Đề tài "Môi trường của tổ chức"
lượt xem 75
download
Thế giới đang thay đổi từng giây, từng phút. Quản trị đã làm thay đổi cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh, sự gia tăng các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế?. Để thành công trong hôm nay các nhà quản trị phải làm gì?. Phải có năng lực quản trị cần thiết nào để thích ứng với yêu cầu của thời đại?. Mặc khác, những biến động thường xuyên của môi trường làm xuất hiện những cơ hội và đe doạ đến công tác quản trị. Do vậy để tồn tại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Môi trường của tổ chức"
- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Môi trường của tổ chức Mai Nữ Trâm Anh 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................... Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 PHẦN 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA FORD ........................................................................................................................... 3 PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI FORD NHƯ THẾ NÀO? ........................................................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 6 2.1.1. Khái niệm về môi trường.................................................................. 6 2.1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô .............................................................. 6 2.2. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới Ford như thế nào? .................................... 10 2.2.1. Môi trường kinh tế ........................................................................... 10 2.2.2. Môi trường chính trị -pháp luật ....................................................... 12 2.2.3. Môi trường công nghệ ................................................................... 12 PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VI MÔ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN FORD?.... 14 3.1. Cở sở lý luận .......................................................................................... 14 3.2. Môi trường vi mô tác động thế nào đến Ford? ....................................... 16 3.2.1. Khách hàng ...................................................................................... 16 3.2.2. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 17 3.2.3. Thị trường lao động ......................................................................... 18 PHẦN 4: FORD-TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI .................................. 19 PHẦN 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 22 Mai Nữ Trâm Anh 2
- LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đang thay đổi từng giây, từng phút. Quản trị đã làm thay đổi cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh, sự gia tăng các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế?. Để thành công trong hôm nay các nhà quản trị phải làm gì?. Phải có năng lực quản trị cần thiết nào để thích ứng với yêu cầu của thời đại?. Mặc khác, những biến động thường xuyên của môi trường làm xuất hiện những cơ hội và đe doạ đến công tác quản trị. Do vậy để tồn tại và phát triển, nhà quản trị phải tìm cách hướng hoạt động của mình thích ứng với điều kiện môi trường đó. Hiểu được tầm quan trọng của môi trường bên ngoài, tôi đã làm bài tiểu luận này với đề tài “Môi trường của tổ chức” cụ thể là môi trường vi mô và vĩ mô ảnh hưởng thế nào đến tập đoàn Ford- tập đoàn với những chiếc xe hơi làm thay đổi thế giới. Nội dung của bài tiểu luận sẽ đề cập đến những vấn đề sau: Phần 1: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Ford Phần 2: Môi trường vĩ mô tác động tới Ford như thế nào? Phần 3: Môi trường vi mô ảnh hưởng thế nào đến Ford? Phần 4: Ford- tầm ảnh hưởng đối với thế giới. Phần 5: Kết luận chung. Đây là lần đầu tiên làm tiểu luận do vậy sẽ không thể tránh những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy (cô) và các bạn để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 4, năm 2010 Sinh viên thực hiện Mai Nữ Trâm Anh Mai Nữ Trâm Anh 3
- PHẦN 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA FORD Trong khoảng 100 năm nay, Ford đã bán được một lượng xe khổng lồ tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới và xứng đáng đứng trong nhóm Ba Ông Lớn của ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước Mỹ gồm: General, Ford và Chrysle. Henry Ford, người sáng lập ra công ty vào năm 1903, luôn ước ao có thể làm ra chiếc xe cho công chúng và thực tế là ông đã làm được điều đó. Khởi đầu với dòng xe A và sau đó là các dòng xe với những cái tên đặc thù trong bảng chữ cái Alphabet. Có lẽ loại xe nổi tiếng nhất của Ford trong loạt xe này là dòng xe loại T được sản xuất từ năm 1908 đến năm 1927. Loại xe này đã bán được 16,5 triệu chiếc trong suốt 20 nămđó và giá cả của chúng cũng rất hợp lý để công nhân tại các nhà máy của Ford cũng có thể mua được. Ngay từ những năm đầu tiên hãng đã sử dụng dây chuyền lắp ráp di động rất hiệu quả và sáng kiến này cũng trở thành cơ sở cho toàn bộ quy trình sản xuất của hãng sau này. Hình 1.1: Chiếc Ford Model T đầu tiên. Ford quyết định phát triển sang thị trường xe sang qua việc mua lại công ty ô tô Lincoln vào năm 1925. Vài năm sau đó, Ford mở rộng phát triển và lập nên phân nhánh Mercury để sản xuất xe ô tô có mức giá trung bình. Vào cuối thập kỷ 30, Ford giới thiệc chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, động cơ V8 giá thấp và kết quả là hơn 25 triệu chiếc xe Zephyr đã được tiêu thụ. Lịch sử của sự phát triển như vũ bão của Ford: Thời kỳ hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Thunderbird huyền thoại với kiểu dáng đặc sắc kết hợp với những đặc tính sang trọng như cửa sổ điện. Ngoài ra, chiếc xe Edsel cũng chiếm được rất nhiều cảm tình từ những người yêu xe. Hai loại xe này đã giúp cho doanh số của hãng vượt trội và giúp cho hãng luôn giữ được vị trí vững chắc trên thị trường. Ngôi vị của Ford càng được củng cố khi vào đầu những năm 1960, hãng giới thiệu loại xe compact Falcon và đặc biệt là chiếc xe thể thao Mustang. Người tiêu dùng yêu thích Mustang vì mức giá thấp, động cơ V8 khoẻ, kiểu dáng bóng bẩy và chiếc Mai Nữ Trâm Anh 4
- xe này đã trở thành một trong những mẫu xe bán được nhiều nhất vào thời điểm đó. Sang đến thập kỷ 70, cũng giống như các nhà sản xuất nội địa khác, Ford gặp rất nhiều khó khăn bắt nguồn từ sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và các quy định mới của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên đến năm 1979, hãng vẫn thu được chút lợi nhuận qua thương hiệu Mazda – Ford nắm giữ 25% cổ phần của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này. Chính điều này đã mở ra một giai đoạn mới cho Ford bằng những dự án hợp tác phát triển. Đến cuối thập kỷ 80, Ford đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách mua lại thương hiệu Jaguar và Aston Martin đồng thời cho thấy một sức mạnh mới khi ra mắt các loại xe kiểu mẫu như Escort. Những năm 1990, Ford đã rất thành công trong việc định hướng thị hiếu người tiêu dùng qua mẫu xe thể thao việt dã SUV hạng trung Explorer. Thành công này đã đóng góp vai trò to lớn trong việc mở ra một kỷ nguyên của dòng xe thể thao đa dụng. Phạm vi hoạt động của hãng lại càng được mở rộng khi quyết định mua lại phân nhánh sản xuất xe con của Volvo vào năm 1999 và Land Rover vào năm 2000. Xe tải và xe thể thao đa dụng SUV của hãng luôn có doanh số rất cao, bằng chứng là đã qua bao thập kỷ, xe tải series F của hãng luôn là loại xe bán chạy nhất. Hình 1.2: Sản phẩm mới nhất của Ford. Tuy nhiên, thiên niên kỉ mới đã chứng kiến sự suy thoái của Ford. Sự cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất khác, chi phí dàn trải cho tất cả các thương hiệu; thua lỗ liên tục xảy ra với nhãn hiệu Jaguar; lợi nhuận quá thấp từ phân khúc xe thể thao việt dã SUV đã gây thiệt hại nặng nề cho hãng. Để khắc phục tình trạng đó công ty đã đầu tư nghiên cứu, và cho ra đời một loạt các sản phẩm mới - điển hình là chiếc xe thể thao được nâng cấp Mustang. Hiện tại bất ổn nhưng theo quy luật của chu kỳ kinh doanh thì những ngày tháng tươi đẹp vẫn đang chờ đón hãng phía trước. Mai Nữ Trâm Anh 5
- PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI FORD NHƯ THẾ NÀO? H ình 1.3: Henry Ford- người sáng lập ra hãng Ford 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường bên ngoài của tổ chức bao gồm tất cả các yếu tố tồn tại bên ngoài ranh giới của tổ chức có ảnh hưởng tiềm tàng tới hoạt động của tổ chức. Môi trường bên ngoài của tổ chức được phân làm hai lớp: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Ví dụ: Các nhà cạnh tranh, các nguồn lực công nghệ, các điều kiện kinh tế… 2.1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế: Khía cạnh kinh tế đại diện cho tình trạng kinh tế một quốc gia hoặc vùng, nơi mà tổ chức hoạt động. Tiền lương của người lao động, lạm phát, thuế, chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và giá cả các hàng hoá, dịch vụ bán ra, sự cạnh tranh tự do trên thị trường, sự tiến bộ về khoa học công nghệ và lực lượng lao động ... là các yếu tố tạo nên nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngày nay, do các tổ chức hoạt động trong môi trường toàn cầu, các yếu tố kinh tế ngày phức tạp và ít chắc chắn hơn. Mai Nữ Trâm Anh 6
- Một trong những xu hướng quan trọng của nền kinh tế hiện nay là sáp nhập và thôn tính thường xuyên. Những thị trường mới. Những giới hạn về biên gới quốc gia đang dần bị xóa mờ. Công ty có thể gia tăng tíếp xúc khách hàng mà không bận tâm họ ở đâu trên trái đất. Chỉ cần một thao tác click chuột, công ty có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình. Internet được đánh giá là một cuộc cách mạng thật sự do khả năng ứng dụng cao và cắt giảm chi phí giao dịch một cách đáng kinh ngạc. Ví dụ: Travelocity, InWest, Well-Fago, Amazon.com... Điều này đang thách thức các nhà bán lẻ truyền thống và cả những khoảng cách về địa lí. Nền kinh tế mới cũng làm xuất hiện nhiều công ty chuyên làm chức năng cung cấp thông tin và tư vấn cho các công ty khác trong quá trình ra quyết định của họ. Nền kinh tế nâng cao nguồn lực con người. Trong nền kinh tế cũ, máy móc thiết bị và những nguồn vốn là những tài sản quan trọng của tổ chức. Nhưng trong thời đại mới tổ chức cần nhận thức rằng, không chỉ dữ liệu hay thông tin mà chính tri thức mới là chìa khóa đem lại sự thành công. Tri thức là tài sản quan trọng của tổ chức. Môi trường chính trị, pháp luật Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị - pháp luật đối với hoạt động kinh doanh ở những mục đích và thể chế chính trị nhằm tới. Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Sự ổn định về chính trị, vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế, những định hướng chung của nền kinh tế, hệ thống pháp luật hiện hành ...là những nội dung chính cần xem xét khi nghiên cứu yếu tố chính trị trong môi trường vĩ mô. Trong những ảnh hưởng từ những chính sách của Nhà nước, thì chính sách về thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đối với việc cân đối thu chi, lời lỗ, và chính sách của doanh nghiệp. Như vậy, công tác quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Nhà nước và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Mai Nữ Trâm Anh 7
- Hình 1.5: Tranh biếm họa về sức mạnh của Nhà nước Môi trường văn hoá – xã hội: Một tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định và giữa doanh nghiệp với môi trường, xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra. Các giá trị chung của xã hội, các phong tục truyền thống, các hệ tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng đều có tác động nhiều mặt tới hoạt động của các tổ chức kinh doanh. Bao gồm: Dân số Văn hoá Nghề nghiệp Tâm lý dân tộc Phong cách và lối sống Hôn nhân và gia đình Tôn giáo Môi trường công nghệ: Công nghệ là một quá trình làm biến đổi đầu vào của một tổ chức thành đầu ra. Công nghệ là tri thức, là công cụ, là kĩ thuật và hoạt động được sử dụng để chuyển đổi những ý tưởng, thông tin và nguyên liệu thành hàng hoá, dịch vụ cuối cùng. Kinh doanh là tìm cách thoả mãn nhu cầu của thị trường, nhưng nhu cầu của thị trường lại thay đổi liên tục nên doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, không có doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển mà không dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học-công nghệ. Khoa học- công nghệ càng tinh vi cho phép các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều lọai hàng hóa phù hợp với nhu cầu của con người. Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra những cơ hội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thể hiện tập trung ở những phương diện sau: Những phát minh sáng chế và những cải tiến khoa học kĩ thuật tăng lên nhanh chóng. Bùng nổ cách mạng về thông tin và truyền thông. Mai Nữ Trâm Anh 8
- Rút ngắn thời gian ứng dụng các phát minh sáng chế. Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên vật liệu với những tính năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây. Chu kì dổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn, tốc độ chuyển giao công nghệ ngày càng nhanh và mạnh hơn. Vòng đời sản phẩm của các doanh nghiệp ngày càng ngắn hơn. Các loại hàng hóa mới thông minh ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản lí ngày càng cao hơn. Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền hơn dẫn tới không gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn. Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thật và công nghệ là vô cùng phong phú và đa dạng, điều quan trọng cần phải nhận thức được là các nhà quản trị của tổ chức nói chung và của doanh nghiệp nói riêng đều phải tính toán những ảnh hưởng của các yếu tố này trong các mặt hoạt động của mình. Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu trong kinh doanh mà các nhà quản trị không hoạch định được những chiến lược đúng đắng về kĩ thuật và công nghệ trong từng thời kì để sản xuất ra các loại sản phẩm tương ứng với thị trường. Thực tế chứng tỏ rằng, nhà doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhạy và áp dụng kịp thời những thành tựu tiến bộ như vũ bão của khoa học kĩ thuật thì người đó sẽ thành công. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên đang dần khan hiếm và bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi nhiều tổ chức, công luận quốc tế cần đưa ra những chính sách quản lí chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguốn tài nguyên và môi trường. Những chính sách này thể hiện nội dung sau : 1. Tăng mức đầu tư cho thăm dò và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tăng cường đầu tư tìm kiếm những nguồn tài nguyên tại những vùng xa như ngoài biển khơi hoặc những nguồn có khả năng phục hồi. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cơ bản để phát triển những công nghệ mới, có khả năng phục hồi các nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và hạn chế sự lãng phí. 2. Tăng cường tìm kiếm và sử dụng lại các nguồn chất thải. Các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt tái sinh nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguyên liệu. 3. Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên liệu thay thế. Tại các nước phát triển, sợi thủy tinh đang dần thay thế cho kim loại, sứ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện lực và công nghiệp hàng không. Mai Nữ Trâm Anh 9
- 4. Thiết kế lại sản phẩm. Việc thiết kế lại sản phẩm nhằm hợp lý hóa việc sử dụng các yếu tố vật chất trong chế tạo sản phẩm. Quá trình này cũng dẫn đến những việc thiết kế những công nghệ, dây chuyền sản xuất mới hợp lý hơn. Vấn đề môi trường đã trở thành một bộ phận trong chiến lược hành động của các nhà quản trị chứ không dừng lại ở mức độ quan tâm của họ. Giờ đây, quản trị viên phải học cách suy nghĩ một cách dài hạn cho dù lợi nhuận có bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Sau đó, họ cần thực hiện một loạt các hành động để đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức môi trường. Tránh sự mâu thuẫn với các tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường. Bồi thường cho các tác động gây nguy hiểm cho môi trường. Chấp hành ngay những quy định của Chính phủ. Cắt giảm hành động gây nguy hiểm cho môi trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ mới. Tái chế rác thải. Các kế hoạch hành động. Những mối quan tâm về môi trường thường xuyên tác động làm thay đổi cách tư duy không chỉ của các nhà sản xuất mà còn cả người tiêu dùng, các nguồn nguyên liệu tạo ra nó và quy trình sản xuất được áp dụng. Một điều thực tế là hầu hết các sản phẩm thành công trong thời đại mới là những sản phẩm mà bản thân nó đã bao hàm yếu tố bảo vệ môi trường, cũng như phản ánh ý thức giữ gìn và tôn trọng môi trường của công ty sản xuất ra nó. Tóm lại: Môi trường vĩ mô là những yếu tố tác động gián tiếp đến tất cả các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế. Các yếu tố này có phạm vi rộng lớn bao trùm toàn bộ nền kinh tế, xã hội. 2.2. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới Ford như thế nào? 2.2.1. Môi trường kinh tế Mai Nữ Trâm Anh 10
- “Trong tháng 11/2000, cả ba đại gia xe hơi Mỹ đang gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính, doanh số của giảm 31% so với cùng kì năm trước, GM giảm 41% và Chrysler giảm 47%. Cũng như tất cả các công ty khác, tập đoàn Ford đã và đang phải đối mặt với sự tác động mạnh của các tác nhân kinh tế, như là một tác động tất yếu khách quan. Xu hướng của nền kinh tế thế giới hiện nay là sáp nhập và thôn tính thị trường xuyên quốc gia, Ford đã làm rất tốt điều này “Ford quyết định phát triển sang thị trường xe sang qua việc mua lại công ty ô tô Lincoln vào năm 1925. Và năm sau đó, Ford mở rộng phát triển và lập nên phân nhánh Mercury để sản xuất ô tô với mức giá trung bình”. “ Cuối thập kỉ 80, Ford mở rộng phạm vi hoạt đông của mình bằng cách mua lại thương hiệu Jaguar và Aston Mtin”.“Phạm vi hoạt động của hãng ngày càng mở rộng khi quyết định mua lại phân nhánh sản xuất xe con của Volvo vào năm 1999 và Land Rover vào năm 2000”. Như vậy, môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ford. Điều quan trọng đáng nói ở đây chính là họ đã biết nắm lấy cơ hội cho mình, biết tạo cơ hội cho mình. Biết lợi dụng điểm mạnh của mình, biết tạo cơ hội cho mình- là điều kiên không thể thiếu cho sự thành công, như tạp chí Times đã viết “Ford là một thần đồng! nhưng ông ấy cũng thật kì cục. Ông ấy không có một thế lực trong kinh tế hay chính trị nào. Nhưng chính ông đã viết nên những trang sử… không thể tin nổi!”. Tuy nhiên nền kinh tế thế giới hiện nay nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng đã gây cho tập đoàn này không ít những khó khăn “Sau khi lên mức đỉnh Mai Nữ Trâm Anh 11
- cao vào tháng 5/2009, doanh số ô tô Mỹ tháng 6/2009 lại rơi xuống dưới mức 10 triệu xe (tính theo trung bình năm), doanh số ô tô như vậy tăng trưởng ở mức thấp nhất từ lần suy thoái năm 1958 – một áp lực buộc nhiều hãng xe khó khăn và có thể phải đóng cửa vĩnh viễn, 6 hãng xe lớn của Mỹ (bao gồm ba hãng xe nội địa là General Motors, Chrysler và Ford, 3 hãng xe nước ngoài là Toyota, Honda, Nissan) thông thường chiếm 75% doanh số tại Mỹ nay đều công bố doanh số giảm với tốc độ 2 con số. Mức giảm doanh số dao động từ mức 11% tại Ford đến 42% tại Chrysler. Hãng ô tô Đức như Volkswagen, BMW, Porsche và Mercedes-Benz đều công bố doanh số giảm với mức độ mạnh tương tự”. Như vậy những tác động của môi trường kinh tế đồng thời tạo cho công ty rất nhiều những thách thức, mà không chỉ có Ford các doanh nghiệp khác cũng đang phải đối mặt với điều này. Hình 1.6: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các nhà sản xuất ô tô phải lao đao. 2.2.2. Môi trường chính trị -pháp luật Môi trường chính trị -pháp luật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất- kinh doanh của Ford. Các yếu tố chính trị mặc dù có ảnh hưởng gián tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lại tác động đến Ford hết sức to lớn. “Ngôi vị của Ford càng được củng cố khi vào đầu những năm 1960, hãng giới thiệu loại xe coopact Falcon và đặc biệt là chiếc xe thể thao Mustang, cũng giống như các nhà sản xuất ô tô nội địa khác Ford gặp rất nhiều khó khăn từ những quy định của chính phủ”. Trong những ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước, thuế có ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến tập đoàn Ford “tháng 4/2009 biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo dung tích xi lanh ô tô có hiệu lực, theo đó phần lớn các sản phẩm chủ lực của Ford sẽ bị tăng giá vì có dung tích trong khoảng 2.0 -3.0 lít”. Đây là những thách thức đòi hỏi các nhà quản trị của Ford phải tìm cách giải quyết. 2.2.3. Môi trường công nghệ Ngày nay, công nghệ là yếu tố có sự năng động nhất trong các môi trường kinh doanh. Nhiều người cho rằng đó là “sự phá hủy của sáng tạo”, nhờ sự “phá hủy” này mà những sản phẩm mới luôn thay thế cho sản phẩm cũ. Mai Nữ Trâm Anh 12
- Công nghệ là một nhân tố quan trọng hơn bất kì một một nhân tố nào nào, là nhân tố sống còn của bất kì một doanh nghiệp nào và đối với Ford cũng như thế. Một lịch sử gia về công nghiệp ô tô, tác giả của nhiều cuốn sách viết về những người tiên phong trong ngành sản xuất xe hơi ở Detroit viết rằng: “Henry Ford biết rõ nếu cải tiến công nghệ thì có thể giảm được giá thành. Và ông cũng biết thừa rằng ở đất Mỹ thị phần của Ford áp đảo hoàn toàn những đối thủ khác”. Hình 1.7: Dây chuyền sản xuất của Ford năm 1921 Để trở thành 1 trong 3 “Ông lớn” của ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước Mỹ, Ford đã không ngừng cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào dây chuyền sản xuất của mình “Ngay từ những năm đầu tiên hãng đã sử dụng dây chuyền lắp ráp di động rất hiệu quả và sáng kiến này cũng trở thành cơ sở cho toàn bộ quy trình sản xuất của hãng sau này”. “Vào cuối thập kỉ 30 Ford đã giới thiệu chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, động cơ V8 giá thấp”. “Ngôi vị của Ford càng được củng cố khi vào đầu năm 1960, hãng giới thiệu loại xe Compact Falcon và đặc biệt là chiếc xe thể thao Mustang với giá thấp, động cơ V8 khỏe khoắn, kiểu sang”. Như vậy, nhờ áp dụng khoa học - công nghệ mà Ford đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của thị trường. “Thế kỉ 20, một đội công nhân đã tiến hành sản xuất từng linh kiện của chiếc xe và lắp ráp chúng bằng tay. Vào thời gian đó, 75 công nhân trong nhà máy có thể làm ra 200 chiếc xe trong vòng 1 năm. Đây là kỳ tích, là một niềm tự hào của Ford”. “Ford và các kĩ sư bắt đầu cải tiến dây chuyền lắp ráp thô sơ mà trước đây thường sản xuất xe đạp và máy khâu ở Chicago” “Năm 1914 , nhà máy Highland Park có thể sản xuất ra 1 chiếc Model T trong vòng 93 phút , cho phép Ford giảm chi phí sản xuất xuống còn 300 USD trên một đơn vị sản phẩm ”. Nhờ áp dụng khoa học –kĩ thuật đã góp phần hạ thấp chi phí sản xuất, bản thân Ford ảnh hưởng to lớn đến xã hội Mỹ trong việc rút ngắn thời gian lao động Mai Nữ Trâm Anh 13
- và tăng năng suất lao động. Từ máy tính đến đồ ăn nhanh, mọi thứ đều sản xuất hàng loạt. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VI MÔ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN FORD? 3.1. Cở sở lý luận Văn hóa của tổ chức Văn hóa của tổ chức là một từ mô tả “đời sống” của một tổ chức bao gồm các đặc điểm: sự tự quản của cá nhân, cơ chế quản trị của tổ chức, mức độ hỗ trợ của nhà quản trị đối với nhân viên, chế độ thưởng phạt, sự xung đột, sự chấp nhận may rủi, các hoạt động bề nổi của công ty như biểu tượng công ty, cách ăn mặc, các hoạt động văn hóa truyền thống… Các yếu tố trên có ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả các hoạt động của tổ chức, đặc biệt là công tác quản trị. Có những yếu tố tạo thuận lợi nhưng cũng có yếu tố bất lợi cho tổ chức. Những yếu gây bất lợi cho tổ chức, trong bối cảnh đó thói quen của các nhà tổ chức thường tìm kiếm một người lãnh đạo mới thay thế, nhưng thường rất ít thành công, bởi vì thay đổi một con người không hề thay đổi văn hoá của một tổ chức. Cách tốt nhất là phải sử dụng kết hợp tất các các biện pháp tác động: mang tính chất cưỡng chế vừa khuyến khích bằng lợi ích vật chất với biện pháp giáo dục một cách thường xuyên và lâu dài thì mới làm thay đổi văn hoá của tổ chức. Khách hàng Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Như vậy khách hàng và nhu cầu của họ nhìn chung có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động về hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty. Tìm hiểu kĩ lưỡng và đáp ứng nhu cầu cùng với sở thích thị hiếu của khách hàng là mục tiêu sống còn của mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản trị nói riêng. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Một vấn đề mấu chốt khác liên quan tới khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm bằng Mai Nữ Trâm Anh 14
- cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn, cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Người mua có thế mạnh nhiều khi họ có các điều kiện sau: Lượng mua chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng hang hóa bán ra của doanh nghiệp. Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém. Người mua đưa ra các tín hiệu đáng tin cậy là sự hội nhập về phía sau với các bạn hàng cung ứng như các hàng sản xuất ô tô thường làm. Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của người mua. Nếu sự tương tác của các điều kiện nói trên làm cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hay nhiều điều kiện nói trên hoặc phải tìm khách hàng có ít ưu thế hơn. Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai. Các thông tin có được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là các công ty khác trong cùng một ngành hoặc cùng loại kinh doanh cung cấp sản phẩm dịch vụ như công ty cung cấp cho khách hàng. Sự cạnh tranh đang trở nên gay gắt trên phạm vi toàn cầu trong tất cả các ngành. Các tổ chức cần có được những thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng nhiều cách thức khác nhau để hổ trợ việc hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh. Không những thế, cần phải nhận diện các đối thủ cạnh tranh hiện tại và những người gia nhập mới, vì những đe dọa của họ đối với hoạt động của tổ chức. Các nhà cung ứng Khi nói đến các nhà cung ứng, chúng ta thường nghĩ ngay đến các Công ty xí nghiệp cung cấp vật liệu và máy móc cho các doanh nghiệp. Giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp thường diễn ra cuộc thương lượng giá cả và thời gian giao hàng. Các loại phát minh, sáng chế thường góp phần nâng cao ưu thế cho các nhà cung cấp trong thời hạn của chúng, ngăn cản đối thủ cạnh tranh cung cấp hàng hóa và dịch vụ tương tự. Những ưu thế và đặc quyền của các nhà cung ứng có thể tạo ra áp lực đối với các doanh nghiệp như thời gian cung cấp, chất lượng, giá cả, tính ổn định của việc cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác… .Hiện nay, nhiều công ty đang tìm kiếm sự hợp tác như một chìa khóa để tiết kiệm tiền, duy trì chất lượng và cung ứng nhanh cho thị trường. Các nhà cung ứng là người cung cấp tài chính và lao động. Các cổ đông, ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu bổng và các định chế tương tự được cần đến để đảm bảo có nguồn cung ứng về vốn. Các công đoàn, các hội nghề nghiệp Mai Nữ Trâm Anh 15
- và thị trường lao động là nguồn cung ứng lao động, nhiều công ty sử dụng ít nhà cung ứng hơn và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với họ để nhận được nguồn cung ứng chất lượng cao và giá thành thấp. Thị trường lao động Thị trường lao động đề cập đến những người được thuê mướn làm việc cho tổ chức. Thị trườnglao động tác động tới tổ chức bao gồm: Sự gia tăng về nhu cầu công nhân thành thạo máy vi tính. Sự cần thiết cho việc đầu tư liên tục vào nguồn nhân lực thông qua chiêu mộ, giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường không biên giới. Tác động của bảo hộ thương mại tự động hóa và dịch chuyển nhà máy từ vị trí này sang vị trí khác, tạo ra nhu cầu lực lượng lao động không thường xuyên ở một số khu vực và sự thiếu hụt lao động ở một số nơi khác. Như vậy khả năng thu hút và giữ các nhân viên có năng lực là đảm bảo điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công ty. Các công ty phải quan tâm nhiều đến môi trường bên ngoài vì chúng tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà quản trị của tổ chức và phải thiết kế tổ chức cũng như chiến lược, sách lược… để thích nghi với môi trường Môi trường vi mô gần với tổ chức hơn bao gồm các nhân tố có quan hệ đến các hoạt động hằng ngày của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức, chúng bao gồm các yếu tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp… 3.2. Môi trường vi mô tác động thế nào đến Ford? 3.2.1. Khách hàng Ford thiết kế khách hàng trước khi thiết kế xe- chính vì vậy Ford luôn tạo ra những dòng sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng. Luôn luôn hướng đến khách hàng là mục tiêu của công ty. Người ta biết đến Ford không chỉ tính sang trọng, lịch lãm mà còn là sự phù hợp. Sự phù hợp ở đây là sự phù hợp về giá cả. “Có lẽ loại xe nổi tiếng nhất của Ford trong loạt xe này là dòng xe loại T được sản xuất từ năm 1908 đến năm 1927. Loại xe này đã bán được 16,5 triệu chiếc trong suốt 20 năm đó và giá cả của chúng cũng rất hợp lí để công nhân tại các nhà máy của Ford cũng có thể mua được”. Mai Nữ Trâm Anh 16
- Hình 1.8: Antonella- nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thiết kế Ford “Đến đầu những năm 1920, hơn một nửa ô tô của Mỹ là Model T, được bán với giá rẻ nhất trên thị trường. Chiếc xe Model T được bán ra thị trường với giá dưới 1000 USD, trong khi đó giá xe Packard và Cadillac hơn 3000 USD, đắt gấp 3 lần Model T. Hai lọai xe khác là Oldsmobile và Buick được bán ở mức 1300 USD”. Như vậy với chiến lược bán xe “giá rẻ” đáp ứng nhu cầu của phần đông khách hàng đã bước đầu tạo nên thành công cho Ford. “Lấy rẻ để dành thắng lợi” đây có phải là mục tiêu ban đầu của Ford?. Vì mục đích phát triển lâu dài, người kinh doanh phải biết hi sinh lợi ích nhỏ trước mắt để gây dựng lòng tin với khách hàng, như thế sẽ tạo nên uy tín ban đầu cho kinh doanh. Mặc khác, khách hàng cũng tạo nên sự bất lợi cho Ford “trước đây Ford hiểu rằng người tiêu dùng thích mua xe giá rẻ và đáng tin cậy, nhưng đầu năm 1920 người ta thấy tiêu chuẩn đó là quá ít”. Những trạng thái về nhu cầu, về sự thỏa mãn lợi ích là những áp lực đối với hoạt động của doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp nói chung và Ford nói riêng. “Thời kì hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Thunderbird huyền thoại với kiểu đặc sắc kết hợp với những đặc tính sang trọng như cửa sổ điện. Ngoài ra, chiếc xe Edsel cũng chiếm được nhiều cảm tình từ những người yêu xe. Ngôi vị của Ford càng vững chắc khi vào đầu những năm 1960, hãng giới thiệu loại xe compact Falcon và đặc biệt là chiếc xe thể thao Mustang. Người tiêu dùng yêu thích Mustang vì mức giá thấp, động cơ V8 khỏe khoắn, kiểu sang.” “Những năm 1990 Ford đã rất thành công trong việc định hướng thị hiếu người tiêu dùng qua mẫu xe thể thao việt dã SUV hạng trung Explorer”. Từ đây cho thấy khách hàng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty 3.2.2. Đối thủ cạnh tranh Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, Ford phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh “thương trường là chiến trường”. Vậy Ford phải có những chính sách gì, phải hành động như thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy?. Mai Nữ Trâm Anh 17
- “Nhiều công ty đã chuyển biến, điều chỉnh, thành lập dây chuyền sản xuất dành riêng cho mình … họ bắt đầu tạo ra những chiếc xe đơn giản hơn, chạy nhanh hơn, dễ dàng điều khiển hơn chiếc xe Model T “lập dị” của Ford. Công nghệ bắt đầu vượt qua Ford. Sau năm sản xuất nhiều nhất-1923, Ford bắt đầu đánh mất thị phần.Năm 1927, Ford quyết định ngừng sản xuất Model T, cái tên đi vào lịch sử với 15.500.000 xe được bán ra thị trường. Đến đại chiến thứ hai, Ford lui xuống đứng ở vị trí thứ ba.Ford bắt đầu đánh bại những đối thủ cạnh tranh bằng việc tăng lương cho công nhân, giảm giờ làm việc và tuần làm việc, đồng thời cải tổ lại lực lượng lao động trong công ty”. Một chân lí thành công rất đơn giản “muốn chiến thắng đối thủ trước tiên phải chiến thắng được bản thân mình”, nhờ vậy Ford đã ổn định vị trí của mình trong tốp dẫn đầu trên toàn cầu. “Tuy nhiên, trong thiên niên kỉ mới đã chứng chứng kiến sự suy thoái của Ford, sự canh tranh với các nhà sản xuất khác, áp lực đè lên vai Ford”. Hiện nay, các “đại gia” trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô: General motor, Toyota motor, Yolkswayen AG… ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng, thị phần của Ford. Những đối thủ này là nguyên nhân quan trọng, là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Vì thế, công ty phải nhận diện đầy đủ các đối thủ cạnh tranh- đây là cách để đứng vững trên thương trường. 3.2.3. Thị trường lao động “Henry Ford có những ý tưởng rất đặc biệt về các quan hệ với công nhân, ngày ngày 5, tháng 1, năm 1914 Ford tuyên bố chương trình 5 dollar một ngày của ông. Chương trình này kêu gọi giảm giờ làm từ 9 giờ xuống còn 8 giờ và nâng lương tối thiểu trên ngày từ $2.34 lên $5 cho các công nhân lành nghề. Ford coi trọng việc tăng đền bù như một hình thức chia lợi nhuận hơn là lương. Lương được trả cho người lao động trên tuổi 22, đã làm việc cho công ty sáu tháng hay hơn, và một điều rất quan trọng, phải sống theo kiểu mà Ford tán thành. Công ty lập nên một Phòng xã hội học gồm 150 nhà điều tra và nhân viên phụ trợ để kiểm tra điều này. Thậm chí với những yêu cầu như vậy, một phần đông công nhân vẫn đủ tư cách được chia lợi nhuận. “Ford đã đem lại những công việc cao cho người Mỹ và người châu Phi làm việc tại nhà máy. Tại quê nhà, Ford càng nổi tiếng như một nhà kinh doanh tài ba, một người đổi mới. Những công ty khác học theo cách quản lí của ông, nhờ đó cuộc sống của người dân Mỹ đã có những thay đổi đáng kể. Chính Ford là người tiên phong, là người khởi xướng chính sách lao động kiểu mới và sự cải tổ này đem lại hiệu quả hết sức to lớn cho sự phát triển cho công ty và để lại những kinh nghiệm quý giá cho các nhà quản trị trên thế giới. “Cuộc sống của người dân Mỹ có những thay đổi đáng kể. Giờ đây, họ có thời gian và tiền bạc để dạo chơi vào những ngày nghỉ trên chiếc xe của mình”. Mai Nữ Trâm Anh 18
- Hình 1.9: Một cảnh làm việc của công nhân PHẦN 4: FORD-TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI Mai Nữ Trâm Anh 19
- Ford là một trong những công ty đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Ford không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ 20 tới mức sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng đã được gọi là "Chủ nghĩa Ford.". Henryford đã trở thành một trong hai hay ba người giàu nhất thế giới; ông để lại hầu như toàn bộ tài sản của mình cho Quỹ Ford, nhưng vẫn thu xếp để gia đình ông mãi giữ được quyền quản lý công ty. Mặc dù sau những thăng trầm trong con dường kinh doanh nhưng Ford vẫn chiếm được tình cảm và chổ đứng vững vàng trong lòng người yêu xe thế giới. Hiện nay, tập đoàn Ford đã trở thành một trong ba ông lớn trong nền đại công nghiệp sản xuất ô tô ở nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung, Ford là hãng sản xuất ô tô lớn thứ 3 thế giới sau General motor và Toyota motor. Hình 1.10: Ford-những chiếc xe làm thay đổi thế giới. Mai Nữ Trâm Anh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân, hoạt động của khai thác khoáng sản
42 p | 1373 | 394
-
Tiểu luận đề tài "Mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch"
49 p | 799 | 367
-
Tiểu luận: Tình hình tổ chức và tài chính của công ty liên doanh Unilever Việt Nam
11 p | 732 | 139
-
Đề tài “Môi trường thực hành tiếng anh của sinh viên khoaThương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại Thực trạng và giải pháp”
14 p | 344 | 107
-
Đề tài: Môi trường và con người
29 p | 277 | 67
-
Đề bài: Phân tích môi trường của một tổ chức
30 p | 225 | 40
-
Đề tài nghiên cứu: Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường THCS
23 p | 197 | 17
-
Thuyết trình: Tổ chức và hiệu quả của tổ chức
19 p | 106 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
174 p | 36 | 16
-
Tiểu luận: The ambidextrous organization (tổ chức thuận hai tay)
19 p | 201 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Tổ chức môi trường thực hành tiếng Anh tại các trường THPT công lập quận Cầu Giấy- Hà Nội theo tiếp cận phát triển năng lực người học
128 p | 40 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hành vi hướng đến môi trường của người lao động tại Công ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An
124 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định nghỉ việc thông qua sự gắn kết của tổ chức – Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở thành phố Cà Mau
126 p | 41 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế
27 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá vai trò và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Savannakhet
79 p | 12 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Mô hình chẩn đoán tổ chức - Trường hợp tổ chức chính quyền địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
26 p | 33 | 2
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Mối liên hệ giữa quá trình học hỏi và kết quả hoạt động của tổ chức: nghiên cứu thực nghiệm tại các trường đại học ở Việt Nam
0 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn