intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Nai” giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Nai

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH MÔN GD KT & PL- NĂM HỌC 2024 - 2025 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào dưới đây? A. Người sản xuất kinh doanh. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể Nhà nước. D. Người tiêu dùng. Câu 2: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của công ty là mô hình doanh nghiệp A. tư nhân. B. hợp tác xã. C. công ty hợp danh. D. nhà nước. Câu 3 Người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân là A. Chủ tịch nước. B. Chủ tịch Quốc hội. C. Thủ tướng chính phủ. D. Tổng bí thư. Câu 4: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 5: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hủy hoại môi trường tự nhiên. B. đầu cơ tích trữ hàng hóa. C. làm giả thương hiệu. D. áp dụng kĩ thuật tiên tiến. Câu 6: Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức A. thất nghiệm cơ cấu. B. thất nghiệm tạm thời. C. thất nghiệp tự nguyện. D. thất nghiệm chu kỳ. Câu 7: Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động thuộc nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Thị trường việc làm. B. Hợp đồng lao động. C. Thị trường kinh doanh. D. Hợp đồng tiền lương. Câu 8: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
  2. A. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất. Câu 9: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm cho cầu về hóa hóa tăng lên từ đó thúc đẩy cung về hàng hóa A. giảm xuống. B. tăng lên. C. giữ nguyên. D. không đổi. Câu 10: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Văn hóa. B. Giáo dục. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 11: Công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương hoặc của cơ quan, đơn vị là đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền tự quyết mang tính dân tộc. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền quyết định công việc địa phương. D. Quyền bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính. C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí. Câu 13: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững không liên quan đến nhau. B. Tăng trưởng kinh tế không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững. C. Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững. D. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững. Câu 14: Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại lợi ích nào dưới đây? A. Lệ thuộc tài chính vào nước lớn. B. Tận dụng được nguồn tài chính. C. Mở mang thêm phạm vi lãnh thổ. D. Được chuyển lên thành nước lớn. Câu 15: Loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng theo quy định phải tham gia là A. bảo hiểm thân thể. B. bảo hiểm xã hội tự nguyện. C. bảo hiểm xã hội bắt buộc. D. bảo hiểm tài sản. Câu 16: Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. An sinh xã hội. B. Bảo hiểm xã hội.
  3. C. Chất lượng cuộc sống. D. Thượng tầng xã hội. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 17, 18 Gia đình anh D và chị H có 2 con nhỏ đang học lớp 6 và lớp 7. Nhiều năm qua gia đình anh chị luôn được xếp vào diện hộ nghèo của thôn. Với sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vợ chồng anh chị được vay 50 triệu đồng với lãi xuất ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để phát triển kinh tế. Nhờ chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay vợ chồng anh chị đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định. Nhờ các chính sách hỗ trợ đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hai con của anh chị được tiếp tục học tập. Đầu năm 2025 anh chị đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng cho gia đình ra ngoài diện hộ nghèo để dành nguồn lực cho các gia đình khó khăn hơn. Câu 17: Trong thông tin trên, chính sách an sinh xã hội nào dưới đây đã giúp gia đình anh D và chị H thoát nghèo và có thu nhập ổn định? A. Chính sách bảo hiểm xã hội. B. Chính sách trợ giúp xã hội. C. Chính sách việc làm, thu nhập. D. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản. Câu 18: Hai con của anh D và chị H được hưởng những chính sách an sinh xã hội nào dưới đây? A. Chính sách bảo hiểm và trợ giúp xã hội. B. Chính sách việc làm và chính sách bảo hiểm. C. Chính sách dịch vụ cơ bản và trợ giúp xã hội. D. Chính sách bảo hiểm và trợ giúp xã hội. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 19, 20 Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lí. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa giữ được tài sản hiện có của anh. Bên cạnh đó, anh T dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm. Anh chi tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe,... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì. Câu 19: Việc làm nào dưới đây thể hiện anh T đã biết bổ thu nguồn thu nhập cho gia đình? A. Tập trung vào tiền tiết kiệm. B. Giảm chi tiêu thiết yếu. C. Hạn chế giao tiếp bạn bè. D. Mua nhà rồi cho thuê lại. Câu 20: Nội dung nào dưới đây không thể hiện việc lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình của anh T trong thông tin trên? A. Giảm chi tiêu không thiết yếu. B. Chỉ tiết kiệm mà không chi tiêu. C. Phân chia các khoản chi. D. Mua nhà rồi cho thuê lại. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 21, 22 Công ty V chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa, thường xuyên cải tiến mẫu mã, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, kê khai và nộp thuế đầy đủ. Công
  4. ty đã tham gia chương trình sữa học đường, mang sữa đến các trường mầm non, tiểu học tại nhiều địa phương, phát động cán bộ nhân viên quyên góp, giúp đỡ người dân vùng bị thiên tai vượt qua khó khăn và khắc phục hậu quả sau bão lũ,... Câu 21: Nội dung nào dưới đây phản ánh việc thực hiện trách nhiệm pháp lý của công ty V? A. Cải tiễn mẫu mã sản phẩm. B. Đảm bảo chất lượng sản phẩm. C. Kê khai và nộp thuế đầy đủ. D. Tham gia dự án sữa miễn phí. Câu 22 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Cải tiến mẫu mã sản phẩm. B. Duy trì chất lượng sản phẩm. C. Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. D. Liên kết với các nhà phân phối. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới 23, 24 Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, Công ty A đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng đầu vào, luôn chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lí; ưu tiên chọn nhà cung cấp có chứng nhận VietGAP, chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận hữu cơ, hàng Việt Nam chất lượng cao,... Ngoài ra, công ty còn định kì khảo sát, đánh giá trực tiếp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, sản xuất, đóng gói của nhà cung cấp. Vì vậy, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng, ưa chuộng, doanh thu ngày càng tăng. Câu 23: Việc công ty A chú trọng lựa chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lí là thể hiện trách nhiệm xã hội nào dưới đây của doanh nghiệp? A. Trách nhiệm đạo đức. B. Trách nhiệm công vụ. C. Trách nhiệm pháp lý. D. Trách nhiệm kinh tế. Câu 24: Quá trình công ty A kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào để đảm bảo hành hóa bản cho người tieu dùng luôn có chất lượng tốt nhất như đã cam kết là đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nào dưới đây của doanh nghiệp? A. Trách nhiệm kinh tế. B. Trách nhiệm pháp lý. C. Trách nhiệm nhân văn. D. Trách nhiệm đạo đức PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, hiệp định đã mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam. Tính đến nay tập đoàn S đã
  5. đầu tư Việt Nam đạt khoảng trên 17 tỷ USD, hàng năm tạo ra trên 170.000 việc làm với mức thu nhập ổn định. Đến nay, tập đoàn S đã xuất khẩu 54,4 tỷ USD, chiếm 25,4% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó tập đoàn S luôn chú trọng đến yếu tố con người, ngoài những quy định liên quan đến vấn đề nghỉ ngơi xen kẽ giờ làm việc cho toàn thể nhân viên, tập đoàn còn đưa ra giải pháp đó là, trong 8 tiếng làm việc chính thức của nhân viên, cứ sau 2 giờ, những nhân viên làm việc trực tiếp tại xưởng sản xuất lại có 10 phút giải lao tại xưởng. Thời gian nghỉ để ăn giữa ca là 60 phút, hàng năm tất cả các nhân viên đều được tham gia chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ. VKFTA còn đem lại những tác động tích cực về xã hội, nhờ tạo thêm việc làm và nân cao thu nhập, đặc biệt của nhóm lao động phổ thông, lao động không có tay nghề cao, góp phần xóa đói , giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. a) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc là biểu hiện của hình thức hợp tác song phương. b) Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI diễn ra ở cả hình thức hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu. c) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đem lại những tác động tích cực nhiều mặt về xã hội Việt Nam. d) Công ty S đã thực hiện tốt quyền của công dân trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe và coi trọng yếu tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau: Tháng 9 năm 2024, ông M kí hợp đồng thuê căn nhà của ông N trong thời hạn 5 năm để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Ông M đã đầu tư cải tạo, sửa chữa, cơi nới lại ngôi nhà của ông N đồng thời lắp đặt thêm nhiều thiết bị để phục vụ công việc kinh doanh mới mà không có thỏa thuận với ông N. Quá trình kinh doanh nhà hàng, ông M đã 4 lần bị tổ trưởng tổ dân phố ở đó lập biên bản về hành vi làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh. a) Ông M đã được thực hiện quyền của công dân về kinh doanh. b) Ông N cho ông M thuê nhà tức là đã chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng ngôi nhà từ ông N sang ông M. c) Hành vi làm mất trật tự vệ sinh môi trường khi ông M tiến hành hoạt động kinh doanh là vi phạm nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh.. d) Ông M không vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Câu 3: Đọc đoạn thông tin sau: Bảo đảm nước sạch cho nhân dân là một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng mang tầm quốc gia. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, hộ gia đình và quản lý chất thải, nước thải. Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu tổng thể là đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng,
  6. thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững. a) Việc đảm bảo nước sạch cho nhân dân là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế. b) Nhà nước giải quyết vấn đề nước sạch cho người dân là tạo điều kiện để người dân được thực hiện quyền của công dân về an sinh xã hội. c) Người dân tiếp cận nguồn nước sạch là đã được thực hiện quyền của công dân về chăm sóc sức khỏe. d) Chiến lược quốc gia về nước sạch phù hợp với chính sách trợ giúp xã hội trong mạng lưới an sinh xã hội ở nước ta. Câu 4: Đọc đoạn thông tin sau: Uỷ ban Thương mại nước X ra quyết định áp dụng biện pháp bảo hộ đối với hàng thịt bò nhập từ các nước thành viên WTO. Biện pháp bảo hộ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch về số lượng (hạn chế số lượng nhập khẩu); mức thuế - nhập khẩu đối với hàng trong hạn ngạch và số hàng vượt hạn ngạch chênh lệch rất cao (từ 21 – 31%). Để hạn chế tác động từ chính sách bảo hộ này, các doanh nghiệp Việt Nam một mặt chủ động tìm kiếm các thị trường có mức thuế suất phù hợp để mở rộng thị trường, một mặt cung cấp các hồ sơ liên quan để làm cơ sở tiếp tục đàm phán với nước X. a) Nước X áp dụng biện pháp hạn ngạch về số lượng và đánh thuế nhập khẩu hàng hóa với các nước trong WTO là vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế. b) Việc chủ động tìm akiếm thị trường mới là bước phân tích ý tưởng kinh doanh. c) Những doanh nghiệp bị áp dụng hạn ngạch hoặc bị đánh thuế cần khởi kiện lên Liên hiệp Quốc để yêu cầu nước X dỡ bỏ. d) Việc làm của nước X là chưa phù hợp với nguyên tắc tận tâm, thiện chí trong quan hệ quốc tế. …………………HẾT……………………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0