SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11<br />
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm 01 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. Đọc hiểu (3 điểm).<br />
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:<br />
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con<br />
đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích<br />
khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con<br />
đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản<br />
ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những<br />
nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu<br />
tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên<br />
bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không<br />
vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ<br />
đã chiến thắng.”<br />
(Suối nguồn, Ayn Rand)<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?<br />
Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?<br />
Đoạn văn trên viết về nội dung gì?<br />
Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?<br />
Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư<br />
tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”<br />
<br />
II. Làm văn (7 điểm).<br />
Câu 1 (2 điểm).<br />
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Trên<br />
mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. (Lỗ Tấn)<br />
Câu 2 (5 điểm).<br />
Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh:<br />
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,<br />
Cô vân mạn mạn độ thiên không.<br />
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,<br />
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.<br />
Liên hệ với khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận:<br />
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,<br />
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.<br />
Lòng quê dợn dợn vời con nước,<br />
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.<br />
để thấy được sự giống và khác nhau trong cái nhìn về cảnh vật và cảm xúc của hai tác giả.<br />
----- Hết ----Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
ĐÁP ÁN KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 11<br />
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đáp án gồm 04 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. Lưu ý chung:<br />
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí<br />
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br />
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận<br />
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo,<br />
có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br />
II. Đáp án:<br />
Câu Ý<br />
Nội dung trình bày<br />
Điểm<br />
Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận<br />
I<br />
1<br />
0.5<br />
2<br />
<br />
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận<br />
<br />
0.5<br />
<br />
3<br />
<br />
Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người khai<br />
sáng. Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như<br />
khoa học, nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ,<br />
thậm chí phải trả giá đắt…vì thường không được mọi người đương thời<br />
hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay. Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống<br />
hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những người đó thường đạt được<br />
thành công, trở thành người chiến thắng và có những đóng góp to lớn<br />
cho cộng đồng, cho nhân loại.<br />
– Những người đặt bước chân đầu tiên<br />
<br />
0.75<br />
<br />
4<br />
<br />
0.5<br />
<br />
– Những người đi khai phá<br />
<br />
5<br />
<br />
– Đi trước bình minh…<br />
“Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều<br />
phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”<br />
<br />
0.75<br />
<br />
– Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người<br />
sáng tạo thường đơn độc vì những ý tưởng, những công trình mà họ đưa<br />
ra thường không dễ chấp nhận ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy<br />
nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.<br />
II<br />
1<br />
<br />
Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau:<br />
“Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường<br />
thôi”. (Lỗ Tấn)<br />
<br />
2.0<br />
<br />
2<br />
<br />
Về hình thức: cần đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn.<br />
Về nội dung: đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:<br />
1.Giải thích<br />
- Nghĩa đen: trong cuộc sống con người đi từ nơi này đến nơi khác theo<br />
một lối mòn sau đó trở nên quen thuộc thành đường đi.<br />
- Nghĩa bóng: mục đích sống, con đường đi đến tương lai của mỗi<br />
người cần phải tự xác định cho mình con đường riêng vững chắc, tin<br />
tưởng để có thể đi tới thành công.<br />
2. Bình luận:<br />
+ Trên con đường đi tới tương lai không có con đường nào bằng phẳng<br />
mà không có những khó khăn, gian nan, vất vả. Mỗi chúng ta cần phải<br />
tự xác định cho mình con đường đi riêng, con đường đó phải được xác<br />
định từ trước và cần có mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống.<br />
+ Việc tìm con đường riêng rất khó nên đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng<br />
tạo và thời gian; cần có ý chí và bản lĩnh để thực hiện; biết tận dụng cơ<br />
hội: thiên thời, địa lợi, nhân hoà để thực hiện con đường riêng của<br />
mình.<br />
+ Dẫn chứng (tùy thuộc học sinh sao cho phù hợp)<br />
+ Phê phán những con người lười biếng, chỉ biết chờ đợi, dựa dẫm vào<br />
người khác.<br />
3. Bài học nhận thức và hành động:<br />
+ Ý kiến trên cho mỗi người bài học đúng đắn về việc xác định mục<br />
tiêu, con đường đi đến thành công.<br />
+ Liên hệ bản thân.<br />
(Lưu ý: nếu không đúng hình thức một đoạn văn thì trừ 0.5 điểm)<br />
Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, liên hệ với khổ cuối của<br />
bài thơ Tràng giang để thấy được sự giống và khác nhau trong cái nhìn<br />
về cảnh vật và cảm xúc của hai tác giả.<br />
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br />
- Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng<br />
thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc<br />
đáo, vừa đa dạng vừa thống nhất. Thơ ca Hồ Chí Minh có sự hòa hợp<br />
độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.<br />
Tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh là tập thơ Nhật kí trong<br />
tù (1942 – 1943), Mộ (Chiều tối) là bài thơ thứ 31 trong tập thơ.<br />
2. Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh<br />
a. Về nội dung:<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
5.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
3.0<br />
2.5<br />
<br />
- Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối<br />
1.0<br />
+ Hình ảnh cánh chim:<br />
∙ Hình ảnh cánh chim thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều<br />
tà.<br />
∙Hình ảnh cánh chim trong thơ bác không chỉ được quan sát ở trạng thái<br />
vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận ở trạng thái bên trong (cánh<br />
chim mỏi mệt).<br />
+ Hình ảnh chòm mây:<br />
∙ Bản dịch thiếu từ “cô”, chòm mây mang tâm trạng lẻ loi, cô độc.<br />
0.5<br />
- Bức tranh cuộc sống con người:<br />
+ Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức<br />
sống<br />
1.0<br />
+ Hình ảnh lò than làm bừng sáng, sưởi ấm cả không gian núi rừng.<br />
- Vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh:<br />
+ Hình ảnh cánh chim mỏi mệt và chòm mây cô đơn có sự tương đồng<br />
với cảnh ngộ của Bác, một người tù mệt mỏi sau một ngày chuyển lao<br />
và cô đơn nơi đất khách quê người. Nhưng Bác vẫn quên đi cảnh ngộ<br />
của mình để cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật, cội nguồn của sự cảm thông<br />
ấy là tình yêu thiên nhiên.<br />
+ Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác dành cho người lao động<br />
nghèo.<br />
+ Khắc khoải mong ước sum vầy, niềm khao khát tự do.<br />
+ Bài thơ không có bóng dáng của người tù khổ ải, chỉ có dáng vẻ ung<br />
dung tự tại. Đó chính là chất thép, ý chí nghị lực phi thường vượt lên<br />
hoàn cảnh.<br />
b. Về nghệ thuật:<br />
- Bút pháp cổ điển và hiện đại.<br />
- Thơ có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn đến vui tươi tràn<br />
đầy lạc quan.<br />
- Chữ “hồng” như nhãn tự của cả bài thơ.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
3. Liên hệ với khổ cuối của bài thơ Tràng giang để thấy được sự giống<br />
và khác nhau trong cái nhìn về cảnh vật và cảm xúc của hai tác giả.<br />
* Liên hệ với khổ cuối của bài thơ Tràng giang :<br />
- Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tràng giang<br />
sáng tác 1939 in trong tập Lửa Thiêng.<br />
- Khổ cuối:<br />
+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: lớp lớp mây chồng xếp lên nhau tạo<br />
<br />
1.5<br />
0.75<br />
<br />
thành núi mây trắng; một cánh chim nhỏ bé càng làm cảnh thiên nhên<br />
trở nên hùng vĩ hơn…<br />
+ Tâm sự của Huy Cận: lấy ý thơ của Thôi Hiệu đời Đường nhưng Huy<br />
Cận không cần có sự tác động của ngoại cảnh mà nỗi buồn, nhớ quê<br />
hương vẫn luôn da diết…<br />
* So sánh để thấy được sự giống và khác nhau trong cái nhìn về cảnh<br />
0.75<br />
vật và cảm xúc của hai tác giả.<br />
- Giống nhau: Dùng thi liệu cổ điển phương Đông cánh chim chiều,<br />
mây (chòm mây, núi, mây); cảnh vật đượm buồn, vắng lặng, cô đơn;<br />
mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng buồn vắng, cô đơn trước thiên nhiên<br />
trong thời khắc của ngày tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con<br />
người, cảnh và tình).<br />
- Khác nhau:<br />
+ Cảnh vật trong Tràng giang hùng vĩ, rộng lớn nhưng không có biểu<br />
tượng của sự sống (“không khói hoàng hôn”) còn trong Mộ cảnh chiều<br />
muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh, cảnh sinh hoạt<br />
ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa hồng<br />
rực sáng trong lò than.<br />
+ Hồ Chí Minh buồn vì nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí trong cảnh tù<br />
đày xa xứ. Huy Cận buồn vì nhớ nhà trong cái “tôi” bé nhỏ của thi nhân<br />
lãng mạn khi đứng trước tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng<br />
đi cho đời mình.<br />
<br />
…………………….HẾT………………….<br />
<br />