intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

Chia sẻ: Nguyen Anh Cuong Cuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

263
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát về sự phân bố, biến động năng suất và sản lượng của rong biển được thực hiện ở ao quảng canh và thủy vực tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012. Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố môi trường nước trong suốt thời gian khảo sát dao động trung bình như nhiệt độ:28,3 - 36,5oC, độ mặn 0 – 23,3‰, pH: 7,6 - 8,9, độ trong: 21,7 - 54,5 cm , mức nước ở trảng: 5 – 45 cm, mức nước tổng: 30 – 93 cm, hàm lượng NH4 +/NH3: 0,1 - 0,57 mg/L,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN ANH CƯỜNG KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINHLƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2012
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN ANH CƯỜNG KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG SINH LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở MỘT SỐ THỦY VỰC NƯỚC LỢ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH 2012
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... i TÓM TẮT............................................................................................................ ii DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................... v CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................ 1 1.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2 1.3 Nội dung đề tài................................................................................................ 2 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................... 3 2.1 Nguồn lợi rong biển thế giới........................................................................... 3 2.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam ....................................................................... 3 2.3 Vai trò của một số loài rong biển ................................................................... 5 2.3.1 Dùng làm thực phẩm .................................................................................. 5 2.3.2 Dùng trong y học và dược phẩm ............................................................... 6 2.3.3 Rong biển dùng trong nông nghiệp .......................................................... 6 2.3.4 Rong biển dùng trong công nghiệp........................................................... 6 2.3.5 Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản......................................................... 6 2.4 Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học một số loài rong biển .......................... 9 2.4.1.Rong Bún Enteromorpha sp ........................................................................ 9 2.4.2.Rong Mền Cladophora spp........................................................................ 11 2.4.3. Rong Đá Najas sp .................................................................................... 14 2.5 Các yếu tố môi trường .................................................................................. 15 2.5.1 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong bún ......................................... 15 2.5.2 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến rong mền ........................................ 18 2.5.3 Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới rong đá ............................................. 18
  4. CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 19 3.1 Vật liệu nghiên cứu....................................................................................... 19 3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị .......................................................................... 19 3.1.2 Hóa chất ..................................................................................................... 19 3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19 3.2.1 Địa điểm thu mẫu ...................................................................................... 19 3.2.2 Phương pháp thu mẫu rong ...................................................................... 20 3.2.3 Xử lý rong sau khi thu .............................................................................. 20 3.2.4 Các chỉ tiêu chất lượng nước ................................................................... 21 3.2.5 Đánh giá năng suất, sản lượng rong thu ................................................. 21 3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 21 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 22 4.1 Các thông số về môi trường nước................................................................. 22 4.1.1 Các yếu tố thủy lý ..................................................................................... 22 Độ Mặn (‰) .................................................................................................... 22 Độ trong(cm) ................................................................................................... 23 Nhiệt độ (oC) ................................................................................................... 23 pH ..................................................................................................................... 24 Mức nước ở trảng (cm) .................................................................................. 25 Mức nước mương (cm) .................................................................................. 26 4.1.2 Các yếu tố thủy hóa .................................................................................. 26 Hàm lượng NH4+/NH3(mg/L) ....................................................................... 26 Hàm lượng NO3-(mg/L) ................................................................................. 27 Độ kiềm (mg CaCO3/L) ................................................................................. 28 Hàm lượng PO43-(mg/L) ................................................................................ 29 4.2 Năng suất rong biển ...................................................................................... 29
  5. 4.2.1 Năng suất rong bún các thủy vực ở Bạc Liêu........................................... 29 4.2.2 Năng suất rong bún các thủy vực ở Sóc Trăng......................................... 31 4.2.3 Năng suất rong mền các thủy vực ở Bạc Liêu.......................................... 31 4.2.4 Năng suất rong mền các thủy vực ở Sóc Trăng........................................ 33 4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Bạc Liêu ............................................. 35 4.2.5 Năng suất rong đá các thủy vực ở Sóc Trăng ........................................ 35 4.3 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực khảo sát..................... 36 4.3.1 Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Bạc Liêu ............. 36 4.3.1Tỉ lệ phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực ở Sóc Trăng ............ 37 4.4 Sản lượng từng loài rong biển trong các thủy vực khảo sát ................... 38 4.4.1 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu ....................................... 38 4.4.2 Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Sóc Trăng ..................................... 38 4.4.3 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Bạc Liêu ................................... 41 4.4.4 Sản lượng rong mền ở các thủy vực ở Sóc Trăng................................. 41 4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Bạc Liêu ...................................... 43 4.4.5 Sản lượng rong đá ở các thủy vực ở Sóc Trăng .................................... 43 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................... 44 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 44 5.2 Đề xuất ......................................................................................................... 45 CHƯƠNG IV TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 46
