề thực sự Những người theo quan điểm này đưa ra 3 cách lập luận: - Vấn đề thực sự ở đây không phải là vấn đề tăng dân số mà là các v ấn đề khác. - Tăng dân số không phải là một vấn đề giả tạo do các cơ quan chủ đạo ở các nước giàu đặt ra để giữ các nước chậm phát triển trong tình trạng kém phát triển và phụ thuộc. - Đối với những nước và khu vực của các nước thế giới thứ 3, tăng dân số là điều đáng mong muốn. * Một số vấn đề khác: - Kém phát triển: nếu có những chiến lược đúng đắn mang l ại mức sống cao hơn, mức độ tự trọng cao hơn, tự do cao hơn thì vấn đề dân số tự nó giải quyết lấy nó. Và như vậy, sự kém phát triển mới chính là vấn đề thực sự, và sự phát triển là mục tiêu duy nhất. 18
- - Tình trạng vắt kiệt nguồn lực chủ yếu do các nước phát tri ển gây ra: thực tế cho thấy các nước phát triển chiếm chưa đầy 25,5% dân s ố nh ưng l ại “ngốn” mất 80% nguồn lực. Theo luận điểm này, các nước phát tri ển c ần phải kìm hãm hoặc cắt bớt những tiêu chuẩn cao một cách quá đáng - Sự phân bố dân số: nhiều khu vực trên thế giới lại thiếu dân, như vậy các nguồn lực tập trung vào một số lượng dân nhỏ trong khi có nhiều khu vực khác lại tập trung một lượng dân quá lớn. Vì vậy, chính phủ cần hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành thị. b. Tăng dân số là điều đáng mong muốn - Tăng dân số sẽ kích thích sự phát triển kinh tế. - Dân số lớn sẽ là cơ sở để mức cầu tăng, từ đó đem l ại hiệu quả kinh tế theo quy mô, hạ thấp giá thành và tạo một mức cung lao đ ộng v ừa đủ v ới giá rẻ để đạt mức sản lượng cao. c. Tăng dân số là một vấn đề thực sự - Tăng dân số gây nên hậu quả kinh tế – là vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển - Luận điểm “Diều hâu” về dân số: tăng dân số dẫn đến tiêu cực về kinh tế – xã hội (nghèo đói, mức sống thấp, suy dinh dưỡng, ốm đau, sự xuống cấp của môi trường …) chính vì vậy, giảm dân s ố là m ột yêu c ầu c ấp bách. d. Quan điểm của LHQ LHQ đưa ra 4 tuyên bố: - Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay rất quan trọng dẫn đến mức sống thấp - Vấn đề dân số không chỉ đơn giản là vấn đề về con số mà còn là v ấn đề về chất lượng cuộc sống con người - Sự tăng dân số làm trầm trọng hơn vấn đề về kém phát triển khiến cho những triển vọng của sự phát triển trở nên xa vời hơn 19
- (Tốc độ tăng dân số cao dù không phải nguyên nhân chủ yếu của sự kém phát triển, nhưng nó có tác động đến sự phát triển của một số nước và khu vực trên thế giới) - Nhiều trong số những vấn đề thực sự về dân số không phải do tổng số dân mà do sự tập trung, phân bố của dân cư Chính vì vậy, việc phân bố dân cư hợp lý hơn sẽ trở thành một giải pháp khả thi ở một số nước so với việc chỉ tìm cách giảm số dân. 4. Một số chính sách chiến lược nhằm làm giảm mức tăng dân số của Việt nam Việt Nam thực hiện KHHGĐ từ những năm 1975 – 1978, có 2 chi ến lược chính: + Phát triển kinh tế – xã hội + Kiểm soát sinh đẻ Trong đó, Chính phủ kiểm soát sinh đẻ bằng 6 cách: - Thuyết phục - Thực hiện các chương trình kế hoạch hoá gia đình nhằm cung cấp các dịch vụ y tế và tránh thai (hình thức này diễn ra ở đa số các nước chậm phát triển) - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật có chủ định để điều chỉnh mức sinh đẻ như: huỷ bỏ hoặc giảm số ngày nghỉ đẻ và mức phụ cấp đối với nh ững ai vi phạm; áp dụng biện pháp phạt tiền đối với những ai vi phạm; tăng học phí, cắt bỏ trợ cấp; trợ cấp bằng tiền cho những gia đình ít con ... - Chuyển hướng phân bố dân số khỏi những vùng thành thị và những nơi có số dân tăng nhanh do tình trạng di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành th ị bằng cách loại trừ sự mất cân đối hiện nay trong các cơ hội về kinh tế – xã hội ở các vùng thành thị so với nông thôn (các chính sách phát tri ển nông thôn ngày càng được đề cao trong chiến lược phát triển của các nước th ế giới th ứ 3) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề Tài: NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
93 p | 545 | 134
-
Chuyên đề kinh tế: Chiến lượt marketing của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
27 p | 355 | 74
-
Chuyên đề Kinh tế: Công tác quản trị chiến lược tại Công Ty Sữa Vinamilk
39 p | 257 | 67
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Tiểu luận Kinh tế phát triển: Hướng đến phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
105 p | 194 | 60
-
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020
44 p | 138 | 27
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển: Phát triển nguồn nhân lực khoa học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
225 p | 97 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Bưu điện tỉnh Phú Thọ
104 p | 81 | 19
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển: Phát triển ngành hàng nấm ăn vùng đồng bằng sông Hồng
187 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
118 p | 39 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
27 p | 99 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
200 p | 9 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế huyện Đakrông - tỉnh Quảng Trị
26 p | 90 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam
14 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
102 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
27 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn