Đề thi học kì 2 môn Luật cạnh tranh năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học
lượt xem 5
download
Gửi đến các bạn "Đề thi học kì 2 môn Luật cạnh tranh năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học" giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức môn thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Luật cạnh tranh năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học
- Trang 2 BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM STT TÊN NHIỆM VỤ PHÂN MỨC ĐỘ CÔNG HOÀN THÀNH 1 Lê Hoàng Đức Phân công công việc, tổng 100% hợp, chỉnh sửa bài làm, nộp bài file word và pdf cho lớp trưởng 2 Lê Thành Đạt Làm câu 2 100% 3 Nguyễn Phú Qúy Làm câu 2 100% 4 Nguyễn Phương Duy Làm câu 1, in bản in và nộp 100% bản in cho lớp trưởng
- TIỀU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH MÃ ĐỀ: 13 ĐỀ BÀI Đề 13: Câu 1: Khi nào doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường? Cho 5 ví dụ minh họa Câu 2: Phân tích các biện pháp để Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền bị cấm? Cho 5 ví dụ minh họa
- BÀI LÀM Câu 1: Khi nào doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường? Cho 5 ví dụ minh họa I. Doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường 1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và xác định doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường: Vị trí thống lĩnh thị trường là vị trí của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan mà nhờ vào vị trí ấy, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có khả năng quyết định các điều kiện giao dịch trên thị trường độc lập với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng ở mức độ đáng kể. Trên thế giới, khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường (market dominant position hoặc market dominance), Toà công lí châu Âu chính thức định nghĩa vị trí thống lĩnh thị trường là một vị trí thể hiện sức mạnh kinh tế của một doanh nghiệp mà dựa vào đó doanh nghiệp có thể làm cho cạnh tranh trên thị trường liên quan không phát huy tác dụng và có thể hành xử độc lập ở mức độ đáng kể đối với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và sau cùng là người tiêu dùng. Ở Việt Nam, khái niệm “vị trí thống Iĩnh thị trường" được quy định tại Luật cạnh tranh cũ năm 2004 (Luật cạnh tranh ở thời điểm hiện hành là Luật cạnh tranh năm 2018). Tuy nhiên, các nhà làm luật của Việt Nam không giải thích thế nào là "vị trí thống fĩnh thị trường' và cũng không giải thích "vị trí thống ĩnh thị trường" từ góc độ “quyền lực thị trường” mà thay vào đó, chỉ quy định rõ trường hợp nào thì một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường. Căn cứ vào điều 24 Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường khi:
- 1/ Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. 2/ Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan; d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. 3/ Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. 2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường: Sức mạnh thị trường đáng kể theo Điều 26 của Luật cạnh tranh 2018: 1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây: a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan; b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
- c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác; d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ; đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật; e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng; g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. 2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này ( Chương IV NĐ 35/2020 ). Thị trường liên quan theo Khoản 7 Điều 3 của Luật cạnh tranh 2018: 7. Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. Cách xác định thị trường liên quan: Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2018 thì thị trường liên quan được xác định dựa trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan trong đó được thể hiện như sau: Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
- Thị phần theo Khoản 1 Điều 10 của Luật Cạnh Tranh 2018: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh năm 2018, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây: Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. II. Ví dụ: VD1: DN A kinh doanh nước giải khát chiếm 35% thị phần trên thị trường nước giải khát có ga ( 35% > 30% ) => DN A là DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo Khoản 1 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018. VD2: 2 DN B,C kinh doanh đồ gia dụng lần lượt chiếm 20%.35% thị phần trên thị trường này liên doanh với nhau ( Do 20% và 35% đều > 10% và tổng thị phần 2 DN này là 55% > 50% ) => Liên doanh các DN B,C là nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo Khoản 2,3 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018. VD3: 3 DN D,E,F kinh doanh đồ chơi trẻ em lần lượt chiếm 20%, 25%, 30% thị phần trên thị trường này liên doanh với nhau ( Do 20%, 25% và 30% đều > 10% và tổng thị phần 3 DN
- này là 75% > 65% ) => Liên doanh các DN D,E,F là nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo Khoản 2,3 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018. VD4: 4 DN X,Y,Z,T kinh doanh quặng sắt đều chiếm 20% thị phần trên thị trường này liên doanh với nhau ( Do 20% > 10% và tổng thị phần 4 DN này là 80% > 75% ) => Liên doanh các DN X,Y,Z,T là nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo Khoản 2,3 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018. VD5: 5 DN G,H,K,O,S kinh doanh đồ điện tử lần lượt chiếm 15%,20%,30%,15%, 12% thị phần trên thị trường này liên doanh với nhau ( Do 15%,20%,30% và 12% > 10% và tổng thị phần 5 DN này là 92% > 85% ) => Liên doanh các DN G,H,K,O,S là nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo Khoản 2,3 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018.
- Câu 2: Phân tích các biện pháp để Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền bị cấm? Cho 5 ví dụ minh họa I / Phân tích các biện pháp để Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền bị cấm 1. Doanh nghiệp độc quyền là gì ? Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. ( theo điều 25 Luật cạnh tranh 2018 ) 2. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm Theo khoản 2 điều 27 Luật cạnh tranh 2018 Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây: a)Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này . Cụ thể như sau : Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
- b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng; c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng; d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác. 3. Các biện pháp để Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền bị cấm 3.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền 1. Phạt cảnh cáo; 2. Phạt tiền; 3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này . Cụ thể như sau : b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm; c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; 4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Cụ thể như sau : a) Buộc cải chính công khai; c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; e) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế; h) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
- i) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; ( Căn cứ theo điều 27 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH ) 3.2 : Mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về lạm dụng vụ trí độc quyền 1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây: a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; Cụ thể như sau : Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác; b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng; d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
- 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền; b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng. ( Căn cứ theo điều 9 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH ) II/ Ví dụ minh họa 1. Doanh nghiệp A lợi dụng vị thế độc quyền bán giá cao hơn so với giá thị trường => gây bất lợi và thiệt hại cho khách hang => vi phạm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo điểm a khoản 2 điều 27 LCT 2018 => Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a khoản 1 và khoản 2 điều 9 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH. 2. DN B lợi dụng vị trí độc quyền hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ => Hàng hóa khan hiếm => Gây thiệt hại và bất lợi cho khách hàng => vi phạm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo điểm a khoản 2 điều 27 LCT 2018=> Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực
- hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền và buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở ,tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a khoản 1 , điểm c khoản 3 và khoản 2 điều 9 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH. 3. DN C lợi dụng vị trí độc quyền đơn phương thay đổi hợp đồng đã giao kết với DN B mà không có lý do chính đáng => Gây bất lợi và thiệt hại nặng nề cho DN B => vi phạm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo điểm c khoản 2 điều 27 LCT 2018 => vi phạm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo điểm a khoản 2 điều 27 LCT 2018=> Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền và Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng theo điểm c khoản 1 và điểm đ khoản 3 điều 9 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH. 4. DN A lợi dụng vụ trí độc quyền ép DN D phải bán giá cao hơn so với thị trường => ngăn cản doanh nghiệp D tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp D => vi phạm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo điểm a khoản 2 điều 27 LCT 2018 => Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền và buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh theo điểm a khoản 1 và điểm b khoản 3 điều 9 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH. 5. DN C lợi dụng vị trí độc quyền ép khách hàng phải mua một mặt hàng khác mới đủ điều kiện để mua mặt hàng của họ => Gây thiệt hại và bất lợi cho khách hàng => vi phạm hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo điểm b khoản 2 điều 27 LCT 2018 => Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị
- trí độc quyền , tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng theo điểm a khoản 1 , khoản 2 và điểm d khoản 3 điều 9 75/2019/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh tế vĩ mô năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 69 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn An sinh xã hội năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học
13 p | 24 | 7
-
Đề thi học kì môn Hành vi tổ chức năm 2020-2021 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
2 p | 19 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản lý nhà nước về kinh tế năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 43 | 7
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Nguyên lý thống kê kinh tế năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 20 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản lý dự án năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 42 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Xây dựng văn bản pháp luật năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học
18 p | 23 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật hành chính năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 27 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Nguyên lý thống kê kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 48 | 5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh tế lượng năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 13 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Tham vấn năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 21 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Hiến pháp và định chế chính trị năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 21 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Hiến pháp và định chế chính trị năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 15 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Chuyên đề luật công nghệ thông tin, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 29 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật kinh tế năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 26 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Một số chuyên đề giáo dục pháp luật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 15 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn