intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địa dư chí mục lục tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Nam định tỉnh địa dư chí mục lục" có nội dung trình bày về một số huyện, thành phố ở Nam Định như: Huyện Mỹ Lộc; Huyện Thượng Nguyên; Phủ Xuân Trường; Huyện Giao Thuỷ; Huyện Trực Ninh; Huyện Vụ Bản; Huyện Hải Hậu; Phủ Nghĩa Hưng; Huyện Phong Doanh; Huyện Ý Yên; Huyện Nam Trực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địa dư chí mục lục tỉnh Nam Định

  1. Nguyễn On Ngọc Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục Phòng Địa chí Thư viện tỉnh dịch 1 - Thành trì 7 - Nhân vật 2 - Sơn xuyên 8 - Phong tục 3 - Lý lộ 9 - Cổ tích 4 - Kiều thị 10 - Phương ngôn 5 - Quan tân 11 - Kỹ nghệ 6 - Duyên cách 12 - Thổ sản Nam Định 1997 1
  2. Tựa Năm Quý Tị, Thành Thái thứ 5 tháng giêng, quan Bắc kỳ kinh lược đại sứ họ Hoàng tự tay viết thư đưa cho 5 quan Đốc học 5 tỉnh , bảo biên soạn mỗi ông một quyển địa dư ở tỉnh mình làm đố học, hạn cho 5 tháng trình lên. Lúc đó tôi làm Đốc học Nam Định, vâng mệnh phải làm. Tôi liền sức cho các viên Giáo thụ, huấn đạo ở các phủ, huyện phải kê cứu các xã thôn nơi mình làm việc, phải đúng sự thật, đệ lên cho tôi. Tôi tập họp lại, xem xét chọn lọc mà lấy bỏ. Đến tháng 5 thì làm xong. Ôi ! Các bản sách "Dư địa chí" của bản triều đều do các vị danh nho giỏi về sử học, rành về khảo cứu làm ra cả, thật là đáng quý, đáng truyền ra ở đời, không còn phải nghi ngờ gì nữa. Còn như quyển này vì việc quan mà phải làm, chỉ mong sao không phụ lòng muốn hiểu biết của quan Kinh lược sứ Bắc kỳ mà thôi. Trong đó có các khoản đê điều dài ngắn, thuế sưu nặng nhẹ, không phải là việc đáng chép, nhưng vì theo lệnh quan trên sức cho phải làm, không thể bỏ qua được. Những người đọc quyển sách này chỉ nên biết các việc xưa nay đều có khác nhau. Đây là ghi chép sự thật để xem trong lúc nhàn rỗi mà thôi. Nói rằng để biết những việc hộ tịch khoán ước ở nơi hương thôn thì may ra được, chứ đem ra so sánh với các sách địa dư các triều đại trước thì đâu có giám. Nay kính : Ngày tháng 5 năm Thành Thái thứ 5 Người viết : Đốc học Nam Định hiệu Duệ Khê Nguyễn On Ngọc viết tại phòng phía tây nhà học. 2
  3. Nam Định địa dư chí Tỉnh Nam Định bây giờ, thời Thuận Thiên nhà Lê gọi là Nam Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 đặt là Thiên Trường. Đến giữa đời Hồng Đức đổi làm xứ Sơn Nam. Nhà Mạc lấy những phủ Thái Bình, Kiến Xương đổi làm Hải Dương. Giữa đời Quang Hưng lại trở lại như cũ. Năm Cảnh Hưng 2 đặt riêng lộ Sơn Nam Hạ, thống hạt 5 phủ : Thiên Trường (nay đổi làm Xuân Trường), Thái Bình, Kiến Xương, Tiên Hưng, Nghĩa Hưng. Đến đời Tây Sơn đổi làm trấn Sơn Nam Hạ. Đến đời Gia Long triều Nguyễn vẫn để như trước. Năm Minh Mệnh 2 đổi làm trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 10 đặt thêm huyện Tiền Hải. Năm Minh Mệnh 12 lấy các huyện Hưng Nhân, Diên Hà của phủ Tiên Hưng, cho thuộc vào tỉnh Hưng Yên. Lấy 4 phủ : Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Kiến Xương, Thái Bình và huyện Thanh Quan của phủ Tiên Hưng làm tỉnh Nam Định. Đặt quan Tổng đốc Định Yên thống hạt 2 tỉnh Nam Định, Hưng Yên. Lại đặt 2 ty Bố chính và án sát ở Nam Định. Năm Minh Mệnh 13 đặt thêm phân phủ Kiến Xương, Thái Bình, Xuân Trường. Năm thứ 14 chia huyện Nam Chân (nay là Nam Trực) thêm huyện Chân Ninh ( nay là Trực Ninh). Đặt thêm phân phủ Nghĩa Hưng. Năm Tự Đức 4 giảm bớt các phân phủ Xuân Trường, Kiến Xương và bớt 4 viên huyện. Phủ Mỹ Lộc kiêm nhiếp huyện Thượng Nguyên, phủ Kiến Xương kiêm nhiếp huyện Thư Trì, phủ Chân Định kiêm nhiếp huyện Tiền Hải, phủ Thái Bình kiêm nhiếp huyện Thuỵ Anh. Lĩnh 4 phủ, 2 phân phủ, 18 huyện. Năm Đồng Khánh lại đặt thêm huyện Hải Hậu ( trích lấy 5 tổng ở huyện Trực Ninh và Giao Thuỷ mà đặt huyện Hải Hậu ). Năm Thành Thái 2 lấy 2 phủ Kiến Xương, Thái Bình đặt làm tỉnh Thái Bình. Chức Tổng đốc Định Yên đổi làm Tổng đốc Định Ninh, thống lĩnh 2 phủ, 7 huyện, kiêm thống tỉnh Ninh Bình. Còn tỉnh Hưng Yên đổi cho thuộc quyền kiêm thống của tỉnh Hà Nội. Thành phố Thành phố Nam Định chu vi 830 trượng 7 thước 3 tấc, cao 1 trượng 2 thước 2 tấc, có 4 cửa. Hào rộng 6 trượng, sâu 6 thước, ở địa phận 4 xã Đông Mặc, Tức Mặc, Năng Tĩnh, Vị Hoàng thuộc huyện Mỹ Lộc, nguyên trước là kho Vị Hoàng. Năm Gia Long 2 đắp thành đất làm trấn Sơn Nam. Năm Minh Mạng 14 mới ghép gạch xây thành. Đến nay chỉ còn Cột cờ, hành cung, dinh thứ 3 quan tỉnh và toà công sứ mà thôi. 3
  4. Xét trong sách Nhất thống chép rằng : "Thành tỉnh Nam Định ở thượng lưu địa hạt, sông ngòi bao bọc, buôn bán đông đúc, chợ búa khít nhau làm một đô hội lớn. Cách vài dặm về phía tây bắc thành có ngã ba sông Vị Hoàng, đấy là hạ lưu sông Nhị Hà, có chỗ rất sâu rộng (xưa nhà Lê thường đóng quân ở đấy), chảy về phía nam đến ngã ba Ngô Xá làm sông Vị Hoàng, ôm lấy thành tỉnh làm luỹ thiên tiện (nơi hiểm trở tự nhiên), chảy xuống qua thành phủ Nghĩa Hưng đến ngã ba sông Độc Bộ, rồi chi phía tả do thượng bộ chảy xuống thành phủ Kiến Xương, đến ngã ba sông Côn Giang. Chi phía hữu từ nhánh sông Vị qua phía đông tây thành phủ Xuân Trường làm ngã ba sông Dụng Nghĩa, lại làm sông Ngô Đồng. Bốn ngả đều chảy ra biển. Có 6 cửa bể : Liêu, Lạc, Lạt, Lâu, Trà, Hộ đều có thể suốt đến thành tỉnh. Trước các cử bể đều đặt đồn. Cửa Ba Lạt là sâu rộng nhất. Cửa Liêu là nơi ngày xưa tàu thuyền ở kinh ra vào thường đóng. Hai cửa bể này là quan yếu hơn cả. Có các núi : Tử Mặc, An Thái, Lê Xá, Bảo Đài, Côi Sơn, Hổ Sơn dựng lên ở phía hữu. Phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, có dòng sông Vị Hoàng chảy vào sông Độc Bộ. Phía đông giáp Hải Dương, có sông Cao Hương, Lộng Khê chảy suốt đến cửa bể Thái Bình. Ở bờ biển cát bồi dần thành các làng xóm thuộc các huyện Đại An, Trực Ninh, Giao Thuỷ, ruộng đất bãi bể ngày càng mở rộng. Những chỗ bùn lầy tiếp giáp với phần bể tỉnh Thanh Hoá, đại để thế đất bằng phẳng, rộng rãi, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, thật là một trấn lớn của sứ Bắc Kỳ vậy. Nghề nghiệp của nhân dân trong tỉnh nhiều nhất là nghề nông, thứ hai là nghề học, nghề buôn và nghề thợ thì ít. Học trò chuộng khí tiết. Dân cày chuộng siêng năng, trung hậu. Cho nên đời Lê xưa đã khen là dân chuộng nghĩa. Gần đây cũng đã có khi hai ba năm không xảy ra vụ trọng án nào, nên triều đình khen là dân hiền dân tốt. Lại được ban cho biển ngạch " Mỹ tục khả phong " , " Nghĩa sĩ nghĩa bộ " trước sau nối nhau mà được. Duy bọn buôn bán ở xung quanh thành thị thì đua nhau phù hoa sa xỉ, còn dân ở nơi hẻo lánh ăn nói thô kệch người ta thường gọi là tục kẻ bể. Nhưng nói về phong tục toàn tỉnh thì đại để là ít văn, nhiều chất kíp công ham nghĩ. Đấy cũng là do tập thượng của phong thổ mà xui lên như vậy. Xung quanh thành phố đều thuộc địa phận huyện Mỹ Lộc. Từ Vị Xuyên đến Năng Tĩnh cộng 12 phố. Bên ngoài dọc theo bờ sông Vị Hoàng có 3 bến đò là Đò Quan, Đò Chè, Đó Bái. Bên trong thì phụ theo thành cũ. Từ cửa Nam trải qua cửa Đông, đến cửa Tây Bắc, dân nhóm họp lại thành 4 giang, ba chợ ( chợ Rồng, chợ Phượng, chợ Vị Hoàng ) họp ở giữa. Tuy trước đây gặp nhiều lần binh hoả nhưng phong hội ngày càng mở mang, buôn bán ngày càng tấp nập. Nay cũng đã dần dần trở nên chỗ đô hội vui vẻ. Vả lại, dọc theo một dải sông Vị Hoàng ôm ấp lấy thành phố, ở Năng Tĩnh thì có 3 đò ngang (đã nói ở trên), ở Đông Mặc thì có 3 đò dọc (đi Hà 4
  5. Nội, Thái Bình, Hải Phòng). Phần đông thuyền buôn các tỉnh đến đó buôn bán hàng hoá. Trên xuống có các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Hưng Yên. Trong ra có các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình. Ghe thuyền nhóm họp, đồ đạc đã nhiều, giang tre cũng đủ. Thêm vào đó lại có hoả thuyền ngày đêm chuyên chở khách buôn hàng hoá qua lại như mắc cửi, đường thuỷ lại càng thuận lợi. Có khi thuyền bè chật bến, sự buôn bán tấp nập trở nên một xứ đô hội, thứ nhất Hà Nội, thứ nhì Nam Định. 1- Phố Vị Xuyên : Dân tráng 158 người, dân hạng nhì có 5 người, dân hạng ba có 31 người. Trong phố có chợ Vị Hoàng. 2- Phố Vĩnh Lại : Dân tráng 136 người, dân hạng nhì 13 người, dân hạng ba 16 người. 3- Phố Đô Xá : Dân tráng 44 người, dân hạng ba 10 người. 4- Phố Đồng Lạc : Dân tráng 207 người, dân hạng ba 52 người. Trong phố có đền thờ Trần Hưng Đạo, nguyên dựng lên từ trước, đến đời Tự Đức quan Hiệp biện họ Đặng mới sửa sang lại. Nay nhân dân vẫn cúng lễ như cũ. 5- Phố Hai Cơ : Dân tráng 17 người, dân hạng hai 2 người, dân hạng ba 5 người. Trong phố có chợ Rồng. Trong chợ Rồng có nhiều đình ngói, ở trên có đắp hình con rồng. Năm Thành Thái 2 người Pháp mới đặt ra, nay là một sở chợ đông đảo như của thành phố. 6- Phố Cửa Bắc : Dân tráng 13 người, dân hạng hai 3 người, dân hạng ba 4 người. 7- Phố Vĩnh Ninh : Dân tráng 33 người, dân hạng hai 6 người, dân hạng ba 9 người. Có một toà hội quán của tỉnh Phúc Kiến. Lại có một toà hội đồng của người Pháp, một sở giám thành đều ở trong phố này. 8- Phố Yên Lạc (An Lạc): Dân tráng 163 người, hạng hai 7 người, hạng ba 29 người. Có một toà hội quán Việt Đông và một nhà thờ đạo. Trong phố này nhà ngói liền lũ, bốn phía đều có tường gạch rất là cao rộng. Duy ngôi nhà thờ cao nhất, trước cửa có ba chữ "Đăng đạo ngạn". 9- Phố Đông Thành : Dân tráng 61 người, hạng nhì 2 người, hạng ba 8 người. Có một toà nhà của quan Ma Giang. 10- Phố Tả Trường : Dân tráng 41 người, hạng nhì 7 người, hạng ba 11 người. 11- Phố Định Tĩnh : Dân tráng 63 người, hạng nhì 4 người, hạng ba 10 người. Có chợ Phượng. 12- Phố Năng Tĩnh : Dân tráng 4 người, hạng nhì 3 người. Có ba bến đò : đò Quan, đò Bái, đò Chè đều ở địa phận phố này. Ở bến đò Chè gần bờ sông có miếu Quan Công nguyên dựng lên từ xưa, nay mới sửa lại làm đền Võ miếu của bản tỉnh. Huyện Mỹ Lộc Huyện này ở đầu tỉnh Nam Định, phía đông giáp huyện Thư Trì phủ Kiến Xương 9 dặm (một dặm bằng 135 trượng), phía tây giáp huyện Thượng 5
  6. Nguyên 5 dặm, phía nam đến sông Nhị Hà giáp huyện Thượng Nguyên, phía bắc giáp huyện Nam Xương tỉnh Hà Nam 22 dặm. Đời nhà Minh thuộc phủ Phụng Hoá, đời Hồng Đức đổi cho lệ vào phủ hạt. Năm Minh Mạng 13 cắt riêng làm Thượng Nguyên phân phủ thống hạt. Năm Tự Đức 4 bỏ phân phủ lại đặt Tri huyện. Có 6 tổng 46 xã, thôn, trang, trại. Thành trì Huyện lỵ trước ở địa phận xã Hữu Bị. Năm Gia Long 15 dời đến xã Đông Mặc ở phía bắc thành tỉnh. Thành rào bằng tre, không có hào, ao, đất rộng 7 sào. Sông núi Sông Hoàng Giang ở phía đông bắc thành tỉnh, từ sông Nhị Hà chảy xuống ngã ba sông Hoàng (ở xã Hữu Bị tục gọi là Tuần Vường) sâu đến hơn 15 trượng. So với các sông thì sông này sâu nhất. Trên bờ sông có đền Thuỷ Tiên. Tục ngữ có câu :"Núi cao là núi Tản Viên, sông sâu là sông Thuỷ Tiên". Chỗ này nước chảy rất mạnh, rất xoáy nên thuyền bè qua lại rất kinh sợ, phải hết sức cẩn thận. Tục ngữ cũng nói :" 12 cửa bể cửa Hoàng đáng sợ nhất". Lại có tên gọi là cửa Vựng. Năm Tự Đức 3 kê vào loại sông lớn, được liệt vào hạng quốc tế. Minh sử chép rằng :" Nước An Nam có sáu sông lớn, Hoàng Giang là một". Năm Hồng Vũ thứ 3 nhà Minh sai sứ sang tế lại vẽ hình thế đưa về. Sông Vị Hoàng ở phía nam huyện, theo ngã ba sông Hoàng Giang chia dòng chảy về phía tây. Từ cửa kênh Phụ Long chảy qua huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực dài 39 dặm. Đến huyện Đại An rồi cùng các ngọn nước của những núi ở Ninh Bình họp dòng lại chảy qua phía bắc huyện Yên Khánh, phía nam huyện Đại An 13 dặm. Đến Lạch Ngang chia ra một chi chảy vào cửa Nhạc. Còn phái chính tức là sông Mặc chảy thẳng xuống cửa Liêu Hải. Tương truyền rằng cửa kênh Phụ Long (tức kênh Phù Lộng), từ đấy cho đến sông Vị Hoàng xưa là đất bằng chỉ có một dòng khe nhỏ chảy vào cầu Vĩnh Tế, đi vòng phía sau xã Tức Mặc, qua cầu Gia Hoà, ra cửa kênh Tiểu Cốc rồi chảy vào sông An Tiêm. Đến cuối thời Trần, bị bọn thày phong thuỷ xúi bẩy mới đào con sông từ kênh Phụ Long xuống đến Vị Hoàng, dẫn dòng nước chảy thẳng vào sông An Tiêm để chầu vào làng cũ Tức Mặc, cắt đứt mạch đất, do đó nhà Trần mới suy sụp. Sông này lúc đầu mới đào cũng nhỏ hẹp, bắc cầu đá đi qua. Sau nước chảy mạnh lâu ngày trở nên sâu rộng. Nay hễ chuyên chở ra bể đều đi qua con sông này để ra cửa bể Liêu Hải cả. Phía hữu huyện Mỹ Lộc có con sông chảy từ xã Phụ Long đến xã Lương Xá thì hợp dòng dài hơn 400 trượng, mới được đào khoảng năm Minh Mệnh tục gọi là Sông Đào. Lại có một dải sông từ xã Đệ Tứ (do thượng lưu khe Điền Vị chảy ngang vào, tục gọi là sông Vĩnh) chảy qua các xã Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Nguyên Bồi, Đông Quang, Liễu Nha, Tức Mặc, Phương Bông, Thanh Khê, 6
  7. Phú ốc, Đặng Xá, Trung Quyên, Lương Xá, thế sông quanh co đến cầu sông Bất Di thuộc huyện Vụ Bản rồi chảy thẳng vào sông Ba Sát. Lại có nhánh sông Nhiễu từ xã Phụ Long chảy qua các xã Đông Mặc, Phù Nghĩa, Vĩnh Trường, Tức Mặc suốt đến Mai Xá. Lại có một nhánh sông Gia chảy từ Lương Xá, Mai Xá thuộc huyện Vụ Bản thông đến cống Tiểu ốc. Có 3 cửa đóng mở ở sông Gia, sông Vĩnh, sông Nhiễu. Có 2 cống nhỏ ở xã Tức Mặc, Đệ Tứ. Cầu chợ Cầu gỗ : Các xã Đệ Nhị, Thượng Lỗi mỗi xã có hai cầu. Các xã Tức Mặc, Đệ Tam, Phương Bông, Phụ Long, Mỹ Lộc, Gia Hoà mỗi xã có một cầu. Cầu đá : xã Phú Ốc có một cầu. Chợ : Chợ hạng vừa có 2 cái ở xã Quang Xán, Như Thức. Chợ hạng nhỏ có 2 cái ở xã Đệ Tam, Mỹ Trọng. Chợ Rồng, chợ Phượng, chợ Vị Hoàng ở thành phố đều là những chợ lớn. Các cửa các bến Đò ngang có 11 bến : đò Bái, đò Quan ở xã Phong Lộc, đò Chè ở xã Lương Xá đều đối ngạn với xã Năng Tĩnh. Đò xã Vị Xuyên đối ngạn với xã ấy. Đò xã Phụ Long đối ngạn với xã ấy. Đò Trung Trang đối ngạn với huyện Thư trì. Đò Hữu Bị đối ngạn với huyện Nam Xương. Đò Vạn Khoảnh, đò Hà Lộc đối ngạn với xã Tảo Môn. Đò dọc có 3 bến : một đi Thái Bình, một đi Hà Nội, một đi Hưng Yên đều ở bến Đông Mặc. Một con đường đê công từ xã Năng Tĩnh đến đường bao bì cửa Nam dài 380 trượng. Một đường từ xã Phụ Long qua xã Đệ Nhất, Ngũ Trang đến xã Quang Xán dài 4060 trượng 1 thước. Có 2 nhà trạm : Một từ Nam Đội đến Nam Hoàng dài 22 dặm 4 thước 4 tấc, một từ Nam Hoàng đến Hà Xuyên dài 33 dặm, lẻ 2 trượng. Thay đổi Trường thi chu vi 214 trượng, cao 5 thước, trong ngoài các viện có 21 toà ở xã Năng Tĩnh về phía tây thành tỉnh, dựng năm Thiệu Trị thứ 5, sau bị hư hỏng. Năm Thành Thái 3 mới sửa sang lại. Nhà học của tỉnh ở phía tây ngoài thành, dựng năm Minh Mệnh 17, sau bị hư hỏng. Năm Thành Thái 2 mới sửa sang lại và dời đến làng Đông Mặc. Tổng Ngọc Lũ có 6 xã, năm Thành Thái 2 mới tháp vào huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Đặt trại Tân Đệ hơn 7 mẫu thuộc xã Đệ Nhị, mới dựng lên năm Đồng Khánh. Huyện Mỹ Lộc có 6 tổng 46 xã, thôn, trang, trại. Dân tráng 1868 người, hạng miễn dao 172 người, hạng lão 462 người. Ruộng 9787 mẫu. Thổ 2155 mẫu. Đồng niên bạc sưu 3736 đồng, bạc thuế 10431 đồng 29 xu. 1- Tổng Như Thức có 8 xã : Như Thức, Quang Xán, Phạm Thức, Mỹ Lộc, Lang Xá, Phú ốc, Nghĩa Lễ, Phủ Điền. 7
  8. 2- Tổng Đệ Nhất có 12 xã : Đông Quang, Tân Đệ, Phương Bông, Thanh Khê, Lựu Phố, Hậu Bồi, Liễu Nha, Văn Hưng, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ. 3- Tổng Mỹ Trọng có 8 xã : Vụ Bản, Trọng Đức, Tiểu Lang, Yên Trạch, Vị Dương, Gia Hoà, Năng Tĩnh, Mỹ Trọng. 4- Tổng Đông Mặc có 8 xã : Đông Mặc, Tức Mặc, Phụ Long, Vị Xuyên, Vĩnh Trường, Phù Nghĩa, Lương Xá, Phong Lộc. 5- Tổng Ngũ Trang có 5 trang : Tường Loan Thượng trang, Tường Loan Trung trang, Diên Hưng trang, Đệ Tứ ngoại trang, Hàn Miếu ngoại trang. 6- Tổng Hữu Bị có 5 xã : Hữu Bị, Mai Xá, Hà Lộc, Đàm Thanh, Vạn Khoảnh. Nhân vật - Trần Quốc Tuấn : là con Yên Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột vua Trần Thái Tông), hồi nhỏ có thày tướng bảo ông "Ngày sau có thể giúp nước giúp đời". Đến khi lớn lên rất thông minh, văn võ toàn tài, hai lần đánh Nguyên bắt được tướng giặc là Ô Mã Nhi, làm bậc tôi có công nhất trong một đời. Sau khi mất được tặng là Hưng Đạo Đại Vương. Năm Minh Mệnh 4 được đưa vào thờ trong miếu đế vương các đời. Năm Minh Mệnh 16 lại cho được thờ trong Võ miếu. Nay xét trong sách " Thôi thực ký văn" có chép rằng :" Ông là người có tài danh, lại ở vào chỗ hiềm nghi, thế mà hay lấy lòng chí thành để cảm hoá được mọi người, giúp cho thời thế khó khăn được qua khỏi, đánh cho giặc Nguyên đại bại nhiều lần, bắt được bọn thủ soái, làm cho nước trở nên yên lành. Xem ông bỏ cái mũi sắt nhọn cắm đầu gậy và đòi giết Quốc Tảng với bài Hịch dụ các tướng sĩ, lấy việc Kỳ Tín chết thay cho vua Hán Cao, Do Vu đem mình che cho vua nước Sở, thề giết cho được bọn mọi Thát Đát, làm cỏ hết đất Vân Nam, thì biết ông chẳng những là người có tài lược hơn đời, mà lại khéo ăn ở ở chỗ hiềm nghi, trung trinh thành khẩn. Thân là một trang nhân vật hơn đời. Chẳng những là nước Nam ta chứ cho đến nước Trung Quốc từ đời Hán đời Đường trở về sau cũng chưa dễ có ai hơn được". - Trần Quang Khải : là con thứ hai của Trần Thái Tông, tước Chiêu Minh Đại vương.Trần Thánh Tông phong ông làm Tướng Quốc. Dưới triều Nhân Tông ông đánh bại Toa Đô ở bến Chương Dương, có công đầu trong việc thu lại đất nước, được phong chức Thái Sư. Ông là người ham học, hiểu biết rộng, hay thơ, có tập "Lạc đạo" lưu hành ở đời. Nay ông làm vị Cao Đường phúc thần, đời nào cũng được phong sắc, rất là linh ứng. Con trai ông là Văn Túc vương Trần Đạo Tái đậu Bảng nhãn năm mới 14 tuổi. Cháu là Uy Túc vương Trần Văn Bích làm quan đến chức Thái Bảo. Ơn đức sâu dày cũng trọn đời với họ Trần vậy. - Trần Nhật Duật : Là con thứ sáu của Trần Thái Tông. Lúc sinh ra có hai chữ "Chiêu văn" ở giữa mặt. Ông rất thông minh, giỏi việc trù liệu tình hình giặc. Ông có nhiều công lao trong đánh giặc Nguyên. Sau khi mất 8
  9. được truy tặng chức Hựu Thánh Thái Sư, Chiêu Văn Vương. Năm Minh Mệnh 4 được thờ vào miếu các đế vương đời trước. Xét trong sử sách chép rằng :" Ông là bực thân vương trải thờ 4 triều, trấn giữ ba tỉnh lớn. Trong nhà không ngày nào là không có tiếng đàn hát. Người đời ví ông với Quách Tử Nghi nhà Đường vậy". - Trần Khánh Dư : Vua Trần Nhân Tông phong cho ông tước Nhân Huệ Vương. Ông thường đánh úp phá được giặc Nguyên và dẹp yên giặc cỏ. Trần Thánh Tông cho làm Phiêu kị Đại tướng quân. Sau có lỗi bị bãi chức. Đến thời Nhân Tông lại bổ cho chức Phó đô tướng quân. Xét trong sách "Lịch triều hiến chương" chép rằng : "Khánh Dư tính tham, nết nhỏ có xấu nhưng những mưu liệu giặc và sức khoẻ giết giặc thì cũng có công to". - Trần Quang Triều : còn có tên là Quang Thọ. Ông là cháu Trần Quốc Tuấn, tước Văn Huệ Vương. Thường làm nhà ở trong động sâu thuộc huyện Quỳnh Lâm, cùng các văn sĩ ngâm vịnh. Có tập thơ "Cúc Đường di thảo". Vua Trần Minh Tông phong ông làm Tư Đồ phụ chính. - Trần Nguyên Đán : là chắt Trần Quang Khải. Được phong chức Chưởng phủ Quốc thượng hầu. Theo Trần Nghệ Tông dấy binh lấy lại được đất nước, được phong làm Tư đồ phụ chính. Giữa năm Xương Phù, Hồ Quý Ly lấy thế ngoại thích tiến lên giữ quyền chính. Ông tự biết là không can ngăn được, xin lui về ở núi Côn Sơn. Ông có tập thơ "Băng Hồ" truyền ra ở đời. * Đại khoa có 13 người : các triều trước 10 người, triều Nguyễn 3 người. - Trần Xuân Vinh : xã Năng Lự (nay là Năng Tính), Nhị giáp Tiến sĩ khoa Kỷ mùi Cảnh Thống 2, làm quan đến chức Cấp sự trung, thuỵ là Lý Uẩn tiên sinh. - Đào Đăng Quỹ : xã Đệ Nhị, Tam giáp Tiến sĩ, làm quan đến Tham tụng, Chưởng thượng thư lệnh, kiêm tri nội ngoại quân quốc trọng sự, tước Tế Mỹ Hầu, thuỵ là Trung ái. - Trần Đăng Oánh : xã Biện Dương, Tam giáp Tiến sĩ, làm quan đến Giám sát ngự sử, thuỵ là Hựu Mỹ tiên sinh. - Hà Nhân Giả : xã Lựu Viên (nay là Lựu Phố), Thám hoa đời Lê, hiện còn miếu thờ. Trong đăng khoa lục chép không rõ. - Trần Lệ (Trần Mại) : xã Vị Hoàng (nay là Vị Xuyên), Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2, làm quan đến Công bộ Tả thị lang, thuỵ là Doãn Phác tiên sinh. - Trần Văn Nghĩa : xã Mai Xá, khoa thứ không rõ, làm quan đến Tham tụng Đô ngự sử đài. - Phạm Tường Cộng : xã Vụ Bản, khoa thứ không rõ, làm quan đến Hình bộ Tả thị lang. - Vũ Công Độ : xã Vị Xuyên, Tiến sĩ năm Minh Mệnh 13, làm quan đến Thái bộc Tự khanh, lĩnh Bố chính Thái Nguyên, thuỵ là Ôn Tính tiên sinh. 9
  10. - Trần Doãn Đạt : xã Vị Xuyên, Phó bảng khoa Nhâm tuất Tự Đức 15, làm quan đến án sát Hưng Hoá. - Trần Hy Tăng (Trần Bích San) : xã Vị Xuyên, con Trần Doãn Đạt, nguyên tên là Bích San. Lúc trẻ thông minh, học vấn sâu rộng. Năm Tự Đức 17 thi Hương, thi Hội, thi Đình đều đỗ đầu. Đỗ Hoàng giáp, được Tự Đức cho đổi tên là Hy Tăng, lại ban cho cờ vinh quy thêu 4 chữ " Liên trúng Tam nguyên" để thêm vinh quang. Làm quan đến Tuần phủ Hà Nội. Ông nổi tiếng giỏi chính sự. Sau triệu về kinh (đi sứ) thì bị bệnh mất. Được truy tặng Lễ bộ Tham tri. * Cử nhân có 93 người ( các triều trước 68 người, triều Nguyễn 25 người, còn sống 8 người, 3 người làm quan to). - Trần Dương Quang : xã Vị Hoàng, Cử nhân khoa Đinh dậu đời Minh Mệnh, làm quan đến án sát tỉnh An Giang, hiệu là Liêu Trai tiên sinh. - Trần Đôn Phục : xã Tức Mặc, Cử nhân khoa ất mão đời Tự Đức, làm quan đến Bố chính Cao Bằng. Vì sai lầm trong việc quan nên phải về quê dạy học. Học trò nhiều người thành đạt. Biệt hiệu là Lễ Trai tiên sinh. - Vũ Hoành Phát : xã Vị Xuyên, Cử nhân khoa Đinh mão đời Tự Đức, làm quan đến án sát Quảng Yên, hiệu là Trùng Tuấn tiên sinh. Thọ dân - Trần Công Yến : xã Quang Xán (trước là Quang Liệt), triều Lê làm Đồng tri phủ, 5 đời chung sống trong một nhà, thọ 102 tuổi. Năm Minh Mệnh 7 được ban biển vàng đề 4 chữ " Dịch diệp diện trường". Năm Minh Mệnh 9 lại được ban biển vàng đề 4 chữ " Cao thọ phồn hy". Lại chú thêm rằng :" Trần Công Yến người xã Quang Liệt, huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, năm Minh Mệnh thứ 7 thọ 98 tuổi, năm đời đồng ở một nhà, đã được ban thưởng để biểu dương điềm quý của đời thái bình. Nay lên 100 tuổi, vậy ban ơn riêng để tỏ lòng rộng lớn". Đến ngày tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 5 lại ban cho một bài thơ như sau : "Nặng tiếp bắc thành thượng tâu chuông Thăng bình nhân thuỵ thỉnh tinh dương Tông chi phồn diện thiên trung tử Cốt nhục đoàn viên ích khắc xương Cao thọ bách linh trưng thịnh thế Liên miên ngũ đại tập đồng đường Dư mộng thiên quyển cổ hy nhật Diệc nhã hân chiêm tri thủ xương ". Dịch nghĩa : " Trước đây tiếp bắc thành dâng biểu tâu rằng Có điềm lành, người thăng bình, xin cho biểu dụ Chánh họ đông nhiều được chung đúc khí tốt riêng Thịt xương đều được trọn vẹn càng thêm thịnh vượng Thọ cao trăm tuổi tỏ rõ đời thịnh trị Dài dặc năm đời nhóm ở chung một nhà 10
  11. Ta đây mong trời để cho sống đến bảy mươi tuổi Thì cũng sung sướng thấy điềm tốt đó ". Các quan tỉnh dựng phường hiện nay ở bản hương vẫn còn biết. Liệt nữ - Thiệu Dương công chúa : là con thứ của vua Trần Thái Tông. Tính rất hiếu thảo, lúc Thái Tông bị ốm thì công chúa đã về với Văn Hưng hầu rồi. Công chúa thường sai người đến hỏi thăm sức khoẻ của Thái Tông. Các người hầu hạ công chúa đều nói dối là Thái Tông vẫn bình thường. Khi Thái Tông mất, công chúa đương lâm sản, bỗng nghe tiếng chuông vàng đánh báo liên hồi, công chúa kinh sợ nói : "Có lẽ Thái Tông đã mất rồi chăng?", các người hầu mới nói ra sự thật. Công chúa bèn khóc lóc thương xót rồi mất theo. Mọi người biết được ai cũng thương cảm. - Phạm Thục Côn : xã Thượng Lỗi, triều bà Trưng Vương đã giúp cha mộ quân theo Bà Trưng đánh giặc Tô Định, lấy lại được 12 thành ở Lĩnh Nam. Do có công nên được phong làm Chúc Côn chúa. Khi Mã Viện sang xâm lược nước ta, bà nhảy xuống sông chết vì nghĩa. Nay ở hai xã Thượng Lỗi và Tức Mặc đều có đền thờ. Phong tục Phong tục ở hương thôn phần nhiều thật thà trung hậu, còn ở thành thị thì phần nhiều đua đòi xa hoa. Các đám dạm cưới, tế tự, cầu cúng, rước xách thì tuỳ tục mỗi nơi một khác nhau. Đền thờ vua Trần ở xã Tức Mặc, hàng năm đến ngày rằm tháng Giêng có hội vật. Xã Đệ Nhị hàng năm đến ngày rằm tháng Tám, xã Phụ Long ngày 18 tháng 7 đều có hội đua thuyền. Tục ngữ nói rằng : "Ba năm chúa mở khoa thi Đệ Nhất thì xướng, Đên Nhì thì bơi Đệ Tứ thì đánh cờ người Phương Bông tứ xứ mồng mười tháng ba". (Đây là hội theo lệ định, cứ ba năm mở hội một lần, cũng như trường thi Hương ở các xứ, lệ xã Phương Bông cứ đến ngày mồng mười tháng ba hàng năm thì con hát ở các xứ về đấy hội họp để tế lễ). Tục ngữ lại nói rằng : " Bao giờ Địch Lễ có đình Đồng Văn đủ thuế thì mình lấy ta". Đấy là nói về khó khăn, còn bây giờ Địch Lễ đã có đình, Đồng Văn đã đủ thuế rồi. Biên tục sao mà dễ thế nhỉ ? Cổ tích - Văn Miếu : ở phía tây thành tỉnh, thuộc địa phận xã Gia Hoà, dựng năm Minh Mệnh 3. Miếu Khải Thánh ở phía tây nay mới sửa sang lại y như cũ. - Miếu Hội Đồng ở phía bắc thành tỉnh thuộc địa phận xã An Trạch, dựng năm Gia Long 4. - Đàn Xã Tắc ở phía tây thành tỉnh thuộc địa phận xã Năng Tĩnh, dựng năm Minh Mệnh 16. 11
  12. - Văn Miếu của huyện ở địa phận xã Liễu Nha. Sách Sử ký chép rằng : " Vua Trần Thái Tông dựng nhà Văn Miếu ở xã Hoa Nha (nay đổi là Liễu Nha), đắp tượng thánh hiền, thân hành đến điện tế". Tức là ở đấy, đời Lê làm nhà Văn Miếu của phủ Xuân Trường, triều Nguyễn đầu hiệu Gia Long quan tỉnh vẫn tế ở đây. Đến năm Minh Mệnh 4 mới dựng riêng nhà Văn Miếu ở xã Gia Hoà. Còn nhà Văn Miếu cũ giao cho nhân dân thờ phụng. Nay làm nhà Văn Miếu của huyện. - Miếu Quan Thánh ở ngoài cửa Nam thành tỉnh, thuộc địa phận xã Năng Tĩnh. Năm Thiệu Trị 3 các bậc thân hiền của tỉnh dựng lên. Năm Thành Thái 9 mới sửa sang lại. - Miếu Trần Hưng Đạo Đại Vương ở xã Bảo Lộc (nay đổi là Hà Lộc) ở bên bờ sông Liêm. Lăng của Vương ở bên phải. Ngày 20 - 8 (tức ngày kị) hàng năm, nhân dân sĩ thứ bốn phương đều về chiêm bái, xe ngựa đi lại luôn luôn không ngớt, thuyền bè trên sông qua lại như mắc cửi. Đấy là một ngày hội vui nhất của tỉnh thành Nam Định. - Các cung miếu của nhà Trần trước ở xã Tức Mặc. Sử ký chép rằng : "Năm Thiệu Long 4 đời Trần Thánh Tông đổi nhà Hành Cung ở Tức Mặc làm cung Trùng Quang. Các vua nhà Trần sau khi đã nhường ngôi rồi thì đều về ở đấy. Lại dựng riêng cung ngự cho triều sau. Hoa vòng nước bọc, có thuyền rồng đi qua đi lại như là cảnh tiên. Hàng năm các vua đều có đến viếng một vài lần. Nay ở trong miếu còn 4 bài thơ ngự đề và các văn bia. - Chùa Phổ Minh ở xã Tức Mặc. Sách Sử Ký chép rằng:" Năm thứ năm đời Thiệu Minh đời Trần (? ) dựng chùa Phổ Minh ở phía tây cung Trùng Quang" tức là đây. Lại xét bài minh ở tấm bia năm Cảnh Trị đời Lê có chép:" Nhà Lý dựng lên đầu, nhà Trần sửa lại sau. Trong chùa có tượng công chúa đời Lý". Vậy thì nói dựng lên từ đời Lý mới phải. - Tháp Phổ Minh ở trước chùa Phổ Minh, cao 14 tầng, trên 12 tầng xây gạch, dưới 2 tầng xây đá, cao 5 trượng 3 thước, chân vuông vức 1 trượng. ở bên có cột đá, lấy dây đồng chằng lại ở trên đỉnh tháp. Xét sách Quốc sử chép :" Dương Không Lộ đời Lý học được phép lạ, sang Trung Quốc khuyến cúng đồng đỏ. Đến kho đồng lấy được một túi mang về, đuc thành một cái vạc nặng 1000 cân, đặt ở trước tháp gọi là Vạc Phổ Minh". Đây tức là một trong bốn đồ quý của nước An Nam. Lúc Lê Thái Tổ khởi nghĩa, tướng nhà Minh là Vương Thông vì trận thua ở Tốt Động bị mất hết quân khí, mới phá vạc ấy ra làm súng. Nay xét tấm bia ở chùa (dựng lên từ năm Cảnh Trị đời Lê) chép rằng :" Rường đống nguy nga, trong có vạc đồng nặng 1000 cân, quy mô rực rỡ, tạo lên phù đồ cao hơn trăm thước". Đấy là ghi sự thật. Đến đời Tây Sơn có viên tướng tên là Trấn Túc đem quân đến lấy cái hồ lô đồng trên đỉnh tháp và các dây đồng. Khi dỡ đến tầng thứ ba, bỗng có một vật giống như tấm lụa đỏ bay lên trời, mới kinh sợ liền xây đắp lại như cũ. Tương truyền từ khi đào sông Vị Hoàng, tháp ấy nghiêng đi, mà ngôi vua của nhà Trần dần suy vậy. Kỹ nghệ 12
  13. Nhân dân nhóm họp lại làm ăn ở xung quanh thành phố, trong đó có thợ làm xà cừ, thợ khắc bàn in sách, thợ sơn, thợ vẽ. Còn các hạng thợ dệt lương, nhiễu, lượt, là đều người ngoài đến ngụ, chế tạo buôn bán. Ngoài ra ở dân quan thì có thợ mộc như các xã Như Thức, Vân Đồn. Thợ ngói thì ở các xã Tức Mặc, Thượng Lỗi cũng vừa đủ dùng chứ không có hạng khéo lắm. Thổ sản Nhân dân xã thôn chỉ trồng các thứ ngũ cốc, ở các bãi thì trồng dâu, mía, ở vườn thì trồng các loại cam, quýt, bòng, mận, đào... ( Phụ lục có chép 4 bài thơ của các vua Trần ngự đề ở miếu Tức Mặc và bài văn bia ở miếu nhà Trần, nhưng ở đây không chép lại ). Huyện Thượng Nguyên Phía đông đến huyện Mỹ Lộc 4 dặm, phía tây đến huyện Vụ Bản và phủ Nghĩa Hưng 8 dặm, phía nam đến huyện Nam Trực 20 dặm, phía bắc giáp hai huyện Bình Lục, Nam Xương và sông Nhị Hà thuộc tỉnh Hà Nam 18 dặm. Đời Trần gọi là huyện Thượng Hiền, sau tránh tên huý Trạng nguyên Nguyễn Hiền người trong hạt mới đổi làm Thượng Nguyên. Khi trước thống hạt làm phủ. Năm Minh Mệnh thứ 13 mới chia ra làm phân phủ. Năm Tự Đức thứ 4 bỏ phân phủ, cho huyện Mỹ Lộc kiêm nhiếp. Có 4 tổng 37 xã, thôn. Thành trì Huyện lỵ ở xã Đặng Xá. Nguyên trước ở xã An Tiêm, năm Minh Mệnh thứ 4 mới dời đến Đặng Xá. Năm Minh Mệnh thứ 13 đặt làm phân phủ. Nay bãi bỏ do huyện Mỹ Lộc kiêm nhiếp. Núi sông - Sông Vĩnh : Một đoạn thuộc địa phận ba xã Lương Xá, Dịch Sử, Cao Đài. Khúc sông từ giáp xã Phú ốc huyện Mỹ Lộc đến xã Lương Mỹ thuộc huyện Vụ Bản dài 1778 trượng, rộng 3 trượng. - Sông Gia : Một đoạn thuộc xã Mai Xá, từ giáp sông Vĩnh đến giáp xã Vụ Bản huyện Mỹ Lộc dài 1170 trượng, rộng 3 trượng. - Sông Ninh : Một đoạn thuộc địa phận hai xã Lê Xá, Vạn Đồn dài 323 trượng. Duyên cách 1- Tổng Bách Tính có 9 xã : Trừng Uyên, Vị Khê, An Thuần, An Vị, Ngô Xá, Phú Hào, Dương A, Lư Điền, Bách Lộc. 2- Tổng Đồng Phù có 7 xã : Đồng Phù, Đồng Vân, Thượng Hữu, Vô Hoạn, Vạn Diệp, Dịch Lễ, Mã Khẩu. 3- Tổng Cao Đài có 14 xã, thôn : Cao Đài, Đặng Xá, Lê Xá, Vạn Đồn, Cư Nhân, Mai Xá, Tiểu Liêm, Dịch Sử xã, Lang Xá, Liêm Trại, Liêm Thôn, Trung Quyên thôn, Động Phấn thôn, Khả Lực Trung trang. 13
  14. 4- Tổng Hư Tả có 7 xã, thôn : Hư Tả, Vân Đồn, Đại An, Bái Trạch, Báo Đáp, An Lá, An Chuỳ. Nhân vật * Đại khoa 4 người, phó bảng 1 người, cử nhân 18 người : - Nguyễn Hiền : xã Dương A, Trạng nguyên khoa Đinh mùi năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 đời Trần, lúc bấy giờ ông mới 13 tuổi. - Vương Văn Hiệu : không rõ tên xã, Nhất giáp Thái học sinh năm Trinh Khánh thứ 3 đời Lý. - Nguyễn Thế Trân : xã Bách Tính, Tiến sĩ năm Vĩnh Tộ thứ 11 đời Lê, làm quan đến Cấp sự trung. - Nguyễn Sùng Nghê : làm nhà ở xã Tiểu Liêm, trước là thôn Tiểu Phấn Bối, Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6 đời Lê, làm quan đến Lại bộ Thượng thư. Sau ông từ quan về mở trường dạy học, hễ đi đến đâu thì học trò đến học đông như rừng. Sau khi ông mất, nhân dân hàng xã tưởng nhớ công ơn, lập đền thờ. Hễ có cầu mưa cầu nắng đều linh ứng cả. Nay mả và miếu vẫn còn. - Đặng Ngọc Phác : còn có tên là Cầu, xã Đặng Xá, Phó bảng khoa Mậu thân năm đầu niên hiệu Tự Đức, làm quan đến Bố chính Tuyên Quang, sau thăng Bố chính Thái Nguyên rồi mất. - Phạm Công Minh : xã Dịch sử, Hương cống đời Lê Hồng Đức, làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng. - Nguyễn Văn Kiểm : xã Tiểu Liêm, Cử nhân khoa Mậu dần đời Tự Đức, làm quan đến Tri phủ Vĩnh Tường. - Nguyễn Duy Tường : xã Vị Khê. ( Trên chép có 18 cử nhân, nhưng dưới chỉ chép có 4 người ) * Các tướng võ : - Lê Công Châu : xã Dịch Sử. Nguyên trước là họ Đặng, còn họ Lê là được vua ban cho quốc tính. Niên hiệu Thịnh Đức thi võ đỗ đầu. Do có nhiều công đánh giặc nên được phong tước Cảnh Quận công. Năm Cảnh Trị thứ 2 phá được giặc Đặng Diệu ở Cao Bằng, được thăng chức Phụ quốc Thượng tướng Lập Quận công Thượng trụ quốc. Ông mất năm niên hiệu Dương Đức. Trong tờ dụ có nói : -"Tham mưu trong chỗ màn trường, sắp đặt hợp lí, lấy lòng mà sử việc, lấy tiết liêm mà giữ mình, lập nhiều chiến công, trước sau tận nghĩa. Truy tặng chức Thiếu Bảo, phong làm Phúc thần nước Nam là Cao Nguyên đại vương ". Ông có 5 người con đều có công đánh giặc, được phong tước Quận công như Giảng Quận công, Phiên Quận công, Khương Quận công đều có cáo sứ. Còn hai ông nữa không thấy truyền lại gì cả. Cháu là Lê Côn, khoảng năm Chính Hoà, Vĩnh Thịnh lập nhiều chiến công được phong chức Thượng trụ quốc Hưng Quận công. Con cháu đều tập tước hầu, cùng thuỷ chung với họ Lê vậy. - Nguyễn Lệ : xã Thận Vi, khoảng năm Cảnh Hưng, Trịnh Sâm phế Hoàng Thái tử Duy Vị giam ở phòng riêng. Có Hương cống tên là Vũ 14
  15. Sưởng cùng mấy người thuộc cũ của Thái tử, lập mưu cứu thoát Thái tử ra ngoài. Việc tiết lộ, có người khai cho Nguyễn Lệ. Lệ nói rằng :" Sử quán không có tội gì mà lập mưu làm cho ra khỏi nhà ngục, đấy là việc nghĩa. Nhưng sự thật thì tôi không dự vào mưu ấy. Chỉ thân này chưa chết thì tâm này không dung cho quân giặc hãm hại Thái tử mà thôi !". Lệ bị tra khảo thân thể không chỗ nào là không bầm nát, đến chết cũng không hề thay đổi. Ai nghe biết chuyện cũng đều cho ông là trung nghĩa. - Nguyễn Kim Phẩm : xã Thận Vi, có sức khoẻ, mưu lược, giỏi võ. Đầu đời Trung Hưng, cùng bọn em là Kim Trân, Kim Yên vượt bể vào thành Gia Định giúp sức lập nhiều công, được thăng làm Hựu quân Đại tướng quân. Bọn Kim Trân, Kim Yên làm quân vệ. Năm Quí mão, Phẩm và Trân vào Hà Tiên thu quân, bị bọn quân đầu hàng của đảng Nghĩa Hoà giết chết. Yên đi theo đánh Bình Khang bị bị chết trận. Năm đầu niên hiệu Gia Long được cho đem vào thờ ở miếu trung liệt. Năm đầu niên hiệu Minh Mệnh được truy tặng cho Phẩm chức Chưởng Dinh, Trân và Yên chức Khinh xa Đô uý. Tiết Phụ - Nguyễn Thị Tấn : xã Dịch Sử, được ban thưởng biển, ngạch, bạc lụa. - Phạm Thị Đoan : xã Tiểu Liêm, 20 tuổi lấy chồng học trò là Trần Danh Nghiệm người xã Nghĩa Lễ. Được hơn một năm thì Nghiệm chết, thị tự viết một phong thư để lại tạ ơn mẹ đẻ rồi thắt cổ chết. Năm Thành Thái thứ 3 được thưởng biển vàng khắc 4 chữ "Tiết hạnh khả phong". Lại sai dân làng nhà chồng lập miếu thờ. Phong tục Học trò ham văn học, dân cày chuộng cần kiệm. Các việc tế tự quanh năm, khánh điếu qua lại phần nhiều đều là phong hậu. Đấy cũng là do phong thổ tập quán khiến ra như thế. Cổ tích - Lăng vua Trần Minh Tông ở xã Vạn Diệp (trước là trang Vạn Kiếp) nay có hơn vài mẫu, cây cối xanh tốt, đáy là chỗ lăng cũ. - Đền thờ Trạng nguyên họ Nguyễn : Người Dương A tên là Hiền, đậu Trạng nguyên năm 12 tuổi năm Thiên ứng Chính Bình thời Trần. Lúc bấy giờ có quan sứ Tàu đến thử, bảo ông triết tự câu thơ như sau : "Lưỡng nhật bình đầu nhật, Tứ sơn điên đảo sơn, Lưỡng vương tranh nhất quốc, Tứ khẩu tung hoành gian". Hỏi là chữ gì ? Ông triết thành chữ Điền ( ). Sứ Tàu kinh sợ nói rằng :" Người thật là thiên tài". Ông làm quan đến Công bộ Thượng thư. Năm 14 tuổi thì mất. Dân xã lập đền thờ. - Đề thờ Trung Phổ Vương : Người xã An Lá, đem quân giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 xứ quân, được phong làm Kiểm Nghĩa hầu, lấy xã 15
  16. ấy làm thực ấp. Khi nhà Lê cướp ngôi nhà Đinh, ông giữ trại An Lá chống nhà Lê hơn một năm. Khi ông mất rồi, dân xã lập đền thờ. Hễ có cầu cúng gì đều được linh ứng. Lúc nhà Lê Trung Hưng đi đánh nhà Mạc, qua đề thờ ông cầu giúp đỡ. Khi nhà Lê thắng lợi đã phong ông làm phúc thần. Thổ sản Xã Bách Tính có thuốc lào nhưng nay đã thuộc về tỉnh Thái Bình. Ngoài ra không có sản vật gì quí lạ cả. Kĩ nghệ Không có nghề gì khéo lạ lắm. Phụ lục : Bài phú thi đỗ Trạng nguyên của Nguyễn Hiền người xã Dương A Đây không phải là chim én ríu rít ở trên nhà, chim quạ quang quác ở trong rừng, mà là con vịt có bộ lông bơi ở dưới nước, đồng họ lông vũ với con gà. Con từ mẹ đi chơi hồ, nước biếc sóng xanh dường như có ý. Hình giống con hạc đứng ngoài bể, ót xanh cánh đỏ lông không bùn. Nguyên ban đầu lò tạo mang thai, chim xuân liền cánh. Trứng do vịt lanh đẻ ra, tổ sen để ở. Ba tuần vỏ vỡ, toàn nhờ công mẹ nuôi lên. Một ngày bỏ mẹ đi, con muốn chơi hồ cho thoả thích. Xem ra tình mẹ con vẫn chưa dứt hết, muốn tìm cái gì ở ngoài phận mình. ở gần muốn tạ ơn con tò vò nuôi nhện, mà đi xa theo con nông con vạc đồng khí với mình. Lúc đầu đạp nước mà bay, cả ngày nghỉ những chỗ bãi xa bến phẳng. Lúc về ngủ chỗ nệm lông, suốt đêm chơi những nơi gió mát bóng râm. Không lo sợ tên sa đạn bắn, mà được vui trong sông rộng hồ trong. Hoặc có khi soi mắt dưới nước, rỉa lông trong hoa, sáng bơi ở vùng bến trắng, đêm lượn ở chỗ bờ hồng. Đêm khuya bốn trống ồn ào lẫn với tiếng họ Lý lúc trong ao. Ngày cắp nghìn vàng, phẳng lặng khác với đầu chàng sinh khi lặn vực. Hoặc cũng có khi rúc chỗ cỏ xanh, lùng nơi héo xám. Tránh thuyền câu mà bơi theo bạn vạc, chơi bến hạc mà tắm với lũ cò. Gần gũi gọi nhau ríu rít như vợ chồng tu hú, xa khơi bay đậu, tung tăng như chú bác chim le. Thế thì lúc bỏ mẹ mà đi chơi, cũng là bởi ham mê du ngoạn. Thế mới biết tuy con bỏ mẹ thì lý không ổn, nhưng vịt xa gà thì tình phải yêu. Vì chưng tình diều ó dễ dứt khoát với nhau, chơi bời vội sinh lòng cáo, tép tôm không tranh giành từng bữa, xa xôi đành bỏ mẹ gà. Xem con vịt chỉ là một loài cầm, há làm người mà lại thua con vịt ư ? Người ta khi sinh ra ai cũng phải có nơi nương tựa, sống thì có cơm no áo ấm, người ta há không thể chạy xa bay cao. Thóc cũng là nghĩa, không phải có một điểm sáng thì sao mà lại phụ tình, cỏ muốn tỏ lòng khó lòng đền đáp ơn xuân để được tránh khỏi trách nhiệm như thế chả kể làm gì, hơn được loài cầm cũng rất ít. Ôi ! Gà bỏ mẹ lí vẫn có thế. Làm con ở với cha mẹ mà không biết tôn kính cha mẹ thì chẳng hay. Nếu đạo làm con mà chưa hay thì không khác gì loài cầm khinh rẻ nhau. Phương chi còn thờ cha mẹ, lúc cha mẹ còn thì không đi chơi xa, mà nếu đi xa thì phải có phương hướng. Người ta khác loài cầm là ở chỗ có lễ 16
  17. nghĩa, mà lễ nghĩa thì phải báo đáp. Con người ta thiêng liêng hơn loài vật thì phải biết lấy ơn mà báo đền lại ơn. Có cha mẹ thì phải thờ phụng cha mẹ, chứ đừng như con vịt đã từ bỏ mẹ gà vậy. Phủ Xuân Trường Thành dài 27 trượng, rộng 26 trượng, hào rộng 3 trượng sâu 5 thước. Bốn bề rào tre vót nhọn. Có 2 cửa, công đường phủ ở giữa, bên phải có nhà học, bên trái có trại lính, phía sau có nhà tù và trại lệ về địa phận xã Ngọc Cục. Phía tây bắc giáp sông lớn, phía đông nam giáp phần sông xã Hành Thiện. Nhà Văn Miếu ở phía đông nam (thuộc xã Thượng Phú ) nguyên trước dựng lên ở xã Tương Nam, gần thành phủ cũ, nay vì đường đê bức gần mới dời đến đây. Có con sông nhỏ từ Bùi Chu chảy đến địa đầu xã Hành Thiện thì chia 2 ngả. Một ngả chảy vào xã Hành Thiện và xã Yên Hành rồi chảy ra cửa sông Yên Hành. Một ngả chảy quanh từ phía đông đến phía bắc thành rồi lại chảy qua phía nam trước thành thì uốn vòng và dừng lại. Phía bắc giáp huyện Thượng Nguyên, phía nam giáp bể, phía đông giáp huyện Vũ Tiên, phía đông nam giáp huyện Tiền Hải, phía tây giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Hải Hậu. Từ đời Lê về trước thành phủ dựng ở huyện Nam Trực. Năm Gia Long thứ 7 thì rời đến xã Kinh Thao. Năm Minh Mệnh thứ 10 dời đến xã Tương Đông (nay gọi là Tương Nam) ở chính hữu sung của dòng sông. Về sau lại dời đi 2 lần đều ở xã Tương Nam mà nước sông vẫn chảy mạnh không ngừng. Năm Đồng Khánh ất dậu lại phải dời chỗ nhưng gặp lúc việc bận nên phải tạm trú ở nhà giáo của hàng phủ ( ở phía hữu thành, cách xa thành phủ chừng 150 trượng). Ngày tháng tư năm ngoái mới dời về xã Ngọc Cục. Nay các nền phủ cũ đều đã hư nát, riêng nhà giáo cũ nơi phủ tạm trú thì nay lính đồn chiếm đóng. Núi sông Phủ Xuân Trường thế đất bằng phẳng không có núi, chỉ gần bờ bể, những nơi đất mới bồi thành các cồn đống nhiều hình thù giống như xương sống con rồng, màu đất đen xẫm, tục gọi là Cồn Đen. Những nơi cao ráo nhân dân đến ở trồng khoai đậu. Những nơi ven bờ nước bể bao bọc ít người đến ở, trông xa nhấp nhô sóng lượn khói nước mênh mông, trông thấy mà không đến được. Sông Hoàng : thượng lưu chia từ sông Nhị Hà, đến đông bắc thành tỉnh chia ra 3 ngả. Một ngả chảy qua phía đông huyện Thư Trì làm sông Hộ Giang. Một ngả chảy qua phía tây huyện Mỹ Lộc làm sông Vị Hoàng. Một ngả chảy sang phía bắc huyện Giao Thuỷ qua sông Kênh Thao, đến chỗ đầu Rô lại chia ra hai nhánh. Một nhánh chảy về phía tây nam gọi là sông Nhạc dồn về cửa bể Nhạc Môn. Một nhánh chảy về phía đông gọi là sông Ngô qua sông Ngô Đồng rót vào cửa bể Ba Lạt. Sông Ngô Đồng : ở xã Tam Hoành, phía trên giáp sông Luộc, phía dưới chảy vào cửa Ba Lạt. Tương truyền vào thời Lê, trên bờ sông có một 17
  18. cây ngô đồng chu vi thân 5 thước, cao 3 trượng, cành lá xum xuê, hoa màu đỏ to như cái bát, các loài chim lớn thường làm tổ trên cây ấy. Cửa bể Cửa bể Ba Lạt ở địa phận xã Yên Tứ, một dòng nước chảy về phía chính đông rộng 103 trượng, khi nước thuỷ triều lên sâu 7 thước, triều xuống sâu 3 thước 5 tấc. Một dòng nước phóng về phía chính nam rộng 92 trượng, triều lên sâu 4 thước 2 tấc, triều xuống sâu 8 tấc. Bến sông - Bến đò Trà Thượng : thuyền buôn, thuyền đánh cá phần nhiều dừng lại chỗ này. - Bến đò Bắc Câu : các khách buôn đi tỉnh hoặc đi Ninh Bình phần nhiều chờ ở bến này. Thuyền buôn đông vui, hành khách tấp nập. Từ năm Quí mùi về sau khách buôn thưa dần. Chủ đò đổi nghề khác. Nay bến đò vắng vẻ, thua trước rất nhiều. - Bến đò Trà Lũ : ở xã Trà Lũ, người trong xã thường đi Thanh Hoá, Tuyên Quang, Hưng Hoá mua tre gỗ kết thành bè mà về mở của hàng buôn bán. - Bến đò Bùi Chu : phần đông bán tre nứa và gỗ. - Bến đò Cựa Gà : buôn bán nứa. Chợ Có các chợ như chợ Hành Thiện, chợ Cát Xuyên, chợ Hoành Nha đều là chợ hạng 5 vậy quan tân Cửa sông Lạc Quần ở bến sông Nhạc Giang, thuộc xã Lạc Quần. Cửa sông Ngô Đồng . Hai cửa này đều có quan Trương chính Pháp đóng ở đê trưng thu thuế muối. Thay đổi Xét phủ Xuân Trường, đời Hán thuộc là Giao Chỉ, đời Lý gọi là Hải Thanh, Trần Thái Tông cải làm Thiên Thanh, Thánh Tông lại cải làm Thiên Trường. ( Sách sử chép rằng :" Năm Thiên Long thứ 5 đổi làng Tức Mặc làm phủ Thiên Trường". Sách Thanh chí chép rằng :"Làng Đa Mặc là nơi sinh ra tổ tiên nhà Trần, nên nhà Trần dựng hành cung ở đấy, mỗi năm đến viếng một lần, không quên gốc. Cho nên gọi là Thiên Trường"). Thuộc nhà Minh đổi làm Phụng Hoá. Đến nhà Lê lại trở về tên cũ. Đến triều Nguyễn, năm Tự Đức thứ 15 mới đổi làm Xuân Trường. Nguyên trước có 4 huyện : Giao Thuỷ, Nam Chân, Thượng Nguyên, Mỹ Lộc. Năm Minh Mệnh thứ 13 cắt Thượng Nguyên, Mỹ Lộc đặt làm phân phủ riêng. Năm thứ 14 chia huyện Nam Chân (nay là Nam Trực) đặt thêm huyện Chân Ninh (nay là Trực Ninh). Năm Tự Đức thứ 4 bớt phân phủ, hai huyện Thượng Nguyên, Mỹ Lộc lại thuộc phủ Xuân Trương. Cắt Nam Trực cho thuộc phủ Nghĩa Hưng. Phủ 18
  19. Xuân Trường còn thống hạt 4 huyện là Giao Thuỷ, Thượng Nguyên, Mỹ Lộc, Trực Ninh. Năm Đồng Khánh thứ 3 đặt thêm huyện Hải Hậu (lấy tổng Tân Khai của huyện Giao Thuỷ, một nửa tổng Kiên Lao và hai tổng Ninh Nhất, Quần Phương của huyện Trực Ninh tháp vào huyện mới), thành ra phủ Xuân Trường có 5 huyện. Huyện Giao Thuỷ Phủ lị đóng ở đây. Huyện Giao Thuỷ nguyên có 12 tổng, 140 xã, thôn, phường. Năm Đồng Khánh thứ 3 cắt tổng Tân Khai và nửa tổng Kiên Lao tháp vào huyện Hải Hậu. Năm Thành Thái thứ 3 lại trích các thôn, xã Yên Tứ, Thượng Yên, Tứ Hạ, Thúc Thân, Doãn Trung, Đông Thành, Đông Hạo, Doãn Đông, Lộc Trung ở tổng Hà Cát cho tháp vào huyện Tiền Hải. Các xã thôn La Xuyên, Hành Hạ, Dũng Nghĩa, Kinh Thao, Chi Phong, Phan Xá, Quy Phú, Tương Đông ở tổng Hành Thiện, và các xã thôn Nghĩa Xá, Bồng Kiên, Bồng Lai, Bồng Trại ở tổng Động Xá cho tháp vào huyện Vũ Tiên. Xã Đại Yên tháp vào tổng Nghĩa Xá ; Các xã Hạc Chu, Sa Cao, Hạc Lương, Thuận Yến tháp vào tổng Hành Thiện ; Các xã thôn này nguyên thuộc huyện Vũ Tiên, nay cho tháp vào huyện Giao Thuỷ. Năm Thành Thái thứ 4 lại cắt xã Thanh Hương của huyện Mỹ Lộc hợp với các thôn Hà Cát, Định Hải, Giáo Phường, Lạc Thanh lập thành tổng Hà Cát. Hiện nay chỉ còn 11 tổng, 110 xã, thôn, phường. Số đinh : Hạng tráng 7808 người, hạng lao 3435 người, hạng miên dao 179 người. Điền thổ : Điền từ hạng nhất đến hạng ba cộng 37938 mẫu. Thổ từ hạng nhất đến hạng mười hai cộng 14573 mẫu. Thuế đinh : 3881, 80 đ. Thuế điền thổ : 35185,06 đ. Tổng sưu : 15616 đ. Nhân vật Đến triều Nguyễn mới thịnh. Hành Thiện là nhiều nhất, hiện nay mỗi khoa số học trò đi thi hơn 300 người. Nhân vật thuộc các triều đại trước : Phạm Hà Bàn : xã Quán Các đời Lê, thi Hương đậu tam trường, gặp thời Tây Sơn tránh vào ở đất Vân Đồn của Trung Quốc. Triều Nguyên sai quan đến hỏi, mới cùng học trò là Phạm Văn Hanh, Phạm Văn Vị vượt bể về Gia Định theo Nguyễn ánh đánh Tây Sơn. Đến năm đầu Gia Long được ban chức Trung quân Đô thống chế hộ giá, chầu hầu bàn bạc vừa ý vua, được ban thưởng luôn. Sau mất ở thành Gia Định, được cấp tuất rất hậu. Có hai đạo văn tế. 19
  20. Trần Văn Bảo : xã Cổ Chử, đậu Trạng nguyên khoa Canh tuất đời Cảnh Thịnh nhà Mạc. Vâng mệnh đi sứ Tàu. Làm quan đến Thượng thư, tước Nghĩa Quận công. Con là Đình Huyên, đậu Tiến sĩ khoa Bính tuất đời Mạc. Cha con đều làm quan to với triều nguỵ ( Mạc ) cho nên trong sách Nhất thống chí trước bỏ đi. Nay xem trong Đăng khoa lục mà chép vào để đủ tham khảo tra cứu. Các nhân vật thuộc triều Nguyễn có tất cả 73 người, Trong đó có 4 Tiến sĩ, 3 Phó bảng, 66 Hương cống, Cử nhân. Hiện nay còn ở chức 15 người, ở quán chưa đi làm 9 người, về hưu 12 người, bị cách bị bại 5 người. Phạm Thế Lịch : xã Quần Mông (nay đổi là Lạc Quần), đậu Hương cống khoa Mậu tí đời Minh Mệnh, đậu Tiến sĩ khoa Kỷ sửu. Làm quan Phủ doãn Thừa Thiên. Bấy giờ xuống chiếu mở con đường Vân Nam, ông dâng sớ nói không tiện nên bị cách chức, sung vào làm các việc đắp đê chuộc tội. Đường đê làm xong, ông được bổ lại làm Bố chánh Quảng Nam, sung vào chức đi sứ sang Tàu. Cho đổi tên là Thế Trung. Sau được thăng Tổng đốc Bắc Ninh, bị cách. Ông về quê dạy học, thọ 81 tuổi. Ông vốn thông minh, nhớ nhiều, là người khoa giáp đầu tiên của bản huyện. Đặng Toán : xã Hành Thiện, Cử nhân khoa Đinh mùi đời Thiên Tử, Phó bảng khoa Mậu thân đời Tự Đức, làm Tuần phủ Lạng Sơn, thất thủ nên bị giáng. Sau được phái làm Tuần phủ Ninh Bình. Ông làm quan ở đâu cũng được tiếng tốt ở đấy, quan lại, dân chúng đều yêu mến. Năm Tự Đức 32 được thăng làm Tổng đốc Nghệ An, chưa kịp đi nhậm chức thì mất. Những người cáo hưu : Đặng Đức Địch : xã Hành Thiện, Cử nhân khoa Mậu thân đời Tự Đức, Phó bảng khoa Kỷ dậu cũng đời Tự Đức, làm quan đến Lễ bộ Thượng thư. Năm Đồng Khánh ất dậu 70 tuổi được về hưu. Ông là người liêm chính, siêng năng. Tuy làm quan đến Thượng thư nhưng trong nhà bao giờ cũng thanh bạch, đạm bạc như nhà nho. Nay vẫn mở trường dạy học, làm việc không biết mệt. Ông là người tuổi tác cao, phẩm hàm tôn kính nhất trong huyện. Đặng Xuân Bảng : xã Hành Thiện, Cử nhân khoa Canh tuất, Tiến sĩ khoa Bính thìn, đều đời Tự Đức. Làm quan đến Tuần phủ Hải Dương, thất thủ, bị cách. Sau khôi phục làm Đốc học Nam Định, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Tuổi già xin về. Ông ham đọc sách, khi còn làm quan tay không lúc nào rời quyển sách, nay đã về hưu vẫn đọc sách có khi suốt cả ngày. Nói đến người học rộng thì trong hàng huyện mọi người đều suy tôn ông cả. Đặng Văn Bính : xã Hành Thiện, Hương cống khoa Tân mão Minh Mệnh 12, làm Tri huyện Tiên Minh, bị bãi chức, về nhà. Sau khôi phục Giáo thụ phủ Kinh Môn. 70 tuổi về hưu. Các cháu nối tiếp nhau đậu đạt làm quan. Đặng Hữu Dương đậu Tiến sĩ, làm quan án sát Hà Nội là cháu đích tôn của ông. Năm nay ông đã 83 tuổi nhưng vẫn đi lại ngâm vịnh như thường. Ông thật là có cái cảnh tùng cúc vui nhàn, chi lan tươi tốt "Khang cường phùng cát thọ khảo duy kỳ" điềm quí của người đời vậy. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2