Đề tài: Đặc điểm hứng thú đối với các môn học của học sinh trung học phổ thông
lượt xem 17
download
Nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông đối với các môn học. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối với các môn học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trung học phổ thông. Tham khảo nội dung đề tài "Đặc điểm hứng thú đối với các môn học của học sinh trung học phổ thông" để hiểu hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đặc điểm hứng thú đối với các môn học của học sinh trung học phổ thông
- ĐẶC ĐIỂM HỨNG THÚ ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC CỦA HỌC SINH THPT Sinh viên: Đinh Thị Sao, Phùng Thị Sơn, Trịnh Thị Hồng Thúy Lớp: QH2009 S Sư phạm Vật lý Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa 1. Lý do lựa chọn đề tài Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Bàn về thực trạng học tập của học sinh Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Và đặc biết đối với lứa tuổi THPT –lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi đại học thì việc mất hứng thú học tập làm cho các em mất động lực học tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em. Với tất cả những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh THPT đối với các môn học. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh THPT; góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối với các môn học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh THPT. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trong trường THPT chuyên ở Hà Nội và trường THPT không chuyên ở Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Phạm Văn Nghị (Yên Cường Ý Yên Nam Định) và học sinh trường THPT Chuyên Khoa học Tự Nhiên (182 Lương Thế Vinh Thanh Xuân Hà Nội). 4. Khái niệm cơ bản 4.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. [1] Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. 4.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực[2]. 4.3. Khái niệm động cơ Trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ. Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục. Theo thuyết hành vi: Đưa ra mô hình “kính thích phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng là động cơ. Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụ thể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ. Động cơ có thể được phân thành nhiều nhóm
- theo các tiêu chí khác nhau là phân theo nhu cầu, phân ra động cơ tự nhiên và động cơ cao cấp, phân chia theo chức năng: động cơ tạo ý, động cơ kích thích… 4.4. Khái niệm động cơ học tập Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…mà giáo dục đem lại. Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm lý học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu. Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em. Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên… 5. Thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT hiện nay ở một số trường 5.1. Tầm quan trọng của việc học đối với học sinh THPT Để điều tra tầm quan trọng của việc học đối với học sinh THPT, chúng tôi đã đưa ra 2 câu hỏi: “Bạn có thích học không?” và “Theo bạn mức độ quan trọng của việc học tập đối với học sinh?” và thu được kết quả như sau: Với câu hỏi “ Bạn có thích học không?” thu được 95 câu trả lời: Rất thích Thích Bình thường Không thích THPT Chuyên KHTN 10/44 14/44 20/44 0/44 THPT Phạm Văn Nghị 11/51 20/51 14/51 6/51 Tổng số 21/95 34/95 34/95 6/95 (22,11%) (35,79%) (35,79%) (6,31%) Nhận xét: Nhìn chung, ở cả 2 trường, tỷ lệ học sinh thích học gấp khoảng 15 lần tỷ lệ học sinh không thích học nhưng có sự khác biệt giữa 2 trường. Ở trường THPT Chuyên KHTN, tổng tỷ lệ học sinh rất thích, thích, thích học bình thường cao hơn THPT PVN, còn tỷ lệ không thích học là 0% (không có học sinh nào chọn câu trả lời ấy), khác với THPT PVN, tỷ lệ không thích học chiếm 11,76%. 5.2. Mục đích học tập của học sinh THPT Qua tìm hiểu mục đích và nguyên nhân thúc đẩy học tập của học sinh THPT dưới dạng câu hỏi: “Mục đích học tập của bạn là gì?”, chúng tôi thu được 108 câu trả lời: Tiếp thu kiến Làm vui lòng Vì tương lai Để được kính thức gia đình trọng, không muốn thua kém ai THPT 12/55 2/55 38/55 3/55
- Chuyên KHTN THPT 8/53 4/53 37/53 4/53 Phạm Văn Nghị Tổng số 20/108 6/108 75/108 7/108 (18,52%) (5,56%) (69,44%) (6,48%) Nhận xét Nhìn chung, ở cả 2 trường, mục đích học tập vì tương lai có tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ mục đích làm vui lòng gia đình, được mọi người kính trọng, không thua kém ai thấp hơn. Ở cả 2 trường THPT, tỷ lệ học sinh chọn mục đích học tập vì tương lai tương đối bằng nhau, tỷ lệ mục đích học tập là làm vui lòng gia đình và được mọi người kính trọng, không thua kém ai xấp xỷ bằng nhau, sai khác giữa 2 trường là không nhiều. Ở THPT Chuyên KHTN, tỷ lệ mục đích học vì tiếp thu kiến thức cao hơn 6,73% so với trường THPT PVN. Qua đó chứng tỏ thấy đa số các em nhận thức được mục đích học tập chủ yếu của học sinh THPT hiện nay là để chuẩn bị cho tương lai của chính các em học để thi đỗ ĐH, có việc làm tốt, thỏa mãn ước muốn bản thân, để giúp đỡ gia đình…Ở trường THPT chuyên, tỷ lệ học sinh nhận thấy mục đích thực sự của việc học là tiếp thu kiến thức cao hơn so với trường THPT không chuyên. 5. 3. Những nguyên nhân khiến học sinh THPT chán, lười học và nguyên nhân thúc đẩy các em học tốt hơn THPT THPT Phạm Tổng số Chuyên Văn Nghị KHTN Do ham chơi 21/59 20/72 41/131 (31,3%) Do kết quả học tập 14/59 25/72 39/131 không như mong đợi (29,77%) Do cảm thấy các môn học 68/59 13/72 81/131 quá khó (16,03%) Do hoàn cảnh gia đình 3/59 6/72 9/131 tác động (6,87%) Do môi trường xã hội 7/59 7/72 14/131 tác động (10,69%) Ý kiến khác 6/59 1/72 7/131 (5,34%) Nhận xét Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học của học sinh THPT ở cả 2 trường là do ham chơi (31,3%), kết quả học tập không như mong đợi (29,77%), rồi đến lý do
- cảm thấy môn học khó và hoàn cảnh tác động. Điều đó chứng tỏ: hiện tượng chán học, lười học nhìn chung xuất phát từ chính bản thân các em (dễ bị lôi kéo, dụ dỗ; chưa quyết tâm, kiên trì và chưa quan tâm thực sự đến học tập). Tỷ lệ nguyên nhân do cảm thấy môn học quá khó, hoàn cảnh tác động ở 2 trường tương đối như nhau, sai khác không nhiều. Tỷ lệ do ham chơi, kết quả học tập không như mong đợi ở 2 trường sai khác nhiều (tỷ lệ ở trường THPT chuyên cao hơn 7,81% đối với nguyên nhân do ham chơi; trong khi đó, tỷ lệ ở trường THPT không chuyên cao hơn 10,99% đối với nguyên nhân do kết quả học tập không như mong đợi). * Ngoài ra, rất nhiều học sinh THPT Chuyên KHTN đưa ra ý kiến khác về nguyên nhân gây chán, lười học. Dưới đây là thống kê số ý kiến khác: + Do không có khả năng đối với môn học. + Do gia đình, thầy cô đặt quá nhiều hy vọng tạo áp lực lớn cho học sinh. + Do không giữ được ý chí quyết tâm học tập. + Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động. + Do môn học không đủ sức hấp dẫn với học sinh… Với câu hỏi “Những nguyên nhân thúc đẩy bạn học tốt hơn”, chúng tôi thu được kết quả sau: Ngoài những nguyên nhân gắn liền với mục đích học tập, còn có một số nguyên nhân khác như: + Giáo viên tạo không khí học tập vui vẻ. + Do có niềm đam mê với môn học. + Học để tìm tòi những điều mới mẻ, tư duy logic, sáng tạo hơn. + Do ý thức bản thân thấy được tầm quan trọng của việc học… Dưới đây là bảng số liệu và biểu đồ về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này đối với việc học tập của học sinh: Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều bình thường ít THPT 31/41 10/41 0/41 Chuyên KHTN THPT 25/44 16/44 3/44 Phạm Văn Nghị Tổng số 56/85 26/85 3/85 (65,88%) (30,59%) (3,53%) Nhận xét
- Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân trên ở cả 2 trường qua điều tra của chúng tôi: phần lớn là ảnh hưởng nhiều (65,88%), ảnh hưởng bình thường chiếm (30,59%), ảnh hưởng ít chỉ chiếm 1 phần nhỏ (3,53%). Ở trường THPT chuyên, các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng nhiều cao hơn 18,79% so với trường THPT không chuyên. Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng bình thường và ít ở THPT chuyên thấp hơn ở trường THPT không chuyên. Tóm lại, dựa vào kết quả điều tra những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng chán, lười học và mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của các nguyên do thúc đẩy việc học tập mà chúng ta có thể đề ra được những biện pháp phù hợp hơn nhằm khuyến khích học sinh học tập tốt hơn. 5.4. Thái độ của học sinh THPT đối với việc học Phát biểu Có phát biểu nhưng Không nhiều không nhiều phát biểu THPT 5/41 24/41 12/41 Chuyên KHTN THPT 2/51 27/51 22/51 Phạm Văn Nghị Tổng số 7/92 51/92 34/92 (7,61%) (55,43%) (36,96%)
- Biểu đồ 8a: Mức độ phát biểu của học sinh THPT Phát biểu nhiều 7.61 36.96 Có nhưng 55.43 không nhiều Không phát biểu Biểu đồ 8b: THPT Chuyên KHTN 58.54 60 50 40 29.27 30 20 12.19 10 0 Phát biểu nhiều Có phát biểu Không phát biểu nhưng không nhiều Biểu đồ 8c: THPT Phạm Văn Nghị 60 52.94 50 43.14 40 30 20 10 3.92 0 Phát biểu nhiều Có phát biểu Không phát biểu nhưng không nhiều Tình trạng lớp học tương đối trầm ở các trường lớp THPT khá phổ biến hiện nay. Khi khảo sát ngẫu nhiên 2 lớp THPT, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá 50% nửa, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 37%), còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể.
- Tỷ lệ có phát biểu nhưng không nhiều ở cả 2 trường xấp xỷ bằng nhau, tỷ lệ phát biểu nhiều ở THPT chuyên cao hơn 8,27% so với trường không chuyên, còn tỷ lệ không phát biểu ở THPT không chuyên cao hơn 13,92% so với trường THPT chuyên. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá phức tạp, bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh (sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài), do cá nhân chưa chuẩn bị bài kỹ, đến phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa gây hứng thú tới học sinh… Với câu hỏi “Bạn có chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp không?”, chúng tôi thu được 91 câu trả lời: Có Không THPT Chuyên KHTN 28/41 13/41 THPT Phạm Văn Nghị 25/50 25/50 Tổng số 53/91 38/91 (58,24%) (41,76%) Biểu đồ 9a: Tỷ lệ học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp Có 41,76% 58,24% Không Biểu đồ 9b: THPT Chuyên KHTN 80 68.29 60 40 31.71 20 0 Có Không
- Biểu đồ 9c: THPT Phạm Văn Nghị 80 60 50 50 40 20 0 Có Không Từ biểu đồ trên cho thấy Tình trạng không chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn tồn tại khá phổ biến (chiếm 42%) ở 2 lớp THPT này. Kết quả khảo sát này khá phù hợp với thực tế hiện nay. Ở hầu hết các trường lớp, học sinh thường khá bị động trong việc tự chuẩn bị bài ở nhà, kể cả khi giáo viên kiểm tra, các em vẫn có xu hướng làm chống đối. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng phổ biến này là: học sinh có rất ít thời gian học ở nhà trong khi lượng kiến thức học quá lớn, học sinh chưa chú tâm tới môn học hay chưa hiểu rõ tác dụng của phương pháp học này… Tỷ lệ học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp ở trường chuyên cao hơn 18,29% so với trường không chuyên. Tỷ lệ học sinh không và có chuẩn bị bài trước khi đến lớp ở trường THPT Phạm Văn Nghị là bằng nhau. Điều ấy chứng tỏ, tỷ lệ các em học sinh THPT chuyên nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhiều hơn ở trường THPT không chuyên. Với câu hỏi “Bạn chỉ học tập trung các môn cần phải thi hay học đều các môn?”, có 91 câu trả lời: Chỉ học tập trung Học đều các môn các môn cần phải thi THPT 22/41 19/41 Chuyên KHTN THPT 39/50 11/50 Phạm Văn Nghị Tổng số 61/91 30/91 (67,03%) (32,97%)
- Biểu đồ 10a: Tỷ lệ học sinh tập trung học các môn cần thi hay học đều các môn Chỉ học các m ôn cần phải 32,97% thi 67,03% Học đều các m ôn Biểu đồ 10b: THPT Chuyên KHTN 80 53.66 60 46.34 40 20 0 Chỉ học các Học đều các môn cần phải môn thi Biểu đồ 10b: THPT Phạm Văn Nghị 78 80 60 40 22 20 0 Chỉ học các Học đều các môn cần phải môn thi Từ biểu đồ ta thấy: Kết quả điều tra của câu hỏi này khá thực tế. Hầu hết các em học sinh đều có tâm lý chung học lệch, chỉ tập trung học các môn sắp kiểm tra, thi hay các môn chuyên ngành (chiếm 67%). Tỷ lệ học sinh chỉ tập trung học các môn phải thi ở trường Phạm Văn Nghị cao hơn 24,34% so với trường Chuyên KHTN. Ở trường THPT chuyên, tỷ lệ học đều các môn và học tập trung các môn phải thi xấp xỷ bằng nhau. Điều đó chứng tỏ các em THPT chuyên đã có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và hiệu quả của việc học đều các môn học hơn các em THPT không chuyên.
- 5.5. Những đề xuất nhằm tạo động lực cho học sinh THPT tích cực học tập đạt kết quả tốt Sau đây là một số ý kiến của học sinh 2 trường THPT đã được tổng hợp: Về phía nhà trường, giáo viên: Tạo điều kiện học tập tốt nhất, nâng cao trang thiết bị, dụng cụ học tập. Tăng cường các loại học bổng khuyến khích. Mở rộng các lớp giao lưu với học sinh các khóa. Tăng cường trao đổi học sinh sang nước ngoài học hỏi. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Giáo viên chuyên môn giỏi, có phương pháp giảng dạy chất lượng, lôi cuốn (đưa vào bài giảng những ví dụ thực tế, dễ hiểu; tạo tâm lý học thoải mái, không gây áp lực cho học sinh; gây không khí học tập; kết hợp học + chơi; dạy sát chương trình học, dạy những điều cơ bản, cần thiết…); giáo viên cần quan tâm đến học sinh; định hướng tương lại cho học sinh… Bài tập, kỳ thi cần được giảm tải, đưa ra một cách phù hợp… Về phía gia đình, xã hội: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ. Có sự đầu tư về vật chất , sự quan tâm về tinh thần từ gia đình, bạn bè, xã hội… Về bản thân: Chăm chỉ, tự giác, có lòng quyết tâm cao, có lòng tin vào bản thân. Phân bố thời gian học tập, vui chơi, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Tham gia tích cực các phong trào ngoại khóa. Tích cực chuẩn bị bài, phát biểu xây dựng bài. 6. Một số phương pháp giúp học sinh THPT có hứng thú học tập Từ việc nghiên cứu, điều tra về lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi xin đề xuất một số phương pháp giúp học sinh THPT có hứng thú học tập đối với các môn học, tạo tiền đề cho việc đạt kết quả học tập tốt: Muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt không tự dưng có mà cần phải được xây dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập. Mặt khác, hành vi của con người phụ thuộc vào nhiều khả năng khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa hình thành ổn định, chưa có mục đích sống chủ đạo, cho nên môi trường khách quan cần có những điều kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ để ươm
- mầm cho hứng thú phát triển: thư viện phong phú các đầu sách, phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ, những kỳ vọng, sự động viên của thầy cô và gia đình. Hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên. Do đó, giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống; giúp học sinh biết cách học thích hợp đối với mỗi bộ môn, tăng cường thời lượng, chất lượng thực hành cho mỗi bộ môn, nắm vững lý thuyết, luôn có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các tình huống trong đời sống theo các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài giảng nêu vấn đề, những giờ thảo luận trên lớp, những trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập cho các em. Quá trình kích thích hứng thú không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình. Do đó, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hoàn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ. Trong giảng dạy, giáo viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập. Về phía nhà trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt mang tính tập thể. Điều đó sẽ kích thích sự hăng hái thi đua, cạnh tranh lành mạnh. Tổ chức các buổi ngoại khóa, trò chuyện, giao lưu giữa thầy cô – học sinh, học sinh – học sinh nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập. Từ đó, tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng thuận giữa các học sinh để các em cùng giúp nhau học tốt hơn. KẾT LUẬN Việc thực hiện đề tài, một mặt giúp nắm bắt được mức độ hứng thú đối với các môn học của học sinh THPT. Đó là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp để hình thành và nâng cao hứng thú học tập của học sinh nhằm giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn. Thực tế điều tra cho thấy, phần lớn học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của học tập. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động lại có sự mâu thuẫn. Nguyên nhân căn bản là do chưa có động cơ học tập đúng đắn. Kinh nghiệm dạy và học cho thấy: học sinh chỉ có kết quả học tập cao khi họ hứng thú thật sự đối với môn học. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu giúp các em lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động giáo dục là phải tổ chức dạy và học như thế nào để hình thành và nâng cao hứng thú cho học sinh. Những kết quả thu được từ đề tài hy vọng sẽ cung cấp một phần nào đó những cơ sở để thực hiện nhiệm vụ vô cùng phức tạp và khó khăn đó.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn