intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lý thuyết môn Trồng cây lương thực có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo ‘Đề thi lý thuyết môn Trồng cây lương thực có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)’ sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lý thuyết môn Trồng cây lương thực có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)

  1. SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 01 Môn thi : Trồng cây lương thực Mã môn học : MH 23 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm). Anh (chị) hãy trình bày những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây lúa? Câu 2: (4 điểm). Anh (chị) hãy trình bày các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống và gieo mạ? Câu 3: (2 điểm). Anh (chị) hãy trình bày cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật bẻ cờ, thụ phấn ngô? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 01 Môn thi : Trồng cây lương thực Mã môn học : MH 23 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày những ảnh hưởng của điều 4,0 kiện ngoại cảnh đến cây lúa? Đáp án Những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây lúa 1. Nhiệt độ 1,5 - Nhiệt độ trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nhiệt độ phù hợp nhất từ 25-280C, nếu nhiệt độ < 170C cây lúa sinh trưởng chậm lại, nếu nhiệt độ < 13 0C cây lúa ngừng sinh trưởng, nhiệt độ > 400C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng mềm yếu. - Trong sản xuất lúa, thường gặp tác hại của nhiệt độ thấp đối với mạ, lúa non ở vụ xuân. Khi trời rét, thời tiết âm u kéo dài thì cây lúa có thể chết. - Ở thời điểm phân hoá đòng, nếu nhiệt độ < 22 0C, sẽ làm tăng tỉ lệ lép. - Thời kỳ trỗ bông phơi màu, nhiệt độ < 22 0C thì tỷ lệ lép sẽ rất cao. - Để hoàn thành một chu kỳ sống, cây lúa phải tích được một lượng nhiệt cần thiết gọi là tổng tích ôn. Yêu cầu tổng tích ôn của cây lúa khoảng 2000 - 45000C tuỳ thuộc vào từng loài. 2. Ánh sáng 1,5 Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa qua 2 mặt đó là: a. Cường độ ánh sáng Ảnh hưởng đến quang hợp của cây lúa, nếu thiếu ánh sáng vào thời kỳ phân hoá đòng sẽ làm cho năng suất lúa
  3. giảm sút nghiêm trọng. b. Thời gian chiếu sáng - Ảnh hưởng đến sự phát dục (ra hoa kết quả). Số giờ chiếu sáng trong ngày trên 13 giờ gọi là ánh sáng ngày dài, dưới 13 giờ gọi là ánh sáng ngày ngắn. - Lúa là cây trồng phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, các giống lúa khác nhau thì mức độ phản ứng với ánh sáng ngày ngắn cũng khác nhau. - Các giống lúa mùa chính vụ như: Bao thai lùn, tám thơm, nếp hoa vàng… thì phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn, chỉ nở bông vào tháng 10, nếu trồng ở vụ xuân không trỗ bông. 3. Đất 0,5 - Được hình thành trong nhiều điều kiện khác nhau, mang đặc điểm chung của loại hình đất ngập nước. - Đất trồng lúa ngoài các yêu cầu về độ phì của đất phải đảm bảo chủ động tưới tiêu thì mới có khả năng cho năng suất cao. 4. Nước 0,5 - Khi có đủ nhiệt độ và bức xạ ánh sáng thích hợp thì nước là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến năng suất, thiếu và thừa nước đều làm giảm năng suất lúa. - Nếu đầy đủ nước thì dù ẩm độ không khí xuống dưới 40% cũng không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu ẩm độ không khí quá cao lúa dễ bị sâu bệnh 2 Câu 2: Anh (chị ) hã y trì n h bà y cá c kỹ thuậ t là m đấ t, xử 4,0 lý hạ t giố ng và gieo mạ ? Đáp án 1. Làm đất 1,5 Chọn đất - Vụ chiêm xuân: Đất làm mạ phải chủ động tưới tiêu, thấp, khuất gió, không quá tốt hoặc quá xấu, nên gieo mạ trên đất quen, mạ được gieo thành 1 khu vực nhất định để tiện chăm sóc. - Vụ mùa: Đất làm mạ phải chọn nơi khô ráo, thoát nước chủ động tưới tiêu, đất không quá tốt hoặc quá xấu, nên gieo mạ trên đất quen, mạ được gieo thành 1 khu vực nhất định để
  4. tiện chăm sóc Làm đất - Cày bừa sớm, kỹ, sạch cỏ trước khi gieo hạt - Lên luống gieo mạ dược: Tiến hành lên luống rộng 1,4 1,5m mặt luống phẳng hoặc mui thuyền, rãnh rộng 0,3 0,4m ở vụ mùa vét rãnh sâu hơn rãnh ở vụ xuân Bón phân lót - Lượng phân bón: Bón phân lót: 150 200kg phân hữu cơ hoai mục, 10 15 kg supelân/sào. - Kỹ thuật bón phân + Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân trước khi bừa lẫn + Dùng cào răng đảo đều trộn lẫn với đất + Dùng trang gỗ hoặc đòn gánh để trang phẳng mặt luống 2. Xử lý thóc giống 1,5 - Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần được phơi lại trong nắng nhẹ, có tác dụng hút nước nhanh, tăng hoạt động của hệ thống men tăng khả năng nảy mầm - Chọn hạt tốt loại hạt lửng: có thể dùng quạt gió hoặc cho vào nước. - Xử lý khử độc: Có thể dùng các biện pháp khác nhau: + Nước nóng pha tỷ lệ hai sôi ba lạnh hay nước 540C + Nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống với 100 lít nước ngâm 1 - 2 ngày (vụ mùa) 3 - 4 ngày (vụ xuân), đãi sạch rồi ủ thóc mầm. + Ngoài ra cũng có thể dùng formalin, falidan shinmel.....để xủ lý. - Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm thì cần phải ngâm hạt cho đủ độ ẩm cần thiết, thời gian ngâm còn phải tùy thuộc vào nhiệt độ: Vụ mùa thường ngâm từ 1 - 2 ngày, vụ chiêm xuân thường ngâm từ 2 - 3 ngày, trong quá trình ngâm cần chú ý thay nước. - Thúc mầm (ủ hạt): + Nếu lượng hạt giống nhiều thì có thể dùng phương pháp ủ đống. Đổ hạt giống xuống nền rồi phủ rơm rạ hoặc bao tải lên. + Nếu lượng giống ít thì có thể ủ trong thúng, chum, vại phủ lá chuối rơm rạ. + Mùa rét thì có thể để gần bếp hạt chống này mầm. Trong
  5. quá trình ủ cần vảy nước và trộn đảo để hạt nảy mầm đều. + Khi hạt đã nảy mầ thì có thể xen kẽ ngày ngâm đem ủ để mạ phát triển cân đối rễ và mầm. 3 Gieo mạ 1,0 - Lượng hạt giống: Vụ chiêm xuân với các giống lúa chiêm gieo 30 35kg hạt/sào. Lúa xuân gieo 35 40kg/sào. Vụ mùa lượng hạt gieo 25 30 kg/sào, hạt giống được gieo đều trên mặt luống hạt thóc chìm 2/3 vào bùn. - Cách gieo + Chia hạt đều cho các luống, lần 1 gieo 80% lượng hạt, lần 2 gieo tiếp 20% còn lại (đảm bảo cho mật độ mầm phân bố đều trên mặt luống) + Tay nắm hạt, khi gieo ngửa tay hay úp tay đều được, vung tay nhẹ để mạ vãi đều trên luống. + Vụ chiêm xuân: Gieo mạnh tay hơn để hạt ngập sâu trong bùn tránh nhiệt độ thấp làm héo mầm, bùn phủ kín mầm dày bằng hạt thóc là vừa. + Chú ý: Sau gieo nếu trời có biểu hiện mưa to thì phải cho nước nhiều vào ruộng rồi đắp bờ giữ nước, chờ khi mưa xong thì tháo nước đi 3 Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày cơ sở khoa học và biện pháp 2,0 kỹ thuật bẻ cờ, thụ phấn ngô? Đáp án 1. Cơ sở khoa học 1,0 - Bẻ cờ: Thông thường cứ 1 bông thụ phấn được 5 bắp ngô nên bẻ 30% số bông cờ vẫn không giảm năng suất ngô, giảm các loại sâu bệnh trên bông cờ, tập trung dinh dưỡng nuôi bắp. Khi bẻ cờ tiến hành bẻ những bông yếu. - Thụ phấn: Do đặc điểm nở hoa của cây ngô, hoa đực và hoa cái có thời gian tung phấn phun râu chênh lệch nhau nên những hoa cái phun râu sau không được thụ phấn, cần phải tiến hành thụ phấn nhân tạo. 2. Biện pháp kỹ thuật 1,0 - Chuẩn bị dụng cụ:
  6. + Chuẩn bị 10 phễu làm bằng bìa cacton cứng, đường kính miệng phễu khoảng 10 15cm, đường kính đáy 1,0cm. Hộp đựng phấn bằng nhựa: 5 cái + Sào tre dài 2m: 30 cái - Thu thập phấn hỗn hợp lại cho vào phễu. Phễu làm bằng bìa cát tông có đường kính miệng 20 25cm, khoảng cách đáy khoảng 3 4cm có bịt vải thưa. - Tiến hành thụ phấn cho từng bắp, lắc nhẹ cho hạt phấn rơi vào râu ngô (với diện tích nhỏ). Dùng sào gạt bông cờ đối với diện tích trồng ngô lớn Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  7. ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 02 Môn thi : Trồng cây lương thực Mã môn học : MH 23 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ngô? Câu 2: (3 điểm). Anh (chị) hãy trình bày những kỹ thuật làm đất cấy lúa? Câu 3: (4 điểm). Anh (chị) hãy trình bày các thời vụ làm mạ? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  8. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 02 Môn thi : Trồng cây lương thực Mã môn học : MH 23 Khóa/Lớp : LS_KII-01 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu về điều kiện ngoại 3,0 cảnh của cây ngô? Đáp án 1. Nhiệt độ 1,0 - Nhiệt độ tối thiểu để hạt nảy mầm là 9 - 10 0C, tối đa 320C. Nhiệt độ thích hợp để ngô sinh trưởng là 25 - 28 0C. Nhiệt độ tối đa cây có thể chịu 40 - 460C. Nếu nhiệt độ < 130C năng suất ngô sẽ giảm. - Trường hợp thời tiết quá (khô ẩm độ thấp) và nóng (nhiệt độ > 300C) đúng vào thời kỳ trỗ cờ, phun râu sẽ làm hạt phấn chết, năng suất giảm. - Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến cây ngô vào trước trỗ cờ phun râu 1 tuần 2. Ánh sáng 0,5 Quá trình quang hợp tạo nên 90 - 95% vật chất khô cho cây. Ngô sinh trưởng khoẻ cho năng suất cao trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, cường độ mạnh. Ngô là cây ngày ngắn nhưng phản ứng không chặt với ánh sáng ngày ngắn nên có thể trồng quanh năm. 3. Đất 0,5 Ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau song tốt nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ ẩm từ 70 - 75%, có độ xốp cao, pH từ 5 - 6, tầng canh tác dày giàu dinh dưỡng, tỷ lệ mùn > 2%. 4. Nước 1,0 Ngô sinh trưởng mạnh cho năng suất cao trong điều
  9. kiện cung cấp đủ nước cho ngô. - Giai đoạn từ mọc mầm đến 3 lá: Ngô cần nước tương đối ít, chỉ khoảng 20 - 25% tổng lượng nước trong suốt một đời cây, nhưng ẩm độ phải > 60% để hạt nảy mầm. - Giai đoạn 5 - 6 lá: Đất bị hạn sẽ có lợi cho cây: Tạo điều kiện cho rễ ăn sâu, lóng ngắn, có lợi cho sự sống của ngô sau này. - Giai đoạn 7 - 8 lá đến trỗ cờ: Ngô cần nhiều nước nhất, chiếm khoảng 60% tổng lượng nước trong suốt một đời cây, ẩm độ tốt nhất ở giai đoạn này là 75 - 80%. Nếu thiếu nước thì cây thấp lóng ngắn, lá nhỏ, ít hoa... Đặc biệt, thiếu nước vào giai đoạn thụ phấn thụ tinh năng suất sẽ giảm. Nếu mưa nhiều, ẩm độ không khí cao, hạt phấn bị trôi hoặc nứt vỡ nhiều sẽ giảm chất lượng hạt phấn. - Giai đoạn chín: Yêu cầu về nước của ngô giảm xuống. Lượng nước chỉ cần 15 - 25 % tổng lượng nước yêu cầu. Nếu trời hạn, hạt ngô chín ép, nếu mưa nhiều hạt chín chậm, dễ bị nảy mầm và sâu bệnh. 2 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày những kỹ thuật làm đất cấy lúa? 3,0 Đáp án 1. Làm ải 1,0 Thường được làm trong vụ đông không gieo trồng các loại cây khác. - Cày ải: Cày khi đất còn đủ ẩm để tạo ra tầng đất theo đường cày, cày luống rộng 1 - 1,2 m. - Xếp ải: để 10 ngày cho đất cứng lại rồi chuyển các tảng đất xếp thành luống cao 50 cm, rộng 60 - 80 cm để đất nhanh nỏ. Nếu không có nhân lực thì cày lên và không cho nước chảy vào. - Đổ ải: khoảng 10 - 15 ngày trước cấy cho nước vào ngập luống ngâm 2 - 3 ngày cho ải vỡ vụn rồi bừa ngả. 2. Làm dầm 1,0 Những nơi không chủ động tưới tiêu, nếu tháo cạn nước để làm ải sẽ không có nước để cấy lúa. Trong trường hợp này chỉ có thể áp dụng biện pháp làm dầm ruộng cấy. Quá trình làm dầm phải trải qua các khâu sau đây: - Ngả dầm: Bừa hoặc cuốc sâu ruộng để rạ được vùi vào
  10. bùn, ngâm nước cho rạ thối kỹ. - Bừa lại: khi rạ đã thối bừa lại cho rạ nát, vùi sâu vào đất và ruộng nhuyễn bùn. - Thau chua, rửa mặn, xổ phèn: - Những vùng bị nhiễm, sau khi bừa ngả để lắng trong rồi tháo kiệt ra kênh, sông, sau đó cho nước phù sa vào bừa thật nhuyễn. - Đất chuyên lúa là những chân đất trũng khó thoát nước làm 2 - 3 vụ/năm. Loại đất này thường làm dầm, nếu có điều kiện thì làm ải, cần phải làm sớm để dầm ngấu, ải nỏ. - Trường hợp đang phơi ải gặp phải mưa lớn thì chuyển ngay sang giữ nước làm dầm. - Đất luân canh lúa mầu là những chân cao thường cấy vụ mùa, làm mầu vụ xuân, đất này không phơi ải mà cần làm dầm để trừ cỏ dại. 3. Một số vấn đề cần chú ý về ruộng cấy 1,0 - Ruộng cấy cần được củng cố bờ để giữ nước và phải phát, dọn cỏ bờ sạch sẽ. Làm đất có thể bằng máy hoặc gia súc. - Đối với đất thịt nặng thành phần cơ giới chủ yếu là sét nên giảm lần cầy tăng lần bừa, chỉ cầy 1 - 2 lần. - Đối với đất cát nên giảm lần bừa, tăng lần cầy vì thành phần cơ giới là cát, bừa nhiều tạo sóng cát trên bề mặt, nếu tầng canh tác quá nông thì mỗi lần cày nên cày sâu thêm xuống tầng đế cầy để tăng thêm độ xốp cho đất. - Đối với ruộng đất thịt nhẹ pha cát là đất thích hợp cho sinh trưởng của cây lúa nhất, nên cày 2 - 3 lần, bừa 2 - 3 lần. Gồm cày vỡ, lật úp gốc rạ, cày ngả nhằm đảo đất, cày cấy nhằm làm đất nhỏ, nhuyễn, dễ cấy. - Độ cày sâu nên cày hết tầng canh tác 10 - 15 cm, không cày phá vỡ tầng đế cày vì như vậy sẽ như chiếc nồi thủng đáy. Các lần cày giáp nhau nên cày vuông góc với nhau để tránh bị lỏi 3 Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày các thời vụ làm mạ? 4,0 Đáp án 1. Vụ lúa chiêm 1,0 Là vụ chủ lực ở đồng bằng Bắc Bộ từ những năm 70 trở về trước, đây là vụ có thời gian sinh trưởng dài nhất thường trên 200 ngày. mạ được gieo 10 - 15/10, cấy cuối
  11. tháng 12, thu hoạch tháng 5 tháng 6. Một số giống còn được sử dụng như nếp râu, chiêm bầu, 314…hiện nay hầu hết các địa phương đã thay lúa chiêm bằng lúa xuân ngắn ngày, năng suất cao hơn. 2. Vụ lúa xuân 1,0 - Vùng núi Bắc Bộ: bao gồm cả tiểu vùng ấm tiếp giáp trung du, và tiểu vùng rét đông bắc. Việc bố trí thời vụ lúa cần đảm bảo: Vùng núi ấm lúa trỗ từ 1 - 15/5; vùng rét lúa trỗ từ 5 - 10/6. Có 3 trà lúa xuân là: + Trà xuân sớm gieo mạ từ 20 - 25/11, cấy vào ngày ấm đầu tháng 2. + Trà xuân chính vụ (trà xuân trung) gieo mạ từ 25/11- 5/12, cấy xong trước 5/3 + Trà xuân muộn gieo mạ nền từ 15/2 - 20/2, cấy xong trước 10/3. + Vùng núi rét trà xuân muộn gieo mạ sân, mạ xúc từ 10 - 20/3, cấy xong chậm nhất 10/4. 3. Vụ lúa mùa 2,0 Là vụ có diện tích lớn nhất ở miền bắc, có ba trà là mùa sớm, mùa trung và mùa muộn. * Trà lúa mùa sớm và cực sớm Trà này được cấy trên chân đất để trồng cây vụ đông sớm hoặc chính vụ. Giống lúa được sử dụng là giống có thời gian sinh trưởng ngắn và chịu nóng. Trà lúa mùa cực sớm được gieo từ 25/5 - 10/6, tuổi mạ 18 - 20 ngày, giống được sử dụng thường dưới 100 ngày như CN2, OMCS7, ĐH60, Nếp 352… Trà lúa mùa sớm được gieo 25/5 - 10/6, tuổi mạ 20 - 25 ngày, giống sử dụng có thời gian sinh trưởng 100 - 120 ngày như Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, San ưu 63, Bồi tạp sơn thanh, Khang dân 18, Lưỡng quảng, CR203, A20, CH2, CH3, N28…trà này cần tính toán để có thể thu hoạch vào 25/9 đến đầu tháng 10 để kịp làm vụ đông. * Trà lúa mùa trung Được gieo trồng trên chân ruộng hai vụ lúa, hoặc trồng cây vụ đông muộn. Gieo mạ 10 - 25/6, cấy xong trước 25/7, tuổi mạ 25 - 30 ngày. Sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng 120 - 145 ngày như C70, C71, CR203, Nhị Ưu
  12. 63, Shan ưu 63, Nhị ưu 838… * Trà mùa muộn Bố trí gieo cấy trên chân vàn thấp hoặc trũng với các giống lúa có thời gian sinh trưởng 145 ngày trở lên và giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Gieo mạ từ 25/5 - 20/6, cấy xong trong tháng 7, chậm nhất là 7/8. Các giống sử dụng là Bao thai, Mộc tuyền, Hồng Công1, Bac ưu 64, C15, U17, Tám, Dự, nếp cổ truyền… Đáp án đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2