Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Võ Nguyên Giáp
lượt xem 1
download
Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Võ Nguyên Giáp giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Vật lí năm 2019 - THPT Võ Nguyên Giáp
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO PHÚ YÊN BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THCS&THPT VÕ NGUYÊN GIÁP Bài thi: Môn: VẬT LÍ π Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = -5cos(5πt + ) cm (t tính bằng s). Chất điểm 3 dao động với chu kì là A. 10.π2 s. B. 6 s. C. 2,5 s. D. 0,4 s. Câu 2: Một hệ thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn: FC = Fosin(8πt + π) N. Khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số góc dao động riêng của hệ bằng π A. 4 rad/s. B. 0,25 rad/s. C. 8π rad/s. D. rad/s. 2 Câu 3: Các nghệ sĩ huấn luyện cá heo thường sử dụng chiếc còi. Khi thổi chiếc còi này phát ra âm, đó là A. tạp âm. B. hạ âm. C. âm nghe được. D. siêu âm. Câu 4: Chọn câu trả lời sai. Từ thông cực đại gởi qua một khung dây hình tròn có bán kính R gồm N vòng dây quay đều với tốc độ góc ω quanh trục quay Δ trong một từ trường đều B vuông góc với trục Δ sẽ A. tăng 2 lần khi số vòng dây tăng 2 lần. B. giảm 3 lần khi bán kính khung dây giảm 3 lần. C. không đổi khi cảm ứng từ tăng 2 lần và số vòng dây giảm 2 lần. D. không đổi khi cảm ứng từ tăng 4 lần và bán kính khung dây giảm 2 lần. Câu 5: Một động cơ không đồng bộ ba pha được mắc vào một mạng điện xoay chiều ba pha tần số fo. A. Tần số của từ trường quay fT > fo. B. Tần số của từ trường quay fT < fo. C. Tần số quay của rôto của động cơ fR = fo. D. Tần số quay của rôto của động cơ fR < fo. Câu 6: Trong một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm π L, điện tích của một bản tụ điện có biểu thức: q = 159sin(100πt + ) μC. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm 6 có biểu thức: 2π π A. i = 0,05sin(100πt + ) A. B. i = 0,05sin(100πt + ) A. 3 6 2π π C. i = 5.104sin(100πt + ) A. D. i = 5.104sin(100πt + ) A. 3 6 Câu 7: Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào trong nước thì A. tần số không đổi, bước sóng giảm. B. tần số không đổi, bước sóng tăng. C. tần số tăng, bước sóng giảm. D. tần số giảm, bước sóng tăng. Câu 8: Muốn một chất phát quang ra ánh sáng khả kiến có bước sóng λ lúc được chiếu sáng thì phải kích thích bằng ánh sáng có bước sóng A. lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn λ tùy thuộc vào chất phát quang. B. bằng λ. C. lớn hơn λ. D. nhỏ hơn λ. Câu 9: Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân gần bằng A. 10-12 cm. B. 10-13 cm. C. 10-15 cm. D. vô hạn. Câu 10: Hình vẽ bên là đồ thị vận tốc theo thời gian của v một xe máy chuyển động trên một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào, xe chuyển động thẳng đều? A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. O t1 t2 t3 t4 t C. Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3. D. Trong khoảng thời gian từ t3 đến t4. Câu 11: Một chiếc xe có khối lượng 2 tấn đang chạy thẳng đều trên đường nằm ngang, bỗng tắt máy nhưng không hãm phanh. Biết lực ma sát là 500 N không đổi. Khi đó xe sẽ A. dừng lại ngay. B. tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4 m/s2. D. chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,25 m/s2.
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm Câu 12: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau thì công của trọng lực A. trong giai đoạn đầu sẽ lớn hơn. B. trong giai đoạn sau sẽ lớn hơn. C. trong hai giai đoạn là bằng nhau. D. trong hai giai đoạn không xác định được. Câu 13: Đường biểu diễn nào sau đây không phải của đẳng quá trình? A. p B. V C. V D. p O T O T O T -273 O toC Câu 14: Tại hai điểm A, B trong chân không đặt lần lượt hai điện tích dương q 1, q2. Hai điện tích này gây ra tại M các điện trường tương ứng là E1 , E 2 . Biết AB = 5 cm, AM = 3 cm, BM = 2 cm. Độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp tại M được xác định bằng công thức A. E = E1 + E2. B. E = │E1 – E2│. C. E = E1.E2. D. E = E12 + E 22 . Câu 15: Một điện tích điểm q dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường. Công của lực điện thực hiện khi điện tích q dịch chuyển từ M đến N sẽ A. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài. B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N. D. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M. Câu 16: Xét một mạch điện kín gồm nguồn điện (E, r) mắc nối tiếp với đoạn mạch có điện trở RN . Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn có độ lớn bằng điện năng tiêu thụ của A. nguồn điện. B. điện trở r. C. điện trở RN. D. toàn mạch. Câu 17: Một mạch kín gồm nguồn điện (E, r) nối tiếp với điện trở thuần R E, r như hình. Biểu thức nào sau đây là sai? A B A. UAB = E – I.r. B. UBA = I.R. I E E C. I = . D. R r . R R+ r I Câu 18: Trên hình bên, biểu diễn lực từ F tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện + B (lực F vuông góc với trang giấy, chiều từ trước ra sau trang giấy) và vectơ cảm F ứng từ B . Dây dẫn mang dòng điện có thể được đặt theo A. phương thẳng đứng, chiều dòng điện từ trên xuống. B. phương thẳng đứng, chiều dòng điện từ dưới lên. C. phương nằm ngang, chiều dòng điện từ phải sang trái. D. phương nằm ngang, chiều dòng điện từ trái sang phải. Câu 19: Một khung dây kín có tiết diện S đặt trong từ trường đều A B có độ lớn cảm ứng từ B như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khi B tăng, S không đổi thì dòng điện cảm ứng theo chiều từ B đến A. . . B B. Khi S tăng, B không đổi thì dòng điện cảm ứng theo chiều từ B đến A. C. Khi B giảm, S không đổi thì dòng điện cảm ứng theo chiều từ B đến A. D. Khi B giảm, S giảm thì dòng điện cảm ứng theo chiều từ A đến B. Câu 20: Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. B. tia khúc xạ và tia tới nằm cùng phía so với pháp tuyến tại điểm tới. C. khi góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ cũng tăng bấy nhiêu lần. D. góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm Câu 21: Trên hình vẽ bên, (Δ) là trục chính của một thấu kính hội tụ. Giữa M và N có mối quan hệ ảnh và vật. Kết luận nào sau đây là đúng? A. M là vật thật, N là ảnh thật. B. M là vật thật, N là ảnh ảo. M. . N C. N là vật thật, M là ảnh thật. (Δ) D. N là vật thật, M là ảnh ảo. Câu 22: Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa với phương trình 5π x = 8cos(4πt - ) (cm; s). Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường mà vật đi được trong khoảng 6 thời gian 1,25 s đầu tiên. A. vtb = 64,0 cm/s. B. vtb = 62,3 cm/s. C. vtb = 38,4 cm/s. D. vtb = 36,7 cm/s. π Câu 23: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 9o và chu kì s. Chọn thời điểm ban đầu khi 10 vật qua vị trí có li độ góc α = -4,5o đi theo chiều dương. Phương trình dao động của con lắc là 2π π 2π A. α = 9cos(20t - ) rad. B. α = cos(20t - ) rad. 3 20 3 2π π 2π C. α = 9cos(20t + ) rad. D. α = cos(20t + ) rad. 3 20 3 Câu 24: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt: x1 = A1cos(6πt + φ1) cm π π x2 = 2cos(6πt + ) cm. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động có dạng: x = 4cos(6πt + ) cm. 6 2 Vậy khi đó 2π π A. A1 = 2 3 cm, φ1 = rad. B. A1 = 2 3 cm, φ1 = - rad. 3 3 2π π C. A1 = 2 5 cm, φ1 = rad. D. A1 = 2 5 cm, φ1 = - rad. 3 3 Câu 25: Ở đầu một thanh thép đàn hồi dao động với tần số f thỏa mãn điều kiện 40 Hz < f < 50 Hz, có gắn một quả cầu nhỏ chạm nhẹ vào mặt nước. Khi đó trên mặt nước hình thành một sóng tròn tâm O. Người ta thấy hai điểm M, N trên mặt nước cách nhau 5 cm trên cùng một phương truyền sóng luôn dao động ngược pha nhau. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s. Tần số sóng là A. 42 Hz. B. 44 Hz. C. 46 Hz. D. 48 Hz. Câu 26: Hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 15 cm, có cùng chu kì sóng 0,01 s, cùng pha. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 0,8 m/s. Số điểm đứng yên không dao động trong khoảng S1S2 là A. 35. B. 36. C. 37. D. 38. Câu 27: Một sợi dây dài 1,5 m có hai đầu cố định dao động tạo ra hệ sóng dừng. Biết tần số của sóng bằng 50 Hz và tốc độ truyền sóng trên dây bằng 30 m/s. Khi đó trên dây có A. 6 nút, 6 bụng. B. 5 nút, 5 bụng. C. 6 nút, 5 bụng. D. 5 nút, 6 bụng. Câu 28: Đặt vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 250 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là 150 V và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là A. 400 V. B. 291,5 V. C. 200 V. D. 100 V. Câu 29: Cho một đoạn mạch điện như hình. Điện áp đặt vào hai đầu A, B có biểu thức: C R L π 0,8 u = 120 2 cos(100πt - ) V. Biết L = H và A M B 6 π hệ số công suất của đoạn mạch AM và đoạn mạch AB bằng nhau và bằng 0,6. Viết biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch. 83π 53π A. i = 2,4 2 cos(100πt - ) A. B. i = 2,4 2 cos(100πt - ) A. 180 180 83π 53π C. i = 2,4cos(100πt - ) A. D. i = 2,4cos(100πt - ) A. 180 180
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm Câu 30: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều như hình. R L C Biết u AB = u = 200 2 cos100πt (V), Z L = 100 Ω, R = 50 Ω, A B tụ điện có điện dung thay đổi được. Điện trở của vôn kế RV = ∞. Thay đổi điện dung C để vôn kế chỉ giá trị cực đại. Tính số chỉ cực đại của vôn kế khi đó. V A. 1,6 5 V. B. 1,6 10 V. C. 200 5 V. D. 200 10 V. Câu 31: Một máy hạ áp có tỉ số vòng dây giữa các cuộn sơ cấp N1 và thứ cấp N2 là 20. Cuộn sơ cấp được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện thế hiệu dụng là 100 V, tần số 50 Hz. Cuộn thứ cấp được mắc với một 0,4 mạch ngoài là cuộn cảm có độ tự cảm L = H và có điện trở R = 30 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng π chạy trong mạch thứ cấp bằng A. 0,1 2 A. B. 0,1 A. C. 40 2 A. D. 40 A. Câu 32: Một sóng điện từ có tần số 15 MHz, bước sóng của sóng đó khi truyền trong môi trường vật chất có chiết suất n = 2 là A. 10-7 m. B. 0,1 m. C. 10 m. D. 107 m. Câu 33: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1 m. Nếu dùng nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là 0,2 mm. Nếu thay bức xạ λ1 bằng bức xạ λ2 > λ1 thì tại vị trí vân sáng bậc ba của bức xạ λ1 ta quan sát được một vân sáng của bức xạ λ2. Xác định λ2 và bậc của vân sáng đó. A. λ2 = 1,2 μm, bậc 1. B. λ2 = 0,6 μm, bậc 2. C. λ2 = 1,2 μm, bậc 2. D. λ2 = 0,6 μm, bậc 3. Câu 34: Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Cu-lít-giơ là 24 kV. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen mà ống này có thể phát ra bằng A. 5,18.10-8 m. B. 5,18.10-9 m. C. 5,18.10-10 m. D. 5,18.10-11 m. Câu 35: Chiếu chùm ánh sáng trắng (có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,75 μm) vào bề mặt một tấm kim loại có giới hạn quang điện 0,6 μm thì vận tốc cực đại của các quang êlectron đạt được là A. 6.107 m/s. B. 6.105 m/s. C. 2.104 m/s. D. 0. Câu 36: Catôt của một tế bào quang điện được làm bằng kim loại có giới hạn quang điện 0,64 μm. Chiếu vào catôt của tế bào quang điện một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Chọn mốc điện thế tại catôt. Tính điện thế ở anôt để trong mạch không có dòng quang điện. A. VA = -55.10-5 V. B. VA = 55.10 -5 V. C. VA = -0,55 V. D. VA = 0,55 V. Câu 37: Mức năng lượng của các quỹ đạo dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức: 13,6 En = - 2 eV (n = 1,2,3,…). Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì phát ra một vạch n phổ có tần số bằng A. 6,16.1014 Hz. B. 3,85.1033 Hz. C. 6,16.1020 Hz. D. 3,85.1039 Hz. Câu 38: Cho mα = 4,0015 u; mn = 1,0087 u; mp = 1,0073 u; 1 u = 931,5 MeV/c2; NA = 6,023.1023 mol-1. Năng lượng cần thiết để tách các hạt nhân trong 1 g 42 He thành các prôtôn và nơtron tự do là A. 4,6.10 21 MeV. B. 4,28.1022 MeV. C. 4,28.1024 MeV. D. 4,6.1025 MeV. 1 Câu 39: Một lượng chất phóng xạ sau 12 năm thì còn lại khối lượng ban đầu của nó. Chu kì bán rã của 16 chất phóng xạ này là A. 3 năm. B. 4,5 năm. C. 9 năm. D. 48 năm. Câu 40: Hạt nhân phóng xạ 92 U (đứng yên) phát ra hạt α theo phương trình phóng xạ: 238 238 4 234 92 U 2 He 90Th Biết m U = 237,9904 u; mTh = 233,9737 u; mα = 4,0015 u; 1 u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt α bằng A. 0,015 MeV. B. 66,9 MeV. C. 0,072 MeV. D. 13,9 MeV. ------------Hết------------
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 9 B 17 A 25 B 33 B 2 C 10 C 18 B 26 D 34 D 3 D 11 D 19 C 27 C 35 B 4 B 12 B 20 A 28 C 36 C 5 D 13 A 21 D 29 A 37 A 6 A 14 B 22 A 30 C 38 C 7 A 15 C 23 B 31 B 39 A 8 D 16 D 24 A 32 C 40 D HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Đáp án: D Từ phương trình suy ra: tần số góc ω = 5π rad/s. 2π 2π Chu kì dao động của chất điểm: T = 0, 4 s. ω 5π Câu 2: Đáp án: C Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì f = fo => ω = ωo = 8π rad/s. Câu 3: Đáp án: D Cá heo nghe được siêu âm nên âm phát ra từ chiếc còi huấn luyện cá heo là siêu âm. Câu 4: Đáp án: B Từ thông cực đại gởi qua một khung dây hình tròn có bán kính R: Фo = N.B.S = N.B.π.R2 Do đó, từ thông cực đại sẽ: - tăng 2 lần khi số vòng dây N tăng 2 lần. - giảm 9 lần khi bán kính R của khung dây giảm 3 lần. - không đổi khi cảm ứng từ B tăng 2 lần và số vòng dây N giảm 2 lần. - không đổi khi cảm ứng từ B tăng 4 lần và bán kính R của khung dây giảm 2 lần. Câu 5: Đáp án: D Tần số của từ trường quay fT bằng tần số của dòng điện ba pha fo. Tần số quay của rôto của động cơ fR nhỏ hơn tần số của dòng điện ba pha fo. Câu 6: Đáp án: A Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm: π π 2π i = 159.10-6.100π.sin(100πt + + ) = 0,05sin(100πt + ) (A) 6 2 3 Câu 7: Đáp án: A Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số của ánh sáng không đổi. c Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong không khí: λ o = f v Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong nước: λ n = f Mà v < c nên λn < λo Câu 8: Đáp án: D Muốn một chất phát quang ra ánh sáng khả kiến có bước sóng λ lúc được chiếu sáng thì phải kích thích bằng ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn λ. Câu 9: Đáp án: B Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước của hạt nhân (≈ 10-15 m ≈ 10-13 cm) Câu 10: Đáp án: C Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3, đoạn thẳng nếu kéo dài sẽ vuông góc với trục Ov, do đó vận tốc không thay đổi nên trong khoảng thời gian này xe chuyển động thẳng đều.
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm Câu 11: Đáp án: D Sau khi tắt máy xe chịu tác dụng của 3 lực: trọng lực P , phản lực N và lực ma sát Fms . Vì xe chuyển động trên đường nằm ngang nên P + N = 0 . Khi đó dưới tác dụng của lực ma sát thì xe sẽ chuyển động F 500 chậm dần đều với gia tốc: a = ms 0, 25 m/s2. m 2000 Câu 12: Đáp án: B Vật rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều nên cùng một khoảng thời gian như nhau thì giai đoạn sau sẽ đi được quãng đường dài hơn, do đó công thực hiện sẽ lớn hơn. Câu 13: Đáp án: A Đường biểu diễn ở hình A cả 3 thông số đều thay đổi, còn hình B là quá trình đẳng áp, hình C là quá trình đẳng nhiệt, hình D là quá trình đẳng tích. Câu 14: Đáp án: B Vì AB = AM + BM nên M nằm trên và ở khoảng giữa đoạn AB. Khi đó hai vectơ E1 , E 2 cùng phương nhưng ngược chiều, suy ra độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp tại M là: E = │E1 – E2│. Câu 15: Đáp án: C Công của lực điện trường thực hiện khi một điện tích dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà phụ thuộc vào vị trí của điểm M và điểm N. Câu 16: Đáp án: D Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn là công của nguồn điện, có độ lớn bằng điện năng tiêu thụ của toàn mạch (điện trở toàn phần của mạch (RN + r)). Câu 17: Đáp án: A E E - Theo định luật Ôm đối với toàn mạch: I = => R r R+ r I - Trong đoạn mạch AB: + UAB = -UBA = - I.R + UAB = -E + I.r Câu 18: Đáp án: B I Sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của dòng điện F+ B Câu 19: Đáp án: C Theo định luật Len-xơ thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều được xác định như sau: - Nếu B tăng hoặc S tăng hoặc cả B, S đều tăng thì dòng điện cảm ứng theo chiều từ A đến B. - Nếu B giảm hoặc S giảm hoặc cả B, S đều giảm thì dòng điện cảm ứng theo chiều từ B đến A. Câu 20: Đáp án: A Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và sini ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ: hằng số. sinr Câu 21: Đáp án: D Vật thật cho ảnh thật ngược chiều với vật và ảnh lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng vật. Vật thật cho ảnh ảo cùng chiều với vật và ảnh lớn hơn vật. Câu 22: Đáp án: A 2π 2π Chu kì dao động của con lắc: T = 0,5 s ω 4π Ta có: t = 1,25 s = 2T + 1/4 s Quãng đường vật đi được trong 2 chu kì đầu tiên là: s2T = 2.4A = 2.4.8 = 64 cm. Lúc t = 0: xo = -4 3 cm, v = 16π > 0. Lúc t = 1/4 s: xt = 4 3 cm, vt = -16π < 0. Suy ra: s1/4 = 2A = 2.8 = 16 cm. Quãng đường vật đi được trong 1,25 s đầu tiên là: s = s2T + s1/4 = 64 + 16 = 80 cm. s 80 Vận tốc trung bình của vật trên quãng đường s là: vtb = 64 cm/s. t 1, 25
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm Câu 23: Đáp án: B π 2π Ta có: αo = 9 o = rad; ω = 20 rad/s. 20 T Khi t = 0: α = 9 ocosφ = -4,5o => cosφ = - 1/2 và v > 0 => sinφ < 0 2π π 2π Suy ra: φ = - rad. Vậy phương trình dao động của con lắc: α = cos(20t - ) rad. 3 20 3 Câu 24: Đáp án: A o Ta có: ( A; A 2 ) = 60 . A 1 A 2 Mà cos60o = 2 => hình bình hành chính là hình chữ nhật A1 2 A 4 2π Khi đó ta có: ( A; A1 ) = 30o => φ1 = rad. 60o A 2 3 30o Và A1 A 2 A 22 42 2 2 2 3 cm O x Câu 25: Đáp án: B Hai điểm M, N nằm trên cùng một phương truyền sóng và luôn dao động ngược pha nên ta có: MN MN.f ΔφMN = 2π = 2π = (2k + 1)π ; với k Z λ v 2k + 1 .v 2k + 1 .0,4 => f = 4 2k + 1 2.MN 2.0,05 => 40 < 4.(2k + 1) < 50 => 4,5 < k < 5,75 => k = 5 => f = 4.(2.5 + 1) = 44 Hz Câu 26: Đáp án: D Bước sóng: λ = v.T = 0,8.0,01 = 0,008 m = 0,8 cm Số điểm đứng yên không dao động trong khoảng S1S2 thỏa mãn: 1 - S1S2 < d2 – d1 = (k + ).λ < S1S2 2 S1S2 1 S1S2 1 15 1 15 1 => - - - 19,25 < k < 18,25 => k = [-19, 18] => có 38 giá trị được phép của k. => Số điểm đứng yên không dao động trong khoảng S1S2 là N = 38. Câu 27: Đáp án: C v 30 Bước sóng của sóng trên dây: λ 0, 6 m f 50 λ Chiều dài của sợi dây có hai đầu cố định: l = k. 2 2.l 2.1,5 => k = 5 => số bụng = k = 5 , số nút = k + 1 = 5 + 1 = 6 λ 0, 6 Câu 28: Đáp án: C Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch: U2 = U 2R U 2L Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm: UL = U 2 U R2 250 2 1502 200 V. Câu 29: Đáp án: A Ta có: ZL = L.ω = 80 Ω R R cosφ AM 0, 6 (1) ZAM R + ZC2 2 R R cosφ AB 0, 6 (2) Z R 2 + (ZL - ZC )2 Từ (1) và (2) suy ra: Z = ZAM => ZL – ZC = ZC => ZC = ZL / 2 = 40 Ω
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm Từ (1) ta có: R2 = 0,62.(R2 + ZC2 ) => 0,8R = 0,6.ZC => R = 30 Ω Uo 120 2 Từ (2) ta có: Z = R / 0,6 = 50 Ω => Io = 2, 4 2 A Z 50 Z -Z 80 40 4 53π Ta có: tgφ L C => φ = rad R 30 3 180 Biểu thức của cường độ dòng điện chạy qua mạch: π 53π 83π i = 2,4 2 cos(100πt - - ) = 2,4 2 cos(100πt - )A 6 180 180 Câu 30: Đáp án: C Thay đổi C để số chỉ của vôn kế đạt cực đại: U U UC = ZC.I = ZC. 2 2 2 2 R Z L ZC R ZL Z 2 L 1 2 ZC ZC 1 Đặt x = và y(x) = [R2 + Z 2L ].x2 – 2.ZL.x + 1 ZC R 2 + Z 2L Ta có: UC = UCmax khi y’(x) = 0 => ZC = = 125 Ω ZL 200.125 Vậy UCmax = 200 5 V 50 (100 125) 2 2 Câu 31: Đáp án: B Ta có: ZL = L.2π.f = 40 Ω. Tổng trở của mạch thứ cấp: Z = R 2 + ZL2 302 402 50 Ω. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp: U1 N1 U = 20 => U2 = 1 = 5 V. U2 N2 20 U Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch thứ cấp: I2 = 2 = 0,1 A. Z Câu 32: Đáp án: C c c Ta có: n= => v = v n Bước sóng của sóng khi truyền trong môi trường có chiết suất n: v c 3.108 λn 10 m f n.f 2.15.106 Câu 33: Đáp án: B i .a 0, 2.2 Bước sóng λ1: λ1 = 1 0, 4.10 3 mm = 0, 4 μm D 1000 Điều kiện để vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 trùng với một vân sáng của bức xạ λ2: 3.λ1D k.λ 2 D 3.λ xS1 (bậc 3) = xS2 (bậc k) => => λ 2 1 , với k Z a a k Theo đề vì quan sát được vân sáng của bức xạ λ2 nên λ2 phải nằm trong vùng thấy được. 3.λ1 Mặt khác λ2 > λ1 => λ1 < λ2 ≤ 0,76 μm => λ1 < ≤ 0,76 μm => 1,6 ≤ k < 3 k 3.λ => k = 2; λ 2 1 = 0,6 μm k Câu 34: Đáp án: D Năng lượng của êlectron đến đập vào anôt: E = e.U
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 – Môn Vật lí GV: Nguyễn Thái Lâm h.c h.c h.c Năng lượng của phôtôn tia Rơnghen là: ε = ≤ E => λmin = = λ E e.U Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen mà ống có thể phát ra là: 6, 625.10 34.3.108 λmin = 19 3 5,18.1011 m 1, 6.10 .24.10 Câu 35: Đáp án: B 2 h.c h.c m.v omax Ta có: λ λ0 2 Trong chùm ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Nên để vo là lớn nhất thì λ phải có giá trị nhỏ nhất => λ = 0,4 μm. 2hc 1 1 2.6, 625.1034.3.108 1 1 5 Suy ra: vomax = 31 7 6.10 m/s m λ λo 9,1.10 4.10 6.10 7 Câu 36: Đáp án: C h.c 6, 625.10 34.3.108 Công thoát của êlectron ở catôt: A 31.1020 J λo 0, 64.106 Để không có dòng quang điện thì phải dùng hiệu điện thế hãm: Uh = UAK = VA – VK m.v 2omax h.c 6, 625.1034.3.108 Mặt khác = e│Uh│= -A= 31.10 20 = 8,75.1020 J 2 λ 0,5.106 8, 75.10 20 Suy ra: │Uh│= = 0,55 V => Uh = -0,55 = VA – VK 1,6.1019 Với VK = 0 => VA = -0,55 V Câu 37: Đáp án: A Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L (tức là từ quỹ đạo có mức năng lượng E4 về quỹ đạo có mức năng lượng E 2). Năng lượng của phôtôn của vạch phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô là: 13, 6 13, 6 ε = h.f = E4 – E2 = 2 2 = 2,55 eV 4 2 19 ε 2,55.1, 6.10 => f = 6,16.1014 Hz h 6, 625.1034 Câu 38: Đáp án: C Năng lượng liên kết của hạt nhân 42 He là: Wlk = [Z.mp + (A – Z)mn – mα].c2 = (2.1,0073 + 2.1,0087 - 4,0015).931,5 = 28,41075 MeV Năng lượng cần thiết để tách các hạt nhân trong 1 g 42 He thành các prôtôn và nơtron tự do là: m.N A 1.6, 023.1023.28, 41075 W= .WlK = = 4,28.1024 MeV A He 4 Câu 39: Đáp án: A t t mo t t 12 Ta có: m = mo. 2 T => 2 16 24 => T 4 => T = = 3 năm m T 4 4 Câu 40: Đáp án: D Năng lượng tỏa ra của phản ứng: W = (mU – mHe – mTh).c2 = (237,9904 - 4,0015 - 233,9737).931,5 = 14,1588 MeV Mặt khác: W = KTh + Kα (K: động năng) (1) Theo định luật bảo toàn động lượng: p α p Th 0 => p α2 = p 2Th => 2mα.Kα = 2mTh.KTh (2) mTh .W 233,9737.14,1588 Từ (1) và (2) suy ra: K α 13,9 MeV mα mTh 4, 0015 233,9737
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Quang Trung (Mã đề 201)
8 p | 13 | 3
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Ninh Giang, Hải Dương
8 p | 7 | 3
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 - Trường THPT Thủ Đức (Mã đề 546)
7 p | 3 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Trường THPT Quế Võ số 2 (Mã đề 101)
9 p | 11 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Trường THPT Phụ Lực (Mã đề 101)
8 p | 9 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 (Lần 2) - Sở GD&ĐT Bình Phước
6 p | 3 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 - Trường ĐH QG Hà Nội (Mã đề 102)
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hậu Giang (Mã đề 101)
10 p | 12 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Mã đề 101)
7 p | 11 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Lý Thái Tổ (Mã đề 136)
7 p | 8 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kinh Môn, Hải Dương (Mã đề 100)
6 p | 7 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Mã đề 301)
13 p | 4 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 (Lần 4) - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Mã đề 101)
6 p | 6 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT thị xã Quảng Trị (Mã đề 101)
9 p | 7 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án (Lần 3) - Trường Đại học Vinh (Mã đề 132)
7 p | 8 | 2
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án - Trường THPT Lao Bảo (Mã đề 001)
7 p | 7 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2022 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Nho Quan A, Ninh Bình
7 p | 4 | 1
-
Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Phù Cừ, Hưng Yên (Mã đề 101)
20 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn