
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Số 2 Đức Phổ, Quãng Ngãi
lượt xem 1
download

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Số 2 Đức Phổ, Quãng Ngãi" giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Số 2 Đức Phổ, Quãng Ngãi
- SỞ GIÁO DỤC & ĐT QUẢNG NGĂI ĐỀ THI TIẾP CẬN TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT SỐ 2 ĐỨC PHỔ MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian phát đề Â Đề có 05 trang Họ, tên thí sinh: ................................................................................................. Số báo danh:………………………………………………………………….. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sự ra đời của Chính quyền Xô viết (Nga) gắn liền với sự kiện nào sau đây? A. Sau khi Cách mạng tháng Hai thành công. B. Sau khi chế độ Nga hoàng bị lật đổ. C. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công. D. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xă hội gắn liền với những quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu-ba. B. Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào. C. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cộng hoà Liên bang Đức. D. Ấn Độ, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Câu 3. Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã đánh bại sự xâm lược của A. quân Xiêm và quân Minh. B. quân Xiêm và quân Thanh. C. quân Xiêm và quân Nguyên. D. quân Xiêm và quân Tống. Câu 4. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam là A. kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. B. kháng chiến chống quân Thanh nửa sau thế kỉ XVIII. C. kháng chiến chống quân Xiêm nửa sau thế kỉ XVIII. D. kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XX. Câu 5. Việt Nam hai lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (năm 2007 và 2019), chứng tỏ A. vị thế, uy tín được nâng cao trên trường quốc tế. B. Việt Nam đã trở thành một cường quốc chính trị. C. Việt Nam giải quyết căn bản vấn đề Biển Đông. D. Việt Nam đã chi phối được nhiều tổ chức quốc tế. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh đầu năm 1945? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Nhanh chóng phát triển cách mạng khoa học – kĩ thuật. C. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Câu 7. Quyết định nào sau đây của Hội nghị I-an-ta (2-1945) là cơ sở hình thành trật tự thế giới hai cực sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ. B. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình. D. Tây Âu và Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Câu 8. Một trong những mục đích thành lập của ASEAN là 1
- A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. hợp tác quốc pḥng, quân sự. C. thành lập nhà nước liên chính phủ. D. thành lập Cộng đồng ASEAN. Câu 9. ASEAN là từ viết tắt của tổ chức nào sau đây? A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. D. Tổ chức Liên hợp quốc. Câu 10. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là A. Chính trị – an ninh, Kinh tế, Văn hoá – Xă hội. B. Chính trị, Kinh tế, Văn hoá. C. An ninh, Chính trị, Văn hoá – Xă hội. D. Chính trị, Kinh tế, Văn hoá – Xă hội. Câu 11. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, ngày 18-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tại A. Hà Nội. B. Bắc Giang. C. Thái Nguyên. D. Hà Tiên. Câu 12. Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8- 1945) đã A. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa. B. mở ra thời kỳ trực tiếp cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. C. tạo cơ hội cho quân Đồng minh trợ giúp nhân dân khởi nghĩa. D. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa từng phần. Câu 13. Điểm khác của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) so với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là về A. lực lượng cách mạng. B. tính chất của cuộc cách mạng. C. giai cấp lănh đạo. D. sự đoàn kết của nhân dân Đông Dương. Câu 14. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Hoà hoăn Đông – Tây là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. B. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta từng bước h́ nh thành. C. Các cuộc chiến tranh cục bộ đă chấm dứt. D. Chiến tranh lạnh diễn ra ngày càng căng thẳng. Câu 15. Một trong những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 là A. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. B. xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân. C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Câu 16. Một trong những thành tựu cơ bản của Đổi mới chính trị ở Việt Nam là A. đă thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. B. h́ nh thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới. C. đă phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ khu vực và quốc tế. Câu 17. Nền dân chủ xă hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng, đó là thành tựu trên lĩnh vực nào sau đây của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hoá – Xă hội. D. Đối ngoại. Câu 18. Một trong những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX là A. tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. B. tổ chức phong trào Đông du. 2
- C. tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế cộng sản. D. gia nhập Đảng Xă hội Pháp. Câu 19. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp là A. đấu tranh thực hiện nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. thiết lập quan hệ ngoại giao với Cu-ba. C. tham gia tổ chức Liên hợp quốc. D. thiết lập cơ quan ngoại giao, pḥng thông tin tại Thái Lan, Ấn Độ. Câu 20. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 1985 là A. tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. B. đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài. C. tham gia tích cực các diễn đàn của tổ chức ASEAN. D. đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với Mỹ và Liên Xô. Câu 21. Hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc khi Người sống và hoạt động tại Pháp? A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ. C. Làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Thanh niên. D. Tham gia Hội nghị quốc tế Nông dân. Câu 22. Một trong những vai tṛ của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là A. thành lập Đảng Cộng sản cho nhân dân ba nước Đông Dương. B. soạn thảo Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. C. bầu một Ban chấp hành Trung ương lâm thời. D. tham gia đào tạo cán bộ cho đảng và cho cách mạng Việt Nam. Câu 23. Một trong những vai tṛ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. góp phần chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đồng minh. D. thành lập các mặt trận dân tộc ở Đông Dương. Câu 24. Vai tṛ to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam là A. thành lập một Chính Đảng Cộng sản ở Việt Nam. B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. thiết lập quan hệ ngoại giao với nhân dân thuộc địa trên thế giới. D. khẳng định được con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a) b) c) d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “[Năm 1960], Đại hội đồng Liên hợp quốc đă thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Tuyên ngôn đă khẳng định các nước thực dân đă vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rơ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”. (Nguyễn Quốc Hùng – Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng ǵn giữ hoà b́ nh Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) a) Với sự kiện Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) th́ chủ nghĩa thực dân bị thủ tiêu hoàn toàn. b) Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) đă thể hiện sự ủng hộ của Liên hợp quốc đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. c) Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) đă bổ sung thêm những nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc. 3
- d) Nội dung chính của đoạn tư liệu đă khẳng định vai tṛ duy tŕ, hoà b́ nh, an ninh quốc tế của Liên hợp quốc. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, năm 1976, trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.457) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ. b) Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi được coi như một trong những trang chói lọi nhất của dân tộc của sự nghiệp đấu tranh chống lại giai cấp bóc lột. c) Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ hoàn thành năm 1973. d) Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ như một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn vì làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Câu 3. Cho bảng dữ kiện về một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Thời gian Hoạt động đối ngoại chủ yếu Từ ngày - Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Liên hợp quốc và một số nước đề nghị công nhận 2-9-1945 đến và đặt ngoại giao với Việt Nam. ngày 6-3-1946 - Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Hoa Dân quốc, kiên quyết kháng chiến chống Pháp xâm lược. Từ ngày Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946); tiến hành đàm phán ngoại giao tại Đà Lạt, 6-3-1946 đến Phông-ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946). ngày 19-12-1946 Những năm 1947 - Thiết lập cơ quan ngoại giao, phòng Thông tin tại một số nước châu Á,... – 1949 - Cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực,... Những năm 1950 - Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, – 1951 Triều Tiên và một số nước Đông Âu. - Tăng cường quan hệ ba nước Đông Dương. Năm 1954 Cử phái đoàn tham gia Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. a) Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với Trung Hoa Dân quốc. b) Với việc ký Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. c) Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu đánh dấu Việt Nam thoát khỏi tình trạng bao vây, cô lập. d) Hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) có vai trò quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “... Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”. (Hồ Chí Minh, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin tháng 7- 1920. b) Sự kiện đề cập trong đoạn tư liệu trên đánh dấu Việt Nam hoàn toàn đi theo cách mạng vô sản. c) “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” trong đoạn tư liệu chính là đề cập đến con đường cách mạng tư sản. 4
- d) Ý nghĩa to lớn của việc Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin là người đã khẳng định được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. ……….HẾT……… 5

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
