ĐỀ TÀI "VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT – NGA QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ"
lượt xem 55
download
Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quý giá và quan trọng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử, bởi những đặc thù riêng của nó so với các nguồn sử liệu khác. Tài liệu lưu trữ được coi là những nhân chứng lịch sử, bởi lẽ nó được sản sinh ra gần như đồng thời với các sự kiện, hiện tượng lịch sử và do nhu cầu khách quan của mọi hoạt động trong quá khứ. Nghiên cứu về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Liên Xô không thể không sử dụng nguồn sử liệu quý giá: tài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI "VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT – NGA QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ"
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT – NGA QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ TS. Nguyễn Lệ Nhung Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quý giá và quan trọng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử, bởi những đặc thù riêng của nó so với các nguồn sử liệu khác. Tài liệu lưu trữ được coi là những nhân chứng lịch sử, bởi lẽ nó được sản sinh ra gần như đồng thời với các sự kiện, hiện tượng lịch sử và do nhu cầu khách quan của mọi hoạt động trong quá khứ. Nghiên cứu về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam – Liên Xô không thể không sử dụng nguồn sử liệu quý giá: tài liệu lưu trữ phản ảnh sinh động lịch sử quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong gần 6 thập kỷ qua. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn cung cấp một số thông tin khái quát về tài liệu lưu trữ giấy, phim ảnh, ghi âm hình thành trong quá trình hoạt động hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Liên xô trong hơn nửa thế kỷ qua. Tài liệu lưu trữ - nguồn sử liệu quý giá này hiện đang được bảo quản tại các kho lưu trữ của Việt Nam và Liên bang Nga hoặc ở dạng sưu tập lưu trữ của các gia đình, cá nhân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Ngoài ra, một số văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước về quan hệ hữu nghị và hợp tác khoa học kỹ thuật Việt Nam Liên xô đã được công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số văn kiện và tài liệu được in thành sách, điển hình là cuốn “Việt Nam – Liên xô – 30 năm quan hệ (1950-1980) của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; hoặc trưng bày tại các cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ theo chuyên đề. Gần đây nhất năm 2005, tại Hà Nội và Matxcơva đã tổ chức hai cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ “Lịch sử hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật Việt Nam – Liên xô, 1950-1990” nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Năm mươi tám năm trước, sau tuyên Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô Nguyễn Lương Bằng trình Quốc thư lên bố của Chính phủ nước Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô N.M.Svernic, Matxcơva. Ngày Việt Nam Dân chủ 23/4/1952. Cộng hoà ngày Phông lưu trữ Bộ Ngoại giao Ảnh được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Việt Nam 14/01/1950 về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30/01/1950, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này. Dựa vào tài liệu lưu trữ có thể thấy những bước đi của Liên xô trong quá trình đi đến thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, tiêu biểu là: Biên bản và Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 30/01/1950 về việc thiết
- lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam; Thông điệp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 30/01/1950 gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam DCCH v/v Chính phủ Liên Xô quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Những tài liệu trên đang được bảo quản tại Viện Lưu trữ nhà nước Lịch sử xã hội chính trị Liên bang Nga. Chúng ta có thể thấy, sau Liên bang Xô viết, một loạt các nước XHCN Đông Âu cũng đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện vô cùng quan trọng này đã tạo điều kiện để nước Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân xâm lược nối liền với Thư của Chủ hậu phương lớn các nước tịch Hồ Chí Minh gửi Chủ XHCN anh em và tiếp tịch Đoàn chủ nhận được sự giúp đỡ to tịch xô viết tối lớn về tinh thần và vật cao Liên Xô chất từ bầu bạn quốc tế. Sô-vec-nich Trong suốt gần 6 v/v cử Đại sứ thập kỷ qua, trải qua muôn đặc mệnh toàn vàn khó khăn và thử thách, quyền của VNDCCH tại quan hệ hai nước không LBCHXHCNX ngừng được tăng cường Xô viết và phát triển. Sự giúp đỡ Nguyễn Lương chí tình, to lớn và hiệu quả Bằng. của Nhà nước và nhân dân Liên Xô trước đây, TTLTQG III cũng như sự hợp tác của Liên bang Nga ngày nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, 58 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Lăng V. I. hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Lê nin, Ngày 13/7/1955. Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày Ảnhr được bảo quản tại Cục Lưu trữ VPTW Đảng Cộng sản Việt Nam nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như sự biến động của lịch sử. Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước chúng ta, quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô trong suốt gần 60 năm qua đã không ngừng phát triển, củng cố và sự hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt Nam – Liên Xô đã là một tổng thể rộng lớn của các mối quan hệ nhà nước mang tính lâu dài. Theo dòng chảy lịch sử, chúng ta điểm lại một số sự kiện quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước, đầu tiên là những tài liệu văn kiện như: Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử công dân Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Chúng ta có thể nghiên cứu bản gốc bức quốc thư cùng tấm hình ghi lại cảnh Đại sứ Nguyễn Lương Bằng trình quốc thư lên Chủ tịch đoàn chủ 2
- tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sô-vec-nich và Quốc thư đầu tiên của Liên Xô do Đại sứ A.A.Lavrisép trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 11/1954 hiện đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Những chuyến thăm hũu nghị của các đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam và Liên Xô cùng những cuộc tiếp xúc hữu ích thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc không ngừng củng cố tình đoàn kết và mở rộng hợp tác giữa hai nước. Trong tài liệu lưu trữ cũng phản ánh hoạt động cao cả nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt – Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo nên một bức tranh sinh động đầy cảm xúc về những chiến công trong lao động và chiến đấu của nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô, phản ánh quá trình không ngừng củng cố tình hữu nghị và sự hợp tác Việt – Xô trong suốt 58 năm qua. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đầu tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Liên Xô nhằm củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường mối quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng lăng Lê nin, ngày 13/7/1955; Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón đồng chí Micôian Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô sang thăm Việt Nam, ngày 4/4/1956 là những hình ảnh đi vào tâm khảm của người dân hai nước Việt Nam Liên xô. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô K. E. Vôrôsilốp (ngày 20 tháng 5 năm 1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội, như vừa mới diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân thủ đô Hà Nội đón chào Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô K.E. Vôrôsilôp sang thăm Việt Nam, ngày 20/5/1957. ra ngày hôm qua. Ảnh được bảo quản tạiCục Lưu trữ VPTW Đảng Cộng sản Việt Nam Những sự kiện chính trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô được phản ảnh qua những tài liệu lưu trữ tiêu biểu về lịch sử hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam – Liên Xô giai đoạn từ 1950 đến nay là những hiệp ước, hiệp định và những văn kiện thỏa thuận khác; những tuyên bố và thông cáo chung, những thông báo về các cuộc hội đàm của các đoàn đại biểu Việt Nam – Liên Xô, cùng những văn kiện, hình ảnh của các tổ chức xã hội về sự giúp đỡ chí tình trên tinh thần đồng chí của nhân dân Liên Xô trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của nhân dân Việt Nam, đã làm “sống lại” những sự kiện cụ thể của công cuộc hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật Liên Xô - Việt Nam, giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử quan hệ Xô - Việt vào những năm tháng chiến tranh gian khổ, cũng như thời kỳ xây dựng hòa bình. Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên xô còn sang giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều công trình do Liên xô giúp xây dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực (như trường Đại học Bách khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô, nhà máy cơ khí Hà Nội, ). Những sự kiện, những con số biết nói được phản ảnh trong tài liệu lưu trữ cho thấy sức mạnh hùng hậu và tính hiệu quả của tình đoàn kết, sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng chí trong thời kỳ nhân dân Việt Nam chiến đấu ác liệt chống Mỹ cứu nước giành độc 3
- lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong giải quyết những nhiệm vụ có quy mô lớn của công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển các ngành năng lượng, công nghiệp than, luyện kim màu, hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, địa chất, phát triển khoa học giáo dục, văn hóa và y tế,… Tại Viện lưu trữ nhà nước tài liệu phim ảnh Nga, Viện lưu trữ nhà nước kinh tế Nga, Trung tâm lưu trữ quốc gia III lưu giữ nhiều tài liệu hình ảnh về xây dựng những công trình lớn, chủ chốt có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với sự phát triển kinh tế của Việt Nam như các mỏ than Hòn Gai, mỏ quặng Apatit Lao Cai, thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng, nhà máy cơ khí Hà Nội – cơ sở đầu tiên của ngành chế tạo máy cơ khí Việt Nam, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nhà máy thủy điện Thác Bà, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao và nhiều nhà máy xí nghiệp khác. Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Hội Hữu nghị Xô - Việt đã có những hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong thời gian Viêt Nam kháng chiến chống Mỹ. ̣ Theo sáng kiến và nhờ sự tham gia tích cực của Hội hữu nghị Xô Việt, tại các xí nghiệp và các trường học đã tổ chức mitting, quyên góp ủng hộ nhân dân Viêt Nam đang chiến đấu, ̣ tổ chức các Tháng hữu nghị Xô Việt. Hội nhiều lần tổ chức quyên góp tiền mua quà tặng, thuốc men và các loại hàng hóa có ý nghĩa dân sự cần thiết, được chở bằng tàu biển đến Viêt Nam. Sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của nhân dân Liên Xô dành cho nhân dân Viêt ̣ ̣ Nam đang chống lại kẻ địch hùng mạnh đã có ý nghĩa không kém phần quan trọng so với sự viện trợ quan sự và kinh tế được cung cấp cho Viêt Nam theo đường nhà nước. Năm ̣ 1977 Hội Hữu nghị Xô - Việt đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của nhà nước VNDCCH vì những đóng góp to lớn trong sự phát triển và củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, vì phong trào quốc tế đoàn kết với Viêt Nam. Sau đó, năm 1983, nhân dịp 25 ̣ năm ngày thành lập Hội hữu nghị Xô Việt, 5 chi hội và 10 thành viên tích cực của hội đã được trao tặng phần thưởng cao quý đó của Viêt Nam. ̣ Có thể thấy sự ủng hộ chí tình ấy qua tài liệu lưu trữ với tư cách là nguồn sử liệu quan trọng đang được bảo quản tại các kho lưu trữ của Việt Nam, Liên Xô và Nga ngày nay. Đó là bức ảnh: Tàu thủy Xô viết mang tên “Hồ Chí Minh” chở hàng viện trợ cho Việt Nam cập cảng Hải Phòng, tháng 02/1971, hiện đang bảo quản tại Viện Lưu trữ nhà nước tài liệu phim ảnh Liên bang Nga; bức ảnh ghi lại Lễ khánh thành Phân xưởng chế biến chè đen tại Phú Thọ do Liên Xô giúp đỡ, ngày 19/12/1973 hiện đang được lưu giữ tại Lưu trữ Hội Hữu nghị Nga - Việt; Thư của đồng chí Brê giơ nhép, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 30/8/1971 gửi đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về việc Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam do nạn lụt năm 1971 đang bảo quản tại Kho Lưu trữ TW Đảng; Quan hệ hợp tác giữa Tàu thủy Xô viết mang tên “Hồ Chí Minh” chở hàng viện trợ cho Việt Nam hai nước cũng sớm được quan cập cảng Hải Phòng Ảnh được bảo quản tại Viện Lưu trữ nhà nước phim ảnh Nga tâm thúc đẩy, khởi đầu bằng việc ký Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt-Xô ngày 18/6/1955. Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp). Theo tài liệu thống kê của Bộ Ngoại thương, thời kỳ 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Những năm cuối thập kỷ 1980, Liên Xô thường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ 4
- hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Việt-Xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt-Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới. Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III hiện có rất nhiều tài liệu văn kiện phản ảnh các sự kiện, các hoạt động về lịch sử hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong những thập niên nửa cuối thế kỷ XX. Những tài liệu lưu trữ điển hình giới thiệu lịch sử hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt – Xô như: Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam DCCH và Liên bang CHXHCN Xô viết kỹ lần đầu tiên vào ngày 07/3/1959 và những năm sau đó; tài liệu về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt – Xô; Biên bản Lễ ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Liên cuộc họp của Tiểu ban thường Xô, Matxcơva. Ngày 04/11/1978. trực thuộc Ủy ban hợp tác kinh tế Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam và khoa học kỹ thuật liên chính phủ Việt – Xô; Kế hoạch hợp tác ký ngày 17/6/1976 giữa Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước Việt Nam và Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước Liên xô những năm 1976-1978; Báo cáo của các bộ, ngành hai nước về tình hình và kết quả hợp tác nghiên cứu, về thành tích của các chuyên gia Liên xô trong thời gian công tác ở Việt Nam; Theo dòng thời gian, có thể thống kê một số tài liệu lưu trữ tiêu biểu đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III như: Hình ảnh Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô hướng dẫn cán bộ và công nhân vận hành trạm biến thế Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (năm 1975) hay hình ảnh Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nghe các chuyên gia Liên Xô báo cáo về công tác thăm dò dầu khí tại Việt Nam (năm 1975), v.v… là những chứng cứ lịch sử phản ảnh sự việc một cách khách quan, cụ thể. Tài liệu và hình ảnh về lễ ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết 03/11/1978 tại Matxcơva - một sự kiện lịch sử trong biên niên sử quan hệ Việt – Xô. Hiệp ước đó đã nâng lên một tầm cao Hai nhà du hành mới về chất toàn bộ vũ trụ Phạm Tuân và Gorbacô trên các quan hệ nhiều chuyến bay vũ mặt giữa hai đảng, trụ. Năm 1980. hai quốc gia và nhân Tài liệu cá nhân dân hai nước Việt của Trung tướng Nam – Liên xô. Phạm Tuân Những tài liệu giấy và phim ảnh trong giai 5
- đoạn tiếp theo là sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các hoạt động hợp tác hữu nghị trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật thông qua việc giúp đỡ về mặt kỹ thuật tất cả các ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp, năng lượng, điện, khai thác than, dầu khí, công nghiệp thực phẩm, hóa học, vận tải và bưu điện, các công trình văn hóa xã hội,v.v… nhất là công trình hợp tác khai thác dầu khí Vietsovpetro – công trình hợp tác có quy mô lớn nhất giữa hai nước trong toàn bộ lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Xô. Trong các kho lưu trữ của Trung tâm lưu trữ quốc gia III và Viện lưu trữ nhà nước tài liệu phim ảnh Nga, các nhà nghiên cứu có thể thấy lại hình ảnh chuyến bay vào vũ trụ do hai anh hùng phi công vũ trụ V.V. Gô-rơ-bát-cô và Phạm Tuân thực hiện tháng 7 năm 1980 thông qua các hồ sơ tài liệu, các tấm ảnh, những thước phim tư liệu phong phú, sinh động về trước, trong và sau sự kiện này. Chuyến bay là một trong những thành tựu tiêu biểu của sự hợp tác Việt – Xô trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trợ giúp quân sự cho lực lượng vũ trang non trẻ của Việt Nam. Các loại trang thiết bị vũ khí đã được chở tới Việt Nam theo đường biển và đường bộ. Ngoài việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự, các cơ quan quốc phòng hai nước đã triển khai mạnh mẽ lĩnh vực đào tạo các cán bộ quân sự. Đã có hơn 13.000 quân nhân Việt Nam được học tập đào tạo tại đất nước Xô viết. Hàng trăm quân nhân và chuyên gia kỹ thuật Liên Xô đã tiến hành huấn luyện cho các bạn đồng nghiệp Việt Nam ngay trên chiến trường, trên các cứ điểm tác chiến, trong chiến hào, dưới làn bom đạn của kẻ thù... Hàng ngàn sỹ quan, binh lính và thuỷ thủ Xô viết và Nga đã phục vụ tại Việt Nam trong những điều kiện thời tiết không quen thuộc và phức tạp đối với họ. Tuy nhiên sự hỗ trợ của các đồng chí Việt Nam và mối quan hệ tuyệt vời với những dân thường đã giúp họ vượt qua khó khăn. Mỗi người trong số họ đều nhớ về Việt Nam xa xôi mà gần gũi với một tình cảm yêu thương. Thật vui mừng rằng hiện nay chúng ta đang kế thừa và củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực này. Quan hệ Việt - Nga còn được thể hiện sinh động trong lĩnh vực hợp tác giáo dục- đào tạo, hợp tác văn hóa. Nga vẫn là một trong những nước góp phần đào tạo nguồn nhân lực chính cho Việt Nam. Tài liệu lưu trữ đã phản ảnh hoạt động trong lĩnh vực này từ những năm đầu sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thí dụ như nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên xô ngày 12/11/1950 về tiếp nhận 21 cán bộ Việt Nam sang học đại học tại Liên xô, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Chủ tịch Hội Hữu Nghị Nga - Việt E. P. các hiệp định giúp đỡ đào Gơladulôp, tháng 4/2003. Ảnh được bảo quản tại Lưu trữ Hội Hữu nghị Việt- Nga tạo cán bộ khoa học và công nhân được ký kết thường xuyên hàng năm. Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực. Có thể thấy số liệu cán bộ khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội Việt Nam được đào tại tại Nga trong vòng 50 năm (từ 1953 – 2003) như sau: 6
- Cán bộ khoa học, văn hóa và xã hội là 52.000 người. Trong đó 30.000 người có trình độ đại học, 3.000 phó tiến sĩ, 200 tiến sĩ khoa học, công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề, thực tập sinh 98.000 người1 Hiện nay, hằng năm Nga cấp cho Việt Nam hơn 250 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học. Số lượng lưu học sinh Việt Nam du học tự túc tại Nga cũng lên đến hơn 5.000 người. Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước đã được duy trì thông qua hình thức tổ chức Những ngày văn hóa Việt Nam và Những ngày văn hóa Nga tại hai nước. Hiện nay có khoảng gần 100 nghìn người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại Nga. Họ đã, đang là cầu nối gắn kết hai dân tộc Việt - Nga với nhau, góp phần làm cho sự hiểu biết giữa hai dân tộc càng được tăng cường. Có thể thấy, quan hệ Việt-Nga được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc và đã được kiểm chứng qua thời gian hơn nửa thế kỷ qua. Tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Những sự kiện, những hoạt động củ a tình hữ u nghị hợp tác giữ a hai nhà nước và nhân dân hai nước được phản ảnh trung thự c, đầy đủ và rõ nét qua tài liệ u lư u trữ đang được lư u giữ tại các cơ quan lư u trữ củ a hai nước 2. Như đã giới thiệ u ở trên, tự thân nhữ ng tài liệ u lư u trữ này đã mang tính chân thự c, phản ánh sự việ c, hiệ n tượng một cách khách quan với tư cách là những tài liệ u văn kiệ n chính thứ c - nhữ ng tài liệ u có giá trị được lựa chọn từ khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động củ a các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, v.v… Nguồn tài liệ u lư u trữ chính thống được bảo quản trong các kho lưu trữ Đảng, nhà nước, các sư u tập cá nhân hai nước Việ t Nam và Liên bang Nga là nguồn sử liệu quý giá không thể thay thế về lị ch sử quan hệ hữ u nghị , hợ p tác giữ a hai đả ng, hai nhà nướ c và nhân dân hai nước chúng ta. 1 Theo báo cáo của Bộ Giáo dục đào tạo, năm 2004. 2 Ở Việt Nam, tài liệu lưu trữ có liên quan đến quan hệ hữu nghị hợp tác Việt – Xô được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Lưu trữ Hội Hữu nghị Việt Nga, Viện phim Việt Nam, Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương, v.v... Các Viện, trung tâm bảo quản tài liệu nhà nước liên bang Nga hiện nay có bảo quản tài liệu lưu trữ liên quan đến quan hệ hữu nghị hợp tác Việt – Xô gồm có: Viện lưu trữ nhà nước Liên bang Nga, Viện lưu trữ nhà nước lịch sử - quân sự Nga, Viện lưu trữ nhà nước hải quân Nga, Viện lưu trữ nhà nước kinh tế Nga, Viện lưu trữ nhà nước văn học và nghệ thuật Nga, Viện lưu trữ nhà nước quân sự Nga, Viện lưu trữ nhà nước khoa học - kỹ thuật Nga, Viện lưu trữ nhà nước phim ảnh Nga, Viện lưu trữ nhà nước phim điện ảnh Nga, Trung tâm bảo quản và nghiên cứu tài liệu lịch sử hiện đại, Trung tâm bảo quản tài liệu hiện đại, Trung tâm bảo quản tài liệu của các tổ chức thanh niên, Lưu trữ Hội hữu nghị Nga - Việt. 7
- 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “ Hiện tượng siêu dẫn và những ứng dụng trong khoa học – đời sống”
70 p | 1085 | 251
-
Đề tài " Quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán độc lập ở Việt Nam "
17 p | 300 | 141
-
Đề tài: Tư tưởng lý thuyết Kaizen của Masaaki Imai bài học áp dụng vào quản lý hiện đại
28 p | 409 | 86
-
Tiểu luận đề tài:Quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán độc lập ở Việt Nam
16 p | 332 | 73
-
Đề tài: “Hoàn thiện một số nội dung của quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần sửa chữa ôtô Gang thép – Thái Nguyên”
80 p | 232 | 64
-
Đề tài " Văn hóa giao tiếp của doanh nhân mexico "
12 p | 411 | 43
-
Đồ án: Tổng quan về dược tính của đậu nành
36 p | 138 | 23
-
Báo cáo "Vài nét về thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại một số doanh nghiệp sản xuất ở Hà Nội "
11 p | 107 | 23
-
Đề tài: Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở Việt Nam
39 p | 144 | 22
-
Báo cáo " Vài nét về xã Trà Lũ (Nam Định) đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ "
9 p | 231 | 15
-
Đề tài “ Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập “
9 p | 91 | 13
-
Báo cáo " Vài nét về hình ảnh Việt Nam trong sử sách cổ Trung Quốc "
12 p | 77 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu Mỹ để kinh doanh
99 p | 57 | 10
-
Báo cáo "Vài nét về tổ chức lao động quốc tế "
6 p | 61 | 7
-
Báo cáo " Vài nét về kí cược, kí quỹ và phạt vi phạm "
6 p | 77 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình Holsat để đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa tại khu du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum
98 p | 20 | 6
-
Báo cáo "Vài nét về quan hệ của thủ đô Hà Nội "
9 p | 69 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn