intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di truyền, sự tương tác giữa di truyền và môi trường - yếu tố quyết định chiều cao của con người

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

136
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân bài viết Chiều cao thân thể Di truyền và hoàn cảnh của nhóm tác giả Viện Khoa học Thể dục Thể thao đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học số 4.2006, GS Nguyễn Văn Tuấn đã có một số bình luận rất đáng chú ý về vấn đề: Di truyền hay hoàn cảnh, cái nào chiếm vai trò quan trọng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di truyền, sự tương tác giữa di truyền và môi trường - yếu tố quyết định chiều cao của con người

  1. Di truyền, sự tương tác giữa di truyền và môi trường - yếu tố quyết định chiều cao của con người Nhân bài viết Chiều cao thân thể - Di truyền và hoàn cảnh của nhóm tác giả Viện Khoa học Thể dục Thể thao đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học số 4.2006, GS Nguyễn Văn Tuấn đã có một số bình luận rất đáng chú ý về vấn đề: Di truyền hay hoàn cảnh, cái nào chiếm vai trò quan trọng hơn. Khác với một số ý kiến của nhóm nghiên cứu
  2. thuộc Viện Khoa học Thể dục Thể thao, những nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn lại cho những kết quả chứng minh vai trò ưu thế của di truyền. Nâng cao chất lượng hệ thống y tế công cộng ở nông thôn nước ta phải đặt thành một trọng tâm hàng đầu để cải tiến thể lực của dân tộc - một đề xuất rất tâm huyết của tác giả cần có sự đồng thuận của các nhà quản lý. Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng, chiều cao của người Việt Nam còn thấp so với các sắc dân trong vùng, nên chúng ta cần phải tìm cách để phát triển chiều cao hơn nữa. Chương trình quốc gia
  3. Nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao (bao gồm 4 đề án, với ngân sách dự kiến 600 tỷ đồng trong 5 năm đầu) do Ủy ban Thể dục Thể thao phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em soạn thảo (đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) là một công trình rất quy mô, kéo dài đến 25 năm (2006-2030). Tuy nhiên, tôi thấy mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của chương trình này nên được xem xét lại, đặc biệt là tính khả thi cũng như ý nghĩa thực tiễn của chương trình này đối với người dân.
  4. Đã có một phát biểu cho rằng: “So với người trưởng thành ở Nhật Bản cùng nhóm tuổi thì người Việt Nam vẫn còn thấp hơn 10 cm” [1]. Thật ra, tôi có lý do để cho rằng, có lẽ đó là một phát biểu sai. Xin nhắc lại để nhấn mạnh: Rất sai. Trong một nghiên cứu trên gần 2.500 phụ nữ Nhật Bản[2] trong độ tuổi từ 18 đến 79 cho thấy, chiều cao trung bình được ghi nhận là 153,4 cm. Một nghiên cứu trên 1.400 phụ nữ Việt Nam trong cùng độ tuổi (do chúng tôi tiến hành ở Việt Nam) cho thấy, chiều cao trung bình là 153,9 cm. Ở nam giới,
  5. chiều cao trung bình của người Nhật là 164,5 cm. Nghiên cứu trên gần 700 đàn ông Việt Nam của chúng tôi cho thấy, chiều cao trung bình là 164,3 cm[3]. Nếu xem xét đến những dao động về chọn mẫu, chúng ta dễ dàng thấy chiều cao của người Việt Nam tương đương (chứ không thể nói rằng thấp hơn) chiều cao của người Nhật. Thật ra, cũng có thể nói rằng, chiều cao người Việt Nam hiện nay cũng tương đương với chiều cao người Thái Lan[4] (165 cm ở nam giới và 155 cm ở nữ giới) và người Trung Quốc[5] (164 cm ở nam giới và 155 cm ở nữ giới).
  6. Trong một quần thể, mức độ khác biệt về chiều cao giữa các cá nhân khá lớn. Những khác biệt này phần lớn là do di truyền mà ra. Thật vậy, rất nhiều nghiên cứu (kể cả nghiên cứu của người viết bài này) trong hơn 50 năm qua cho thấy, các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến độ khác biệt về chiều cao giữa các cá nhân từ 65% đến 87%. Tôi chưa thấy (xin nhắc lại để nhấn mạnh: “Chưa thấy”) nghiên cứu nào cho rằng các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao chỉ 23% như phần trích dẫn số liệu của Nhật Bản mà bài báo nêu trên của các tác giả Viện Khoa học Thể dục Thể thao
  7. đã đưa ra. Để chứng minh cho ý kiến này, tôi xin trình bày kèm theo đây biểu đồ tương quan về chiều cao của các cặp sinh đôi một hợp tử (còn gọi là monozygotic twins, tức là hai người có cùng gen) và các cặp sinh đôi hai hợp tử (dizygotic twins, hai người có khác gen) dưới đây. Như chúng ta nhìn thấy trong biểu đồ phía trái, các cặp sinh đôi có cùng gen rất giống nhau về chiều cao; ngược lại, các cặp sinh đôi hai hợp tử không hoàn toàn giống nhau về chiều cao. Điều này cho thấy, rõ ràng rằng các yếu tố di truyền đóng
  8. vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chiều cao của một cá nhân. Các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thì cho rằng, cần phải nâng cao chế độ dinh dưỡng cho người dân; các chuyên gia về thể lực thì tin rằng, khuyến khích người dân vận động hơn nữa là biện pháp để nâng chiều cao cho dân tộc. Có lẽ cả hai quan điểm đều đúng, nhưng chưa đủ. Yếu tố di truyền rất quan trọng, và chính sự tương tác giữa di truyền và các yếu tố môi trường như dinh dưỡng và vận động thể lực mới quyết định chiều cao của một cá nhân. Nhưng yếu tố di
  9. truyền có ảnh hưởng tùy theo độ tuổi. Đã có một số nghiên cứu tại các nước có đông người Việt sinh sống như Úc và Mỹ cho thấy, trẻ em gốc Việt sinh ra và lớn lên tại các nước này có chiều cao tương đương với chiều cao của trẻ em người bản xứ, và cao hơn đồng lứa trong nước. Ngay trong những năm đầu lớn lên, tốc độ tăng chiều cao của trẻ em gốc Việt vẫn tương đương, thậm chí nhanh hơn trẻ em gốc bản xứ[2]. Nhưng đến độ tuổi 20 hay 30 trở lên, tính trung bình, người gốc Việt vẫn thấp hơn chiều cao người Tây phương da trắng. Điều này cho thấy, các yếu tố như dinh dưỡng và vận động thể lực tuy
  10. có ảnh hưởng đến chiều cao, nhưng chỉ trong giai đoạn trước dậy thì; còn giai đoạn sau dậy thì, các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng hơn môi trường. Như vậy, không thể quá kỳ vọng vào việc can thiệp bằng dinh dưỡng và thể dục thể thao mà xem nhẹ yếu tố di truyền. Chúng ta không thể phát triển chiều cao tương đương với người Âu, Mỹ trong vòng 20 năm, bởi vì cấu trúc gen của chúng ta không tương đương với cấu trúc gen của người Âu Mỹ. Ngay cả giữa các sắc dân người Âu, Mỹ cũng có khác biệt về chiều cao, như người Hà Lan thường cao hơn
  11. người Mỹ và người Pháp khoảng 3- 6 cm, dù chế độ dinh dưỡng chẳng khác nhau giữa các sắc dân này. Chúng ta không thể thành Phù Đổng Thiên Vương trong vòng vài mươi năm được. Trong y sinh học, người ta phát hiện rằng, yếu tố X có liên hệ với bệnh Y không có nghĩa là can thiệp thay đổi X sẽ làm thay đổi Y. Chẳng hạn như, nghiên cứu cơ bản cho thấy ăn uống nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và ung thư, nhưng khi các nhà nghiên cứu Mỹ bỏ ra 415 triệu USD để can thiệp làm giảm chất béo trong chế độ ăn uống trong suốt 15 năm mà
  12. vẫn chưa ghi nhận được trường hợp nào cho thấy có sự suy giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Lý do đơn giản cho sự thất bại này là, họ bỏ qua mối tương tác giữa chất béo và các yếu tố nguy cơ khác, kể cả gen. Nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp ở Thái Lan cũng cho thấy, tính trung bình chiều cao người Thái ở nông thôn thấp hơn chiều cao người Thái ở Bangkok khoảng 2,6 cm (nữ giới) và đến 4,3 cm (nam giới), một phần lớn là do khác biệt về dinh dưỡng và hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi niên thiếu ở nông thôn còn quá kém
  13. so với thành phố[3]. Ngoài ra, phân tích chiều cao của người dân tại 47 huyện và quận ở Nhật Bản trong thời gian 1892-1941 cho thấy rõ rằng, tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe chính là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự khác biệt về chiều cao của dân số[4]. Nâng cao chiều cao và thể lực của người Việt Nam là một mục tiêu lâu dài. Chúng ta có lý do để tin rằng, chiều cao của người Việt Nam sẽ còn tăng trong tương lai, nhưng chúng ta không nên kỳ vọng đạt cho bằng chiều cao của người Tây phương, vì cấu trúc di truyền
  14. của chúng ta khác họ. Nếu kết quả nghiên cứu trong quá khứ là một chỉ đường thì việc nâng cao hệ thống y tế công cộng ở nông thôn nước ta cần phải đặt thành một trọng tâm hàng đầu để cải tiến thể lực của dân tộc. Chúng ta không cần thiết phải chi ra hàng trăm tỷ đồng để đi tìm câu trả lời mà chúng ta đã biết trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2