Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 2 tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
lượt xem 14
download
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn mà hiện nay sở giao dịch 2 đang đảm nhận có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, hỗ trợ đặc biệt cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hỗ trợ một phần đối với sự phát triển của nền kinh tế, tuy nhiên, hoạt động tín dụng trung và dài hạn tư của tại sở giao dịch 2 cần tìm ra một lối đi mới, một hướng phát triển mới để thực sự vươn lên giữ vai trò là nguồn vốn đầu tàu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 2 tại Ngân hàng phát triển Việt Nam để hiểu hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch 2 tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
- LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như ngày nay, khi các ngành nghề được mở rộng, mức sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng các nguồn vốn từ kênh Ngân hàng để đầu tư cho hoạt động kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao. Ngoài ra, một số lĩnh vực có nhu cầu sử dụng vốn rất lớn như ngành công nghiệp nặng, cơ khí, điện, khoáng sản, xây dựng, khai thác thủy sản..nhưng tiềm lực nguồn vốn hiện hữu của các doanh nghiệp không đủ đáp ứng. Vì vậy, hoạt động tín dụng là rất cần thiết trong sự phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN) được hình thành từ Quỹ hỗ trợ Phát triển (QHTPT) và phát triển với mục tiêu là công cụ của Chính phủ trong việc quản lý tài chính về đầu tư phát triển, thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Ðại hội XI nhấn mạnh: "Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước". Với mục tiêu đó, NHPT đã tập trung nguồn vốn tín dụng của Nhà nước vào các chương trình phát triển cơ khí trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất thép, ximăng, nông nghiệp và nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ... Trong thành tựu xây dựng được hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng giao thông với mạng lưới đường sá phát triển khắp mọi miền đất nước và những cây cầu hiện đại hàng đầu khu vực vượt qua tất cả các dòng sông từ Móng Cái đến Hà Tiên... phần lớn đều có vai trò huy động, quản lý, cấp phát vốn của NHPT. Các dự án, công trình lớn như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Ðạm Cà Mau, các dự án sản xuất phân bón DAP ở Hải Phòng và Lào Cai, các dự án sản xuất thép, cơ khí trọng điểm, tàu biển, đường ô tô cao tốc Hà Nội Hải Phòng ... cũng đều có sự đóng góp quan trọng, hiệu quả của NHPT. Tuy nhiên, nhìn lại hoạt động của NHPT cũng thấy rõ còn nhiều hạn chế, 1
- khiếm khuyết cả về cơ chế, chính sách và năng lực, đòi hỏi phải chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu trở thành ngân hàng hiện đại với mục tiêu "An toàn, hiệu quả, hội nhập và phát triển bền vững". Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì thực tế hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, nổi cộm là vấn đề phát huy hiệu quả của hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn thấp, còn tồn tại nhiều rủi ro. Chính vì vậy, hiệu quả tín dụng trung và dài hạn đang là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành quan tâm, giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và sau một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch II(SGD II) – NHPTVN, một Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong hoạt động cho vay trung và dài hạn phục vụ phát triển kinh tế Đất nước. Vì vậy, em đã chọn đề tài:”MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH II – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”. 2
- CHƯƠNG 1: Lý luận chung Tổng quan về tín dụng 1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng Ngân hàng Tín dụng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị ( thường là hình thái tiền) trong một thời gian nhất định theo những điều kiện mà 2 bên đã thỏa thuận( thời gian, phương phương thức thành toán lãigốc, thế chấp..) Ngoài ra tín dụng còn có thể hiểu là sự vận động của các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Các hình thức tín dụng: Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản trị lập một quy trình tín dụng thích hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau: Theo mục đích sử dụng tiền vay của người đi vay + Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nguồn trả nợ của hoạt động này là kết quả hoạt động kinh doanh. + Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ…ở đây nguồn trả nợ là là thu nhập trong tương lai của người vay. Theo thời hạn cho vay 3
- + Tín dụng ngắn hạn : Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. + Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. + Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng( đường xá, bến cảng, sân bay…), cải tiến và mở rông sản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì thời gian vay vốn dài, có những biến động không thể lường trước được. Theo điều kiện đảm bảo: + Tín dụng thế chấp: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay không thực hiện các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. + Tín dụng tín chấp: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, Ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của khách hàng. Theo đồng tiền được sử dụng: + Cho vay bằng đồng bản tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng VND 4
- + Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng bằng đồng ngoại tệ. Cho vay bằng ngoại tệ chủ yếu là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Căn cứ vào đối tượng trả nợ + Tín dụng trưc tiếp: Là loại tín dụng mà trong đó người đi vay cũng chính là người trực tiếp trả nợ + Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 1.2. Tín dụng trung và dài hạn 1.2.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn Tín dụng trung và dài hạn :” là hoạt động tài chính tín dụng cho khách hàng vay vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh hay phục vụ đời sống, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ…” 1.2.2. Đặc điểm tín dụng trung và dài hạn Thời hạn cho vay: Tùy theo từng quốc gia, từng thời kì mà có những quy định cụ thể về hoạt động tín dụng trung và dài han. Ở Việt Nam về thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất vay vốn của tổ chức tín dụng. Hiện nay thời hạn cho vay trong tín dụng trung và dài hạn được quy định như sau: + Thời hạn cho vay trung hạn là từ 12 tháng đến 5 năm + Thời hạn cho vay dài hạn là từ 5 năm trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quy định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với dự án phục vụ đời sống. 5
- Nhìn chung các khoản tín dụng trung và dài hạn đều có thời hạn vay trên 1 năm Khoản vay được hoàn trả theo thời gian ( có thể theo tháng, quý, năm….) trong kì hạn của khoản vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Mục đích của hoạt động tín dụng trung và dài han là để đầu tư dự án, xây dựng mới, mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cải tiến thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học kĩ thuật nhằm mục tiêu lợi nhuận phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội và pháp luật quy định. 1.2.3. Đối tượng khách hàng Các doanh nghiệp, tổ chức tài chính có đủ các điều kiện sau: Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đầy đủ đúng hạn. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp, phù hợp với mục tiêu đầu tư. 1.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn Trong nền kinh tề thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo quy luật khách quan như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh… Các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường thì cẩn phải có vốn để đầu tư và tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thề khai thác. Các doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Như vậy tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường. Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện ở các khía cạnh sau: 6
- Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay. Một trong những nguồn để vay là từ Ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với Ngân hàng, đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải chọn dự án có mức sinh lời cao nhất. Để các dự án khả thi, doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin để định lượng hoạt động kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của của dự án, phương án. Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của Ngân hàng là khâu giám sát sử dụng vốn vay. Với việc giám sát này của Ngân hàng, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án. Bên cạnh đó, vai trò tư vấn đầu tư của cán bộ tín dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, rủi ro đề đưa ra phướng án phong ngừa kịp thời. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Thứ hai: Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tang tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách hiệu quả: Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất kinh daonh trước đó. Vì vậy, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn. Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách… được ngân hàng thương mại huy động và sử dụng để đầu tư cho các 7
- doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, cũng như cho nhu cầu chi của ngân sách Nhà nước khi chưa có nguồn thu. Thông qua cơ chế sàn lọc, giám sát Ngân hàng sẽ cho vay dự án có tính khả thi cao,khả năng thu hồi vốn lớn. Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả. Thứ ba: Tín dụng Ngân hàng góp phần hỗ trọ các chiến lược kinh tế và các chính sách tiền tệ Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân hàng là khả năng tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi Nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cung ứng thì Ngân hàng Nhà nước có thể tăng hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Thương mại(NHTM) đối với nền kinh tế và ngược lại. Do vậy, thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng, Nhà nước có thề điều tiết được lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thứ tư: Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Trước xu thế Quốc tế hóa, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra. Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần khác trong nước mà còn có những mối quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngân hàng có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay….đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Như vậy tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước, nó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Để đánh giá hoạt động tín dụng của một Ngân hàng có tốt không, cần xem xét chất lượng tín dụng. 8
