intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng Cấp nước Bình an đến năm 2015

Chia sẻ: Phạm Công Đồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

141
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng Cấp nước Bình an đến năm 2015 dựa trên cơ sở lý luận về lý thuyết cạnh tranh để nghiên cứu thực trạng phát triển ngành sản xuất và kinh doanh nước sinh hoạt tại Việt Nam, đi sâu vào phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của cấp nước Bình An để xác định các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với sự phát triển của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển công ty đến năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng Cấp nước Bình an đến năm 2015

1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt đã có sự phát triển vượt bậc với tốc độ rất nhanh. Thị trường sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt cũng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn. Để các doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nền kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tình hình cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp này cần phải không ngừng hoàn thiện mình để phát triển. Chính vì vậy, việc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một bước tất yếu không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt. Công ty TNHH Xây dựng - Cấp nước Bình an (Cấp nước Bình an) là một công ty 100% vốn nước ngoài và là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên hoạt động trong ngành sản xuất và kinh doanh nước sinh hoạt tại Việt Nam. Với rất nhiều khó khăn về mặt cơ chế, chính sách giàng buộc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư cũng như trong giai đoạn vận hành, sản xuất và kinh doanh hiện nay tại doanh nghiệp. Để giải quyết được những vướng mắc trên và giúp cho quá trình tồn tại, phát triển tại thị trường Việt Nam, Cấp nước Bình an cần không ngừng nâng cao năng lực của mình. Với mong muốn nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển cho Cấp nước Bình an nơi tác giả đang công tác, tác giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng - Cấp nước Bình an đến năm 2015” để viết luận văn cao học ngành Quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận về lý thuyết cạnh tranh, tác giả đã nghiên cứu thực trạng phát triển ngành sản xuất và kinh doanh nước sinh hoạt tại Việt Nam, đi sâu vào phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của Cấp nước Bình an để xác định các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với sự phát triển của công ty, từ đó<br /> <br /> 2<br /> <br /> đưa ra các giải pháp nhằm phát triển công ty đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Cấp nước Bình an từ năm 2008 đến năm 2011, có xem xét đến mối quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển ngành cấp nước Việt Nam. Đề tài chỉ phân tích những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển Cấp nước Bình an, không đi sâu vào phân tích những vấn đề mang tính chất chuyên ngành. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu tác giả sử dụng là phương pháp phân tích, phương pháp thống kê toán, phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu, phương pháp lôgic… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Lý thuyết cạnh tranh là một môn khoa học kinh tế còn tương đối mới mẻ ở nước ta. Thực tế hiện nay, có rất ít công ty tại Việt Nam tiến hành xây dựng chiến lược một cách nghiêm túc, khoa học. Đề tài này hy vọng góp thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn vào việc vận dụng lý thuyết cạnh tranh vào Việt Nam, từ đó góp phần tạo nên những kinh nghiệm xây dựng chiến lược cạnh tranh theo cách riêng của Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm 82 trang, 4 hình vẽ và 13 bảng biểu. Ngoài phần mỡ đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua nội dung chính trong chương 1, tác giả đã nêu lên các khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực phát triển của Cấp nước Bình an từ năm 2008 – 2011. Trong chương 2, tác giả đã nêu ra những đặc điểm của ngành cấp nước, các đối thủ cạnh tranh chính và phân tích thực trạng phát triển của Cấp nước Bình an. Chương 3: tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển Cấp nước Bình an đến năm 2015. Trên cơ sở kết hợp với phân tích thực trạng và<br /> <br /> 3<br /> <br /> đánh giá hoạt động của Cấp nước Bình an trong thời gian qua, tác giải đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển Cấp nước Bình an đến năm 2015. Đồng thời, theo nhận định riêng của tác giả, tham khảo các đồng nghiệp trong Cấp nước Bình an và các doanh nghiệp trong ngành, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và ngành cấp nước góp phần thực hiện tốt các giải pháp này. Luận văn đã thể hiện những nỗ lực của tác giả, nhưng với trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn đọc để nội dung được hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn. Xin chân thành cám ơn!<br /> <br /> 4<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ LỢI Khái niệm cạnh tranh<br /> <br /> THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao... nên có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ cấu thì cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh. [8, tr.118] Theo tác giả Đoàn Hùng Nam trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”.[10, tr. 74] Trên thực tế còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác giả “Cạnh tranh không phải là hủy diệt đối thủ của mình thông qua các thủ đoạn, mà chính cạnh tranh là động lực làm cho các doanh nghiệp phát triển tốt hơn, cạnh tranh còn diễn ra ngay chính nội bộ doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế đang có trên thương trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ sớm bị đào thải trong thị trường thế giới ngày càng nhiều biến động”. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn xảy ra và là động lực để doanh nghiệp nghiên cứu và phục vụ khách hàng tốt hơn.<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1.1.2.<br /> <br /> Khái niệm năng lực cạnh tranh<br /> <br /> Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”. [10, tr. 28] Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ cấu nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.[8, tr. 22] Thực tế còn tồn tại nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh, theo tác giả, chúng ta có thể hiểu “Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là những giá trị gia tăng về nội sinh và ngoại sinh mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng và khai thác các nguồn nội lực cũng như tận dụng các cơ hội bên ngoài một cách hiệu quả nhất. Qua đó doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh vượt trội so với đối thủ hiện tại cũng như đối thủ tiềm ẩn trong tương lai”. Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm đủ sức cạnh tranh với đối thủ để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh 1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về lợi thế cạnh tranh như sau: Theo tác giả Wagner và Hollenbeck trong tác phẩm Organizational behavior – Securing competitive advantage thì lợi thế cạnh tranh là những điểm nổi bật của doanh nghiệp mà đối thủ không thể sao chép được. Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo đảm lợi thế cạnh tranh là sử dụng tốt kiến thức, kỹ năng và quản lý nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp đều có nguồn nhân lực khác nhau và các đối thủ không thể sao chép sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra bởi nguồn nhân lực này.[15] Theo tác giả Michael Porter trong tác phẩm Competitive advantage cho rằng, tùy theo mỗi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, để có thể thành công<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2