JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 11-22<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0154<br />
<br />
ĐỀ XUẤT KHUNG NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG<br />
DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Văn Biên<br />
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Phát triển năng lực là một định hướng chung, xuyên suốt hoạt động dạy học các<br />
môn học, trong đó có hoạt động dạy học môn Vật lí. Trong bài báo này, trên cơ sở khảo cứu<br />
tài liệu, chúng tôi đề xuất khung năng lực môn Vật lí và trình bày các luận điểm về dạy học<br />
theo định hướng phát triển năng lực như: phân tích các thành tố của quá trình dạy học phát<br />
triển năng lực, cách xây dựng và đánh giá hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực học<br />
sinh trong dạy học môn Vật lí.<br />
Từ khóa: Năng lực, dạy học phát triển năng lực, năng lực vật lí, năng lực khoa học, hoạt<br />
động học tập.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thế kỉ 21, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang<br />
từng bước đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực [1-3]. Tuy<br />
diễn đạt khác nhau nhưng chương trình của các nước trong những năm gần đây đều hướng tới mục<br />
tiêu phát triển hệ thống năng lực bao gồm các năng lực chung và các năng lực môn học. Trong<br />
thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã tham gia góp ý xây dựng dự thảo chương trình tổng thể, trong<br />
đó có mô tả cấu trúc các năng lực chung [4]. Một nhiệm vụ đặt ra là cần xây dựng hệ thống năng<br />
lực môn học. Việc xây dựng năng lực môn học ở các nước khác nhau có những sự khác nhau nhất<br />
định. Trong chương trình môn Vật lí của Đức [5, 6], năng lực môn Vật lí được xây dựng dựa trên<br />
chính đặc thù của môn học, được chia thành 4 nhóm năng lực thành phần: Nhóm năng lực thành<br />
phần liên quan đến việc huy động kiến thức vật lí; nhóm năng lực phương pháp nhận thức vật lí;<br />
nhóm năng lực trao đổi thông tin vật lí và nhóm năng lực đánh giá. Cùng với cách tiếp cận này,<br />
chương trình của các nước như Thụy Sĩ, Áo, Bỉ cũng có hệ thống năng lực thành phần tương tự.<br />
Một cách tiếp cận thứ hai để xây dựng các năng lực thành phần của môn học, đó là của các nhà<br />
nghiên cứu Úc. Trong phiên bản chương trình ACARA 8 [3], các năng lực thành phần của môn<br />
Vật lí chính là sự cụ thể hóa của các năng lực chung. Các kiến thức cốt lõi của môn Vật lí được xây<br />
dựng tương đối độc lập với hệ thống năng lực. Chúng đóng vai trò như đối tượng, môi trường để<br />
học sinh thể hiện các chỉ số hành vi của các năng lực chung. Một cách tiếp cận nữa được thể hiện<br />
trong chương trình của Mỹ và của Singapore đó là môn Vật lí đóng vai trò chính trong việc phát<br />
Ngày nhận bài: 15/6/2016. Ngày nhận đăng: 15/9/2016.<br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Văn Biên, địa chỉ e-mail: biennv@hnue.edu.vn<br />
<br />
11<br />
<br />
Nguyễn Văn Biên<br />
<br />
triển năng lực khoa học của học sinh. Năng lực khoa học của học sinh bao gồm các thành tố: Đặt<br />
câu hỏi và xác định vấn đề; Phát triển và sử dụng mô hình; Lập kế hoạch và tiến hành khảo sát;<br />
Phân tích và trình bày số liệu; sử dụng tư duy toán học; Xây dựng lời giải và thiết kế giải pháp;<br />
Thu thập đánh giá và trao đổi thông tin [2].<br />
Trong bài báo này chúng tôi vận dụng quy trình xây dựng cấu trúc năng lực [7] để xây dựng<br />
khung năng lực môn Vật lí. Đồng thời đề xuất một số giải pháp dạy học nhằm phát triển năng lực<br />
môn Vật lí ở trường phổ thông Việt Nam.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Xây dựng khung năng lực môn Vật lí<br />
<br />
Đối với mỗi năng lực khi xây dựng đều cần phải tuân theo các bước sau: Sơ đồ phân tích<br />
cấu trúc năng lực được thể hiện thành sơ đồ như Hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ xây dựng cấu trúc năng lực [7]<br />
Việc xây dựng cấu trúc năng lực sẽ bao gồm:<br />
- Định nghĩa (mô tả nội hàm) năng lực cần xây dựng.<br />
- Xác định các lĩnh vực, hợp phần, thành tố (Domain) cấu thành nên năng lực, đó có thể là<br />
các kiến thức, kĩ năng, thái độ về nội dung của năng lực.<br />
- Xác định các chỉ số hành vi của các hợp phần: là kết quả đầu ra mong đợi của các hợp<br />
phần. Các chỉ số hành vi này cần được diễn đạt sao cho có thể quan sát được, làm bằng chứng của<br />
việc đạt được các thành tố năng lực của học sinh. Muốn vậy, các chỉ số này thường là những hành<br />
động thể hiện được như: viết ra (để đọc được), nói ra (để nghe được), làm (để quan sát được), tạo<br />
12<br />
<br />
Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông<br />
<br />
ra (sản phẩm vật chất để đánh giá được).<br />
- Xác định mức độ chất lượng của các hành vi: Mô tả mức độ chất lượng thành công của các<br />
hành vi mà học sinh thể hiện. Chúng được sử dụng để mô tả những hành vi quan sát được trong<br />
các công cụ đánh giá.<br />
Dựa trên các phương pháp nhận thức của các nhà vật lí, căn cứ vào đặc điểm mức độ nhận<br />
thức của học sinh và dựa trên nội dung cốt lõi của môn Vật lí, chúng tôi đưa ra định nghĩa như sau<br />
về năng lực môn Vật lí (năng lực vật lí): Năng lực vật lí là khả năng tìm ra quy luật, vận dụng quy<br />
luật về sự vận động, sự tương tác, sự bảo toàn trong thế giới tự nhiên để giải quyết những vấn đề<br />
trong khoa học và trong đời sống.<br />
Với định nghĩa như vậy về năng lực vật lí, chúng tôi phân tách năng lực vật lí thành 3<br />
hợp phần như sau:<br />
- Hợp phần nghiên cứu lí thuyết: là hợp phần bao gồm các thành tố, chỉ số hành vi diễn ra<br />
chủ yếu là trong óc của học sinh, hướng tới phát triển các thành tố năng lực tương ứng của các nhà<br />
vật lí lí thuyết.<br />
- Hợp phần thực hiện thí nghiệm: là những hợp phần bao gồm những thành tố, chỉ số hành<br />
vi tương ứng của những nhà vật lí thực nghiệm.<br />
- Hợp phần trao đổi và bảo vệ kết quả: thể hiện các thành tố, chỉ số hành vi tương ứng của<br />
các nhà vật lí ứng dụng, chuyển giao công nghệ.<br />
Các hợp phần này sẽ được phân tách thành các thành tố và các chỉ số hành vi theo Bảng 1.<br />
Hợp phần<br />
Hợp<br />
phần<br />
nghiên cứu<br />
lí thuyết<br />
<br />
Hợp<br />
phần<br />
thực hiện thí<br />
nghiệm<br />
<br />
Bảng 1. Cấu trúc năng lực vật lí<br />
Thành tố<br />
Chỉ số hành vi<br />
- Xác định được kiến thức liên quan đến tình<br />
Phát hiện ra giới hạn của huống.<br />
mô hình (lí thuyết) đã có<br />
- Chỉ ra được hạn chế của kiến thức hiện có.<br />
- Đặt được câu hỏi có tính vấn đề.<br />
- Sử dụng được phương pháp thí nghiệm tưởng<br />
Sử dụng các mô hình lí tượng.<br />
thuyết (trong đó có thí - Xác lập được những mối quan hệ giữa kiến<br />
nghiệm tưởng tượng) để thức đã biết và kiến thức mới.<br />
rút ra hệ quả<br />
- Xây dựng được mô hình phù hợp (bao gồm<br />
cả mô hình trên máy tính).<br />
- Sử dụng được các phép suy luận logic hình<br />
Sử dụng công cụ toán và<br />
thức trong suy luận.<br />
các phép suy luận logic để<br />
- Thực hiện được các biến đổi toán học để rút<br />
suy ra hệ quả có thể kiểm<br />
ra hệ quả.<br />
tra bằng thí nghiệm<br />
- Thực hiện được các suy luận tương tự.<br />
- Nhận ra vấn đề có thể khảo sát.<br />
Phát hiện ra vấn đề từ - Quan sát, nhận ra dấu hiệu chung của lớp các<br />
tình huống thực tế, từ thí sự vật, hiện tượng.<br />
nghiệm.<br />
- Nhận ra sự mâu thuẫn giữa điều quan sát<br />
được với kiến thức, kinh nghiệm sẵn có<br />
13<br />
<br />
Nguyễn Văn Biên<br />
<br />
Đề xuất giả thuyết<br />
<br />
Thiết kế phương án thí<br />
nghiệm<br />
<br />
Lắp ráp bố trí thí nghiệm<br />
<br />
Tiến hành thí nghiệm và<br />
thu thập số liệu (bao gồm<br />
cả kiểm tra mô hình vật<br />
chất chức năng của ứng<br />
dụng kĩ thuật)<br />
<br />
Phân tích và xử lí số liệu<br />
và đánh giá kết quả<br />
<br />
Hợp<br />
phần<br />
trao đổi và<br />
bảo vệ kết<br />
quả<br />
<br />
Đề xuất những ứng dụng<br />
của quy luật vật lí trong<br />
đời sống, kĩ thuật<br />
<br />
Trình bày kết quả đo đạc<br />
bằng các cách khác nhau<br />
<br />
14<br />
<br />
- Nêu ra được câu trả lời dự đoán.<br />
- Đưa ra các căn cứ của các dự đoán.<br />
- Xác định được mục đích thí nghiệm.<br />
- Xác định được đại lượng cần đo.<br />
- Xác định được đại lượng phụ thuộc và đại<br />
lượng độc lập.<br />
- Đề xuất được cách thay đổi và cách đo các<br />
đại lượng trong thí nghiệm.<br />
- Xác định được các dụng cụ thí nghiệm cần<br />
sử dụng.<br />
- Mô tả được cách bố trí thí nghiệm.<br />
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí của thí nghiệm.<br />
- Ứớc lượng được khoảng độ lớn của đại lượng<br />
cần đo.<br />
- Lựa chọn được dụng cụ thí nghiệm (thang<br />
đo) phù hợp, bao gồm cả các thiết bị thí<br />
nghiệm kết nối với máy vi tính.<br />
- Lắp ráp được các dụng cụ thí nghiệm theo<br />
sơ đồ thiết kế.<br />
- Tiến hành được các thí nghiệm.<br />
- Đọc được giá trị các đại lượng cần đo.<br />
- Ghi được kết quả đo một cách có nghĩa.<br />
- Đọc được sai số của dụng cụ đo.<br />
- Tính được sai số phép đo.<br />
- Chỉ ra được các yếu tố chính ảnh hướng tới<br />
kết quả đo.<br />
- Loại bỏ được những số liệu nhiễu.<br />
- Đề xuất và thực hiện những biện pháp giảm<br />
thiểu sai số phép đo.<br />
- Xác định được nhu cầu của cuộc sống có liên<br />
quan tới kiến thức vật lí.<br />
- Xác định được nguyên tắc cấu tạo và nguyên<br />
tắc hoạt động của ứng dụng.<br />
- Đề xuất được các mô hình vật chất chức năng<br />
của thiết bị để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.<br />
- Vẽ được đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa<br />
các đại lượng.<br />
- Lựa chọn được cách trình bày số liệu một<br />
cách phù hợp.<br />
<br />
Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông<br />
<br />
Trình bày quá trình vật lí<br />
bằng các cách khác nhau<br />
<br />
Đánh giá giải pháp, mô<br />
hình và kết quả<br />
<br />
- Xác định được thông tin trọng tâm.<br />
- Xây dựng được cách trình bày khác so với<br />
nguồn thông tin ban đầu.<br />
- Sử dụng hợp lí cách trình bày để giải quyết<br />
vấn đề.<br />
- Sử dụng được các mô hình: mô hình tia sáng,<br />
mô hình sóng, mô hình hạt để diễn đạt nội<br />
dung.<br />
- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt<br />
động dựa trên mô hình vật chất chức năng.<br />
- Sử dụng ngôn ngữ vật lí: phân biệt được<br />
ngôn ngữ vật lí và ngôn ngữ đời thường; sử<br />
dụng được các kí hiệu vật lí đặc thù<br />
- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của các<br />
ứng dụng kĩ thuật của vật lí.<br />
- Sử dụng kiến thức vật lí trong tình huống<br />
liên môn.<br />
- Chỉ ra hạn chế của các mô hình, giải pháp<br />
của bản thân.<br />
- Chỉ ra hạn chế, mô hình, giải pháp của thành<br />
viên khác trong nhóm, trong lớp.<br />
- Đề xuất cách cải tiến, nâng cao hiệu quả,<br />
chất lượng các giải pháp.<br />
<br />
Một số chỉ số hành vi trong khung năng lực môn Vật lí ở trên chính là chỉ số hành vi của<br />
các năng lực chung, do đó việc dạy học phát triển năng lực môn Vật lí cũng sẽ góp phần phát triển<br />
năng lực chung của học sinh.<br />
Ứng với mỗi chỉ số hành vi chúng tôi đề xuất 4 mức độ chất lượng dựa trên mức độ tự lực<br />
của học sinh, mức độ phức tạp và mức độ hoàn thiện của hành vi. Các mức độ chất lượng được<br />
trình bày được dưới dạng các tiêu chí. Bảng 2 là ví dụ một trong những tiêu chí đã được xây dựng<br />
để đánh giá mức độ đạt được của chỉ số hành vi của một thành tố trong năng lực vật lí.<br />
Các tiêu chí này có thể được sử dụng ở các đối tượng khác nhau trong những mục đích khác<br />
nhau [8].<br />
+ Với học sinh: Tiêu chí này chính là thông tin định hướng hành động cho học sinh. Chẳng<br />
hạn như khi học sinh thiết kế thí nghiệm, tiêu chí sẽ chỉ rõ học sinh cần phải tập trung vào việc vẽ<br />
các bộ phận cơ bản của thí nghiệm, mô tả các biến đổi toán học cần có để rút ra hệ quả, cách ghi<br />
số liệu, sai số và các biện pháp giảm thiểu sai số. Học sinh cũng có thể sử dụng tiêu chí để tự đánh<br />
giá hành vi của bản thân và điểu chỉnh khi cần.<br />
+ Với giáo viên: Giáo viên có thể sử dụng tiêu chí để đánh giá trong quá trình học sinh thực<br />
hiện các hoạt động, báo cáo thí nghiệm, hoàn thành phiếu học tập của học sinh và đặt ra các câu<br />
hỏi cho học sinh để thu thập thông tin cần thiết.<br />
+ Người biên soạn tài liệu học tập có thể dựa vào tiêu chí để xây dựng các nhiệm vụ học<br />
15<br />
<br />