  6. LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Đồng thời củng bày tỏ lòng biết ơn đối với anh Nguyễn Minh Tiến. Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Thủy Sản đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi và sự giúp đỡ của bạn bè trong quá trình học tập tại khoa Thủy Sản. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Hải, cố vấn học tập đã dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Cần Thơ, ngày 13 tháng 7 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Cường i
  7. TÓM TẮT Khảo sát về sự phân bố, biến động năng suất và sản lượng của rong biển được thực hiện ở ao quảng canh và thủy vực tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng từ tháng 3/2011 đến tháng 2/2012. Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố môi trường nước trong suốt thời gian khảo sát dao động trung bình như nhiệt độ:28,3 - 36,5oC, độ mặn 0 – 23,3‰, pH: 7,6 - 8,9, độ trong: 21,7 - 54,5 cm , mức nước ở trảng: 5 – 45 cm, mức nước tổng: 30 – 93 cm, hàm lượng NH4+/NH3: 0,1 - 0,57 mg/L, NO3- :1,17 - 4,67 mg/L, độ kiềm: 81 – 192 mgCaCO3/L, hàm lượng PO43-: 0,15 - 1,25 mg/L. Năng suất và sản lượng trung bình rong bún ở Bạc Liêu và Sóc Trăng cao vào các tháng đầu 3 - 4 - 5/2011, có khuynh hướng giảm vào giữa đợt thu mẫu và tăng trở lại vào cuối đợt thu mẫu tháng 1 - 2/2012. Năng suất rong bún ở Bạc Liêu dao động trung bình từ 0,46 - 2,73 kg/m2, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,31 - 1,81 kg/m2. Sản lượng rong bún ở các thủy vực ở Bạc Liêu dao động trung bình từ 1.470 – 16.320 kg/ha, ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 312 – 13.024 kg/ha. Năng suất rong mền ở Bạc Liêu biến động nhiều qua các tháng thu mẫu, năng suất trung bình rong mền ở Bạc Liêu cao nhất 2,3 kg/m2 và thấp nhất 0,37 kg/m2. Năng suất rong mền ở Sóc Trăng dao động trung bình từ 0,03 – 1,4 kg/m2. Ở Bạc Liêu rong đá chỉ xuất hiện trong các ao tự nhiên, năng suất rong đá trung bình cao nhất 1,28 kg/m2 và thấp nhất 0,02 kg/m2. Ở Sóc Trăng năng suất rong đá trung bình của các thủy vực đạt cao nhất 2,88 kg/m2. Qua thời gian khảo sát cho thấy rong bún là loài ít xuất hiện vào mùa nắng và có chiều hướng giảm năng suất và sản lượng khi nhiệt độ tăng cao và độ mặn biến động lớn. Rong mền xuất hiện gần như quanh năm ở các thủy vực được khảo sát và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao. Rong đá là loài thường sống ở thủy vực có độ mặn thấp, độ trong cao và thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Sự phát triển của các loài rong biển bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ và độ mặn và có sự cạnh tranh về môi trường sống khi loài này phát triển ưu thế sẽ lấn át loài kia. ii
  8. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Hình rong bún Enteromorpha sp.......................................................... 9 Hình 2.2 : Vòng đời rong bún Enteromorpha sp................................................ 10 Hình 2.3 : Rong mền Cladophora spp................................................................ 11 Hình 2.4 : Rong đá Najas Minor ........................................................................ 14 Hình 4.1: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. .................................................................................................................... 30 Hình 4.2: Năng suất trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................................................... 30 Hình 4.3: Năng suất trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. .................................................................................................................... 32 Hình 4.4: Năng suất trung bình rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng. 33 Hình 4.5: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. .................................................................................................................... 34 Hình 4.6: Năng suất trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................................................... 34 Hình 4.7: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu................................................................................... 36 Hình 4.8: Trung bình phần trăm rong hỗn hợp phân bố trong thủy vực qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................. 37 Hình 4.9: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. .................................................................................................................... 39 Hình 4.10: Sản Lượng trung bình của rong bún qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................................................... 39 Hình 4.11: Sản Lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. .................................................................................................................... 40 iii
  9. Hình 4.12: Sản lượng trung bình của rong mền qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................................................... 40 Hình 4.13: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Bạc Liêu. .................................................................................................................... 42 Hình 4.14: Sản lượng trung bình của rong đá qua các tháng thu mẫu ở Sóc Trăng................................................................................................................... 42 iv
  10. DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Độ mặn và độ trong trung bình qua các tháng thu mẫu. .................... 22 Bảng 4.2: Nhiệt độ và pH trung bình qua các tháng thu mẫu. ........................... 24 Bảng 4.3: Mức nước ở trảng và mức nước mương trung bình qua các tháng thu mẫu. .............................................................................................................. 25 Bảng 4.4: Hàm lượng NH4+/NH3 và NO3- trung bình qua các tháng thu mẫu.... 27 Bảng 4.5: Độ kiềm và hàm lượng PO43- trung bình qua các tháng thu mẫu. ..... 28 v
  11. CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Rong biển là một hợp phần quan trọng của nguồn lợi sinh vật biển, chúng là bãi đẻ và nơi cư trú cho các loài động vật biển, có khả năng hấp thu mạnh các chất dinh dưỡng trong môi trường, chế biến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y dược, mỹ phẩm, nông nghiệp, chiết suất nhiên liệu sinh học và có thể cân bằng sinh thái bền vững. Thêm vào đó, rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng, có thể được sử dụng làm thức ăn cho con người và cá, tôm, cua... Đặc biệt rong biển có vai trò như máy lọc sinh học cũng như vai trò trong việc bảo vệ nguồn giống sinh vật biển và đa dạng sinh học (FAO, 2003; Dhargalkar and Pereira, 2005). Nghiên cứu về phân bố và tình hình trồng rong biển ở nước ta chỉ tập trung ở các tỉnh miền Trung, các loài rong câu (Gracilaria sp.) được trồng phổ biến với hình thức trồng quảng canh hay bán thâm canh, năng suất bình quân 2 tấn khô/ha/năm, một số nơi có thể đạt 3 - 4 tấn khô/ha/năm. Ngoài ra, một số loài rong biển được nhập nội như rong sụn (Kappaphycus alvarezii), rong nho (Caulerrpalentillifera) đã nuôi thử nghiệm thành công ở các tỉnh miền Trung (agroviet.gov.vn/Pages). Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo số liệu điều tra về sự phân bố và phát triển của các loài rong biển trong các mô hình nuôi nước lợ khác nhau của Nguyễn Văn Tròn (2011) và Trần Phát Đạt (2011), hầu hết các hộ dân cho rằng rong bún (Enteromorpha sp.), rong mền (Chladophoraceae) và rong đá (Najas sp.) xuất hiện nhiều nối tiếp hoặc xen kẻ nhau ở các thủy vực nước lợ. Các loài rong này có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản như mô hình nuôi kết hợp hoặc sử dụng làm thức ăn cho cá, tôm. Trong đó, rong mền và các loại rong khác chiếm tối đa khoảng 30% diện tích ao nuôi thì chất lượng nước ao nuôi ổn định và cá, tôm cua nuôi mau lớn. Nếu xuất hiện nhiều (>50% diện tích), ao nuôi quảng canh có thể bị thất thu đặc biệt là nguồn tôm tự nhiên hoặc tôm sú thả nuôi gần như không tồn tại. Vì thế đề tài: “Khảo sự phân bố và biến động sinh lượng của một số loài rong biển ở một số thủy vực nước lợ của Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu” được thực hiện. 1
  12. 1.2 Mục tiêu đề tài Đánh giá sự biến động sinh lượng và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến mùa vụ xuất hiện của một số loài rong biển trong các thủy vực nước lợ khác nhau ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Từ đó cung cấp một số thông tin khoa học về đặc điểm sinh học đặc trưng cho các loài rong này nhằm phục vụ cho việc nuôi trồng và khai thác. 1.3 Nội dung đề tài Khảo sát sự biến động sinh lượng (năng suất và sản lượng) của một số loài rong biển: rong bún (Enteromorpha sp.), rong mền (Cladophoraceae) và rong đá (Najas sp.) trong ao quảng canh và thủy vực tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. 2
  13. CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Nguồn lợi rong biển thế giới Trên thế giới nghề trồng rong biển phát triển mạnh từ những thập niên 70, hướng mở rộng từ châu Phi đến Nam Mỹ. Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng rong biển năm 1960 chỉ 150.000 tấn đến nay đã tăng 1,6 triệu tấn mỗi năm. Tổng sản lượng rong biển trên thế giới hàng năm khoảng 220 triệu tấn được cung cấp chủ yếu từ Trung Quốc, Philippines và Indonesia, Thái Bình Dương chỉ chiếm một phần nhỏ. Giá rong biển hiện tại giao động từ 600-800 USD/tấn. Phần lớn rong biển được trồng ở vùng biển Đông Nam Á. Các nước nhập nhiều rong biển là Đan Mạch, Pháp, Na uy, Anh, Mỹ. Châu Á tiêu thụ nhiều rong biển nhất, đến 90% tổng sản lượng toàn thế giới, châu Âu chỉ tiêu thụ 1% (FAO, 2003 ). Rong biển từ lâu chỉ được khai thác tự nhiên như một nghề truyền thống của người dân vùng ven biển, tuy nhiên nguồn lợi này ngày càng suy giảm. Những năm gần đây, với tiến bộ trong kỹ thuật trồng rong biển đã giúp cho nghề trồng rong phát triển. Rong biển được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là phục vụ làm thức ăn cho con người và dùng trong công nghiệp. 2.2 Nguồn lợi rong biển Việt Nam Ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển miền Bắc 310 loài, miền Nam 484 loài, 156 loài tìm thấy ở cả hai miền (Nguyễn Hữu Dinh, 1998). Trong đó có các đối tượng quan trọng là: rong Câu (Gracilaria), rong Mơ (Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mứt (Porphyza), và rong Bún (Enteromorpha). Nguồn rong trồng bao gồm chủ yếu các loại rong đỏ như: rong câu cước (G. Acerosa), rong câu chỉ vàng (G.verrucosa), rong câu (G.asiatica và G.heteroclada), rong sụn (Alvarezii). Trong đó G.Verrucosa và G.Asiatica được trồng ở vùng nước lợ từ năm 1970 ở phía Bắc, phía Nam từ 1980 với tổng diện tích 1.000 ha đạt sản lượng khoảng 1.500 - 2.000 tấn khô/năm. Rong câu cước (G.acerosa) cũng được trồng ở vùng thủy triều, vịnh, ao, đìa với diện tích khoảng 100 ha, sản lượng khoảng 150 - 200 tấn khô/năm. 3
  14. Nguồn rong mọc tự nhiên chủ yếu là rong nâu (Phaeophyta). Trữ lượng khoảng 10.000 tấn khô/năm (Trần Thị Luyến và ctv, 2004). Nguồn rong Đỏ (Rhodophyta) tự nhiên cũng có khoảng 1.500-2.000 tấn khô/năm. Có khoảng 14 loài rong Đỏ mọc tự nhiên ở nước ta, trong đó rong Câu chỉ vàng có trữ lượng lớn và cho chất lượng Agar cao (Trần Thị Luyến và ctv, 2004). Ở Việt Nam rong câu Gracilaria có trữ lượng lớn và là nguồn nguyên liệu chính sản xuất Agar, một lượng nhỏ là Gelidium. Sản lượng rong tươi khoảng 3000 tấn/năm. Trong đó sản lượng rong Đỏ (Rhodophyta) chiếm khoảng 100-150 tấn khô/năm (Nguyễn Hữu Dinh, 2004). Các chuyên gia rong biển Việt Nam phân chia rong Đỏ thành các loại: rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica), rong rễ Tre (Gelidiella acerosa) , rong chuỗi, rong chân vịt (Gracilaria eucheumodes), rong câu ống, rong hoa đá,… Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) phân bố dọc miền duyên hải từ Bắc vào Nam. Có một số vùng chuyên canh trồng rong câu chỉ vàng như: Phá Tam Giang, Lăng Cô Bình Trị Thiên cũ, đầm Thị Nại - Bình Định, đầm Ô Loan tỉnh Phú Yên, Bình Trị Thiên cũ là một vựa rong của Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu nguồn lợi rong nâu (Phaeophyta) có giá trị ở vùng biển Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Định cho thấy khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ trữ lượng rong lớn và chất lượng cao. Rong Nâu phân bố tại vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng không nhiều so với vùng biển Khánh Hòa và Ninh Thuận. Quảng Nam - Đà Nẵng tuy có nhiều triền đá dốc, bãi đá cội, bãi san hô chết nhưng có chiều ngang rất hẹp (1 - 10 m) nên diện tích phân bố rất nhỏ, trữ lượng không cao. Khối lượng rong tươi trung bình từ 2 - 4 kg/m2, cá biệt có nơi đạt đến 7 kg/m2 như vùng Cù Lao Chàm, triền đèo Hải Vân (Trần Thị Luyến và ctv, 2004). Diện tích rong mơ mọc tại chỗ vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng khoảng 190.000 m2, trữ lượng rong mọc tại chỗ có thể thu được vào tháng 4 khoảng hơn 800 tấn rong tươi. Đây là kết quả không lớn đối với một vùng biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của rong mơ. Kết quả này rất nhỏ so với các vựa rong mơ khác nằm rải rác ven biển miền Trung. Rong đạt kích thước và sinh lượng cao nhất vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Sau đó rong sống cầm cự thêm một thời gian nữa rồi tàn lụi vào tháng 7. 4
  15. Diện tích có rong mọc tại chỗ của tỉnh Bình Định khoảng hơn 40.000m2, trữ lượng rong tươi ước tính hơn 100 tấn/năm. Sinh lượng cao nhất vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Diện tích có rong phân bố rất bé so với các tỉnh khác, sinh lượng trung bình quân khoảng 2,5 kg/m2. Các vùng có rong mọc là Bãi Xép, Ghềnh Ráng, Hòn Khô. Trong đó vùng Hòn Khô là vùng có chiều dài bãi rong khoảng 10 km, rong mọc không đều dãi rong hẹp, có trữ lượng cao nhất. Trữ lượng rong của tỉnh Bình Định thấp nhất trong các tỉnh điều tra. Hiện nay số rong này hàng năm tự mọc, tự tàn lụi, không có kế hoạch nào khai thác sử dụng, còn rất lãng phí. Vùng biển Khánh Hòa là vùng có diện tích rong mơ mọc cao nhất trong các tỉnh điều tra, tổng diện tích có rong lên tới 2.000.000 m2, trữ lượng có thể khai thác được hàng năm có thể ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi. Khánh Hòa có nhiều vùng rong như Hòn Chồng, Bãi Tiên, bán đảo Cam Ranh, Hòn Tre và một số đảo khác. Trong đó vùng Hòn Chồng, Bãi Tiên là hai vùng tiếp giáp nhau có các điều kiện thuận lợi cho rong mọc với mật độ khá dày đặc, sinh lượng trung bình khá cao lên tới hơn 5,5 kg/m2. Vùng Hòn Chồng, Bãi Tiên là vùng rong lớn, dễ khai thác nhất, nó nằm ngay bên cạnh đường lộ và rong mọc tập trung gần bờ. Rong mơ phân bố ở các vùng Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tân thành các bãi rong mọc khá dày đặc. Vùng Sơn Hải là vựa rong lớn nhất của Ninh Thuận, với điều kiện rất thuận lợi là có bãi đá và san hô chết rộng gần 20 m, có nơi rộng hơn 50 m chạy dài liên tục dọc bờ biển gần 7 km. Tổng diện tích có rong khoảng 1.500.000 m2. Trữ lượng có thể khai thác được ước tính hơn 7.000 tấn rong tươi/năm (Trần Thị Luyến và ctv, 2004). 2.3 Vai trò của một số loài rong biển Theo nghiên cứu của FAO (2003), rong biển có nhiều vai trò quan trọng trong đòi sống con người. 2.3.1 Dùng làm thực phẩm Nhiều loại rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin, protein…Đặc biệt trong protein có nhiều axit amin thiết yếu. Vì vậy từ lâu người ta sử dụng rong như một nguồn thực phẩm: dùng làm thức ăn tươi 5
  16. (Ulva, Caulerpa, Gracilaria….); thức ăn khô (Porphyra, Laminaria, Monostroma…); dùng để nấu canh (Ulva, Laminaria, Undaria). 2.3.2 Dùng trong y học và dược phẩm Một số rong biển được dùng trong y khoa vì chúng chứa một số chất như Iod trị bệnh về tuyến giáp trạng, trị béo phì, một số tạo chất kháng sinh chống nhiều loài vi khuẩn. Agar làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn; Sargassum, Codium chứa axit alginic dùng làm thuốc phóng xạ, trị bệnh tim mạch; Alginat dùng trong huyết thanh nhân tạo … 2.3.3 Rong biển dùng trong nông nghiệp Rong được làm thức ăn cho gia súc; đặc biệt ở một số nước, rong làm thức ăn chính cho gia súc vào mùa đông thay cho cỏ (ví dụ như Eteromorpha, Gracilaria..). Trong trồng trọt, rong biển còn được dùng làm phân bón do trong rong biển chứa nhiều K, Ca, P, cung cấp cho đất (Eteromorpha, sargassum, cladophora…). Ngoài ra, rong biển có thể chiết xuất ra các loại kích thích tố sinh trưởng như Auxin, Gebberelline…từ các loài rong như: Gracilaria, Atcuata, Acanthophora muscoides, Padina, Dictyota, Caulerpha… 2.3.4 Rong biển dùng trong công nghiệp Theo FAO (2003), rong biển được chiết xuất và chế biến cho ra NaOH, KOH, Iod… dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, chế biến thực phẩm, phân bón. Agar được dùng để hồ và nhuộm vải, kem đánh răng; Alginat dùng trong công nghệ thực phẩm; Carrageenan dùng làm hồ trong công nghiệp dệt, bánh kẹo… Theo Trần Đình Toại và ctv, (2009) cho biết k-carrageenan chiết từ rong Hồng Vân Eucheuma geletinae có thể dùng làm phụ gia chế biến và bảo quản thay thế có hiệu quả và không độc hại so với hàn the trong sản xuất các sản phẩm làm từ tinh bột (bún). 2.3.5 Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản Trong nuôi trồng thủy sản rong biển được nuôi trồng kết hợp với các loài cá, tôm, nhuyễn thể. Rong biển đóng vai trò như máy lọc sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường nước và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước. Lê Như Hậu và ctv, (2005) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của một số loài rong câu Gracilariaceae (G. tenuistipitata, G. firma và G. bailinae) 6
  17. trong việc xử lý nước thải nuôi tôm. Ba thí nghiệm đã được nghiên cứu: (1) Nước biển bổ sung thành phần muối dinh dưỡng, (2) Nước lấy ở bể nuôi tôm sau 4 tháng nuôi (trong phòng thí ngiệm), (3) Trong ao nước thải nuôi tôm. Kết quả cho thấy rằng trong tất cả các trường hợp, rong câu Gracilariaceae hấp thụ NH 4+ trước và sau đó là NO3- và PO43-. Nitrogen và phosphorus đã được hấp thụ nhanh chóng trong những ngày đầu thí nghiệm.Trong phòng thí nghiệm, sau 24 giờ, hàm lượng NH4+ giảm khoảng 80% và trong ao tôm thì tỷ lệ này giảm khoảng 60 - 70%. Trong bể kính, sau 10 ngày, hầu hết lượng nitrogen và phosphorus đã được rong sử dụng, nhưng trong ao nước thải tôm thì còn lại khoảng 20 - 25%. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng không khác nhau nhiều giữa 3 loài rong câu, nhưng loài rong G. bailinae có xu thế cao hơn. Nghiên cứu của Jones (2000), tiến hành thử nghiệm khả năng lọc của hàu (Saccostrea commercialis) và rong Gracilaria edulis (Gmelin) Silva. Nước được lấy từ ao nuôi tôm sau đó cho hàu và rong vào. Kết quả sau 72 giờ (đối với rong biển), cho thấy hàm lượng các thông số giảm so với ban đầu, như : TSS giảm 12%; TN 28%; TP 14%; NH4+ 76%; NO3- 30%; PO43- 35%; chlorophyll a 0,7%. Neori et al., (1996) đã đánh giá chất lượng nước từ mô hình nuôi cá biển (Sparus aurata) thâm canh kết hợp trồng rong xà lách (U. lactuca) trong hệ thống bán tuần hoàn nước. Kết quả cho thấy rong hấp thu hầu như toàn bộ hàm lượng amonia mà cá thải ra. Các thông số như DO, NH4+-N, oxidized-N, pH và phosphate còn lại rất ổn định và an toàn cho cá nuôi trong suốt 2 năm nghiên cứu và khác biệt có ý nghĩa so với các ao nuôi cá thâm canh thông thường. Ngoài sản lượng cá mô hình này còn cho thu hoạch một lượng lớn rong biển giúp tăng thêm thu nhập và lợi nhuận. Mô hình này được xem như cung cấp cách giải quyết hữu ích cho nhà quản lý và những vấn đề môi trường trong nuôi ven biển. Theo Huỳnh Quang Năng (2004) các loài rong câu (Gracilaria) như rong câu chỉ (G. Tenuistipitata), rong câu thắt (G. Fisherii), rong câu cước (G. Bailinae) có khả năng hấp thụ mạnh cả về tốc độ và số lượng các muối dinh dưỡng đặc biệt là Amôn, trong môi trường nước và đáy của các thủy vực bị ô nhiễm ưu dưỡng, vì vậy chúng đều có khả năng dùng làm tác nhân sinh học để xử lý nhiễm bẩn ưu dưỡng do nuôi trồng thủy sản gây nên, đối với nước chỉ cần 2-3 ngày thì rong đã hấp thụ từ 70 - 80% hàm lượng các muối dinh dưỡng, còn đối với nền đáy cần thời gian lâu hơn, đến ngày thứ 10 rong hấp thụ được 91% P tổng và 96% N tổng. 7
  18. Theo Huỳnh Quang Năng (2005), trồng rong sụn Kappaphycus alvarezii Doty luân canh trong ao đìa ven biển ở Khánh Hòa và Ninh Thuận cho các kết quả: đối với nước ô nhiễm ưu dưỡng, sau 1 tháng hàm lượng Nitơ tổng trong nước giảm 48%. Sau 50 ngày giảm 68%. Hàm lượng Amôn trong nước sau 1 tháng đã giảm đi 50%. Trong khi ở ao không trồng rong tuy nước ra vào tự do, song lượng Nitơ tổng chỉ giảm 20% sau 1 tháng và 29% sau 50 ngày. Amôn chỉ giảm 20% sau 1 tháng. Nhìn chung các hợp chất chứa Nitơ của nước trong ao có trồng rong sụn trung bình giảm đi khoảng 70% sau 30 ngày, đối với ao không trồng rong sau 50 ngày chỉ giảm 30%. Theo Trần Kim Thêu (2011), nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loài rong biển khác nhau lên môi trường sống, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú” kết quả cho thấy khi nuôi tôm sú kết hợp với rong bún cho tỉ lệ sống cao hơn so với nuôi không kết hợp, kết hợp với rong nhớt và rong mền. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của tôm sú khi nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha) có khuynh hướng cao hơn so với khi nuôi tôm đơn hoặc nuôi kết hợp với rong nhớt (Spirogyra ) và rong mền (Cladophora). Hệ số thức ăn của nghiệm thức khi nuôi tôm sú kết hợp với rong bún thấp hơn khi nuôi không kết hợp và nuôi kết hợp tôm sú với rong mền và rong nhớt. Ngoài các vai trò nêu trên, theo Nguyễn Văn Tròn (2011) “Khảo sát vai trò của rong bún và thực vật thủy sinh trong ao nuôi tôm quảng canh ở các tỉnh ven biển ĐBSCL" thì các loài rong biển như : rong bún (Enteromorpha spp), rong mền (Cladophora), rong đá (Najas) đóng vai trò làm thức ăn tự nhiên, nơi cư trú cho các loài tôm cá và gây màu nước cho các ao nuôi tôm cá quảng canh. Sinh khối rong sau khi chết và bị phân hủy sẽ làm nguồn dinh dưỡng cho một số loài tảo phát triển tạo năng suất sinh học sơ cấp cho ao tôm. Theo điều tra của Trần Phát Đạt (2011), “Điều tra về sự xuất hiện và tác động của các loài rong biển trong các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL” thì cho thấy các loài rong biển như rong bún (Enteromorpha spp.), rong mền (Cladophoraceae), rong đá (Najas), rong nhớt (Spirogyra) có vai trò cải thiện chất lượng nước, làm thức ăn, nơi trú ẩn cho tôm cá và làm phân bón. Theo khảo sát này thì rong đá được đánh giá cao với tất cả các vai trò trên. Rong nhớt có vai trò thấp nhất trong việc cải tạo chất lượng nước, làm thức ăn cho tôm. 8
  19. 2.4 Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học một số loài rong biển 2.4.1.Rong Bún Phân loại của Enteromorpha Trên toàn thế giới có hơn 135 loài Enteromorpha được mô tả (Index Nominum Algarum, 2002), Việc phân loại hệ thống các chi như sau: Ngành: Chlorophyta Lớp: Chlorophyceace Bộ: Ulvales Họ: Monostromataceace Giống: Enteromorpha Hình 2.1: Hình rong bún Enteromorpha sp (Link, 1820). Đặc điểm hình thái học của Enteromorpha : Các loài rong bún thuộc giống Enteromorpha rất khó để phân biệt với nhau (Budd và Pizzola, 2002), các nhánh lá của Enteromorpha có dạng ống, màu xanh lục và đôi khi bị tẩy trắng do sự thay đổi của điều kiện môi trường, để xác định một loài chính xác của Enteromorpha cần kiểm tra trên kính hiển vi về chi tiết tế bào của nó. Các tế bào trong Enteromorpha có thể thay đổi trong kích thước và hình dạng từ loài này sang loài khác. Mỗi tế bào có chứa một lục lạp duy nhất, thay đổi kích thước tùy thuộc vào kích thước của tế bào. 9
  20. Vòng đời của rong bún Enteromorpha Giống nhiều loài tảo khác, rong bún Enteromorpha có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính. Thể bào tử có 2 bộ nhiễm sắc thể, ký hiệu là 2n. Trong khi đó thể giao tử chỉ có 1 bộ nhiễm sắc thể 1n. Thông qua nguyên phân, giao tử được sinh ra bởi thể giao tử và phát triển thành 1 thể bào tử và giảm phân tạo ra hợp tử (tế bào sinh sản vô tính) và mỗi hợp tử phát triển thành 1 thể giao tử, thể giao tử này sau đó tạo ra nhiều giao tử hơn và chu kỳ vẫn tiếp tục. Các giao tử đực và cái có thể cùng hoặc khác kích thước, cả hai giao tử và hợp tử được sinh ra từ những tản rong bún (Enteromorpha spp.), khi giao tử đực có màu cam vàng và giao tử cái có màu xanh thì chúng bắt đầu kết hợp lại với nhau để tạo thành một cây rong non. Các giao tử không thể tồn tại trong thời gian dài sau khi được phát tán nếu chúng không tìm thấy một giao tử khác hoặc một nơi để phát triển (Budd and Pizzola, 2002). Hình 2.2 : Vòng đời rong bún Enteromorpha sp (Kirby, 2001). Điều kiện sinh trưởng của rong Bún Rong bún Enteromorpha phân bố chủ yếu ở các ao hồ nước tĩnh, nước trong, độ mặn thấp. Trong các ao quảng canh, tự nhiên và ao nước thải, những ao hồ gần khu dân cư hoặc trên các trảng có vật thể để bám dính. Mùa vụ xuất hiện rong bún, thường vào mùa mưa khi mà độ mặn giảm thấp khoảng 2 - 25‰, vào mùa nắng nóng rong bún ít xuất hiện và có hiện tượng tàn lụi (Nguyễn Văn Luận, 2011). 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2