Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp. Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong những giai đoạn tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ MỘNG ĐIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60 31 01 05 Đà Nẵng – Năm 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mộ Đức là huyện thuần nông nằm ven biển ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Trong năm 2017, Mộ Đức dẫn đầu tỉnh Quảng Ngãi trong việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến năm 2018, Mộ Đức vinh dự được tỉnh Quảng Ngãi chọn là huyện điểm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp của huyện Mộ Đức phát triển chưa khai thác được hết các tiềm năng và thế mạnh sẵn có nên thu nhập và đời sống của nông dân còn thấp. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đặt trong bối cảnh nghiên cứu ở Huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi và trước những đòi hỏi về thực tiễn, tôi chọn đề tài "Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp. - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong những giai đoạn tiếp theo. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi đang diễn ra như thế nào? - Cần phải sử dụng những giải pháp và chính sách nào để khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới?
- 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa hẹp, gồm các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2017. Các giải pháp đề xuất có giá trị trong những năm tới. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích chuẩn tắc; Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa; Các phương pháp khác ... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2010 -2017, xác định những nội dung cần duy trì và tiếp tục hoàn thiện. - Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh
- 3 Quảng Ngãi trong những giai đoạn tiếp theo. 7. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài - Giáo trình "Kinh tế nông nghiệp" của Vũ Đình Thắng NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006) [19]. Tác giả cho rằng nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, vì một mặt cơ sở để PTNN là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi.. - Giáo trình "Kinh tế phát triển" của PGS.TS Bùi Quang Bình NXB Thông tin và Truyền thông (2012) [2]. Giáo trình đã khẳng định nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nông nghiệp là ngành sản xuất gắn với cây trồng, vật nuôi, bị chi phối bởi các quy luật sinh học, điều kiện ngoại cảnh, đồng thời là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Từ trước đến nay, ngành nông nghiệp đã được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và trở thành xuất phát điểm trong nhiều lý thuyết kinh tế. 9. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, kết luận. Nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương như sau: - Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp. - Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Chương 3. Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
- 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm * Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải, vật chất mà con người phải dựa vào sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp gồm có hai tiểu ngành là trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi (kể cả lâm nghiệp, thuỷ sản). * Phát triển nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất. 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. - Sản xuất nông nghiệp có tính vùng. - Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp - Phát triển nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực – là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế. - Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đó là đóng góp về thị trường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. - Phát triển nông nghiệp góp phần cung cấp các yếu tố đầu vào
- 5 cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị. - Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn. - Phát triển nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Phát triển số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp Cơ sở SXNN là nơi kết hợp các yếu tố nguồn lực, trực tiếp tham gia hoạt động SXNN, dịch vụ nông nghiệp. Các cơ sở SXNN cần được xem xét đến là: Kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp nông nghiệp. Phát triển số lượng cơ sở SXNN nghĩa là làm gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở SXNN. Phát triển số lượng các cơ sở SXNN sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Nhờ phát triển số lượng các cơ sở SXNN sẽ làm cho ngành nông nghiệp phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Phát triển số lượng các cơ sở SXNN được thực hiện bằng cách phát triển mới các cơ sở SXNN, chuyển hóa kinh tế giữa các cơ sở SXNN hoặc chuyển hóa cơ cấu sản xuất của các cơ sở SXNN. Các tiêu chí về gia tăng số lượng cơ sở SXNN là: - Số lượng các cơ sở SXNN tăng lên qua các năm (tổng số và từng loại); - Tốc độ tăng của các cơ sở SXNN qua các năm (tổng số và từng loại). 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý Chuyển dịch cơ cấu SXNN là chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ lệ các bộ phận cấu thành của các ngành, tiểu ngành trong SXNN theo hướng hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu SXNN hợp lý sẽ giúp phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- 6 Nền nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý khi chuyển dịch cơ cấu theo các hướng sau: - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng từ nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và cao hơn là nông nghiệp thương mại hóa. - Đối với ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp. - Đối với ngành chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu theo hướng sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn; chuyển dịch từ những vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu SXNN: - Cơ cấu GTSX của các ngành, các bộ phận trong kinh tế NN; - Cơ cấu GTSX của trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp; - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm. 1.2.3. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực Các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp gồm có: đất đai, lao động, vốn, tiến bộ KHCN, cơ sở vật chất kỹ thuật. Những đặc điểm của các yếu tố nguồn lực sử dụng trong nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của SXNN. Tốc độ tăng trưởng và PTNN trước hết phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố nguồn lực được huy động vào SXNN. Khi gia tăng quy mô các nguồn lực như vốn, lao động … nông nghiệp sẽ tăng trưởng theo chiều rộng. Nếu đưa nông nghiệp tăng trưởng theo chiều sâu thì phải nâng cao chất lượng của việc sử dụng vốn và lao động. Tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực: - Số lượng và mức tăng số lượng lao động trong NN qua các năm;
- 7 - Số lượng và mức tăng vốn đầu tư trong NN qua các năm; - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp qua các năm; - Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp. 1.2.4. Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp Thâm canh trong nông nghiệp là đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên một đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên một đơn vị sản phẩm. Xã hội đang ngày càng phát triển, trong khi đó tài nguyên thiên nhiên bao gồm có tài nguyên đất đai thì lại là hữu hạn. Vì vậy để thỏa mãn nhu cầu của con người về thực phẩm đòi hỏi phải thâm canh trong SXNN để tăng năng suất của cây trồng và vật nuôi tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập. Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh trong sản xuất NN: - Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; - Năng suất cấy trồng và sản phẩm gia súc; - Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích; Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích; Tỷ lệ giống tốt trong ngành trồng trọt và chăn nuôi; Tỷ trọng diện tích được tưới tiêu chủ động và tưới tiêu khoa học; Số lượng phân hữu cơ và phân hóa học nguyên chất trên đơn vị diện tích. 1.2.5. Các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi giá trị để đưa nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự liên kết này. Quá trình liên kết kinh tế trong nông nghiệp sẽ đưa đến việc tích tụ ruộng đất, vốn và hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Quá trình này cũng tạo ra các trang trại lớn có khả năng hội
- 8 nhập trên chuỗi cung cấp. Quá trình này làm cho SXNN phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với cơ chế thị trường. Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế trong nông nghiệp tiến bộ: - Tôn trọng tính độc lập của các hộ SXNN đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra; - Tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra; - Bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ; - Nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 1.2.6. Gia tăng kết quả trong sản xuất nông nghiệp Kết quả SXNN là số lượng sản phẩm phẩm vật chất và dịch vụ nông nghiệp, chất lượng và giá trị sản phẩm, GTSX của nông nghiệp đạt được sau thời gian nhất định. Kết quả SXNN thể hiện sự phối hợp giữa các yếu tố nguồn lực và các yếu tố sản xuất. Để tạo ra lượng giá trị lớn từ hoạt động SXNN, bên cạnh với việc lựa chọn các loại hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thì việc tăng năng suất nông nghiệp trong điều kiện sử dụng hạn chế các nguồn lực có ý nghĩa quyết định. Các tiêu chí đánh giá gia tăng kết quả SXNN: - Giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra hằng năm; - Số lượng sản phẩm nông nghiệp các loại được sản xuất ra hằng năm; - Thu nhập hằng năm của người sản xuất. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên: - Điều kiện đất đai - Điều kiện khí hậu - Nguồn nước
- 9 1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội - Dân cư, lao động - Yếu tố năng lực của chủ thể sản xuất - Truyền thống 1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế - Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế - Nhân tố thị trường - Các cơ chế, chính sách Nhà nước về phát triển nông nghiệp - Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp - Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Mộ Đức là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ngãi, với tổng diện tích tự nhiên là 21,401.35 ha. Địa hình được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi chiếm 29% diện tích tự nhiên; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 71 % diện tích tự nhiên do phù sa sông Vệ bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với cây lúa nước và nhiều giống cây rau màu khác, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
- 10 2.1.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số và lao động: Tính đến năm 2017, dân số huyện Mộ Đức là 128,689 người, trong đó phần lớn dân số sống ở vùng nông thôn với 121,033 người chiếm 94%. Lực lượng lao động trong độ tuổi là 93,321 người chiếm 72.51 % dân số, trong đó lao động làm việc ở nông thôn là 88,353 người chiếm 94.68 %. Lực lượng lao động dồi dào song có trình độ hạn chế, lao động chuyên môn với trình độ cao còn thiếu hụt lớn. b. Văn hóa, xã hội - Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 19 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông và 13 trường mẫu giáo đáp ứng nhu cầu giáo dục, học tập của học sinh trong huyện. - Y tế: Mạng lưới y tế với 01 trung tâm y tế huyện, 13 trạm y tế xã với 247 giường bệnh đảm bảo phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh của nhân dân. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế a. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế: - Tổng GTSX của huyện Mộ Đức năm 2017 đạt hơn 8,895 tỷ đồng, trong đó GTSX khu vực nông nghiệp là 1,765 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng 3,477 tỷ đồng; thương mại dịch vụ 3,653 tỷ đồng. - Cơ cấu kinh tế huyện Mộ Đức trong thời gian 2010 – 2017 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp; tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ. b. Cơ sở hạ tầng: Mộ Đức có hệ thống kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông, giao thông, thủy lợi, điện … phát triển khá đồng bộ Với những điều kiện tự nhiên, KT-XH của Mộ Đức, về cơ bản có nhiều thuận lợi để PTNN đa dạng hóa với cơ cấu hợp lý và hiện đại.
- 11 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.2.1. Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp: Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2010 – 2017 giảm dần qua các năm, tổng cơ sở SXNN năm 2017 là 23,662 cơ sở. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.7: Bảng 2.7. Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2010-2017 Tiêu chí 2010 2015 2016 2017 Số lượng nông hộ 24,487 23,616 23,507 23,412 Số lượng HTX 15 25 28 32 Kinh tế trang trại. Trong đó: - Số lượng trang trại 12 12 13 14 - Số lượng gia trại 124 140 198 200 Số lượng doanh nghiệp 3 4 4 4 Tổng cộng 24,641 23,797 23,750 23,662 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức qua các năm) Từ Bảng 2.7, có thể thấy cơ sở SXNN là nông hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm; Số lượng HTX và trang trại có xu hướng tăng chậm và số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn giữ ổn định qua các năm. Nhìn chung, số lượng sơ sở SXNN của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010 – 2017 còn ít với qui mô nhỏ lẻ là chủ yếu, tốc độ tăng trưởng chưa cao. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp a. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông - lâm - thủy sản: Cơ cấu GTSX nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2017 chuyển dịch theo theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản được thể hiện qua Bảng 2.8.
- 12 Bảng 2.8. Tỷ trọng GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản huyện Mộ Đức giai đoạn 2010 - 2017. Đơn vị tính: % Năm 2010 2015 2016 2017 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 100 100 100 100 - Nông nghiệp 68.67 85.78 86.29 83.05 - Lâm nghiệp 2.27 1.12 1.33 1.34 - Thủy sản 29.06 13.10 12.38 15.61 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức qua các năm) b. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: - Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. - Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt: Đối với nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX cây lương thực chiếm tỷ trọng 68.04 % năm 2010 giảm xuống còn 46.85 % năm 2017. Tỷ trọng GTSX cây rau, đậu thực phẩm tăng từ 16.48 % năm 2010 lên 36.56 % vào năm 2017. Tỷ trọng cây công nghiệp hàng năm tăng từ 5.17 % vào năm 2010 đến năm 2017 tăng lên đến 14.23%. - Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi: Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi gia súc đã giảm từ 82.84 % năm 2010 xuống còn 77.47 % vào năm 2017; ngược lại, cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi gia cầm đã tăng từ 7.53% lên 17.36 % tương ứng cùng kỳ. 2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp a. Đất đai - Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2017 là 10,976.60 ha chiếm 47,14% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. - Hiện trạng sử dụng đất: Diện tích đất cây trồng hàng năm là 10,031.94 ha chiếm 91.51% tổng diện tích đất SXNN; Diện tích đất
- 13 cây trồng lâu năm là 944.66 ha chiếm 8.61%. Cây lúa là cây trồng hàng năm chủ yếu, diện tích đất trồng lúa chiếm khoảng 54.23% trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. b. Lao động Số người trong độ tuổi lao động năm 2016 là 68,951 người, trong đó số lượng lao động làm việc trong ngành NN là 52,287 người chiếm 76% tổng số lao động của toàn huyện. Điều này cho thấy, nguồn lao động trong lĩnh vực NN trên địa bàn huyện là khá dồi dào. Cơ cấu lao động của huyện chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực NN và chuyển sang các ngành công nghiệp. c. Khoa học và công nghệ Trạm khuyến nông huyện chuyển giao khoa học công nghệ đến người dân thông qua các lớp khuyến nông. Trong lĩnh vực trồng trọt: Sử dụng bộ giống lúa, ngô, lạc… chất lượng, năng suất cao, thích ứng với điệu kiện của huyện, phục vụ thị hiếu của thị trường Trong lĩnh vực chăn nuôi: Sử dụng các giống lai, ngoại nhập cho năng suất cao phù hợp thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó thực hiện Dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt. d. Vốn đầu tư - Vốn đầu tư do nhà nước quản lý: Vốn đầu tư do nhà nước quản lý trên địa bàn huyện Mộ Đức năm 2017 là 29 tỷ đồng tăng 4.3 tỷ đồng so với năm 2016. - Vốn đầu tư của các cơ sở SXNN: Toàn huyện hiện có 2 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước; 01 chi nhánh ngân hàng Chính sách - xã hội; 2 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần; 02 Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần, 13 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở. Tuy nhiên, các trang trại, hộ nông dân khó vay
- 14 vốn từ các tổ chức này vì những bất cập về thủ tục vay, số tiền vay, thời hạn cho vay và lãi suất không phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của SXNN. 2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua của huyện Mộ Đức từng bước được cải thiện nên đã góp phần đưa năng suất và sản lượng các loại cây trồng tăng lên. Cụ thể: - Về trồng trọt: Phối hợp với các công ty giống cây trồng sản xuất lúa giống để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho nhân dân; Phát triển vùng chuyên canh sản xuất ngô; Thực hiện ký cam kết sản xuất rau an toàn ở các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, đảm bảo chất lượng cung cấp ra thị trường ; Xây dựng vùng sản xuất cây lạc tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hóa đồng thời tận dụng chuỗi giá trị của cây lạc để phục vụ chăn nuôi … - Về chăn nuôi: Huyện đã tiến hành lai hóa đàn lợn nội và chăn nuôi các giống lợn lai cho năng suất, chất lượng cao như Yorkshire, Landrace, Duroc....; Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo giống bò thịt, nâng cao tầm vóc và chất lượng đàn bò thịt qua các giống bò cao sản; Tập trung nâng cao chất lượng giống trâu thông qua chọn lọc, nhân thuần và đầu tư, luân chuyển trâu đực giống tốt đã được bình tuyển giữa các vùng trong sản xuất; Chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn, vịt biển nuôi trong rừng phòng hộ … - Về máy móc sử dụng trong nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có khoảng 147 máy kéo có công suất trên 35 CV, 346 máy làm đất có công suất từ 12-35 CV, trên 190 máy gặt đập liên hợp và 4.495 chiếc máy bơm nước. 2.2.5. Liên kết sản xuất trong nông nghiệp - Liên kết giữa các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân để
- 15 tiêu thụ nông sản. - Kinh tế trang trại: Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 trang trại hộ chăn nuôi gia công cho Công ty CP Việt Nam, trong đó doanh nghiệp đảm nhận việc chi phí đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật và đầu ra; chủ trang trại được hưởng lợi từ tỷ lệ, giá trị sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, đã tổ chức liên kết sản xuất lúa giống 344 ha ở 13 đơn vị HTX với các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Hình thức tổ chức liên kết của các loại hình kinh tế trên địa bàn huyện thiếu bền vững, không ổn định. Chỉ mới liên kết sản xuất và thu mua lại cho thành viên chưa tạo thành chuỗi liên kết từ các khâu: Sản xuất - chế biến - bảo quản - tiêu thụ. 2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp a. Trồng trọt - GTSX ngành trồng trọt năm 2017 là 981,365 triệu đồng tăng 7,766 triệu đồng so với năm 2016. Hiện tại, trồng trọt là lĩnh vực sản xuất chính trong nông nghiệp huyện Mộ Đức (chiếm 73.5 % GTSX ngành nông nghiệp), tạo ra nguồn thu nhập chính cho trên 60% số hộ nông nghiệp, sử dụng nhiều tài nguyên đất, nước và lao động, v.v. đồng thời, còn góp phần đảm bảo độ che phủ, cân bằng sinh thái. - Trong ngành trồng trọt, dù biến động về diện tích trồng có xu hướng giảm dần nhưng GTSX hàng năm vẫn được đảm bảo nhờ việc tăng năng suất cũng như giá trị sản phẩm nông sản được nâng lên. Một số cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, lạc có năng suất cao hơn năng suất trung bình của toàn tỉnh. b. Chăn nuôi - GTSX ngành chăn nuôi năm 2017 là 391,487 triệu đồng giảm 79,843 triệu đồng so với năm 2016. Nguyên nhân do giá thịt lợn xuống thấp, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến phát
- 16 triển tổng đàn. Bảng 2.21. Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Mộ Đức từ năm 2010-2017. Đơn vị tính: con Năm Tổng đàn gia súc Gia cầm Trâu Bò Lợn Tổng 2010 2,010 29,005 93,948 124,963 537,000 2015 2,160 31,000 100,500 133,660 538,000 2016 2,165 32,100 111,000 145,265 550,000 2017 2,170 32,200 103,000 137,370 586,000 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộ Đức qua các năm) Nhìn chung, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện trong những năm qua có xu hướng tăng lên qua các năm. c. c. Đóng góp của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộ Đức: Sản xuất NN góp phần cung cấp lương thực, nguyên liệu, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân. Trong giai đoạn 2010 – 2017, số hộ nghèo trên địa bàn huyện có xu hướng giảm rõ rệt từ 6,031 người vào năm 2010 xuống còn 3,286 vào năm 2017; sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tăng từ 530.29 kg/người vào năm 2010 lên 631.63 kg/người vào năm 2017. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2.3.1. Thành công: - Số lượng HTX và trang trại tăng lên qua các năm. - Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng tích cực - Bước đầu khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp. - Đã tiến hành thâm canh trong nông nghiệp. Các giống cây
- 17 trồng vật nuôi mới được áp dụng giúp tăng hiệu quả SXNN. - Liên kết sản xuất trong NN đã góp phần tăng năng suất, sản lượng nâng cao thu nhập người nông dân. - Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt tăng trưởng khá góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, là cơ sở quan trọng để huyện Mộ Đức thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 2.3.2 Những hạn chế: - Quy mô sản xuất của các cơ sở SXNN còn nhỏ, chuyên môn hóa chưa rõ rệt, thu nhập còn thấp. - Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại còn chậm và chưa rõ nét. - Nguồn vốn bố trí phát triển nông nghiệp quá hạn chế, không đảm bảo nên việc triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đạt hiệu quả. - Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn chậm, nhiều khâu trong SXNN còn thủ công, năng suất thấp. - Các cơ sở SXNN chưa có liên kết kinh tế tiến bộ phù hợp. - Tốc độ gia tăng GTSX ngành nông nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế: - Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. - Do đặc điểm của SXNN nhỏ lẻ, việc tích tụ ruộng đất khó khăn, nên việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế. - Yếu tố thời tiết biến đổi khí hậu bất thường đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất còn thấp, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức của ngành NN còn hạn chế.
- 18 - Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm, công tác khuyến nông còn hạn chế. - Chưa tạo lập được mối liên kết sản xuất giữa người dân - doanh nghiệp - HTX nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. - Vốn đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CĂN CỨ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1 Sự biến động của môi trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp - Môi trường tự nhiên - Môi trường kinh tế - Môi trường xã hội 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộ Đức giai đoạn 2016 - 2020 a. Mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội: - Giá trị sản xuất là 11.283 tỷ đồng (theo giá cố định 2010); tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 19%. Trong đó: Nông - lâm - ngư nghiệp 788 tỷ đồng, tăng 4%; công nghiệp - xây dựng là 5.349 tỷ đồng, tăng 22%; thương mại và dịch vụ là 5.146 tỷ đồng, tăng 20%. - Cơ cấu kinh tế (tính theo giá thực tế) là 13.850 tỷ đồng. Trong đó: Nông - lâm - ngư nghiệp là 2.306 tỷ đồng, chiếm 16,65%; công nghiệp - xây dựng là 5.884 tỷ đồng, chiếm 42,48%; thương mại và dịch vụ là 5.660 tỷ đồng chiếm 40,87%. - Thu nhập bình quân đạt 35 triệu đồng/người/năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn