intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lí (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (Đề số 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lí (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (Đề số 2)” giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lí (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (Đề số 2)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 THÀNH PHỐ HUẾ MÔN: VẬT LÍ (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Khi nói về quá trình nóng chảy và đông đặc là đang nói về quá trình chuyển thể giữa A. chất rắn và chất lỏng. B. chất rắn và chất khí. C. chất khí và chất lỏng. D. các chất bất kì. Câu 2: Nhiệt hoá hơi riêng của một chất là A. nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó (ở trạng thái lỏng) hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất đó (ở trạng thái lỏng) hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi. C. nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó (ở trạng thái rắn) hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. D. nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó để nhiệt độ của nó tăng thêm 1 oC. Câu 3: Hai hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt thì chúng A. có khối lượng bằng nhau. B. có nhiệt độ bằng nhau. C. có nhiệt lượng bằng nhau. D. có nội năng bằng nhau. Câu 4: Theo thông tin dự báo thời tiết, tại thành phố Huế ngày 13/11/2024, nhiệt độ thấp nhất là 23 oC, nhiệt độ cao nhất là 27 oC. Độ chênh lệch nhiệt độ theo dự báo tính trong thang nhiệt độ Kelvin là A. 4 K B. 27 K C. 23 K D. 277 K Câu 5: Khi dùng nước rửa móng tay (thành phần chính là acetone), ta cảm thấy mát lạnh ở vùng da tiếp xúc với dung dịch. Đó là do nước rửa móng tay A. khi bay hơi kéo lượng nước chỗ da đó ra khỏi cơ thể. B. thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi. C. khi bay hơi tỏa nhiệt lượng vào chỗ da đó. D. khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó. Câu 6: Trong thời tiết rất lạnh, cơ chế thải nhiệt quan trọng của cơ thể con người là năng lượng tiêu hao để làm ấm không khí đưa vào phổi qua hơi thở. Giả sử nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của không khí là 1005 J/(kg.K) và 1,29 kg/m 3. Vào một ngày mùa đông lạnh giá khi nhiệt độ không khí là 9 oC, để làm ấm 0,45 lít không khí hít vào trong mỗi hơi thở bằng nhiệt độ cơ thể (37 oC), cơ thể cần cung cấp nhiệt lượng khoảng A. 16,3 J B. 16335 J C. 12,7 J D. 20,0 J. Câu 7: Gọi p, V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng xác định. Công thức nào sau đây mô tả đúng định luật Boyle? A. p = hằng số. B. V = hằng số. C. VT = hằng số. D. pV = hằng số. T T Câu 8: Đại lượng nào sau đây được giữ không đổi theo định luật Charles? A. Chỉ khối lượng khí. B. Chỉ nhiệt độ khí.
  2. C. Khối lượng khí và áp suất khí. D. Khối lượng khí và nhiệt độ khí. Câu 9: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? A. Không khí trong quả bóng bay được phơi ra nắng. B. Khí trong một xi lanh được đun nóng đẩy pit-tông chuyển động. C. Khí được đun nóng trong một bình kín. D. Khí trong quả bóng thám không khi đang bay lên cao. Câu 10: Hình vẽ sau mô tả các đường đẳng áp trong hệ tọa độ V- V p1 T của một lượng khí nhất định, hệ thức nào sau đây là đúng? p2 A. p1 > p2. B. p1 = p2. C. p1 < p2: D. p2 = 2p1. 0 T Câu 11: Trên nhãn các loại bình xịt côn trùng (vỏ bằng kim loại), người ta thường khuyến cáo “không được ném bình vào lửa, ngay cả khi đã dùng hết”, đó là do A. cần dùng lại vỏ bình để tái chế. B. tránh vỏ bình bị giãn nở khi gặp nhiệt độ cao. C. tránh áp suất khí trong bình tăng đột ngột dẫn đến nổ bình. D. tránh áp suất khí trong bình giảm đột ngột làm bình bị biến dạng. Câu 12: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau. B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau. C. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau. D. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau. u r Câu 13: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ cảm ứng từ B và vectơ cường độ điện u r trường E luôn A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. B. dao động cùng pha. C. dao động ngược pha. D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian. Câu 14: Hiện nay, để giảm bớt lượng khí thải độc hại ra môi trường cũng như giảm các nguy hiểm từ việc rò rỉ khí gas, người ta có thể sử dụng bếp từ trong nấu ăn. Bếp từ hoạt động theo nguyên tắc A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. hiện tượng cộng hưởng điện. C. hiện tượng tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại. D. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. Câu 15: Các nhà máy sản xuất có sử dụng nhiên liệu dễ gây bụi như bột giấy, sợi len,…
  3. chúng thường bị nhiễm điện âm dẫn tới sự bám dính tĩnh điện không mong muốn. Để khắc phục vấn đề này người ta thường sử dụng nguồn phóng xạ có thể tạo ra các ion dương giúp trung hòa điện các hạt bụi này. Nguồn phóng xạ dùng trong trường hợp này là nguồn phóng xạ A. alpha. B. gamma. C. beta β − . D. gamma hoặc alpha. Câu 16: Cho đồ thị biểu diễn cường độ dòng điện xoay chiều theo thời gian như hình vẽ bên. Giá trị cực đại của dòng điện này là A. 200 A. B. –200 A. C. 0,2 A. D. –0,2 A. Câu 17: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm dịch chuyển nam 1 2 châm lại gần ống dây, trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, S N phát biểu nào sau đây là đúng? 0 A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây. B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây. C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây. D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây. Câu 18: Hạt nhân Uranium (U) có 238 nucleon, trong đó có 92 proton được kí hiệu là A. 238U 92 B. 146U 92 C. 92U 238 238 D. 146U PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hai vật rắn A và B được làm bằng hai kim loại khác nhau nhưng có cùng khối lượng và được nung nóng đều đặn trong các điều kiện giống nhau. Độ biến thiên nhiệt độ của mỗi vật theo thời gian được mô tả bởi đồ thị ở hình bên. a) Sau khi nung 40 s, nhiệt độ vật A tăng thêm 10 oC. b) Độ tăng nhiệt độ của hai vật tỉ lệ với thời gian nung. c) Nội năng vật A tăng, nội năng vật B giảm. d)Tỉ số giữa nhiệt dung riêng của kim loại A 3 và nhiệt dung riêng của kim loại B là . 8 Câu 2: Bóng thám không được sử dụng để thu thập thông tin về môi trường không khí và thời tiết. Bóng thường được bơm khí hiếm nhẹ hơn không khí, nhờ đó có thể bay lên các tầng không khí khác nhau để thu thập thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, ... Người ta chế tạo một bóng thám không có thể hoạt động ở tầng khí quyển có áp suất 0,3.10 5 Pa và nhiệt độ 200 K. Biết ở mặt đất, bóng được bơm khí ở áp suất 1,02.10 5 Pa và nhiệt độ 300 K, khi đó bán kính quả bóng là 7,6 m.
  4. a) Nhiệt độ của khí được bơm vào bóng là 27 oC. b) Khi bay lên cao, nhiệt độ khí trong bóng giảm. c) Khi bay lên cao, áp suất khí trong bóng tăng. d) Khi quả bóng thám không lên đến độ cao cần thiết để hoạt động, thể tích của nó tăng 10 lần. Câu 3. Một vòng dây tròn, phẳng nằm yên trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Điều chỉnh cho độ lớn của cảm ứng từ đang tăng dần. a) Từ thông qua vòng dây tăng. b) Trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. c) Nếu thay vòng dây trên bằng một vòng dây khác có điện trở nhỏ hơn thì cường độ dòng điện cảm ứng giảm. d) Nếu tăng tốc độ tăng của cảm ứng từ cường độ dòng điện cảm ứng tăng. 2 2 3 Câu 4: Một phản ứng tổng hợp hạt nhân có phương trình: 1 D + 1 D 1T + X Cho biết tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,00432 amu. Biết 1 amu = 931,5 MeV/c2. a) Hạt nhân X có điện tích +1e. b) Năng lượng tỏa ra của một phản ứng là 4,02 MeV. 2 c) Năng lượng tỏa ra khi 1,00 g 1 D được tổng hợp hoàn toàn là 2,0.1011 J. d) Biết rằng nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,33.105 J/kg. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp 2 hoàn toàn 1,00 g 1 D có thể làm nóng chảy hoàn toàn 2,29.106 kg nước đá ở 0 oC. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Tổng số nucleon trong hạt nhân 14C và hạt nhân 14C là bao nhiêu? 6 7 2 Câu 2: Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2000 vòng/phút trong một từ trường đều có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ 0,02 T. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng trong khung dây là bao nhiêu Vôn? (Kết quả làm tròn đến phần thập phân thứ hai). Câu 3: Ở nhiệt độ nào các phân tử khí helium có tốc độ trung bình của các phân tử hydrogen ở nhiệt độ 15 oC? Câu 4: Chu kì bán rã của 14C là 5730 năm. Khi phân tích một mẫu gỗ của một cổ vật, người ta 6 phát hiện mẫu chỉ còn lại 19,5% hàm lượng 14C so với mẫu đối chứng. Xác định tuổi của cổ vật 6 theo đơn vị thế kỉ? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên). Sử dụng các thông tin sau cho câu 5, câu 6: Một học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước bằng bộ dụng cụ: biến áp nguồn, oát kế, dây điện trở, cân điện tử, nhiệt kế, nhiệt lượng kế, dây nối. Công suất tỏa nhiệt của điện trở được xác định bằng oát kế, có giá trị trung bình 600 W. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh vẽ được đồ thị quan hệ giữa khối lượng nước trong nhiệt lượng kế và thời gian của quá trình hóa hơi của nước như hình vẽ sau:
  5. Câu 5: Tại thời điểm t = 100 s, lượng nước còn lại trong bình nhiệt lượng kế là bao nhiêu gam? Câu 6: Nhiệt hoá hơi riêng của nước mà học sinh này đo được có giá trị bằng x.106 J/kg. Tìm x (Kết quả làm tròn đến phần thập phân thứ hai). ---Hết---
  6. ĐÁP ÁN PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 10 C 2 A 11 C 3 B 12 D 4 A 13 B 5 B 14 A 6 A 15 A 7 D 16 C 8 C 17 B 9 C 18 A PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm. Thí sinh lực chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ – S) (Đ – S) 1 a) Đ 2 a) Đ b) Đ b) Đ c) S c) S d) Đ d) Đ 3 a) Đ 4 a) Đ b) Đ b) Đ c) S c) S d) Đ d) S
  7. PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 28 4 135 2 10,47 5 280 3 303 6 2,25 ---Hết----
  8. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2025 - MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề I. MA TRẬN NỘI DUNG, NĂNG LỰC, CẤP ĐỘ TƯ DUY NĂNG LỰC VẬT LÍ Vận dụng Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới Nhận thức Vật lí kiến thức, kĩ góc độ Vật lí Chủ đề năng CẤP ĐỘ TƯ DUY CẤP ĐỘ TƯ DUY CẤP ĐỘ TƯ DUY Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng Vật lí nhiệt. 4 2 1 1 2 1 1 Khí lí 3 1 1 3 2 1 tưởng. Từ trường. 2 1 2 2 1 Vật lí hạt 1 1 2 1 2 1 nhân. Tổng số 10 4 2 6 8 6 4 câu/lệnh hỏi II. BẢNG ĐẶC TẢ Đơn vị Số lệnh hỏi Chủ kiến Mức độ yêu cầu cần đạt đề TN ĐS TLN thức Vật lí Sự – Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ nhiệt. chuyển lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. thể 1 Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá hơi. Nội – Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội 1 1 năng, năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên định vật, định luật 1 của nhiệt động lực học. luật 1 của Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học nhiệt trong một số trường hợp đơn giản. động lực học Thang – Thực hiện thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu 2 1 nhiệt được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc độ, nhau có thể cho ta biết chiều truyền năng lượng nhiệt nhiệt kế giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1oC) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa
  9. nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/(273,16) của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). – Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu. Chuyển đổi được nhiệt độ đo theo thang Celsius sang nhiệt độ đo theo thang Kelvin và ngược lại. Nhiệt – Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng, nhiệt nóng 2 2 2 dung chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng. riêng, Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn nhiệt phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt nóng dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng chảy bằng dụng cụ thực hành. riêng, nhiệt hoá hơi riêng Khí lí Mô – Phân tích mô hình chuyển động Brown, nêu được 1 2 tưởng. hình các phân tử trong chất khí chuyển động hỗn loạn. động Từ các kết quả thực nghiệm hoặc mô hình, thảo luận học để nêu được các giả thuyết của thuyết động học phân phân tử tử chất khí. chất khí Phương – Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật 3 2 trình Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ của một khối trạng lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thái nghịch với thể tích của nó. – Thực hiện thí nghiệm minh hoạ được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất của một khối lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó. – Sử dụng định luật Boyle và định luật Charles rút ra được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Áp suất – Giải thích được chuyển động của các phân tử ảnh 1 1 khí theo hưởng như thế nào đến áp suất tác dụng lênthành 1 2 mô hình bình và từ đó rút ra được hệ thức p = ( )nmv với n là số phân tử trong một đơn vị thể tích động 3 học (dùng mô hình va chạm một chiều đơn giản, rồi mở phân tử
  10. rộng ra cho trường hợp ba chiều bằng cách sử 1 dụng hệ thức ( )v 2 = v 2 , không yêu cầu chứng minh một cách chính xác và chi tiết). 3 x Khái – Thực hiện thí nghiệm tạo ra được các đường sức từ 1 niệm từ bằng các dụng cụ đơn giản. trường Nêu được từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó. Lực từ – Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng của 2 tác lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt dụng trong từ trường. lên đoạn – Xác định được độ lớn và hướng của lực từ tác dây dẫn dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ mang trường. dòng điện; – Định nghĩa được cảm ứng từ B và đơn vị tesla. Cảm – Nêu được đơn vị cơ bản và dẫn xuất để đo các đại ứng từ lượng từ. Thảo luận để thiết kế phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo) cảm ứng từ bằng cân “dòng điện”. Từ 2 4 1 trường Từ – Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber. thông; – Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được Cảm hiện tượng cảm ứng điện từ. ứng điện từ – Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ. – Giải thích được một số ứng dụng đơn giản của hiện tượng cảm ứng điện từ. – Mô tả được mô hình sóng điện từ và ứng dụng để giải thích sự tạo thành và lan truyền của các sóng điện từ trong thang sóng điện từ. – Thảo luận để thiết kế phương án (hoặc mô tả được phương pháp) tạo ra dòng điện xoay chiều. – Nêu được: chu kì, tần số, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. Thảo luận để nêu được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống. Vật lí Cấu – Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước 1 1 1
  11. trúc hạt của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm tán xạ nhân hạt α. – Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton. Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron. Độ hụt – Viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn 3 khối và giản. năng lượng – Thảo luận hệ thức E = mc2, nêu được liên hệ giữa liên kết khối lượng và năng lượng. hạt Nêu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng nhân và độ bền vững của hạt nhân. – Nêu được sự phân hạch và sự tổng hợp hạt nhân. Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành hạt công nghiệp hạt nhân trong đời sống. nhân Sự – Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự 1 1 phóng phân rã phóng xạ. xạ và chu – Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và kì bán vận dụng được liên hệ H = λN. rã – Vận dụng được công thức x = x0e– t, với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt đếm được. – Định nghĩa được chu kì bán rã. – Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, β và γ. – Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo. Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ. Tổng số câu/lệnh hỏi 18 16 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2