![](images/graphics/blank.gif)
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ năm 2023-2024 có đáp án - Trường ĐH Văn Lang
- BM-003 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA: LUẬT ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ 1, năm học 2023 - 2024 Mã học phần: DLU0250 Tên học phần: Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Mã nhóm lớp học phần: 231_DLU0250_01, 231_DLU0250_02 Thời gian làm bài (phút/ngày): 60 (phút) Hình thức thi: Trắc nghiệm kết hợp tự luận SV được tham khảo tài liệu: Có Không SV chỉ được sử dụng tài liệu GIẤY Cách thức nộp bài phần tự luận (Giảng viên ghi rõ yêu cầu): SV gõ trực tiếp trên khung trả lời của hệ thống thi; Format đề thi: - Font: Times New Roman - Size: 13 - Tên các phương án lựa chọn: in hoa, in đậm - Không sử dụng nhảy chữ/số tự động (numbering) - Mặc định phương án đúng luôn luôn là Phương án A ghi ANSWER: A - Phần tự luận liền sau phần trắc nghiệm - Đáp án phần tự luận: in đậm, màu đỏ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Đâu KHÔNG phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ? A. Thuê tài sản B. Cầm cố tài sản C. Ký cược D. Tín chấp ANSWER: A Biện pháp bảo đảm nào có thể dùng tài sản của người khác để bảo đảm? A. Bảo lưu quyền sở hữu B. Cầm cố tài sản C. Đặt cọc 1
- BM-003 D. Ký cược ANSWER: A Chọn đáp án ĐÚNG về giá trị của tài sản bảo đảm? A. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. B. Giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. C. Giá trị của tài sản bảo đảm phải nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. D. Giá trị của tài sản bảo đảm phải bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. ANSWER: A Đâu KHÔNG phải là đối tượng của cầm cố? A. Công việc phải thực hiện B. Vật C. Tiền D. Giấy tờ có giá ANSWER: A Hợp đồng thế chấp có hiệu lực từ thời điểm nào nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật không có quy định khác? A. Thời điểm giao kết hợp đồng B. Thời điểm công chứng hợp đồng C. Thời điểm đăng ký D. Thời điểm nắm giữ tài sản ANSWER: A Biện pháp thế chấp KHÔNG chấm dứt trong trường hợp nào? A. Bên thế chấp chết. B. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt. C. Tài sản thế chấp đã được xử lý. D. Việc thế chấp tài sản được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. ANSWER: A Chọn nhận định ĐÚNG trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp (biết rằng các bên không có thỏa thuận khác)? A. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. 2
- BM-003 B. Bên thế chấp có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. C. Bên nhận thế chấp được khai thác công dụng tài sản thế chấp. D. Bên nhận thế chấp phải bồi thường nếu làm mất tài sản thế chấp. ANSWER: A Tài sản nào KHÔNG được dùng để đặt cọc? A. Quyền tài sản. B. Tiền. C. Kim khí quý. D. Đá quý. ANSWER: A Chọn nhận định ĐÚNG? A. Bảo lưu quyền sở hữu phải lập thành văn bản. B. Bảo lưu quyền sở hữu có thể áp dụng đối với hợp đồng tặng cho tài sản. C. Bên bán được quyền áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu mà không cần thỏa thuận bằng văn bản. D. Hợp đồng mua bán bất động sản không thể áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. ANSWER: A Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào mà bên bảo đảm phải giao tài sản cho bên nhận bảo đảm? A. Cầm cố tài sản B. Thế chấp tài sản C. Ký quỹ D. Bảo lãnh ANSWER: A Trường hợp nào KHÔNG phải đăng ký biện pháp bảo đảm? A. Cầm giữ tài sản. B. Đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm. C. Đăng ký cầm cố tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan D. Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. ANSWER: A Trường hợp nào đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu? A. Thế chấp tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai. 3
- BM-003 B. Thế chấp tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận. C. Thế chấp nhà ở. D. Xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. ANSWER: A Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng nhà ở? A. Văn phòng đăng ký đất đai. B. Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản. C. Cục Hàng không Việt Nam. D. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán. ANSWER: A Chọn nhận định ĐÚNG? A. Bên cầm cố và bên thế chấp đều phải sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. B. Bên cầm cố và bên thế chấp đều không phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố và bên nhận thế chấp. C. Bên nhận cầm cố và bên nhận thế chấp đều có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cầm cố, tài sản thế chấp. D. Cầm cố và thế chấp đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời nắm giữ tài sản. ANSWER: A PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Anh/chị cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản. Đáp án Câu 1: Nhận định trên là SAI. (0,25 điểm) Bởi vì, theo Điều 335 BLDS thì đối tượng của bảo lãnh là công việc phải thực hiện; Theo Điều 344 BLDS thì đối tượng tín chấp là uy tín của chức chính trị - xã hội ở cơ sở. (0,5 điểm) Căn cứ pháp lý: Điều 335 BLDS, Điều 344 BLDS 2015. (0,25 điểm) Câu 2 (1 điểm): Anh/chị cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm phải sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. 4
- BM-003 Đáp án Câu 2: Nhận định trên là SAI. (0,25 điểm) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 295 BLDS thì: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.”. Như vậy, đối với biện pháp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu có thể sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba. (0,5 điểm) Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 295 BLDS 2015. (0,25 điểm) Câu 3 (1 điểm): Anh/chị cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi được đăng ký biện pháp bảo đảm. Đáp án Câu 3: Nhận định trên là SAI. (0,25 điểm) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 297 BLDS thì: “Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.”. Như vậy, Biện pháp bảo đảm còn phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. (0,5 điểm) Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 297 BLDS 2015. (0,25 điểm) Ngày biên soạn: 11/11/2023 Giảng viên biên soạn đề thi: Nguyễn Thị Khánh Ngân Ngày kiểm duyệt:12/11/2023 Trưởng (Phó) Khoa/Bộ môn kiểm duyệt đề thi: Ths Đinh Lê Oanh - 5
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi kết thúc học phần học kỳ 1 môn Pháp luật đại cương - ĐH Dân Lập Văn Lang
4 p |
755 |
63
-
Đề thi kết thúc học phần: Pháp luật tài chính LAW05A
3 p |
238 |
13
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Kinh tế vĩ mô năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
98 |
9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phân tích và thẩm định dự án đầu tư năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
33 |
9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật hành chính năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
64 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Quản lý dự án năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
42 |
6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Một số chuyên đề Giáo dục pháp luật năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
29 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Nguyên lý thống kê kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
100 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần môn Đạo đức kinh doanh và VHDN - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Đề 1)
7 p |
84 |
5
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Chuyên đề luật công nghệ thông tin, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
35 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần môn Đạo đức kinh doanh và VHDN - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Đề 2)
7 p |
157 |
4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
21 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế học quốc tế năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (Đề 1)
3 p |
55 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần môn Luật Tố tụng Dân sự năm 2019-2020 - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM
1 p |
59 |
3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật kinh tế năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
41 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
22 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Luật kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p |
33 |
2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Một số chuyên đề giáo dục pháp luật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p |
17 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)