intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Đồng Nai”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Đồng Nai

  1. Ra đề: Trường TH-THCS-THPT TRần Đại ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP Nghĩa THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Phản biện đề: Trường THPT Ngô Sĩ Liên Thời gian làm bài: 50 phút Đề có: 4 trang Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Lãnh tụ của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, và là người đứng đầu Chính quyền Xô viết là A. Lê-nin. B. Xta-lin. C. Pu-tin. D. Goóc-ba-chốp. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, kinh tế tập trung, quan liêu. C. Người dân không đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào chế độ chủ nghĩa xã hội. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài nước. Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về công cuộc đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (12 - 1986)? A. Đổi mới để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. B. Đổi mới là cần thiết để đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. C. Đổi mới để tiếp tục phát triển, vươn lên theo kịp xu thế của thời đại. D. Đổi mới là vấn đề cấp bách và phù hợp với xu thế chung của thời đại. Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Tiên phát chế nhân. C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống. Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. B. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến. C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình. B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”. D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng. Câu 7. Đâu là một trong những vai trò mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. Cân bằng quyền lực các nước. B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. D. Thực hiện quyền tự do hàng hải. Câu 8. Vì sao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ và Liên Xô đối đầu gay gắt? A. Khác nhau về mục tiêu và đường lối chiến lược. B. Do những mâu thuẫn trong hội nghị I-an-ta (1945). C. Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa. D. Sự cạnh tranh gay gắt về ngành công nghiệp vũ trụ. Câu 9. Quốc gia nào là thành viên thứ 10 của ASEAN?
  2. A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia. 1 Câu 10. Vì sao trong giai đoạn 1979 - 1991 quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là đối đầu, căng thẳng? A. Vấn đề Cam-pu-chia. B. Tranh chấp biên giới. C. Xung đột ở Biển Đông. D. Khủng hoảng năng lượng. Câu 11. Một trong những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phái đối mặt trong quả trình xây dựng và phát triển là A. sự đa dạng về chế độ chính trị. B. gặp những khó khăn về địa lý. C. một số quốc gia không có biển. D. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Câu 12. Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây? A. Nhật đảo chính lặt đỏ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945). C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng mình vô điều kiện (15/8/1945). Câu 13. Nội dung nào sau đây là bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo Tổng khởi giành chính quyền năm 1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương? A. Phải xây dựng được khối liên minh công - nông, xây dựng đoàn kết quốc tế. B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai và hợp pháp, nữa hợp pháp. C. Phải chú ý xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để quyết định chiến trường. D. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, chớp thời cơ khởi nghĩa. Câu 14. Một trong những nội dung của phương hướng tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954 buộc Pháp phải A. tập trung lực lượng. C. chiếm đất giành dân. B. phân tán lực lượng. D. đánh nhanh rút gọn. Câu 15. Một trong những điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là A. độc lập, tự do, dân chủ. C. dân quyền và dân sinh. B. hòa bình và hạnh phúc. D. độc lập và thống nhất. Câu 16. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986), đã xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 là A. đối mới toàn diện, đồng bộ nền kinh tế. B. thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn. C. cơ sở và vật chất của chủ nghĩa xã hội. D. đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước. Câu 17. Đặc trưng nền kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) là A. tự nhiên. B. bao cấp. C. tự chủ. D. thị trường. Câu 18. Đâu là bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (12 - 1986) đến nay? A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đối mới. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong nhóm ASEAN. C. Tập trung khắc phục tình trạng tham nhũng và lãng phí. D. Đẩy mạnh các mối quan hệ đối ngoại hòa bình, ổn định. Câu 19. Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh là A. Pháp. B. Ấn Độ. C. Liên Xô. D. Ba Lan. Câu 20. Một trong những tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập trong quá trình tìm đường cứu nước (1911-1941) là A. Đảng xã hội Pháp. C. Đảng Cộng sản Đức. B. Đảng Bảo thủ Anh. D. Đảng Dân chủ Mỹ.
  3. Câu 21. Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1942-1945) có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Tranh thủ sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam. B. Tập hợp nông dân đứng dưới ngọn cờ của Đảng C. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân. 2 D. Xu thế cách mạng vô sản đã thẳng thể hoàn toàn. Câu 22. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào sau đây? A. Thành lập Mặt trận Việt Minh. C. Hợp nhất các tổ chức cộng sản. B. Soạn thảo Luận cương chính trị. D. Trở về nước lãnh đạo cách mạng. Câu 23. Hiệp định đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam ký với đại diện của chính phủ Pháp năm 1946 là A. Tạm ước. B. Sơ bộ. C. Pa-ri. D. Giơ-ne-vơ. Câu 24. Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với con đường truyền thống của lớp người đi trước? A. Gửi yêu sách đòi Pháp thừa nhận các quyền dân tộc của Việt Nam. B. Tiếp thu nền văn minh phương Tây để giúp đất nước đến phú cường. C. Hướng về phương Tây, khảo sát thực tiễn, tìm hiểu cách mạng thế giới. D. Nhờ các nước phương Tây đào tạo lực lượng để chuẩn bị chống Pháp. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu. Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng" (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cảnh diều, trang 15) a. Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới được hình thành theo xu thế đa cực. b. Mỹ. Liên Xô, Trung Quốc và các cường quốc chi phối trật tự thế giới đa cực. c. Trong trật tự đa cực, sức mạnh quốc gia tổng hợp lấy kinh tế làm trọng tâm. d. Trật tự thế giới đa cực khẳng định vị trí trung tâm của các cường quốc mới nổi. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - để quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của Việt Nam: kỳ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội." (SGK-CD Lịch sử 12, trang 50). a. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam. b. Thắng lợi đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. c. Thắng lợi đã đưa nhân dân lên địa vị làm chủ, đưa Đảng Cộng sản thành đảng cầm quyền. d. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
  4. “Năm 2020, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 của Việt Nam đạt 99% (đứng thứ hai trong ASEAN); tỉ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08% (đứng ở tốp đầu trong ASEAN). Năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào tốp 1000 trường đại học tốt nhất thế giới. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2019 xếp vị trí 42/129 quốc gia/nền kinh tế, đứng đầu trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ ba trong ASEAN." (SGK Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 70). a. Tính đến năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học. b. Tỉ lệ học sinh đi học đúng tuổi của Việt Nam đứng thứ hai trong tổ chức ASEAN. c. Giáo dục đại học ở Việt Nam đã lọt top 4 trong các cơ sở đại học tốt nhất thế giới. d. Thành tựu trong đổi mới giáo dục đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 3 Tư liệu 1: “ Sau thời kỳ bị chiếm đóng, nền kinh tế Nhật Bản phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đọan phát triển “thần kì”. Tốc độ tăng trương cao liên tục, đạt mức trên 10 %. Tới năm 1968, Nhật Bản vươn lên thành cường quốc thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mỹ), là một trong ba trung tâm kinh tế — tài chính cúa thế giới (cùng Mỹ và Tây Âu).” Tư liệu 2: “Chính phủ Nhật Bản rút ngắn khỏang cách về phát triển khoa học — kĩ thuật bằng cách mua phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngòai trị giá 6 tỉ USD.” ( SGK Chuyên đề lịch sử 12, bộ Cánh Diều , trang 28,29). a.Tư liệu cho biết những thành tựu về kinh tế mà Nhật Bản đạt được trong giai đoạn 1952 đến 1973. b. Sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1960 đến 1973 được xem là “ thần kì” tức là có sự tác động của yếu tố tâm linh. c. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của Nhật Bản cho thấy vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. d. Việt Nam có thể học hỏi Nhật Bản về việc áp dụng khoa học-kỹ thuật vào phát triển kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2