intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 - Trường THPT Bình Sơn, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 - Trường THPT Bình Sơn, Đồng Nai”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 - Trường THPT Bình Sơn, Đồng Nai

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT - NĂM 2025 Ra đề : Trường THPT Bình Sơn MÔN: NGỮ VĂN Phản biện đề: Trường THPT Long Thành Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: (1) Đạo đức và luân lý gia đình của ta là nền tảng tạo nên nền văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của dân ta. Trong đó có phần nguồn gốc tinh hoa bất biến như đạo hiếu với cha mẹ, thương yêu đùm bọc anh em, bạn bè, tôn sư trọng đạo, lá lành đùm lá rách,… và những đạo lý thuộc sản phẩm của một nền kinh tế nông nghiệp và một thể chế quân chủ tạo ra sự cứng nhắc trong tôn ti trật tự xã hội phong kiến làm cho vai trò người phụ nữ không được phát huy, tư tưởng trung quân (trung với vua)… đã lạc hậu. Chúng ta cần phải gạt bỏ phần lạc hậu, nhưng phải phát huy phần tinh hoa, phần giá trị đạo đức truyền thống, để tạo được sự ổn định xã hội trong quá trình tiếp thu và sáng tạo ra cái mới thúc đẩy xã hội phát triển đi lên. (2) Đạo đức xã hội tạo nên niềm tin giữa người với người trong cộng đồng xã hội, mọi người tự nguyện tôn trọng như một sự ràng buộc thiêng liêng. Do đó, nó làm cho chi phí xã hội được giảm đi, và sự vận hành trong kinh tế được thông thoáng và nhanh chóng. Điển hình nhất là trong kinh doanh, chữ “tín” là nguồn vốn mà mọi doanh nhân đều cần phải có, và ngay cả ở cấp nhà nước thì chữ “tín” càng có giá trị lớn hơn, nếu thiếu chữ “tín” thì mọi luật lệ quốc gia đều trở thành trò chơi rượt đuổi, đánh đố nhau mà thôi. (3) Đạo đức truyền thống không được kế thừa và phát huy thì nền giáo dục chỉ còn lại cái máy vô hồn, nó chỉ cung cấp công cụ khả năng cho con người kiếm sống bằng mọi phương tiện mà không đào tạo nên con người văn minh sống có trách nhiệm với mọi người, kể cả cha mẹ anh em, quốc gia dân tộc. Như vậy, ý nghĩa của cuộc sống sẽ mất đi, sự giả dối, tham lam, tàn ác sẽ sinh ra, mầm nguy hại sẽ xuất hiện ở mọi nơi mà con người đó hiện diện. Dù cho pháp luật có đầy đủ đến đâu thì xã hội đó cũng chỉ là những xã hội đen tối u mê, được trang bị những ánh đèn màu chói lọi, như những mê cung. Đánh đố con người mà thôi. (Luật lệ làm sáng tỏ cái đạo đức con người, và buộc kẻ đạo đức phải tôn trọng. Luật lệ không thay được đạo đức). (Trích Lời giải cho bài toán phát huy vốn xã hội – Phan Chánh Dưỡng, Dẫn theo tiasang.com.vn, ngày 16/5/2006) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra nguồn gốc tinh hoa của đạo đức truyền thống được nhắc tới trong văn bản. Câu 3. (1,0 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: Luật lệ làm sáng tỏ cái đạo đức con người, và buộc kẻ đạo đức phải tôn trọng. Luật lệ không thay được đạo đức? Câu 4. (1,0 điểm) Nhận xét về sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn (2) của văn bản. Câu 5. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: Đạo đức truyền thống không được kế thừa và phát huy thì nền giáo dục chỉ còn lại cái máy vô hồn.? Lí giải vì sao? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách để phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. Câu 2 (4,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau: Hôm qua thu mới về Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, Với một cành hoa gẫy. Không gian xao xuyến chuyển sang mùa. Sương nặng gieo đầu tre, Tên mình ai gọi sau vòm lá, Lạnh tràn theo gió đẩy. Lối cũ em về nay đã thu. (Trích Thu – Huy cận, 1940, thivien.net ) (Trích Hoa cỏ may – Xuân Quỳnh, 1989, thivien.net)
  2. Chú thích: Xuân Quỳnh (1942 - 1988), tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức. Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau, là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. “Hoa cỏ may” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong chặng đường sáng tác của Xuân Quỳnh. Bài thơ được viết bằng những cảm xúc chân thành, chất phác và rất thật, đó là lý do khiến thơ Xuân Quỳnh mãi mãi in sâu trong tâm trí người đọc. Huy Cận (1919 - 2005), tên thật là Cù Huy Cận, quê tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não. Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng tám thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống. Bài thơ “Thu” của Huy Cận vừa có cái đặc trưng của mùa thu, vừa có cái nhìn khác lạ qua con mắt của người thi sĩ. Trong bức tranh thu của tác giả vẫn ngập trần sức sống nhưng bị chi phối bởi cảnh buồn, nỗi cô đơn. Vì vậy, cũng tạo nên những sắc thái không thể trộn lẫn trong mùa thu của ông. -----------HẾT---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
69=>0