Đề tài: "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng".
lượt xem 39
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: "hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại công ty cao su sao vàng".', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng".
- Luận văn Đề tài: "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng".
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là vấn đề sống còn c của doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp luôn tìm cho mình hướng đi đ úng đ ắn để có thể đứng vững trên thị trường. H àng năm, doanh nghiệp lập nên các kế ho ạch nhằm đ ịnh hướng các hoạt động kinh doanh trong năm của mình. Trong một số năm gần đây, thị trường vật tư nước ta có nhiều biến động. Giá xăng dầu tăng cao, kéo theo đó là sự tăng gia của các nguyên vật liệu đầu vào. Nước ta là một nước nhập khẩu xăng dầu với một khối lượng lớn. Các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, họ không thể đột ngột tăng giá sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp còn phải chịu lỗ để giữ chân khách hàng. Công ty cao su Sao vàng tuy là một doanh nghiệp đ ầu đ àn trong ngành công nghiệp cao su Việt nam nhưng trong những năm gần đây, công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì sự biến động của thị trường vật tư. Vì vậy hàng năm, công ty luôn cố gắng làm tốt công tác lập kế hoạch năm cho vật tư để có thể đảm bảo đủ vật tư cho sản xuất, đồng thời có thể ứng phó được với những sự thay đổi của môi trường. Trong quá trình thực tập tại Công ty cao su Sao vàng, em đ ã có đ iều kiện nghiên cứu về công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. Do đó, em chọn đ ề tài: "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng ". Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em xin trình bày công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại công ty, những kết quả đ ạt được và một số vấn đ ề còn tồn tại trong công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng, đồng thời em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch năm cho vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. K ết cấu của b ài viết ngoài phần mở đầu, kết luận được chia thành 3 chương: 1 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành Chương I: Lý luận chung về công tác lập kế hoạch năm cho vật tư trong các doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch vật tư tại Công ty Cao su Sao vàng. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch vật tư tại Công ty cao su Sao vàng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng phân tích và trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền cùng các cán bộ trong phòng kế hoạch vật tư Công ty Cao su Sao vàng đ ã trực tiếp giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Đ ồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý đã giúp em có được kiến thức trong suốt quá trình học tập. 2 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG I. LẬP KẾ HOẠCH VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP I. V ẬT TƯ VÀ KẾ HOẠCH VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Vật tư và quản lý vật tư trong doanh nghiệp. 1.1 Vật tư: 1.1.1 Khái niệm vật tư: V ật tư là tên gọi chung của nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài và các loại vật tư khác(1). Nói cách khác, vật tư còn được định nghĩa là những sản phẩm dùng để sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá khác. Trong doanh nghiệp, vật tư được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt thép, cao su, vải sợi, da... 1.1.2. Vai trò của Vật tư Trong giai đoạn hiện nay, mỗi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm và hàng hoá khác nhau, và theo xu thế chung, những chủng loại hàng hoá của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Đ ể sản xuất ra các sản phẩm hóa đó, người ta phải sử dụng rất nhiều loại vật tư. Mỗi sản phẩm hàng hoá được cấu thành từ các loại vật tư theo một tỉ lệ nhất định. Cho dù là một vật tư nhỏ nhưng thiếu nó, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Thông thường, trong các doanh nghiệp, chi phí vật tư chiếm đến 50% chi phí sản phẩm. Đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc khối ngành công nghiệp, chi phí vật tư chiếm từ 70 - 80% chi phí sản phẩm. Q uá trình sản xuất có thể được ví như một hộp đen có đầu vào và đầu ra. Trong đó, đầu vào bao gồm vốn, máy móc thiết bị, con người và vật tư. Đầu vào Hộp đen Đầu ra Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp (Nguồn: Giáo trình KHQL Tập II, trang 206) ( 1) Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp - Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà nội, 2002. 3 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành V ật tư chính là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới sự tác động của lao động, vật tư b ị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Vật tư là yếu tố đ ầu tiên của quy trình sản xuất, nó tác động, ảnh hưởng và chi phối các hoạt động tiếp theo của quy trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại vật tư. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật tư bao gồm nhiều loại khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và các tính năng khác nhau. Đ ể sản xuất, người ta phải sử dụng rất nhiều loại vật tư. Vì vậy, để quản lý và sử dụng hợp lý các loại vật tư, người ta phải tiến hành phân loại vật tư theo tính năng và đặc điểm của nó. Tuỳ từng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau mà có cách phân loại vật tư theo các cách khác nhau. Có các cách phân loại vật tư như sau: a) Phân loại vật tư căn cứ vào công dụng của vật tư trong quá trình sản xuất(2): - Vật tư là tư liệu lao động: là các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, bao gồm: + Các máy móc, thiết bị sản xuất + Các phương tiện vận chuyển + Các thiết bị truyền dẫn năng lượng + Các thiết bị dùng cho quản lý. + Các phụ tùng thay thế... - V ật tư là đối tượng lao động bao gồm những yếu tố sau: + N guyên vật liệu. + N hiên liệu. + Năng lượng + Bán thành phẩm mua ngoài..... ( 2) Phần này được tóm tắt từ : Giáo trình Quản trị vật tư kĩ thuật - Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2003, trang 73. 4 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành b) Phân loại vật tư căn cứ vào tầm quan trọng của nó trong sản xuất(3): Theo cách phân loại này, người ta chi ra thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ - N guyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công sẽ trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, hoặc những nguyên vật liệu được sử dụng với số lượng lớn hoặc những vật liệu đắt tiền phải nhập khẩu. - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật tư không trực tiếp cấu thành sản phẩm nhưng lại rất quan trọng trong sản xuất. Những vật tư này đ ược sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm hoàn thiện tính năng cho sản phẩm, để tăng chất lượng sản phẩm hoặc dùng để trang trí cho sản phẩm. - Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu ở thể rắn, lỏng hay khí như than, củi, xăng dầu, hơi đốt v..v... N hiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại nguyên vật liệu phụ. Tuy nhiên nó đ óng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, và có các tính năng cũng như kĩ thuật quản lý hoàn toàn khác với nguyên vật liệu thông thường. Tuỳ từng doanh nghiệp mà có thể tách nhiên liệu làm đối tượng quản lý riêng hay coi nhiên liệu là nguyên vật liệu phụ. c) Căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Theo căn cứ này, nguyên vật liệu được chia thành vật liệu mua ngoài, vật liệu tự sản xuất và vật liệu từ các nguồn khác.... Nói chung, việc phân loại vật tư chỉ là tương đối. Nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đ ặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp đó. Phân loại vật tư theo các cách nào là để tiện cho việc quản lý, sử dụng hay tính toán định mức tiêu thụ vật tư của doanh nghiệp đó. ( 3) Phần này được tóm tắt từ : Giáo trình Quản trị vật tư kĩ thuật - Đại học Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2003, trang 74. 5 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành 1.2. Quản lý vật tư trong doanh nghiệp Công tác quản lý vật tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Do tính chất, đặc đ iểm và tầm quan trọng của vật tư trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý vật tư thật hợp lý. Công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau: - X ây d ựng đ ịnh mức tiêu hao vật tư cho từng đơn vị sản phẩm. - Lập kế hoạch vật tư: Bao gồm kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng... - Bảo quản và dự trữ vật tư. - Tổ chức cung ứng vật tư. V iệc quản lý vật tư trong doanh nghiệp là một công việc khó khăn phức tạp vì đối tượng quản lý tương đối nhiều. Khi quản lý vật tư, doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Trong khâu lập kế hoạch vật tư: Phải lập kế hoạch đủ số lượng, chất lượng quy cách, chủng loại cho từng loại vật tư và đảm bảo được kế hoạch phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đối với kế hoạch vật tư theo quý, tháng thì phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian đã đ ề ra. - Trong khâu b ảo quản vật tư: Phải xây dựng hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo được chất lượng của vật tư. Bố trí các nhân viên thủ kho có trình độ chuyên môn, am hiểu về vật tư và doanh nghiệp... Cần bảo quản theo đúng quy định phù hợp với từng tính chất của mỗi loại vật tư để đảm bảo đ ược đ ặc tính kĩ thuật, tránh hư hỏng, hao hụt... - Trong khâu dự trữ vật tư: Doanh nghiệp cần xây dựng được định mức dự trữ tối đa và tối thiểu cho từng loại vật tư. V ật tư được dự trữ dao động trong kho ảng mức dự trữ tối đa và tối thiểu là hợp lý. Tránh việc dự trữ quá ít, khi cần cho sản xuất thì doanh nghiệp lại không đ ủ để cung ứng. Đồng thời tránh việc dự trữ quá nhiều mà làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. 6 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành - Trong khâu tổ chức cung ứng và sử dụng vật tư: Doanh nghiệp cung ứng cho các xưởng sản xuất một số lượng vừa đủ để khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nhằm giảm mức tiêu hao vật tư. Công việc quản lý vật tư bao gồm rất nhiều nội dung. Nhưng do hạn chế về thời gian và dữ liệu, trong bài viết này chỉ xin đề cập đến 1 khía cạnh của quản lý vật tư. Đ ó là công tác lập kế hoạch năm cho vật tư. 2 . K ế hoạch vật tư trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp. 2.1 Kế hoạch vật tư của doanh nghiệp. K ế hoạch vật tư là một bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Kế hoạch vật tư được các doanh nghiệp lập ra vào đ ầu năm nhằm xác định chính xác lượng vật tư cần mua sắm hay cần dự trữ trong năm cho doanh nghiệp. K ế hoạch năm vật tư có một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vật tư. Mỗi doanh nghiệp có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn loại vật tư khác nhau. N ếu thiếu chỉ một loại vật tư dù là nhỏ sẽ làm gián đ oạn việc sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Rõ ràng, vật tư quyết đ ịnh đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất. V iệc quản lý tốt vật tư trong doanh nghiệp, lập kế hoạch năm cho các loại vật tư thật chính xác là đ iều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể đ ảm bảo chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. N hiệm vụ của Kế hoạch vật tư tuy vụn vặt, phức tạp nhưng rất quan trọng vì số lượng vật tư của các doanh nghiệp là rất lớn. Nhiệm vụ của kế ho ạch vật tư là phải đảm bảo được đủ số lượng vật tư cho sản xuất, giảm thiểu tối đa tồn đọng vật tư nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. 2.2. Vị trí của Kế hoạch vật tư trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp. 2.2.1 Xét theo các loại kế hoạch: K ế hoạch năm của doanh nghiệp bao gồm 7 bộ phận chính: 7 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành - K ế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - K ế hoạch giá thành sản phẩm - K ế hoạch lao động - tiền lương - K ế hoạch vật tư - K ế hoạch tài chính - K ế hoạch khoa học công nghệ - K ế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ 7 loại hình kế hoạch này chính là các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh một năm cho doanh nghiệp. Các bộ phận này có quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Kế hoạch SX và tiêu thụ SP Kế hoạch lao Kế hoạch xây Kế hoạch động - tiền lương dựng và sửa chữa vật tư lớn TSCĐ Kế hoạch khoa học-công nghệ Kế hoạch giá thành sản phẩm K ế hoạch tài chính Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các bộ phận kế hoạch xét theo các loại hình kế hoạch 8 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành N hìn vào sơ đồ trên ta thấy: Trong hệ thống kế hoạch năm của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò chủ đạo và làm cơ sở cho các bộ phận kế hoạch khác. Trên cơ sở của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp xác định các bộ phận kế hoạch khác. K ế hoạch vật tư được thiết lập dựa trên cơ sở của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời căn cứ vào k ế hoạch xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ và kế hoạch khoa học công nghệ để xác đ ịnh năng lực của doanh nghiệp trong năm và các định mức tiêu hao vật tư cho các đơn vị sản phẩm. Các chỉ tiêu của Kế hoạch vật tư được phản ánh trong kế hoạch tài chính và kế hoạch giá thành sản phẩm bởi vì, giá thành vật tư ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành sản phẩm. K ế hoạch vật tư là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, trước khi lập kế hoạch năm cho vật tư, doanh nghiệp phải xem xét các mối liên hệ giữa kế hoạch vật tư và các loại hình kế hoạch khác để có thể thu thập đầy đủ thông tin, nhằm lập được một kế hoạch chính xác nhất. 2.2.2 Xét theo cấp độ kế hoạch: Căn cứ vào sứ mệnh của doanh nghiệp, tức là lĩnh vực hoạt động, vai trò và vị trí của doanh nghiệp trong môi trường hoạt động của nó, người ta quản lý doanh nghiệp bằng 2 cấp kế hoạch là: K ế hoạch chiến lược và kế ho ạch tác nghiệp: Sứ mệnh của doanh nghiệp Các kế hoạch chiến lược Các kế hoạch tác nghiệp Sơ đồ 3: Các cấp độ kế hoạch 9 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành - Các kế hoạch chiến lược được thiết lập nhằm xác định các mục tiêu tổng thể cho tổ chức - Các kế hoạch tác nghiệp đ ược thiết lập nhằm cụ thể hoá các kế hoạch chiến lược thành các hoạt động hàng năm, hàng quý hay hàng tháng cho tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp bao gồm: Kế hoạch nhân công, kế hoạch tài chính, kế hoạch vật tư, kế hoạch sản xuất... K ế hoạch vật tư và các kế hoạch tác nghiệp khác đảm bảo cho mọi người đểu nắm bắt được mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, các kế hoạch này quy định rõ trách nhiệm của từng người trong các hoạt động nhằm đạt đ ược mục tiêu đã đề ra. 3. Nội dung của kế hoạch năm cho vật tư K ế hoạch năm cho vật tư gồm ba nội dung chính sau đây: - X ác định tổng nhu cầu vật tư. - X ác định nhu cầu vật tư cần dự trữ. - X ác định nhu cầu vật tư cần mua sắm trong năm. 3.1 Xác đ ịnh tổng nhu cầu vật tư Để xác định được tổng nhu cầu vật tư trong năm, trước hết doanh nghiệp phải xác định được định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm từ đ ó để làm căn cứ lập kế hoạch số lượng vật tư cần dùng, cần mua một cách hợp lý nhất. - Đ ịnh mức tiêu hao vật tư là lượng vật tư tiêu hao lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để ho àn thành 1 khối lượng công việc nhất định trong một điều kiện tổ chức và kĩ thuật đã được xác định(4). Trong doanh nghiệp, đ ịnh mức tiêu hao vật tư giữ một vai trò quan trọng. Đối với với việc sản xuất kinh doanh, đ ịnh mức tiêu hao vật tư là căn cứ để cấp phát vật tư cho từng đơn vị sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành cân đối, liên tục. Đối với công tác lập kế hoạch vật tư, định mức tiêu hao vật tư vừa là căn cứ để tính nhu cầu vật tư, vừa là căn cứ để ( 4) Giáo trình Quản trị vật tư kĩ thuật - Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà nội, 2003, trang 76. 10 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, cân đối các bộ phận kế ho ạch khác có liên quan... Đ ịnh mức tiêu hao vật tư có thể được tính theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách tính có ưu và nhược điểm riêng. Tuy từng doanh nghiệp và đ iều kiện sản xuất của doanh nghiệp mà có cách tính định mức tiêu hao phù hợp. Tuy nhiên, định mức tiêu hao vật tư phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học và thực tiễn. Có một số cách tính đ ịnh mức tiêu hao vật tư như sau: - Tính định mức tiêu hao vật tư theo phương pháp thống kê kinh nghiệm: là xác định đ ịnh mức tiêu hao vật tư dựa vào số liệu thống kê về mức tiêu hao vật tư bình quân của kỳ trước, kết hợp với các điều kiện tổ chức sản xuất của kì kế hoạch và kinh nghiệm của cán bộ quản lý. Phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán rất đơn giản, dễ vận dụng. Tuy nhiên định mức tiêu hao vật tư tính theo phương pháp này không được chính xác vì nó còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người cán bộ. - Tính định mức tiêu hao vật tư theo phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp xây dựng định mức tiêu hao dựa vào kết quả của phòng thí nghiệm hay thử nghiệm trong điều kiện sản xuất để điều chỉnh cho sát với thực tế. Phương pháp này cho kết quả khá chính xác tuy nhiên việc tính định mức theo phương pháp này trong điều kiện thử nghiệm nên khó có thể giống với điều kiện sản xuất thực tế và chi phí rất tốn kém, mất nhiều thời gian... - Tính định mức tiêu hao vật tư theo phương pháp tính toán phân tích: Là phương pháp tính định mức tiêu hao vật tư dựa trên các công thức kỹ thuật và các tiêu chuẩn định mức do nhà nước ban hành hoặc các kết quả do nhà chế tạo thử nghiệm rồi kết hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đ ến định mức tiêu hao trong điều kiện thực tế để tiến hành đ iều chỉnh cho phù hợp với đ iều kiện sản xuất. Phương pháp này rất chính xác vì vừa kết hợp đ ược việc thử nghiệm với điều kiện sản xuất thực tế. 11 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành Tổng nhu cầu vật tư là lượng vật tư dự kiến trong năm kế hoạch mà chưa tính đến lượng vật tư dự trữ hiện có hay lượng vật tư sẽ tiếp nhận được. K hi tính tổng nhu cầu vật tư, doanh nghiệp dựa vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, và định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm và tính theo công thức sau: n (5) V i Q D ij j j 1 Trong đó: V i là tổng nhu cầu vật tư i D ij là định mức tiêu hao vật tư i cho một đơn vị sản phẩm j Q j là số lượng sản phẩm j theo kế hoạch sản xuất n là số chủng loại sản phẩm có dùng vật tư i 3.2 Xác đ ịnh nhu cầu dự trữ vật tư: Trong khi lập kế hoạch năm cho vật tư, doanh nghiệp phải tính đ ược hợp lý số lượng vật tư cần dự trữ. Doanh nghiệp không thể sản xuất đ ến đâu, mua sắm vật tư đến đấy vì như vậy sẽ có những trở ngại xảy ra như không có đủ thời gian chuẩn bị vật tư cho sản xuất, không chủ động trong sản xuất vì phải chờ đợi vật tư, việc cung ứng vật tư cho sản xuất có thể xảy ra bất trắc khiến cho việc sản xuất bị đ ình trệ, điều này sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ không thực hiện đúng hợp đồng giao hàng cho khách hàng, làm giảm uy tín của doanh nghiệp... Do vậy, để đ ảm bảo chắc chắn cho hoạt động sản xuất của năm sau, ngay từ khi lập kế hoạch cho vật tư của năm nay, doanh nghiệp phải có kế hoạch dự trữ vật tư cuối năm đ ể đảm bảo cho hoạt động sản xuất của đ ầu kì kế hoạch sau được tiến hành nhịp nhàng, không bị gián đoạn. K hi lập kế hoạch dự trữ vật tư, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ số lượng vật tư để sản xuất có thể tiến hành liên tục. Tuy nhiên, việc dự trữ nhiều sẽ làm ứ đọng vốn, làm tăng chi phí lưu kho, từ đó đẩy giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó, doanh nghiệp phải có sự kết hợp hài hoà để việc dự trữ vật tư đủ cho sản xuất với chi phí thấp nhất có thể. ( 5) GS.TS Trần Văn Địch - Tổ chức sản xuất cơ khí, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, Hà nội, 2005, trang 204. 12 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành 3.3 Nhu cầu vật tư cần mua sắm trong năm k ế hoạch: N hu cầu vật tư cần mua sắm là lượng vật tư cần mua bổ xung trong năm kế ho ạch. Nhu cầu vật tư cần mua sắm đ ược tính theo công thức sau(6): Nhu cầu mua sắm Tổng nhu cầu D ự kiến tồn - Tồn đ ầu kì + = vật tư vật tư cuối kì Tồn đ ầu kì là số lượng vật tư đang có ở thời điểm bắt đầu của năm kế ho ạch. Lượng tồn đ ầu kì của kì này chính là lượng tồn cuối kì của kì trước. II. LẬP KẾ HOẠCH NĂM CHO V ẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP 1. Vai trò của công tác lập kế hoạch năm cho vật tư trong doanh nghiệp Lập kế hoạch vật tư là việc xác đ ịnh chính xác khối lượng nhu cầu vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc cần sản xuất cho từng năm. V iệc lập kế hoạch năm cho vật tư chính xác, đúng khối lượng, đúng thời đ iểm yêu cầu là cơ sở quan trọng để duy trì lượng dự trữ vật tư ở mức thấp nhất, giảm thiểu tồn đọng vốn... Đ iều này đòi hỏi công việc lập kế hoạch năm cho vật tư p hẩi hết sức chặt chẽ, chính xác cho từng loại vật tư. V ai trò của việc lập kế hoạch vật tư: G iúp doanh nghiệp ứng phó với sự thay đổi của môi trường: Môi trường ở đ ây có nghĩa là cả môi trường b ên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Môi trường của một doanh nghiệp trong một năm có thể có nhiều thay đổi. Trước khi lập kế hoạch nói chung và kế hoạch vật tư nói riêng, doanh nghiệp phải nghiên cứu và d ự báo môi trường. Công việc này giúp doanh nghiệp có thể dự đoán trước những biến động của môi trường, từ đó doanh nghiệp sẽ lập ra một kế hoạch phù hợp. G iảm thiểu thời gian, và lượng dự trữ nguyên vật liệu: Kế hoạch vật tư xác đ ịnh chính xác số lượng vật tư cần mua, cần sử dụng của doanh nghiệp ở từng thời đ iểm. Do đó, doanh nghiệp sẽ biết được chính xác lượng ( 6) Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội-2004, Trang 212. 13 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành mà doanh nghiệp cần dùng, từ đó, tránh được việc tồn đọng quá nhiều vật tư trong kho, giảm được chi phí lưu kho và giảm được chi phí vốn lưu đ ộng trong doanh nghiệp. G iảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng vật tư: Các chi tiết vật tư dù là rất nhỏ, được sử dụng với số lượng ít nhưng khi lập kế hoạch vật tư, người lập kế hoạch phải tính đến cả những chi tiết đó để khi công việc sản xuất cần đ ến là doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng, tránh phải chờ đợi, làm gián đo ạn cả quy trình sản xuất chỉ vì những chi tiết rất nhỏ, hoặc để tránh thiếu vật tư mà làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó làm giảm hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. 2. Quy trình lập kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt mục tiêu đó Q uy trình lập kế hoạch vật tư cũng là một quy trình xác đ ịnh các mục tiêu cho vật tư và lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu. Có thể nói tóm tắt quy trình lập kế hoạch năm cho vật tư trong các bước sau đ ây: Bước 1: Nghiên cứu và dự báo Bước 2: Xác định các mục tiêu Bước 3: Lựa chọn các phương thức để đạt đ ược mục tiêu 2.1. Nghiên cứu và dự báo: N ghiên cứu và dự báo là công việc đầu tiên của bất cứ công tác lập kế ho ạch nào trong doanh nghiệp. Để lập được kế hoạch, chúng ta phải hiểu biết về thị trường, về môi trường mà doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động, về các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Trước khi lập kế hoạch vật tư, doanh nghiệp cũng phải tiến hành nghiên cứu và dự báo môi trường ngoài, môi trường b ên trong doanh nghiệp... - Nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài: Việc lập kế hoạch năm cho vật tư có liên quan chặt chẽ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm đó của doanh nghiệp, do đó, trước khi lập kế hoạch vật tư, doanh nghiệp cần 14 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành nghiên cứu về thị trường vật tư, dự báo mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, dự báo số lượng các đơn đặt hàng của khách hàng... đ ể từ đó có thể dự báo được lượng vật tư mà doanh nghiệp cần có trong năm kế hoạch. - Nghiên cứu và dự báo môi trường b ên trong: Là việc nghiên cứu và dự báo về các năng lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm... để từ đó xác định được chính xác lượng vật tư mà doanh nghiệp cần dùng. Doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu và dự báo về những vấn đ ề có thể xảy ra đối với vật tư trong doanh nghiệp như vật tư bị hư hại do bốc xếp, vận chuyển... 2.2 Thiết lập các mục tiêu Mục tiêu của bất cứ loại kế hoạch nào cũng cần phải được lượng hoá. Đối với kế hoạch năm cho vật tư, mục tiêu của việc lập kế hoạch là việc xác định được chính xác số lượng của từng loại vật tư. Bao gồm: - N hu cầu vật tư cần dùng cho sản xuất. - N hu cầu vật tư cần dự trữ vào cuối kì kế hoạch. - N hu cầu mua sắm vật tư trong kì kế hoạch. 2.3 Lựa chọn các phương thức, công cụ để đạt được mục tiêu Lựa chọn nhà cung cấp vật tư để có được vật tư: Theo quy luật của thị trường, có cầu về vật tư thì sẽ có cung về vật tư. Trên thị trường, có rất nhiều nhà cung ứng vật tư cho 1 doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải chọn lựa cho m ình một hay nhiều nhà cung ứng vật tư tốt nhất. - Nếu chọn một nhà cung ứng vật tư, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi như giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng có mối quan hệ ổn định lâu dài, tin tưởng lẫn nhau... do đó thuận tiện cho việc quản lý, và dễ dàng giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra. Tuy nhiên doanh nghiệp nếu chọn một nhà cung ứng vật tư sẽ gặp rủi ro cao. - Nếu doanh nghiệp chọn nhiều nhà cung ứng: do các nhà cung ứng vật tư có sự cạnh tranh với nhau nên dễ dàng được giảm giá, việc cung ứng đ ảm 15 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành bảo an to àn cao... Tuy nhiên việc chọn nhiều nhà cung ứng sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các nhà cung ứng... Do đó, doanh nghiệp nên chọn số lượng nhà cung ứng vật tư ở một mức độ nhất định, nên chọn người cung ứng ở gần doanh nghiệp, là những nhà cung ứng tin cậy... Lựa chọn các nguồn lực đ ể đ ạt được mục tiêu: K hi lập kế hoạch năm cho vật tư, doanh nghiệp phải lựa chọn các công cụ để đạt được mục tiêu. Các công cụ đó bao gồm các mô hình lý thuyết, các công cụ tài chính, nguồn nhân lực, vật lực... - Tài chính: Đây là một công cụ quan trọng. Công việc mua sắm vật tư không thể thiếu nguồn lực tài chính. Do đó, khi lập kế hoạch vật tư, doanh nghiệp phải tính đến giá cả của vật tư, sau đó xem xét đến các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp để có thể xác định lượng tiền chi cho vật tư của doanh nghiệp trong năm một cách hợp lý. - Nguồn nhân lực: Các cán bộ làm công tác mua sắm vật tư là công cụ quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch vật tư. N goài ra, nguồn nhân lực còn có các cán bộ quản lý kho, cán bộ làm công tác lập kế hoạch chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi việc thực hiện kế hoạch vật tư trong doanh nghiệp. - Các kho bãi: Để phục vụ công tác bảo quản và dự trữ vật tư thì hệ thống kho bãi của doanh nghiệp phải thật chắc chắn, đảm bảo được chất lượng của vật tư trong quá trình bảo quản. - Phương tiện vận chuyển: Doanh nghiệp lựa chọn những phương tiện vận chuyển hợp lý sao cho đảm bảo đ ược chất lượng của vật tư trong quá trình vận chuyển, đồng thời tiết kiệm được chi phí vận chuyển vật tư. 3. Các công cụ lập kế hoạch vật tư: K hi lập kế hoạch vật tư, ngoài các công cụ như tiềm lực của doanh nghiệp còn có các mô hình lý thuyết để doanh nghiệp có thể dựa vào đó để lập kế hoạch năm cho doanh nghiệp một cách chính xác và nhanh chóng hơn. 16 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành Có rất nhiều mô hình có thể phục vụ công tác lập kế hoạch năm cho vật tư như. Trong phần này, ta xem xét 2 mô hình phổ biến, hay được sử d ụng trong giai đoạn hiện nay: - Mô hình quản trị hàng dự trữ - Mô hình JIT (Just in time).... 3.1. Mô hình quản trị hàng dự trữ(7): Mô hình này đ ưa ra giả thiểt rằng nhu cầu vật tư biết trước và không đổi, các chi phí liên quan đến vật tư chỉ có chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng, và sự thiếu hụt vật tư hoàn toàn không xảy ra nếu như các đơn đ ặt hàng đ ược thực hiện đúng. V ới những giả thiết trên, lượng dự trữ vật tư tối ưu đ ược tính theo công thức sau: 2 DS Q H i Trong đó: Q là lượng dự trữ vật tư i tối ưu D là nhu cầu hàng năm về lượng dự trữ vật tư i. S là chi phí đặt hàng vật tư i tính trên 1 đơn hàng. H là chi phí d ự trữ trung bình trên 1 đơn vị dự trữ trong năm. Ưu điểm của mô hình này là cách tính đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên các giả thiết mà mô hình này đưa ra trên thực tế là không phù hợp với các doanh nghiệp. Trên thực tế, chi phí cho vật tư không chỉ có chi phí lưu kho và chi phí cho đơn đặt hàng mà còn nhiều chi phí khác như chi phí vận chuyển.... 3.2 Mô hình JIT (Just in time)(8): Mô hình này còn được gọi là mô hình dự trữ đúng thời điểm. Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng vật tư tối thiểu cần thiết đ ể giữ cho hệ thống sản xuất được hoạt động bình thường. ( 7) Phần này được tóm tắt từ : Giáo trình Khoa học quản lý tập II- Trường đại học Kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà nội-2002, Trang 318-319. ( 8) Phần này được tóm tắt từ : Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường đại học kinh tế quốc dân, Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội, 2004, từ trang 299 đến trang 302. 17 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành Lượng dự trữ được xác định theo công thức sau: Lượng dự trữ tối đa + Lượng dự trữ tối thiểu Lượng dự trữ trung bình = 2 Q Q max min Q H ay: 2 K hi áp d ụng mô hình JIT, doanh nghiệp phải có các yếu tố đầu vào là các nguyên nhân gây ra sự chậm trễ về vật tư như vật tư không đảm bảo yêu cầu, hệ thống cung ứng chưa đảm bảo gây ra mất mát, hư hỏng vật tư... Đ ể giảm lượng dự trữ vật tư, mô hình này đưa ra một số giải pháp như: - Giảm bớt lượng dự trữ ban đầu bằng cách giảm sự thay đổi trong nguồn cung ứng về chất lượng, số lượng... - G iảm bớt lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất. - G iảm bớt lượng dụng cụ phụ tùng. Ưu đ iểm của Mô hình JIT là xác định được khá chính xác số lượng từng loại vật tư đ ể đảm bảo vật tư được đưa đúng đến nơi có nhu cầu thực sự đúng lúc, kịp thời, không đưa đến nơi chưa có nhu cầu, sao cho hoạt động của bất kì nơi nào cũng được liên tục. Hạn chế của mô hình này là không tính đ ến các chi phí liên quan đ ến vật tư như chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho... III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH N ĂM CHO VẬT TƯ 1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 1.1 Thị trường vật tư Thị trường vật tư có ảnh hưởng lớn tới công tác lập kế hoạch vật tư cho doanh nghiệp. Thị trường vật tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Do vậy, thị trường vật tư thường xuyên biến động. Khi lập kế hoạch vật tư, các doanh nghiệp phải tính đến những biến động của thị trường vật tư để có thể ứng phó kịp thời khi đ iều kiện bất lợi xảy ra. Thị trường vật tư biến động có thể do giá cả vật tư b iến động hay nguồn vật tư có thể dồi dào hay khan hiếm. Những điều kiện này x ẽ tạo ra những thuận lợi 18 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
- Chuyên đ ề thực tập chuyên ngành hay khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải có sách lược thích hợp để đối phó với những sự thay đối đó, và có thể điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. 1.2 Các nhà cung cấp vật tư: Đ ây là một yếu tố quan trọng vì đây là nguồn để đảm bảo cho vật tư cả năm cho doanh nghiệp. Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp vật tư. Do đó doanh nghiệp có thể chọn cho m ình một hay nhiều nhà cung cấp vật tư. Đ iều này tuỳ thuộc vào số lượng và chủng loại vật tư của doanh nghiệp. Trước khi lập kế haọch, doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố như giá cả, chất lượng vật tư mà nhà cung cấp đưa ra để có thể chọn cho m ình một nhà cung cấp tốt nhất, đ ảm bảo đầu vào cho doanh nghiệp 2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: 2.1 Sứ mệnh và các chiến lược của doanh nghiệp: K ế hoạch năm cho vật tư nằm trong hệ thống các kế hoạch tác nghiệp của một doanh nghiệp. Do đó, nó chịu sự chi phối của lĩnh vực hoạt động và các m ục tiêu tổng thể của doanh nghiệp đó. Do đó, khi lập kế hoạch vật tư, doanh nghiệp cần căn cứ vào sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp để có thể lập được kế hoạch vật tư thật cụ thể, chi tiết nhằm cụ thể hoá các chiến lược của doanh nghiệp. 2.2 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp: Bao gồm thông tin về quá trình sản xuất của doanh nghiệp, thông tin về tình hình dự trữ vật tư... N hư ta đã biết, số lượng các loại vật tư trong một doanh nghiệp là rất lớn, do đó, để quản lý tốt các loại vật tư, người ta phải có đầy đủ thông tin về các loại vật tư đó. Thông tin về các loại vật tư thường xuyên thay đổi do một số nguyên nhân sau: - Do đơn đặt hàng của khách hàng thường xuyên thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi theo từng thời kì trong năm. Do đó nhu cầu về vật tư cũng biến động theo lượng đ ơn đặt hàng đ ó. 19 Tạ Thị Quyên - Lớp Quản lý kinh tế 44A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp”
75 p | 2805 | 1425
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
67 p | 722 | 203
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần May 10”
94 p | 395 | 124
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp”
119 p | 331 | 119
-
Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Nam Việt
62 p | 712 | 97
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11
92 p | 352 | 93
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 353 | 73
-
Đề tài “Hoàn thiện Công Tác Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM và XNK DVD”
82 p | 181 | 62
-
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc Sông Hồng
94 p | 268 | 51
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng
76 p | 150 | 25
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm
57 p | 125 | 25
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai
84 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang
134 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam
103 p | 23 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Viễn thông tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 112 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
132 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng
107 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
120 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn