Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo "Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312" để tích lũy kinh nghiệm giải đề các bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU BÀI THI KHXH – MÔN THI: ĐỊA LÝ 11 (Thời gian làm bài: 50 phút;40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 312 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở A. Béc lin( Đức) B. Pari( Pháp) C. Matxcova( Nga). D. Brucxen( Bỉ). Câu 2: Đặc trưng của cuộc cạch khoa học và công nghệ là A. phát triển nền kinh tế tri thức B. công nghệ vật liệu, sinh học ra đời. C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. D. xuất nhiện các ngành công nghệ mới. Câu 3: Cho bảng số liệu sau: Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản Năm Nhóm tuổi 1970 2005 Dưới 15 tuổi (%) 23,9 13,9 Từ 1564 tuổi (%) 69,0 66,9 Trên 65 tuổi (%) 7,1 19,2 Tổng số dân (triệu người) 104,0 127,7 Để thể hiện quy mô, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1970 và 2005, biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn, có bán kính bằng nhau. D. Biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau. Câu 4: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương. Câu 5: Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là A. án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương. B. nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. C. tiếp giáp với 2 lục địa. D. tiếp giáp với 3 châu lục. Câu 6: Hiện tượng đô thị hóa ở châu Mĩ La Tinh gắn với A. công nghiệp hóa sớm phát triển ở nhiều nước. B. các thế lực thiên chúa giáo cản trở sự phát triển của xã hội. C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. D. cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài. Câu 7: Liên kết vùng Ma xơ Rainơ được hình thành ở biên giới của ba nước nào sau đây? A. Đức, Balan và Séc. B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. C. HàLan, Đức và Bỉ. D. Manta, I talia và Ha lan. Câu 8: Biểu đồ khí hậu của hoang mạc Xahara (Bắc Phi) và hoang mạc Gôbi (Mông Cổ) Trang 1/5 Mã đề thi 312
- Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hoang mạc Xahara nóng hơn hoang mạc Gôbi. B. Hoang mạc Xahara nằm ở vĩ độ cao hơn hoang mạc Gôbi. C. Hoang mạc Xahara lạnh hơn hoang mạc Gôbi. D. Hoang mạc Xahara mưa nhiều hơn hoang mạc Gôbi. Câu 9: Toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến. A. thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. B. tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. D. thu hẹp thị trường tài chính quốc tế. Câu 10: Sự kiện “giờ Trái Đất” năm 2017 với thông điệp A. “Tắt điện bật tương lai” B. “ Đưa điện đến bản làng” C. “Chung tay tiết kiệm điện” D. “Tắt đèn bật tương lai” Câu 11: Những nguồn tài nguyên của châu Phi đang bị khai thác mạnh là A. nông sản và hải sản. B. hải sản và khoáng sản. C. hải sản và lâm sản. D. khoáng sản và rừng. Câu 12: Cho bảng số liệu: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003 Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,0 4988,2 4712,8 4596,2 Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985 – 2003? A. Sản lượng cá năm 2003 là cao nhất. B. Sản lượng cá khai thác tăng liên tục. C. Sản lượng cá khai thác giảm liên tục. D. Sản lượng cá khai thác tăng, giảm không ổn định. Câu 13: Lãnh thổ Nhật Bản gồm 4 hòn đảo lớn là A. Hôcaiđô, Têuri, Hônsu, Xicôcư. B. Têuri , Hôcaiđô, Hônsu, Saruxima. C. Kiuxiu, Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư. D. Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư và Kamômê. Câu 14: Có 150 thành viên tham gia, 90% dân số, 95% GDP, 95% giá trị thương mại toàn cầu. Thống kê trên nói lên vai trò của tổ chức A. WTO B. G8 C. EU D. UN Câu 15: Những quốc gia nào sau đây đã sáng lập tổ hợp công nghiệp hàng không E bớt ở châu Âu? A. Đức, Pháp, Anh. B. Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp. C. Phần Lan và Áo. D. Bỉ, Bồ Đào Nha và I –talia. Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho dân số của Liên bang Nga giảm mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX? A. Cơ cấu dân số già. B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử. Trang 2/5 Mã đề thi 312
- C. Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm. Câu 17: Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do A. duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài. B. chưa xây dựng được đường lối phat triển kinh tế xã hội độc lập, tự chủ. C. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở. D. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Câu 18: Mưa axit gây ra hậu quả gì ? A. Làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. B. Ảnh hưởng đến các loài sinh vật thủy sinh. C. Làm thủng tầng odon. D. Ô nhiễm môi trường nước. Câu 19: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do A. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển. B. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu. C. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ. D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng… Câu 20: Hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kỳ tập trung ở vùng A. Phía Đông và ven vịnh Mêhicô. B. Phía Nam và ven Thái Bình Dương. C. Phía Đông Nam và ven bờ Đại Tây Dương. D. Phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương Câu 21: Nhập cư đã đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lao động A. đơn giản, giá nhân công rẻ. B. trình độ thấp, giá nhân công rẻ. C. trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm. D. giá nhân công rẻ để khai thác miền Tây. Câu 22: Dân cư Hoa Kì có xu hướng phân bố mở rộng về A. phía Nam ven Thái Bình Dương B. phía Bắc và Đông Bắc C. trung tâm lục địa Bắc Mỹ D. phía tây Câu 23: Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ vì A. đem lại nhiều lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản. B. phù hợp với xu thế chung của thế giới. C. có nguồn lao động cần cù, trình độ cao, thích ứng nhanh với KHKT, vốn mạnh. D. sử dụng ít lao động, ít nhiên liệu trong sản xuất. Câu 24: Các nước đang phát triển là các nước có A. GDP/ người, FDI, HDI/ người thấp. B. GDP/người, FDI và HDI thấp C. Tổng GDP, FDI, HDI thấp. D. GPP/người, FDI và HDI trung bình. Câu 25: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. B. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. C. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. D. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. Câu 26: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do: A. Sự tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên B. Sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên C. Tạo lập thị trường chung rộng lớn D. Sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực Câu 27: Hiện nay giá nông sản của EU thấp hơn so với thị trường thế giới là vì: A. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. B. EU trợ cấp cho hàng nông sản. C. Sản xuất đa dạng nông sản. D. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Trang 3/5 Mã đề thi 312
- Câu 28: Tên viết tắt của “Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương” là A. ASEAN B. NAFTA C. EU D. APEC Câu 29: Đặc điểm lao động của nền kinh tế tri thức là A. trong cơ cấu lao động chủ yếu là nông dân, trình độ học vấn thấp, tỉ lệ mù chữ cao. B. trong cơ cấu lao động chủ yếu là công nhân tri thức, trình độ học vấn cao. C. trong cơ cấu lao động chủ yếu là công nhân tri thức, trình độ học vấn trung học. D. trong cơ cấu lao động chủ yếu là công nhân, trình độ học vấn ở bậc trung học. Câu 30: Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về A. công nghiệp luyện kim của thế giới. B. công nghiệp chế tạo máy của thế giới. C. công nghiệp dệt của thế giới D. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. Câu 31: Dựa vào bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của thế giới và các nhóm nước (Đơn vị:%) Giai đoạn 19601965 19751980 19851990 19952000 20012005 Phát triển 1.2 0.8 0.6 0.2 0.1 Đang phát triển 2.3 1.9 1.9 1.7 1.5 Thế giới 1.9 1.6 1.6 1.4 1.2 Nhận xét nào không đúng A. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển và cao hơn mức trung bình của thế giới. B. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước phát triển giảm. C. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước đang phát triển giảm nhẹ. D. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước đang phát triển tăng nhẹ. Câu 32: Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở A. phần lãnh thổ phía Đông. B. Đồng bằng Tây Xi bía. C. vùng núi Uran. D. phần lãnh thổ phía Tây. Câu 33: Người dân của các nước thành viên EU có thể mở tài khoản tại các ngân hàng của các nước khác là hình thức biểu hiện của A. Tự do di chuyển. B. Tự do lưu thông dịch vụ. C. Tự do lưu thông tiền vốn. D. Tự di lưu thông hàng hóa. Câu 34: Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là A. Tác động xấu đến môi trường xã hội. B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. C. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. D. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm Câu 35: Hoa Kì có cán cân thương mại âm (nhập siêu) là do A. nhu cầu tiêu dùng nội địa cao B. Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao C. Hoa Kì thiếu nguyên liệu cho sản xuất D. các công ty xuyên quốc gia nhiều Câu 36: Cho bảng số liệu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga(Đơn vị : %) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng 4,9 5,4 10,0 5,1 4,7 7,3 7,2 6,4 trưởng GDP của LB Nga Nhận xét chưa đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của Liên Bang Nga trong giai đoạn 1998 – 2005 là A. năm 2000 Liên Bang Nga có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. B. thời kì sau năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP có lúc tăng thêm hoặc giảm đi song vẫn giữ ở mức tương đối cao. Trang 4/5 Mã đề thi 312
- C. tốc độ tăng trưởng GDP của Nga tăng mạnh từ 1998 (chỉ số âm) sang năm 1999 và những năm tiếp theo. D. sau năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục. Câu 37: Bảng số liệu tỉ lệ biết chữ của thế giới và một số nước châu Phi năm 2015 (%) Nước Thế Angiêri Nam Phi Ănggôla Xuđăng Uganđa giới Tỉ lệ biết 84,5 86,0 94,3 71,1 75,9 78,4 chữ Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới. B. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất. C. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi. D. Ănggôla có tỉ lệ biết chữ thấp nhất. Câu 38: Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm A. toàn bộ phần Bắc Á. B. toàn bộ Đồng bằng Đông Âu. C. phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. D. toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á. Câu 39: Hiện nay, trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nào nổi lên hàng đầu? A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm B. Công nghiệp khai thác, giao thông vận tải C. Đánh bắt và chế biến hải sản D. Hàng không, giáo dục Câu 40: Năm 2004, EU có 25 nước, với số dân 453,5 triệu người, tổng giá trị xuất khẩu là: 3699,0 tỉ USD. Vậy giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là: A. 7923,0USD/ người. B. 9732,0USD/ người. C. 8516,5 USD/ người. D. 8156,5USD/ người. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 5/5 Mã đề thi 312
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
5 p | 114 | 8
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
5 p | 95 | 4
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 203
5 p | 69 | 4
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
5 p | 78 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 207
5 p | 57 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 206
5 p | 79 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 205
5 p | 117 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
5 p | 69 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
5 p | 49 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107
5 p | 77 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
5 p | 45 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201
5 p | 56 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
5 p | 76 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
5 p | 47 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
5 p | 73 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 208
5 p | 77 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301
5 p | 72 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 302
5 p | 129 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn