intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Đông Hà (Lần 1)

Chia sẻ: Fan Chengcheng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Đông Hà (Lần 1)", luyện tập giải đề sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập nhằm chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Đông Hà (Lần 1)

  1. TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 (LẦN I) (Đề gồm 01trang) MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ giọt nước mắt già nua không ứa nổi Sống tự do như một cánh chim bằng ta mê mải trên bàn chân rong ruổi Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Có bao giờ thơ cho mẹ ta không? Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân Những bài thơ chất ngập tâm hồn mấy kẻ đi qua đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác trái tim âu lo đã giục giã đi tìm mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ ta vẫn vô tình ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ ta vẫn thản nhiên? (Trích Mẹ, Đỗ Trung Quân, Báo Dân trí ngày 01/9/2012) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh diễn tả tình yêu thương của mẹ dành cho con trong đoạn trích. Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa những câu thơ: Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái Có bao giờ thơ cho mẹ ta không? Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đối với người mẹ được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự vô tâm đối với đấng sinh thành của một số bạn trẻ ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm): Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt nam, 2020) Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về tình cảm nhân đạo của nhà văn Kim Lân. -----HẾT-----
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN THI THỬ TNTHPT 2022 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Thể thơ tự do. 0,5 Hướng dấn chấm: Trả lời các thể thơ khác cho 0 điểm. 2 Những từ ngữ, hình ảnh: thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ, nước mắt già 0,5 nua không ứa nổi, mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng, trái tim âu lo đã giục giã đi tìm. Hướng dẫn chấm: Chỉ ra 3 hình ảnh trở lên: 0,5 điểm. Hai hoặc một hình ảnh 0,25 điểm 3 Ý nghĩa những câu thơ: 1,0 Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái Có bao giờ thơ cho mẹ ta không ? - Trong suốt chặng đường đời, nhân vật trữ tình – người con đã luôn dành tình cảm cho nhiều thứ , nhiều người mà quên mất người cần quan tâm, yêu thương nhiều nhất chính là mẹ của mình -Sự day dứt, ân hận của người con khi nhận ra điều đó. Hướng dẫn chấm: Trả lời theo đáp án: 1.00 điểm. Nếu chỉ nêu được một trong hai ý trên hoặc có cả hai ý nhưng diễn đạt chưa thật rõ ràng: 0,5 điểm. 4 - Đoạn trích này là nỗi ân hận xót xa của người con bởi cách đối xử 1,0 của mình với mẹ: + Sau thời gian ra đi, trải nghiệm, va vấp nhiều mới nhận ra không ai rộng lượng tha thứ và yêu thương ta bằng mẹ. + Ân hận về những điều ta vô tình lãng quên, thậm chí là có phần bạc bẽo với mẹ. Hướng dẫn chấm: GV tùy vào cách trả lời của HS ghi điểm, Về cơ bản theo đáp án: 1,0 điểm. Nếu đảm bảo 1 ý : 0,5 điểm II 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu , hãy viết một đoạn 2,0 văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về sự vô tâm đối với đấng sinh thành của một số bạn trẻ ngày nay. a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn 0,25 theo cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng - phân - hợp,… b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thái độ vô tâm của một số bạn 0,25 trẻ hiện nay với bố mẹ Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 1,0 đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về lối sống vô tâm với bố mẹ của không ít bạn trẻ ngày nay. Có thể theo hướng sau: - Người sống vô tâm: Là những không hoặc ít quan tâm, để ý đến những người hay những sự việc xảy ra xung quanh mình - Phần lớn giới trẻ hiên nay đều là những người con hiếu thảo. Nhưng vẫn có không ít người còn thờ ơ, vô tâm với bố mẹ như: + Được bố mẹ yêu thương, quan tâm, chiều chuộng nên trở nên ích kỷ, chỉ biết bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh kể cả bố mẹ mình + Cho rằng bố mẹ yêu thương, hy sinh cho con cái là điều hiển nhiên, không cần cảm ơn, không cần báo đáp + Bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội với nhịp sống xô bồ, bận rộn, nhiều thú vui, nhiều phương tiện giải trí
  3. + Có người yêu thương cha mẹ nhưng nghĩ rằng còn nhiều thời gian nên chưa cần thể hiện qua lời nói và hành động cụ thể và khi nhận ra thì đã muộn màng -Thái độ thờ ơ, vô tâm của một bộ phận giới trẻ với đáng sinh thành sẽ: + Làm cho tình cảm gia đình ngày càng phai nhạt, thiếu sự gắn kết + Tạo nên nỗi buồn, nỗi đau cho các đấng sinh thành + Trở thành tấm gương xấu đối với các thế hệ sau + Từ vô tâm, dần thành thói quen dẫn đến vô cảm, tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn -Mỗi một người con phải: + Biết ơn, trân trọng, thấu hiểu những tình cảm yêu thương của đấng sinh thành + Quan tâm, chăm sóc bố mẹ thường xuyên bằng những lời nói và hành động cụ thể …. Hướng dấn chấm: - Cơ bản đảm bảo các ý trên; lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,0 điểm - Viết được khoảng 2/3 các ý trên; lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: 0,75 điểm - Hiểu vấn đề cần nghị luận nhưng còn hời hợt; lập luân không chặt chẽ, thiếu thuyết phục:0,5 điểm - Lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận:0.25 điểm Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ theo quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Viêt e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn trích từ tác phẩm 5,0 Vợ nhặt. Từ đó nhận xét tình cảm nhân đạo của nhà văn Kim Lân. a. 1, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề b. 2,Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 Tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn trích từ tác phẩm ”Vợ nhặt”. Từ đó nhận xét tình cảm nhân đạo của nhà văn Kim Lân. - Nếu HS xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm - Nếu xác định chưa đầy đủ: 0,25 điểm 3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: a. Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”, 0,5 đoạn trích và diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ - Nêu đúng tác phẩm, tác giả: 0,25 điểm - Giới thiệu được đoạn trích và diễn biến tâm trạng của nhân vật:
  4. 0,25 điểm b. Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ: 2,5 * Để nhân vật xuất hiện trong bối cảnh nạn đói khủng khiếu năm 1945 và tình huống con trai "nhặt" vợ, nhà văn khám phá chiều sâu nội tâm của người mẹ. Đó là một tâm trạng phức tạp, nhiều trạng thái cảm xúc đan xen -Tủi phận mình. - Thương xót con trai; - Đồng cảm, bao dung với con dâu. - Vui vì con trai có vợ - Lo lắng cho tương lai của vợ chồng Tràng - An ủi, động viên hai con - Hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn * Nhận xét về nghệ thuật: + Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để nhân vật bộc lộ tâm trạng + Tâm trạng nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ. Thế giới nội tâm vừa phức tạp vừa logic theo quy luật tâm lí + Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên; hình ảnh giàu sức gợi, mang đậm màu sắc địa phương -> Qua nhân vật bà cụ Tứ thấy được tấm lòng nhân đạo và tài năng của nhà văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích về diễn biến tâm trạng và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ : 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện của diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ : 0,25 điểm - 0,5 điểm. c.Nhận xét tình cảm nhân đạo của nhà văn. -Đồng cảm, xót thương cho cảnh ngộ và số phận của người lao 0,75 động nghèo trong nạn đói. -Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình yêu thương con người, tình mẫu tử. -Tin tưởng vào tương lai tươi sáng tốt đẹp sẽ đến với người lao động. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nhận xét được 3 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nhận xét được 1 hoặc 2 ý: 0,25 điểm. 4.Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 5.Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1