intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Sinh năm 2013-2014 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Lê Thị Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

1.679
lượt xem
371
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập môn Sinh nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12 môn Sinh lớp 12 kèm đáp án

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Sinh năm 2013-2014 - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC (Đề thi gồm 02 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Ngày thi: 24/10/2013 Câu 1. (1,5 điểm) a. Hãy phân biệt túi vận chuyển, lizôxôm, perôxixôm và không bào. b. Mô tả cấu trúc và chức năng ribôxôm của tế bào nhân sơ. Câu 2. (1,5 điểm) a. Vi khuẩn thật khác vi khuẩn cổ ở điểm nào? b. Tại sao vi khuẩn cần tạo nội bào tử? Đây có phải là hình thức sinh sản không? Câu 3. (2,0 điểm) a. Kể tên các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn các bon thì vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hoá dị dưỡng như thế nào? b. Mỗi vi sinh vật thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng, nhưng tại sao nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh? Câu 4. (2,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn theo kiểu không liên tục, bắt đầu từ 5 tế bào với thời gian tiềm phát là 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành theo lý thuyết (kể từ khi bắt đầu nuôi cấy) trong các trường hợp: sau 1 giờ; sau 4 giờ; sau 4 giờ nếu một trong 5 tế bào ban đầu bị chết. Câu 5. (2,0 điểm) a. Để phân biệt một cây C3 và cây C4, người ta tiến hành một trong hai thí nghiệm sau: - Để hai cây vào một chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục (1). - Trồng cả hai cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ ôxi (2). Hãy giải thích nguyên tắc của từng thí nghiệm. b. Người ta chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu xanh tím vào các lá trên cây, rồi so sánh số lượng tinh bột hình thành bằng cách nhuộm màu với iốt. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào? Câu 6. (2,0 điểm) Trình bày những vấn đề liên quan đến quá trình biến đổi nitơ trong cây: a. Các nguồn nitơ cho cây. b. Quá trình khử nitrat. c. Quá trình hình thành axit amin. Câu 7. (2,0 điểm) Về nhóm chất điều hoà sinh trưởng auxin: a. Giải thích tại sao trong phân tử của các chất thuộc nhóm này luôn có chứa nitơ? b. Cho ví dụ cụ thể để giải thích: tác dụng kích thích hay kìm hãm của nhóm auxin phụ thuộc vào nồng độ. c. Minh hoạ cụ thể tác dụng của auxin đối với sự sinh trưởng của tế bào. d. Trình bày một thí nghiệm về ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin. -1-
  2. Câu 8. (2,0 điểm) a. Chức năng của ống khí ở sâu bọ (Chân khớp) và ống khí ở phổi chim giống nhau hay khác nhau? b. Tại sao những người sống trên núi cao, số lượng hồng cầu trong máu lại tăng? Câu 9. (2,0 điểm) a. Đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin? b. Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. Câu 10. (2,0 điểm) a. Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích. b. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được prôtêin trong thành phần thức ăn nhưng lại không phân giải prôtêin của chính cơ quan tiêu hoá đó? Câu 11. (1,0 điểm) Trình bày cơ chế điều hoà đường huyết của các hoocmôn tuyến tuỵ. -------------- HẾT --------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………….............……………… Số báo danh………….... -2-
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QG TỈNH ĐĂK LĂK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Ngày thi: 24/10/2013 CÂU, NỘI DUNG ĐIỂM Ý 1 1,5 a - Túi vận chuyển đưa các chất đi khắp tế bào. 0,25 - Lizôxôm chứa enzim thuỷ phân phân giải các thể lạ hoặc các chất cần cho tái chế. 0,25 - Perôxixôm chứa nhiều enzim dùng để giải độc các chất như alcol và tạo catalaza để trung hoà hidroperôxit. 0,25 - Không bào là bào quan dự trữ một số chất cho tế bào, có thể tham gia vào việc chứa và tiêu hoá thức ăn ở một số loại tế bào. 0,25 b - Là bào quan 70S gồm 2 đơn vị nhỏ là 50S và 30S, được cấu tạo từ rARN và 0,25 prôtêin, có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực. - Chức năng: tham gia tổng hợp prôtêin 0,25 2 1,5 a Vi khuẩn cổ Vi khuẩn thật - Không có peptidôglican. - Có peptidôglican. 0,25 - Axít amin mở đầu trong dịch mã là - Formil – metionin. 0,25 metionin. - Màng sinh chất không chứa axit béo 0,5 mà chứa cacbohidrat nối với glixêrol - Axít béo nối với glixêrol bằng liên kết bằng liên kết ête. este b - Vi khuẩn tạo nội bào tử để vượt qua các điều kiện môi trường bất lợi, chúng khó bị 0,25 tiêu diệt. - Đây không phải là hình thức sinh sản vì mỗi tế bào chỉ tạo một nội bào tử. 0,25 3 2,0 a - Có 4 kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự 0,5 dưỡng và hoá dị dưỡng. - Sự khác nhau giữa vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hoá dị dưỡng: 0,5 Đặc điểm so sánh VSV quang tự dưỡng VSV hoá dị dưỡng + Nguồn năng lượng: Ánh sáng Hoá học + Nguồn cacbon: CO2 Chất hữu cơ + Tính chất của quá trình: Đồng hoá Dị hoá b - Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như không thay đổi, vì 0,25 iôn H+ rất khó thấm qua màng phôtpholipit của màng sinh chất. - VSV ưa pH trung tính vận chuyển K+ thay cho H+, VSV ưa kiềm vận chuyển Na+ 0,5 thay cho H+, khiến cho pH nội bào gần như trung tính. - Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH môi trường. 0,25 4 2,0 1
  4. - Sau 1 giờ: số lượng tế bào là 5 vì còn ở pha tiềm phát. 0,5 - Sau 4 giờ: tế bào mới phân chia được 3 giờ hay 180 phút (9 thế hệ: 29). Áp dụng 1,0 công thức N = N0 x 2n, ta có số tế bào sinh ra là 5 x 29 = 2560. - Sau 4 giờ khi có một tế bào ban đầu bị chết: 0,5 9 Tương tự ta có số tế bào tạo thành là 4 x 2 = 2048. 5 2,0 a - Ở thí nghiệm (1): Dựa vào nguyên tắc điểm bù CO của cây C luôn cao hơn cây 0,5 2 3 C4. Do đó khi cả hai cây cùng quang hợp thì nồng độ CO2 trong bình kín giảm nhanh, cây nào ngừng quang hợp trước sẽ là cây C3. - Ở thí nghiệm (2): Dựa vào nguyên tắc là chỉ có thực vật C3 mới có hô hấp sáng, mà 0,5 hô hấp sáng thì xẩy ra ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, nồng độ CO2 thấp, nống độ O2 cao. Do đó khi tăng nồng độ O2, cây nào có hô hấp sáng là cây C3. b - Thí nghiệm nhằm chứng minh ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng lên quang hợp, 0,5 cụ thể là chứng minh ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng xanh tím. - Kết quả thí nghiệm: những lá cây có chiếu ánh sáng đỏ sẽ tổng hợp được tinh bột 0,5 nhiều hơn lá cây chiếu ánh sáng xanh tím. 6 2,0 a + Các nguồn nitơ cho cây: - Nguồn vật lí. 0,5 - Nguồn cố định nitơ khí quyển. - Nguồn phân giải bởi VSV đất. - Nguồn phân bón. b + Quá trình khử nitrat: NO3- → NO2- → NH4+: 0,5 - + - - + - NO3 + NAD (P)H + H +2e → NO2 + NAD(P) + H2O - NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O c + Quá trình hình thành axit amin: Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axít (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ, các axít này có thêm gốc NH2+ để thành các axít amin. 0,25 + + - Axít pyruvíc + NH3 + 2H → Alanin + H2O - Axít α xêtôglutaric + NH3 + 2H+ → Axit glutamic + H2O 0,25 - Axit fumaric + NH3 → Axit aspactic 0,25 + - Axit ôxalôaxêtic + NH3 + 2H → Axit aspactic + H2O 0,25 7 2,0 a + Luôn chứa nhóm nitơ: 0,5 Vì auxin được tổng hợp từ triptophan – một axit amin nên trong phân tử có nitơ. b + Chất 2,4D là một chất thuộc nhóm auxin. 0,5 - Nếu pha ở nồng độ thấp thì sử dụng như một chất kích thích sinh trưởng, giúp ra rễ, đậu hoa, đậu quả. - Nếu ở nồng độ cao thì là chất kìm hãm sinh trưởng, là chất diệt cỏ, làm rụng lá.. c + Đối với sự sinh trưởng của tế bào: 0,5 - Auxin kích thích sự sinh trưởng của tế bào theo chiều ngang, thông qua enzim auxin – oxidaza, phá vỡ các liên kết hidrô giũa các bó xellulozơ làm cho thành tế bào có thể dài ra, phồng lên. d + Lấy các mầm hạt (hạt đậu) chỉ có một mầm chính, ngắt mầm chính này đến sát lá 0,5 2
  5. mầm, sau một thời gian, hai mầm bên sẽ xuất hiện. Hoặc ngắt ngọn cây, sau một thời gian cây sẽ có nhiều nhánh; Ngắt ngọn cây đu đủ, sẽ được 2-3 ngọn mới. 8 2,0 a - Ống khí của sâu bọ chỉ là đường dẫn khí tương ứng với khí quản và phế quản ở 0,5 chim. Không khí được ống khí dẫn vào tới tận các tế bào và trao đổi trực tiếp với các tế bào của cơ thể. - Sự lưu thông khí qua các ống khí tới tế bào để trao đổi O2 với các tế bào và nhận 0,25 CO2 từ các tế bào theo ống khí thoát ra môi trường ngoài qua các lỗ thở là nhờ sự co giãn của cơ ở phần bụng. - Trong khi đó các ống khí trong phổi chim chính là bề mặt trao đổi khí, mà sự trao 0,25 đổi khí qua bề mặt này là nhờ sự co giãn của các cơ thở với sự tham gia của các túi khí. b - Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 dưới dạng kết hợp với Hb. Nhưng khả năng 0,25 kết hợp để vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào cơ thể lại phụ thuộc vào áp suất tưng phần của O2 (PO2). Nếu áp suất từng phần thấp thì khả năng kết hợp với O2 của Hb kém. - Người sống trên núi cao, không khí loãng nên PO2 thấp, khả năng kết hợp của O2 0,25 với Hb kém, nếu hồng cầu giữ nguyên như ở đồng bằng sẽ không vận chuyển đủ O2 cần thiết cho hoạt động của cơ thể. - Gan và thận hoạt động mạnh, cần O2 lớn nên phản ứng bằng cách tiết ra hoocmôn erythropoietin thúc đẩy tuỷ xương tăng sinh hồng cầu đáp ứng nhu cầu mới của con 0,5 người lên sống trên vùng núi cao có PO2 thấp. Đây là phản ứng thích nghi. 9 2,0 a - Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. 0,25 - Bản thân xung thần kinh (điện thế hoạt động) không chạy trê sợi thần kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng này và 0,25 làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo. Và cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc theo sợi dây thần kinh. - Nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra, màng đang ở vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên 0,25 không tiếp nhận kích thích. Do vậy xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều và không bao giờ trở lại nơi đã đi qua. - Nếu kích thích ở giữa sợi thì xung thần kinh đi theo cả hai chiều kể từ điểm xuất 0,25 phát. b + Các phản xạ vận động (PXVĐ) là các hoạt động có ý thức. Còn các phản xạ sinh 0,25 dưỡng (PXSD) là các hoạt động không có ý thức – không theo ý muốn. + Cung PXVĐ và cung PXSD đều có cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, bộ phận 0,25 trung ương, nơron li tâm và cơ quan đáp ứng. Song khác nhau ở chỗ: - Đường dẫn truyền li tâm ở PXVĐ chỉ có một nơron từ trung ương đi thảng tới cơ 0,25 quan đáp ứng. - Đường dẫn truyền li tâm ở PXSD bao gồm hai nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch, liên hệ với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng. Trong đó sợi trục của 0,25 nơron trước hạch có bao miêlin và sợi trục của nơron sau hạch không có bao miêlin 10 2,0 a - Trong trường hợp bình thường, lượng máu hai tâm thất tống đi trong mỗi chu kì 0,5 tâm thu bằng nhau, vì tuần hoàn máu thực hiện trong một vòng kín nên máu tống đi 3
  6. bao nhiêu thì nhận về bất nhiêu. Theo quy luật Frank – Starling thì máu về tâm nhĩ nhiều sẽ chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim càng căng càng chứa nhiều máu sẽ co càng mạnh và lượng máu tống ra càng nhiều. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của tim đảm bảo cho lượng máu qua tâm thất hai bên luôn bằng nhau. - Có thể không bằng nhau trong trường hợp bệnh lí: Giả sử mỗi kì tâm thu, máu từ 0,5 tâm thất trái tống ra nhiều hơn tâm thất phải thì máu sẽ bị ứ lại trong các mô gây phù nề, hoặc mếu ngược lại vì lí do nào đó tâm thất phải bơm nhiều mà tâm thất trái chỉ bơm được ít thì sẽ gây nên phù phổi. b - Ỏ người bình thường, lót trong lớp thành dạ dày có chất nhầy bảo vệ. Chất nhầy 0,25 này có bản chất là glicôprotêin và mucôpôlisaccarit do các tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra. Lớp chất nhầy trên có 2 loại: - Loại hoà tan: có tác dụng trung hoà một phần pepsin và HCl. 0,25 - Loại không hoà tan: tạo thành một lớp dày 1 - 1,5 mm bao phủ toàn bộ thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược 0,25 của H+ để tạo thành “hàng rào” ngăn tác động của pepsin-HCl. - Ở người bình thường, sự tiết chất nhầy cân bằng với sự tiết pepsin-HCl, nên 0,25 prôtêin trong dạ dày không bị phân huỷ (dạ dày được bảo vệ). 11 1,0 - Tế bào bào α tiết glucagôn có tác dụng biến đổi glicôgen (được tổng hợp trong gan 0,25 và cơ từ glucôzơ) thành glucôzơ khi lượng đường trong máu giảm. - Tế bào β tiết insulin có tác dụng biến đổi glucôzơ thành glicôgen tích luỹ trong 0,25 gan và cơ khi lượng glucôzơ trong máu tăng cao (thường là sau bữa ăn). - Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β đã đảm bảo lượng đường huyết luôn 0,25 ổn định, giữ ở mức 0,12%. - Ngoài ra còn có các tế bào delta tiết Somatostatin điều hoà sự tiết glucagôn và 0,25 insulin của tế bào α và β gần đó. Điểm toàn bài: 20 điểm ------------- HẾT ----------- 4
  7. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 (Đề thi này có 02 trang) Câu 1( 2điểm). Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích? a. Vi khuẩn hóa tự dưỡng đều oxi hóa các hợp chất lưu huỳnh. b. Số nucleotit trong mARN bằng một nửa số nucleotit trong gen điều khiển tổng hợp nó. c. Phốtpholipit một đầu ưa nước và một đầu kị nước. d. Dựa vào vùng nhân chia vi khuẩn thành hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. e. Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18 thì loài đó có 32 kiểu đột biến tam nhiễm kép. f. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. g. Khi xung thần kinh truyền tới tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+. h. Trong quá trình nhân đôi ADN thì cả 2 mạch đơn mới hình thành đều theo chiều 5'- 3'. Câu 2( 2điểm). a. Một tế bào 2n có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 6 gam qua một lần phân bào bình thường sinh ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 6 gam. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân? Giải thích? b. Một tế bào sinh trứng sơ khai( loài 2n = 10) có nhiễm sắc thể được kí hiệu AaBbDdEeXY thực hiện nguyên phân 2 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào sinh trứng đều giảm phân tạo trứng. - Có bao nhiêu cách sắp xếp nhiễm sắc thể vào kì giữa lần phân bào thứ nhất giảm phân? - Có tối đa bao nhiêu loại trứng? - Có tối thiểu bao nhiêu loại trứng? - Quá trình trên cần môi trường cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu nhiễm sắc thể? Câu 3(3 điểm). a. Sự khác biệt trong các hình thức hô hấp ở thực vật được thể hiện ở bảng sau: So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng Điều kiện xảy ra 1 2 3 Chất tham gia 4 5 6 Sản phẩm quá trình 7 8 9 Năng lượng thu được cho 1 phân tử 10 11 12 chất tham gia Hãy trả lời nội dung của các ô theo số hiệu nêu ở bảng trên. b. Chu trình cố định CO2 của 3 loài thực vật: Dứa, lúa, mía có sự khác biệt: So sánh Dứa Lúa Mía Chất nhận CO2 khí quyển A B C Sản phẩm tạo thành đầu tiên D E F
  8. Loại tế bào tham gia G H I Năng suất sinh học K L M Hãy trả lời nội dung của các ô theo kí hiệu nêu ở bảng trên. Câu 4(3,5điểm). a. Nêu cấu tạo, vai trò của những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa màng tế bào động vật với màng tế bào thực vật. b. Nêu đặc điểm ở các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục. c. Phân biệt về số lượng tế bào trong cơ thể và phương thức dinh dưỡng của các nhóm sinh vật thuộc giới nguyên sinh. Câu 5( 2,5điểm). a. Cân bằng pH nội môi là gì? Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu nào? Cơ chế điều hòa của mỗi hệ đệm đó như thế nào? b. Sơ đồ điều hòa sinh tinh ở động vật bậc cao được mô tả dưới đây: Vùng dưới đồi Chú thích: (1) : Ức chế : Kích thích Thùy trước tuyến yên Hãy điền tên các hoocmon theo các số hiệu trong sơ đồ? (2) ( 3) ( 4) (5) Tinh hoàn Các ống Các tế sinh tinh bào kẽ (5) Câu 6( 3,5 điểm). Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3600 liên kết hidro và có hiệu số nucleotit loại A với nucleotit loại khác là 10% đã nhân đôi 5 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp 85800 nucleotit. Biết rằng trong A 3 số các gen con sinh ra ở đợt nhân đôi thứ 2 có một gen bị đột biến mất đoạn, đoạn mất có = . G 2 a. Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường và gen đột biến. b. Các gen con sinh ra đều sao mã tạo ra 2 loại mARN. Một phân tử mARN1 có U = 480, một phân tử mARN2 có U = 750. Nucleotit loại X ở 2 loại mARN đều bằng nhau và bằng 320. Tính số nucleotit loại A và loại G của 2 loại mARN. c. Trên một phân tử mARN1 có một số ribôxôm hoạt động một lượt với tổng thời gian là 44,5 giây, cách đều nhau một khoảng lớn hơn 82A 0 với vận tốc 102A 0 /s. Xác định số phân tử protein được tổng hợp từ một phân tử mARN1. Câu 7( 3,5 điểm). Ở ruồi giấm hai cặp gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen qui định kích thước râu nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác. Ruồi đực di truyền liên kết hoàn toàn. Các cặp gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho P thuần chủng : thân xám, cánh dài, râu dài X thân đen, cánh cụt, râu ngắn
  9. F1: 100% ruồi thân xám, cánh dài, râu ngắn. Chọn một cặp ruồi F1 cho lai với nhau người ta thu được F2 ruồi thân xám, cánh dài, râu ngắn chiếm tỉ lệ 54,375%. a. Hãy xác định tỉ lệ các kiểu hình còn lại ở F2. b. Nếu lai phân tích cặp ruồi F1 trên thì tỉ lệ kiểu hình FB sẽ như thế nào? ........................................................ HẾT.................................................... SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM Năm học : 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC .................................................................................................................................................... Câu Nội dung Điểm 2   a. Sai. Vì có loại oxi hóa các hợp chất Fe , NH 4 , NO 2 ... 1 b. Sai. Vì gen ở SV nhân thực còn có các intron c. Đúng. Vì photpholipit đầu photphat ưa nước và đầu gốc axit béo kị nước d. Sai. Vì dựa vào cấu tạo màng. 2 9! e. Sai. Vì C 9 = = 36 0,25 x 8 2!(9  2)! f. Đúng.Vì nếu không theo 1 hướng xác định thì là ứng động = 2đ g. Đúng. Vì Ca2+ từ dịch mô tràn vào làm vỡ các bóng chứa chất TGHH, giải phóng chất này vào khe xinap. Các chất TGHH sẽ gắn vào thụ thể làm thay đổi tính thấm màng sau xinap của nơron tiếp theo. h. Đúng. Vì Ez ADN polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 , -3 , 2 a. - Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là nguyên phân. 0,25 Giải thích: Kết quả nguyên phân tạo ra 2 TB giống nhau và giống TB mẹ 0,25 - Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là giảm phân I 0,25 Giải thích: Lần phân bào I NST nhân đôi rồi phân chia tạo 2 tế bào con 0,25 b. - Có 16 cách sắp xếp 0,25 - Có tối đa 4 loại trứng 0,25 - Có tối thiểu 1 loại trứng 0,25 - Cần 70 NST 0,25 a. 1. Có O2 3 2. Không có O2 3. Ở thực vật C3, cường độ chiếu sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao 4. Glucozơ 5. Glucozơ 4 và 5 có thể HS nêu axit piruvic vì không tính giai đoạn đường phân vẫn cho đúng. 6. Ribulozơ 1 - 5dP. (có thể HS nêu axit glicolic vì là nguyên liệu trực tiếp vẫn cho đúng).
  10. 7. CO2, H2O, ATP 8. Hoặc C2H5OH + CO2 + ATP Hoặc CH3COCOOH + ATP 9. Serin + CO2 10. 36 ATP( Vì 2 ATP tiêu tốn cho quá trình) hoặc 38 ATP 11. 2ATP 12. 0 ATP Cứ 2 ý cho 0,25 đ. Nếu lẻ làm tròn 0,25 1,5 b. A. PEP B. Ribulozơ 1 - 5dP C. PEP D. AOA E. APG F. AOA G. Tế bào mô giậu (Tế bào nhu mô) H. Tế bào mô giậu I. Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch K. Thấp L.Trung bình M. Cao 1,5 Cứ 2 ý cho 0,25 đ. Nếu lẻ làm tròn 0,25 4 a. - Giống nhau: + Cấu tạo: - Có lớp kép photpholipit - Có nhiều loại protein - Các phân tử cacbohydrat liên kết với protein và lipit 0,5 - Glicoprotein 1- 2 ý cho 0,25; 3 -4 ý cho 0,5 + Vai trò: Bảo vệ tế bào, trao đổi chất chọn lọc, nhận biết các tế bào và liên 0,25 kết tạo mô. ( Chỉ cần nêu 2 trong 4 ý là đủ điểm) - Khác nhau; + Cấu tạo: Màng TB thực vật có thành cellulozơ, có cầu sinh chất Màng TB động vật có thêm colestêron, có chất nền ngoại bào 0,25 Đủ 2 ý cho 0,25 + Vai trò: * Màng tế bào thực vật Thành cellulozơ: Xác định hình dạng kích thước TB Cầu sinh chất: Đảm bảo cho các tế bào ghép nối và liên lạc nhau 0,25 Cần đủ 2 ý * Màng tế bào động vật Colestêron: Tăng cường sự ổn định của màng Chất nền ngoại bào: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo mô và 0,25 thu nhận thông tin Cần đủ 2 ý b. - Pha tiềm phát (Lag): Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới. 0,25
  11. Tổng hợp ADN và enzim chuẩn bị cho sự phân bào Chỉ cần 1 ý - Pha lũy thừa (log): Liên tục phân bào để đạt đến một hằng số cực đại 0,25 Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất Chỉ cần 1 ý - Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và TĐC giảm 0,25 Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi Chỉ cần 1 ý - Pha suy vong: Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy 0,25 Số lượng tế bào giảm. Chỉ cần 1 ý c. Phân biệt các nhóm sinh vật thuộc giới nguyên sinh: Điểm phân biệt ĐVNS TVNS Nấm nhầy Cơ thể Đơn bào Đơn bào hoặc đa Đơn bào hoặc bào cộng bào Phương thức dinh Dị dưỡng Quang tự dưỡng Dị dưỡng hoại dưỡng sinh 1đ Đúng 1- 2 ô cho 0,25đ; Đúng 3 ô cho 0,5đ Đúng 4 - 5 ô cho 0,75đ; Đúng 6 ô cho 1đ 5 a. - Cân bằng pH nội môi là điều hòa cân bằng axit - bazơ 0,25 - Trong cơ thể có những hệ đệm:  Hệ đệm bicacbonat NaHCO3/ H2CO3 (HCO 3 /CO2) Hệ đệm photphat Na2HPO4/ NaH2PO4 (HPO 2 /H2PO  ) 0,25 4 4 Hệ đệm proteinat (Protein) đủ 3 ý cho 0,25 đ - Cơ chế điều hòa của các hệ đệm đó: Hệ đệm bicacbonat HCO 3 + H  = H2CO3  0,25 CO2 + OH  = HCO 3  Chỉ cần 1 ý Hệ đệm photphat HPO 4 + H  = H2PO  2 4 0,25 H2PO  + OH  = HPO 2 + H2O 4 4 Chỉ cần 1 ý Hệ đệm proteinat Khi môi trường pH tăng thì các gốc -COOH sẽ bị ion hóa giải phóng H  0,25 Khi môi trường pH giảm thì các gốc -NH2 sẽ nhận H  Chỉ cần 1 ý b. 1. GnRH 2. Inhibin 3. FSH 1,25 4. LH 5. Testosteron 0,25 X 5 = 1,25 6 a.Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường và gen đột biến. - Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường:
  12. Abt + Gbt = 0,5 Abt - Gbt = 0,1  Abt = Tbt = 30%; Gbt = Xbt = 20% Hay 2Abt = 3Gbt Lại có 2Abt + 3Gbt = 3600  Abt = Tbt = 900; Gbt = Xbt = 600 0,25 - Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen đột biến: Vì ở lần nhân đôi thứ 2 phát sinh 1 gen đột biến nên: Số gen đột biến sau 5 lần nhân đôi là 2 3 = 8 Số gen bình thường sau 5 lần nhân đôi là 2 5 - 2 3 = 24 0,25 Tổng số nu cung cấp để hình thành các gen bình thường: 23x 3000 = 69.000 Tổng số nu cung cấp để hình thành các gen đột biến: 0,25 85800 - 69.000 = 16.800 Số nu trên một gen đột biến: 16800: 7 = 2.400 0,25 Số nu trên đoạn mất: 3000 - 2400 = 600 Am + Gm = 300 2Am = 3Gm  Am = Tm = 180 Xm = Gm = 120 0,25 Số nu mỗi loại trên một gen đột biến: Ađb = Tđb = Abt - Am = 900 - 180 = 720 Gđb = Xđb = Gbt - Gm = 600 - 120 = 480 0,25 b. Tính số nucleotit loại A và loại G của 2 loại mARN. - Vì U của mARN2 = 750 > Ađb = 720 nên mARN2 phải do gen bình thường sao mã. 0,25  U của mARN2 = 750 A của mARN2 = Abt - 750 = 900 - 750 = 150 X của mARN2 = 320 G của mARN2 = Gbt - 320 = 600 - 320 = 280 0,25 - Số nu mỗi loại của mARN1: U của mARN1 = 480 X của mARN1 = 320 A của mARN1 = Ađb - 480 = 720 - 480 = 240 G của mARN1 = Gđb - 320 = 480 - 320 = 160 0,25 0 0 0,25 c. LmARN1 = 1200 x 3,4A = 4080A Thời gian cho 1 rbx hoạt động là: 4080: 102 = 40s Khoảng cách thời gian giữa rbx1 và rbx cuối là: 44,5 - 40 = 4,5s Khoảng cách độ dài từ rbx1 đến rbx cuối là: 4,5 x 102 = 459A0. 0,25 Cần 1 ý cho đủ điểm Gọi n là số rbx hoạt động trên 1 mARN1 ( n: nguyên dương)  l là khoảng cách giữa 2 rbx kế cận  (n-1)  l= 459 Vì 1 cođon có độ dài 10,2A0 nên  l là bội của 10,2A0 459 82 <  l  n 1  giá trị thích hợp là:
  13. n = 6 thì  l = 91,8A0 Số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1 là: 6 0,25 n= 4 thì  l = 153A0 Số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1 là: 4 0,25 n= 2 thì  l = 459A0. Số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1 là: 2 0,25 7 a. Vì mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng và PTC: thân xám, cánh dài, râu dài X thân đen, cánh cụt, râu ngắn F1 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn Nên tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt tính trạng râu ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt 0,25 Kí hiệu A là gen trội qui định thân xám, gen a qui định thân đen B là gen trội qui định cánh dài, gen b qui định cánh cụt D là gen trội qui định râu ngắn, gen d qui định râu dài 0,25 AB ab P: dd X DD AB ab AB 0,25 F1 : Dd 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn ab AB AB F1 X F 1 : Dd X Dd ab ab - Xét Dd X Dd thì F2 tỉ lệ KH 3 râu ngắn : 1 râu dài Suy ra xét 2 cặp tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh thì F2 MXCD : 54,375% + 54,375%: 3 = 72,5% Gọi x là tỉ lệ giao tử cái F1 mang gen AB = ab y là tỉ lệ giao tử cái F1 mang gen Ab = aB 0  x, y  0,5 x + y = 0,5 (1) Tỉ lệ giao tử đực F1: 0,5 AB; 0,5 ab Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có F2 MXCD: 3. 0,5. x + 2 . 0,5 . y = 0,725 (2) (1) & (2) ta có x = 0,45; y = 0,05 0,5 1 F2 thân đen, cánh cụt, râu dài: x.0,5. = 5,625% 4 3 thân đen, cánh cụt, râu ngắn: x.0,5. = 16,875% 4 thân xám, cánh cụt, râu dài = thân đen, cánh dài, râu dài 1 = 0,5.y. = 0,625% 4 thân xám, cánh cụt, râu ngắn = thân đen, cánh dài, râu ngắn 3 = 0,5.y. = 1,875% 4 thân xám, cánh dài, râu dài = 0,54375 : 3 = 18,125% 0,75 Tìm tỉ lệ 2 KH: 0,25;Tìm tỉ lệ 3 - 5 KH: 0,5; Tìm tỉ lệ 6- 7 KH: 0,75
  14. Có thể HS không tách mà để nguyên 3 cặp tính trạng, nếu đúng vẫn cho điểm đầy đủ. b. - Lai phân tích ruồi đực F1: AB ab Dd X dd ab ab AB AB ab ab FB: 1 Dd : 1 dd : 1 Dd : 1 dd ab ab ab ab KH FB: 1TXCDRN: 1TXCDRD: 1TĐCCRN: 1TĐCCRD 0,25 - Lai phân tích ruồi cái F1: 0,25 AB ab Dd X dd ab ab FB: ABD ABd abD abd AbD Abd aBD aBd 22,5% 22,5% 22,5% 22,5% 2,5% 2,5% 2,5% 2,5% abd AB AB ab ab Ab Ab aB aB Dd dd Dd dd Dd dd Dd dd ab ab ab ab ab ab ab ab 22,5% 22,5% 22,5% 22,5% 2,5% 2,5% 2,5% 2,5% KH FB: 22,5% TX CD RN 2,5% TX CC RN 0,5 22,5% TX CD RD 2,5% TX CC RD 22,5% TĐ CC RN 2,5% TĐ CD RN 22,5% TĐ CC RD 2,5% TĐ CD RD 0,5 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : SINH HỌC ĐỀ DỰ BỊ Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 (Đề thi này có 02 trang) Câu 1( 2điểm). Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích? a. Giới nguyên sinh gồm động vật nguyên sinh và động vật nguyên sinh. b. Chức năng hệ tuần hoàn ở châu chấu không làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2. c. Giữa 2 nucleotit trong ARN liên kết nhau bằng liên kết estephotphat.
  15. d. Căn cứ vào nguồn O2 chia vi sinh vật thành vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng. e. Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16 thì loài đó có 28 kiểu đột biến tam nhiễm kép. f. Ứng động là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định. g. Nguồn O2 giải phóng ra trong quang hợp có nguồn gốc từ CO2. h. Phân chia đột biến đa bội thành đa bội chẵn và đa bội lẻ. Câu 2( 2điểm). a. Một tế bào 2n có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 6 gam qua 1 số lần phân bào bình thường sinh ra các tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 3,3 x 10 6 gam. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân? Giải thích? b. Một tế bào sinh trứng sơ khai( loài 2n = 10) có nhiễm sắc thể được kí hiệu AaBBDdEeXY thực hiện nguyên phân 2 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào sinh trứng đều giảm phân tạo trứng. - Có bao nhiêu cách sắp xếp nhiễm sắc thể vào kì giữa lần phân bào thứ nhất giảm phân? - Có tối đa bao nhiêu loại trứng? - Có tối thiểu bao nhiêu loại trứng? - Quá trình trên cần môi trường cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu nhiễm sắc thể? c. Trong tinh hoàn của cá thể đực giao phối với cá thể trên chứa 625 tế bào sinh tinh thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau tạo ra tế bào sinh tinh, các tế bào sinh tinh đều giảm phân tạo giao tử, các giao tử tham gia thụ tinh hiệu suất 10-4 đã tạo ra 2 cá thể. Tính số lần nguyên phân. Câu 3(3 điểm). a. Ba bệnh sau đây ở người: Bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Phòng ngừa Bệnh Đao 1 2 3 Bệnh Chlamydia 4 5 6 Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm 7 8 9 Hãy trả lời nội dung của các ô theo số hiệu nêu ở bảng trên. b. Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Claiphentơ ở người. Câu 4(3,5điểm). a. Các dạng hoocmon kích thích sinh trưởng ở thực vật được thể hiện ở bảng sau: Hoocmon Phân bố Tác động Auxin 1 2 Giberelin 3 4 Xitokinin 5 6 Hãy hoàn thành nội dung theo số hiệu đã cho ở bảng trên? b. Nêu các tiêu chuẩn cơ bản để xác định 2 nhóm thực vật C3 và C4. c. Tại sao thực vật C4 ưu điểm hơn thực vật C3? Câu 5( 2,5điểm). a. Phân biệt 3 hình thức ứng dụng vi sinh vật: lên men giấm, sữa chua, lên men rượu b. Cacbohiđrat là gì? Phân loại. c. Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ 1 tỉ lệ nhất định? Hãy trình bày cơ chế điều hòa đường huyết? Câu 6( 3 điểm). Ở gen sinh vật nhân sơ có 3600 liên kết hiđro và có đầy đủ các loại nucleotit, sao mã một số lần cần 6000 nucleotit. a. Xác định số lần sao mã và số nucleotit của gen.
  16. b. Trên mỗi mARN có một số riboxom hoạt động không lặp lại với tổng thời gian 54,5s và cách đều 91,8A0, vận tốc là 102 A0/s. Tính số axitamin cần cung cấp cho quá trình dịch mã trên 1 mARN. Câu 7( 4 điểm). Ở một loài côn trùng hai cặp gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen qui định kích thước râu nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác. Gen qui định thân màu xám trội hoàn toàn so với gen qui định thân màu đen, gen qui định cánh dài trội hoàn toàn so với gen qui định cánh cụt, gen qui định râu ngắn trội hoàn toàn so với gen qui định râu dài. a. Cho hai cá thể F1 đều dị hợp tử 3 cặp gen lai với nhau. Viết các phép lai có thể xảy ra. b. Trong một phép lai F1 X F1 người ta thu được ở F2 thân xám, cánh cụt, râu ngắn 12%. Biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết nếu có hoán vị thì con đực và con cái đều có tần số hoán vị bằng nhau. ........................................................ HẾT....................................................
  17. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT QUẢNG NAM Năm học : 2013 - 2014 ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC .................................................................................................................................................... Câu Nội dung Điểm a. Sai. Vì giới nguyên sinh gồm: ĐVNS, TVNS, nấm nhầy. 1 b. Đúng. Vì côn trùng hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với tế bào. c. Đúng. Vì giữa 2 nu liên kết với nhau bằng nhóm -OH của đường (rượu) nu này với nhóm -OH của H3PO4 của nu kia nên gọi là liên kết estephotphat. d. Sai. Vì dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. 0,25 x 8 2 8! = 2đ e. Đúng. Vì C 8 = = 28 2!(8  2)! f. Sai.Vì nếu theo 1 hướng xác định thì là hướng động g. Sai. Vì nguồn O2 giải phóng ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O. h. Sai. Vì đa bội gồm tự đa bội và dị đa bội. 2 a - Quá trình phân bào của tế bào đó là giảm phân gồm 2 lần phân bào 0,5 liên tiếp là nguyên nhiễm và giảm nhiễm. 0,25 b. - Có 8 cách sắp xếp 0,25 - Có tối đa 4 loại trứng 0,25 - Có tối thiểu 1 loại trứng 0,25 - Cần 70 NST c.- Gọi x là số lần nguyên phân của TB sinh tinh ( x  Z+ ) 0,25 Số tinh trùng tạo ra là: 625.2x.4 = 2500.2x Ta có: 2500.2x. 10-4 = 2  x = 3 0,25 Vậy số lần NP là 3 a. 1- Do thừa 1 chiếc ở cặp NST 21 3 2- Lùn, cổ ngắn, tay chân ngắn, mắt híp, thiểu năng trí tuệ, lưỡi thè. 3- Không sinh con ngoài tuổi sinh sản, tránh tác nhân gây đột biến. 4- Do vi khuẩn Chlamydia. 5- Ngứa, viêm phần phụ, tổn thương vòi trứng, có thể có thai ngoài tử cung 6- Giữ vệ sinh, tình dục an toàn. 7- Đột biến gen. 8- Thiếu máu, đau đầu kéo dài, mệt mỏi do thiếu năng lượng. 0,25x9 9- Tránh tác nhân gây đột biến. = 2,25 Mỗi ý 0,25đ b. Cơ chế phát sinh bệnh Claiphentơ ở người: - Trong kì đầu giảm phân I tơ phân bào của cặp NST giới tính không xuất hiện. + Nếu là mẹ hình thành trứng XX. + Nếu là bố hình thành tinh trùng XX và YY. 0,25 - Trong kì đầu giảm phân II tơ phân bào của cặp NST giới tính không xuất hiện. + Nếu là mẹ hình thành trứng XX.
  18. + Nếu là bố hình thành tinh trùng XY. 0,25 - Trong thụ tinh sự kết hợp trứng XX và tinh trùng bình thường Y hoặc tinh trùng XY kết hợp với trứng bình thường X đều phát sinh bệnh Claiphentơ XXY. 0,25 4 a. 1. Mô phân sinh chồi, lá mầm, rễ. 0,25 2. Làm trương dãn tế bào; tính hướng sáng, hướng đất; ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh, ức chế chồi bên; kích thích ra quả và tạo quả không hạt; ức chế sự rụng. 0,25 3. Ở các cơ quan còn non. 0,25 4. Kích thích thân, lóng cao và dài ra; kích thích ra hoa, tạo quả sớm, quả không hạt; kích thích nảy mầm; tác động quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nu, hoạt tính enzim. 0,25 5. Ở rễ. 0,25 6. Tác động phân chia tế bào hình thành cơ quan mới; kích thích chồi bên; ngăn chặn sự hóa già. 0,25 b. Các tiêu chuẩn cơ bản để xác định 2 nhóm thực vật C3 và C4. + Con đường cố định CO2: - Thực vật C3: Theo chu trình Canvin. - Thực vật C4: Theo chu trình Hatch- Slack. 0,25 + Hô hấp sáng: - Thực vật C3: Có - Thực vật C4: Không có 0,25 + Nhu cầu nước: - Thực vật C3: Nhiều. - Thực vật C4: Ít. 0,25 + Điểm bù CO2: - Thực vật C3: Cao - Thực vật C4: Thấp. 0,25 + Cường độ quang hợp: - Thực vật C3: Thấp. 0,25 - Thực vật C4: Cao c. Thực vật C4 ưu điểm hơn thực vật C3 vì: - Không có hô hấp sáng - Nhu cầu nước ít - Điểm bù CO2 thấp - Cường độ quang hợp mạnh - Trong điều kiện chiếu sáng yếu. 0,75 - Năng suất sinh học cao. Đủ 2 ý cho 0,25, nếu lẻ thì làm tròn 5 a.- Vi sinh vật thực hiện: + Lên men giấm: VK axit axetic + Sữa chua: VK lactic. + Lên men rượu: Nấm men 0,25
  19. Đủ 3 ý cho 0,25 - Điều kiện: + Lên mem giấm: Hiếu khí. + Sữa chua: Kị khí. 0,25 + Lên men rượu: Kị khí. Đủ 3 ý cho 0,25 - PTPƯ: + Lên men giấm: C2 H5OH + O2  CH3COOH + H2O + Sữa chua: C6 H12O6  2(CH3 - CHOH - COOH) 0,25 + Lên men rượu: C6 H12O6  2C2 H5OH + 2CO2 0,25 Đủ 3 ý cho 0,25 b. - Cacbohiđrat là những hợp chất mà thành phần phân tử có C,H,O. - Phân loại: + Monosaccarit (đường đơn): gồm đường C6 và đường C5. 0,25 Đường C6 gồm có: gluco, fructo, galacto. Đường C5 gồm có: ribo,đêoxiribo + Đisaccarit ( đường đôi): Đường saccarozơ gồm 1 gluco liên kết với 1 fructo. 0,25 Đường malto gồm 2 gluco liên kết với nhau. Đường lacto gồm 1 gluco liên kết với 1 galactozơ. + Polisaccarit ( đường đa): gồm: 0,25 Tinh bột: gồm các  -gluco liên kết 1 - 4 hoặc 1- 4 và 1 - 6. Xenlulo: gồm các  -gluco liên kết 1 - 4 . 0,25 c. - Khi ăn nhiều đường nồng độ gluco tăng > 0,001 thì hoocmon insulin xúc tác cho phản ứng tạo glicogen làm giảm nồng độ đường. - Cơ chế điều hòa đường huyết: Dưới xúc tác của hoocmon insulin và glucagon thực hiện 2 phản ứng thuận nghịch đảm bảo gluco trong máu duy trì ở mức độ cân bằng nội môi. 0,5 nC6H12O6 Ínulin (C6H10O5)n  + nH2O Glucagon (C6H10O5)n + nH2O    nC6H12O6  6 a. Số lần sao mã và số nucleotit của gen: Ta có H = 2A + 3G = 3600 (1) 2A + 2G  2A + 3G  3A + 3G 3N 3N Hay N  H   N  3600  (2) 2 2 0,5 Gọi k là số lần sao mã của gen ( k: nguyên, dương) N ta có .k = 6000 2 12000 N = Thế vào (2) ta có: k 12000 12000 3  3600  . k k 2  3,3  k  5 0,5 k = 4 thì N = 3000  G= X = 600; A = T = 900
  20. k= 5 thì N=2400  G= X = 1200; A = T = 0(loại) Vậy gen có 3000 nu và có số lần sao mã là 4 0,5 b. LmARN = 1500 x 3,4A0 = 5100A0 5100 Thời gian cho 1 rbx hoạt động là: = 50s 0,25 102 Khoảng cách thời gian giữa rbx1 và rbx cuối là: 54,5 - 50 = 4,5s . 91,8 0,25 Khoảng cách thời gian giữa 2 rbx kế cận là: = 0,9s 102 4,5  Số rbx = +1=6 0,5 0,9 1500 Số axitamin cần cung cấp là: ( - 1)x6 = 2994 3 0,5 7 a. Theo đề ta có: A là gen trội qui định mình xám, gen a qui định mình đen B là gen trội qui định cánh dài, gen b qui định cánh cụt D là gen trội qui định râu ngắn, gen d qui định râu dài F1 dị hợp 3 cặp gen. Vậy các phép lai có thể là: AB AB 0,5 + Dd x Dd ab ab Ab Ab + Dd x Dd aB aB 0,5 AB Ab + Dd x Dd 0,5 ab aB b. - F1 X F1 , xét Dd x Dd thì F2 tỉ lệ KH 3 râu ngắn : 1 râu dài Suy ra xét 2 cặp tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh thì F2 TXCC : 0,12 = 0,16 0,25 0,75 AB AB Ab Ab * TH 1: phép lai F1 là: Dd x Dd hoặc Dd x Dd ab ab aB aB Gọi x là tỉ lệ giao tử AB = ab = x. y là tỉ lệ giao tử Ab = aB = y. 0  x, y  0,5 x + y = 0,5 (1) Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có F2 TXCC: 2xy + y2 = 0,16 (2) 0,5 (1) & (2) ta có x = 0,3 ; y = 0,2. AB  Tần số hoán vị f = 2. 0,2 = 0,4 = 40%, KG F1 là: Dd 0,25 ab AB AB Sơ đồ lai: F1 X F1 : Dd x Dd ab ab G: ABD = abd = 0,15 ABD = abd = 0,15 ABd = abD = 0,15 ABd = abD = 0,15 AbD = aBd = 0,1 AbD = aBd = 0,1 Abd = aBD = 0,1 Abd = aBD = 0,1 0,25 F2 : Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2