Đề thi giao lưu Olympic môn Tiếng Việt lớp 5 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Điện Biên được chia sẻ dưới đây giúp các em có thêm tư liệu luyện tập và so sánh kết quả, cũng như tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giao lưu Olympic môn Tiếng Việt lớp 5 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Điện Biên
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN GIAO LƯU OLYM PIC TIẾNG VIỆT LỚP 5
GIAO LƯU CỤM TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2020 - 2021
Ngày 10/12/2020
Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Có 04 trang)
Họ và tên học sinh:…………………………………......………………………. Lớp: …………
Trường Tiểu học .............................................................................................................................
Điểm Họ tên, chữ ký người coi Họ tên, chữ ký người chấm
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm).
a) Từ nào chứa tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn:
A. Hữu nghị B. Thân hữu C. Hữu ích D. Bạn hữu
b) Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc?
A. Bé ngủ ngon giấc.
B. Món này ăn rất ngon.
C. Bài toán này Đạt làm ngon ơ.
Câu 2 (0,5 điểm).
a) Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp kì vĩ của Thiên nhiên?
A. Non xanh nước biếc C. Sớm nắng chiều mưa
B. Non nước hữu tình D. Giang sơn gấm vóc
b) Từ “thấp thoáng” thuộc loại từ nào?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 3 (0,5 điểm).
a) Câu thơ “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào?
A. Nhân hóa B. So sánh C. So sánh và nhân hóa
b) Có từ nào đồng nghĩa với từ ” Cố hương ”
A. Hương thơm B. Nhà cổ C. Quê cũ
Câu 4 (0,5 điểm).
a) Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau:
Bà tôi thường bảo người ta ăn ở tử tế để……..lại cho con cháu.
A. phúc hậu B. phúc đức C. nhân hậu
b) Câu ca dao nào nói lên sự lạc quan của người nông dân?
A. Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
- B. Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Câu 5 (0,5 điểm).
a) Trong câu nào ánh nắng được nhân hóa?
A. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị.
B. Ánh nắng tắm mượt mái tóc chị.
b) Những từ nào đồng nghĩa với từ “ Quanh co” ?
A. Khúc khuỷu B. Trập trùng C. Uốn khúc
Câu 6 (0,5 điểm).
a) Các từ: ngóng, trông, mong, đợi; giang sơn, tổ quốc; gan dạ, gan góc,
quả cảm, dũng cảm
thuộc nhóm từ nào?
A. Nhóm từ trái nghĩa B. Nhóm từ đồng nghĩa C. Nhóm từ đồng âm
b) Em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.”
A. Nói lên tinh thần đoàn kết
B. Chia sẻ khó khăn khi một người trong tập thể gặp hoạn nạn, biết thông
cảm, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
C. Cả hai ý trên.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (1 điểm). Cho các kết hợp 2 tiếng sau:
Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc,
luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.
Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.
b) Phân loại các từ ghép đó.
Câu 8 (1 điểm). Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định
ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
a. Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
b. Người đạt điểm cao trong kì thi học
- sinh giỏi cấp trường là tôi.
c. Cả nhà rất yêu quý tôi.
Bài 9 (1 điểm) Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm
vào cuối mỗi câu. Viết hoa chữ cái đầu câu:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc
theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát
trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và
lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng
Câu 10 (1,5điểm).
Trong bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm xay đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
Em hiểu nội dung bốn câu thơ đầu nói gì? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận
được ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ?
- Câu 11 (1 điểm). Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong những câu sau:
a) Lớp thanh niên ca hát , nhảy múa.Tiếng chiêng,tiếng cồng ,tiếng đàn tơ-rưng
vang lên.
b) Mỗi lần Tết đến ,đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các
lề phố Hà Nội ,lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ
tạo hình của nhân dân.
- HƯỚNG DẪN CHẤM GAO LƯU OLYM PIC TIẾNG VIỆT- LỚP 5
NĂM HỌC 2020-2021 (CỤM TRƯỜNG)
Ngày 13/11/2020
(Có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Ý a b a b a b a b a b a b
Đáp C B C B A C B B B C B C
án
Điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 7 (1,5 điểm).
a) (0,5đ) Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán
Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.
b) (1đ) Phân loại đúng mỗi loại được 0,5 đ
- Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc,
bánh rán.
- Từ ghép tổng hợp: Xe cộ, múa hát, bánh kẹo.
Bài 8 (1 điểm). Đúng mỗi từ cho 0,25 điểm.
a.Trong câu: “Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại”, từ tôi làm chủ ngữ.
Trong câu: “Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi” từ tôi làm định ngữ.
b.Trong câu: “Người đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi cấp trường là tôi.” từ tôi
làm vị ngữ.
c.Trong câu: “Cả nhà rất yêu quý tôi.”, từ tôi làm bổ ngữ
Bài 9 (1 điểm) Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm
vào cuối mỗi câu. Viết hoa chữ cái đầu câu:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy
dọc theo bờ sông . Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông
hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng
tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Bài 10 (2,5 điểm)
Lời văn cóc ảm xúc, trình bày m ạch lạc dùng từ chính xác phù hợp với nội
dung câu thơ cho (2,5 điểm)
Diễn đạt được mỗi ý sau (1điểm)
- Nội dung 4 câu thơ đầu: Bầy ong lao động cần cù, thầm lặng qua ngày tháng
để chất trong “ vị ngọt”, “ mùi hương” của các loài hoa, làm nên giọt mật
thơm ngon. Trải qua bao vất vả “ mưa nắng vơi đầy” bầy ong làm nên thứ
“men”của trời đất để làm “say” cả đất trời
- - Ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc của hai dòng thơ cuối: Nhờ có những giọt mật ong tinh
tuý, bầy ong đã giữ cho con người cả thời gian và vẻ đẹp đó là diều kì diệu
không ai làm nổi!
Liên hệ bản thân ( 0,5 điểm)
Bài 11 (1 điểm)
Xác định đúng các bộ phận chủ ngữ (CN) , vị ngữ (VN) ở mỗi câu :
a) (0,5điểm)
Lớp thanh niên/ ca hát ,/ nhảy múa.Tiếng chiêng/,tiếng cồng /,tiếng đàn tơ-rưng
/ CN VN1 VN2 CN1 CN2 CN3
vang lên.
VN
b) (0,5điểm)
Mỗi lần Tết đến ,đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các
lề phố Hà Nội ,lòng tôi / thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo
CN VN
hình của nhân dân.
……………………………………… Hết …………………………………….