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Với vai trò quan trọng như vậy, hoạt động tín dụng trung và dài hạn không chỉ được SGD II đặc biệt chú trọng mà đây cũng là vấn đề được cả hệ thống NHPTVN quan tâm và tạo điều kiện để phát huy đúng chức năng. Tính đến cuối năm 2013, nhờ sự hỗ trợ vốn kịp thời của NHPTVN mà trên cả nước có 29 dự án kịp hoàn thành và bước đầu đưa vào sử dụng, có thể kể đến như: Dự án giảm tỷ lệ thất thoát nước TP.HCM, Dự án bệnh viện Quốc tế Huế, Dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai 2..Đặc biệt là dự án thủy điện Xekaman 3, đây là dự án đầu tiên trong chương trình hợp tác năng lượng giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam Lào, đồng thời cũng là dự án thủy điện đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Dự án có tổng mức đầu tư là 4.260 tỷ đồng, với công suất thiết kế 250 MW, ngày 15/7/2013 dự án đã chính thức hoàn thành phát điện 2 tổ máy, góp phần cung cấp ổn định cho Việt Nam và Lào bình quân 1,1 tỷ kWh/năm. 9
- CHƯƠNG 2: Khái quát hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sở Giao Dịch II Ngân hàng phát triển Việt Nam 2.1. Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN) 2.1.1. Sự hình thành và phát triển NHPTVN: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (The Viet Nam Development Bank) là một định chế tài chính mới xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 05/2006, nhưng bản thân tổ chức này không mới, NHPTVN được ra đời trên cơ sở kế thừa một lịch sử tồn tại và phát triển khá lâu đời từ Tổng cục đầu tư quốc gia đến Quỹ hỗ trợ phát triển và sau này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy không hoàn toàn mới, nhưng việc tổ chức thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước theo mô hình NHPT đã đánh dấu một sự chuyển biến tích cực của quá trình cải cách tài chính công ở nước ta. Khai sinh NHPTVN với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu đã làm cho hoạt động này trở nên chuyên nghiệp hơn, đảm bảo sự phù hợp với nền kinh tế thị trường và với các cam kết của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. NHPTVN là sự kế thừa của các định chế tài chính sau: Tổng cục đầu tư phát triển: thành lập từ tháng 12/1994, là một tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án thuộc Chính phủ. Trong những năm đầu thập kỷ 90, một trong những lý do làm cho năng lực của nền kinh tế Việt Nam thấp kém là do thiếu hụt nghiêm trọng các yếu tố đầu vào sản xuất. Sau đó, nhờ có đầu tư của Nhà nước trong đó có tín dụng nhà nước, Việt Nam đã dần dần tạo ra các yếu tố đầu vào thiết yếu phục vụ các ngành kinh tế phát triển. Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia được thành lập từ tháng 12/1995, là một tổ chức Nhà nước thực hiện việc huy động và cho vay đối với các dự án thuộc các ngành nghề cần khuyến khích đầu tư và các dự án thuộc các vùng kinh tế khó khăn. 10
- Theo Nghị định số 45/1999/NĐCP ngày 20 tháng 09 năm 1999 về việc tổ chức lại Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính, Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện nhiệm vụ quản lý tín dụng đầu tư Nhà nước theo Nghị định số 50/1999/NĐCP ngày 08/07/1999. Quỹ HTPT ra đời trên cơ sở sáp nhập Tổng cục đầu tư phát triển và Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia. Quỹ hỗ trợ phát triển đi vào hoạt động từ 01/01/2000 với 2.970 dự án, dư nợ 20.082 tỷ đồng nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển. Với vai trò là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, Quỹ HTPT đã tham gia hỗ trợ đầu tư hầu hết các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ, các dự án trọng điểm quốc gia, tác động trực tiếp đến chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Không thể nằm ngoài quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà một trong những yêu cầu bắt buộc của toàn cầu hoá là phải đối xử công bằng và chống trợ cấp. Trong khi nhiệm vụ chủ yếu của Quỹ HTPT cũng giống như tên gọi của nó là cấp tín dụng ưu đãi cho những đối tượng nhất định. Tuy nhiên, cả ở các nước phát triển thì tín dụng nhà nước không hoàn toàn mất đi, nó chỉ ở dạng này hay dạng khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng mà NHPTVN ra đời thay thế cho Quỹ HTPT. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ TTg ngày 19/05/2006 trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển với yêu cầu thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. So với hoạt động của Quỹ HTPT, hoạt động của NHPTVN hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. NHPT VN có những nét cơ bản sau: Tên giao dịch quốc tế: The VietNam Development Bank (NHPTVN) 11
- Ngân hàng phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước( NHNN), Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các Ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. NHPTVN kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ QHTPT. Hoạt động của NHPTVN không vì mục đích lợi nhuận, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHPTVN được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ hiện có của NHPTVN là 10.000 tỷ đồng( mười nghìn tỷ đồng). Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tùy thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỉ lệ an toàn vốn cùa NHPTVN và do Thủ tướng Chính phủ xem xét , quyết định. Nguồn vốn hoạt động của NHPTVN: + Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: Vốn điều lệ của NHPTVN; Vốn của Ngân sách Nhà nước cấp cho các dự án theo kế hoạch hàng năm; Vốn ODA được Chính phủ giao + Vốn huy động: Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật; Vay của Tiết kiệm Bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hội, hiệp hội, các tổ chức trong và ngoài nước; Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế tổ chức chính trị xã hội, các hội, hiệp hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2 Mô hình tổ chức của NHPTVN 12
- Bảng 2.1. Mô hình tổ chức của NHPTVN Sửa lại mũi tên từ Ban kiểm soát đến HĐQL (BKS phục vụ HĐQL chứ ko kiểm soát) 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. Thực hiện chính sách đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định. Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPTVN với các tổ chức ủy thác. 13
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. 2.1.4. Trách nhiệm và quyền hạn 2.1.4.1. Trách nhiệm Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho NHPT theo quy định của pháp luật và điều lệ này. Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi ; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật. Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của NHPT theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại điều lệ hoạt động của Ngân hàng và các quy định pháp luật có liên quan. 2.1.4.2. Quyền hạn Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh. Thẩm định và chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng. 14
- Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án , các khoản vay không bảo đảm điều kiện theo quy định. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay của khách hàng. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật. Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Khi đến hạn trả nợ nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì NHPTVN được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật. Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của NHPTVN và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động của Ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Giới thiệu về Sở Giao Dịch II (SGD II)Ngân hàng phát triển Việt Nam 2.2.1. Lịch sử hình thành SGD II – NHPTVN được thành lập theo quyết định số 270/QĐ NHPT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám Đốc NHPTVN nhằm thực hiện việc huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bạn theo quy định của pháp luật và của NHPTVN. 15
- Trụ sở đặt tại 229, Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm 2.2.2.1. Nhiệm vụ SGD II có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ theo phân cấp của Tổng Giám Đốc NHPTVN: Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn. Cho vay các dự án đầu tư trong nước và cho vay dự án theo hiệp định của Chính phủ. Hỗ trợ sau đầu tư Cho vay xuất khẩu Bảo lãnh đối với các DN vừa và nhỏ vay vốn NHTM Quản lý các dự án sử dụng vốn ODA , vốn viện trợ, vay trong và ngoài nước của Chính phủ . Thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên Ngân hàng, thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống NHPTVN. Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế đệ kế toán tài chính, chế độ báo cáo thống kê kế toán định kì và báo cáo đột xuất theo quy định của NHPTVN. Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại đơn vị; thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định. 16
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám đốc. Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng theo quy định. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định khác có liên quan đến hoạt động tính dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để thuận lợi phục vụ khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám Đốc NHPTVN. 2.2.2.2. Quyền hạn và trách nhiệm Tổ chức triển khai hoạt động bộ máy các phòng trực thuộc để quản lý, điều hành công việc phù hợp với nhiêm vụ của SGD II theo quy định của Tổng Giám Đốc NHPTVN. Yêu cầu các chủ đầu tư sử dụng vốn tính dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại SGD II cung cấp đầu đủ, chính xác các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng của doanh nghiệp. Có quyền kiểm tra việc thực hiên dự án đầu tư và những vấn đề khác có liên quan tới việc quản lý, sử dụng vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Từ chối và kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay, bảo lãnh tính dụng đầu tư,tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự 17
- án không đúng đối tượng, không có hiệu quả, không đủ điều kiện theo quy định hiện hành. Từ chối việc cho vay, bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư nếu chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, đồng thời báo cáo với cơ quan quyết định đầu tư, các cơ quan có liên quan và Tổng Giám Đốc NHPTVN để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác do NHPTVN giao cho SGD II để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Chủ động quan hệ với các đơn vị Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiêm vụ của SGD II. Đại diên NHPTVN theo ủy quyền của Tổng Giám Đốc khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyển để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng đã kí với SGD II. 2.2.3. Tổ chức bộ máy điều hành Bảng 2.2. Tổ chức bộ máy điều hành tại SGD II 2.2.4. Chức năng và nhiêm vụ các phòng Phòng hành chính nhân sự: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị,văn thư, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của SGD II. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của SGD II. 18
- Phòng tổng hợp: Tổ chức, thực hiên công tác kế hoạch, báo cáo thống kê, huy động vốn, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn; thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển; phòng ngừa và quản lý rủi ro…. Phòng nghiệp vụ: Gồm 5 phòng ban: phòng tín dụng I, tín dụng II, tín dụng III, tín dụng xuất khẩu, Phòng Giao dịch Long An. Phòng nghiệp vụ là đơn vị trực thuộc SGD II thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước, tín dụng ODA, tín dụng xuất khẩu; quản lý, thanh toán, cho vay vốn ủy thác. Phòng tài chính kế toán: Là đơn vị trực thuộc SGD II có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong tổ chức, quản lí công tác tài chính, kế toán tại SGD II, thực hiên công tác hạch toán kế toán, hoạt động thu chi tài chính, tổ chức công tác thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước; tổ chức thực hiện nhiêm vụ quản lý kho quỹ trong phạm vi của SGD II; tổ chức công tác tài vụ nội bộ, SGD II theo đúng quy định của Nhà nước và NHPTVN. Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của SGD II nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của SGD II tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của nội bộ của Sở. 2.2.5. Vai trò của SGD II Ngân hàng phát triển Việt Nam đối với nền kinh tế SGD II – NHPTVN tại Thành phố Hồ Chí Minh( TP.HCM) được thành lập theo quyết định số 270/QĐ NHPT ngày 29/6/2007 của Tổng Giám Đốc NHPTVN. Là một chi nhánh của NHPTVN ở phía Nam, SGD II có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của khu vực phía Nam nói riêng. Với vai trò huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bạn theo quy định của pháp luật và của NHPTVN, SGD II đã kịp thời cấp vốn cho các dự án trọng điểm phía Nam, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh 19
- doanh đúng tiến độ cũng như kế hoạch đặt ra góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thực hiện kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.3. Các sản phẩm tín dụng trung và dài hạn chính tại SGD II – NHPTVN 2.3.1. Tín dụng đầu tư Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT là hoạt động mà theo đó, NHPT chuyển một lượng tiền cho khách hàng đầu tư các dự án phát triển thuộc các ngành, các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư với điều kiện hoàn trả gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đầu tư. Khác với cơ chế cấp phát không hoàn lại, chủ đầu tư được cấp tín dụng đầu tư phải hoàn trả số vốn vay (cả gốc và lãi). Chính vì vậy, tín dụng đầu tư góp phần hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí, gây thất thoát các nguồn lực do buộc đối tưọng đầu tư phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Trong tương lai, Nhà nước sẽ phải giảm triệt để và tiến tới xoá bỏ hình thức cấp phát đối với các dự án kinh tế xã hội mà sẽ chuyển sang hình thức tín dụng đầu tư. Tín dụng đầu tư tạo ra tiền đề cho sự phát triển dài hạn và bền vững của nền kinh tế. Các hình thức tín dụng đầu tư mà SGD II đang thực hiện bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư. 2.3.1.1. Cho vay đầu tư Cho vay đầu tư của NHPT là một trong những hình thức tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn và các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm"
73 p | 856 | 465
-
Đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn quốc tế ASEAN ”
89 p | 887 | 379
-
Đề tài "Một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng của Công ty TM-DV Tràng Thi"
71 p | 636 | 351
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010"
99 p | 645 | 338
-
Đề tài “Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC"
51 p | 650 | 335
-
Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
29 p | 839 | 319
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội
108 p | 1085 | 258
-
Đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức "
91 p | 443 | 199
-
Đề tài: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa thị trấn Yên Thế
42 p | 327 | 103
-
Luận văn đề tài : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
109 p | 256 | 89
-
Đề tài :”Một số giải pháp Marketing cho sản phẩm trà LEROS thâm nhập vào thị trường Việt Nam”
37 p | 263 | 81
-
Một số giải pháp ổn định thị trường vàng
88 p | 219 | 80
-
Đề tài: Một số giải pháp tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
55 p | 193 | 52
-
Đề tài: Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
9 p | 190 | 44
-
Luận văn đề tài : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
83 p | 169 | 41
-
Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Công ty TNHH Xây dựng Cấp nước Bình an đến năm 2015
82 p | 137 | 14
-
Đề tài: Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
7 p | 192 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn