* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc sgk tóm tắt khái quát về biển Đông.
- HS đọc sgk, trả lời.
- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu các ảnh hưởng của yếu tố hải văn ở biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
( Gợi ý: + Nhiệt độ nước biển, độ muối, sóng, thủy triều, hải lưu)
* Hoạt động 2:Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát H8.1, và những hiểu biết trao đổi, thảo luận nhóm với các nội dung được phân:
+ Nhóm 1: Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?
+ Nhóm 2: Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?Xác định vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển thuộc các tỉnh thành phố nào?
+ Nhóm 3: Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến TNTN vùng biển nước ta?
+ Nhóm 4: Những thiên tai do biển Đông gây ra?
- Bước 2: HS thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức.
+ Vịnh Hạ Long: TP Hạ Long – tỉnh QN.
+ Đà Nẵng:
+ Xuân Đài: tỉnh Phú Yên.
+ Vân Phong, Cam Ranh: Khánh Hòa.
* Hoạt động 3: Cả lớp
- GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã học.
- HS xem lại theo các câu hỏi sgk.
|
1. Khái quát về biển Đông.
- Biển Đông rộng, nguồn nước dồi dào.
- Là biển tương đối kín.
- Có đặc tính nóng ẩm và ảnh hưởng của gió mùa.
=> Biểu hiện: Qua các yếu tố hải văn.
+ Nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 23°C và biến động theo mùa.
+ Độ măn trung bình khoảng 32- 33‰, tăng giảm theo mùa.
+ Sóng mạnh vào thời kì đầu có gió mùa Đông Bắc.
+ Trong năm, thủy triều biến động theo 2 mùa lũ, cạn. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất vào đ= sông Cửu Long và đ= sông Hồng.
+ Hải lưu có hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa và mang tính chất khép kín.
- Biển giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.
a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
- Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối không khí > 80%.
- Mang lại lượng mưa lớn.
- Gió thổi từ biển vào làm giảm tính chất lục địa ở các vùng phía Tây.
- Làm biến tính các khối khí khi qua biển vào nước ta.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
- Các dạng địa địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ…. có nhiều giá trị về kt biển ( xây dựng cảng biển, du lịch…).
- Giới sinh vật đa dạng và giàu có: rừng ngập mặn, san hô,…..
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
- TN khoáng sản: trữ lượng lớn và giá trị nhất là giàu khí.Ngoài ra có: cát, muối….
- TN hải sản: SV giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ.
=> Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kt của nước ta hiện nay.
d. Thiên tai.
- Bão: TB có 9-10 cơn.
- Sạt lở bờ biển.
- Cát bay, cát chảy…..
3. Ôn tập (từ tiết 1 - 7)
a. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập:
- Nắm thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
b. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí.
c. Đất nước nhiều đồi núi:
+ Nêu nhận xét ngắn đặc điểm địa hình VN?
+ CM sự đa dạng của địa hình?
+Kể tên những cánh cung vùng ĐB?
+ Hãy xác định những dãy núi lớn của vùng Tây Bắc?
+ Nhận xét độ cao và hướng núi giữa BTS và NTS?
+ So sánh 2 đòng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phân tích thế mạnh và hạn chế khu vực đồi núi và đ= đối với sự phát triển kinh tế.
d. Thiên nhiên hịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển.
- Chứng minh rằng Việt Nam là quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua các yếu tố khí hậu, địa hình và hệ sinh thái?
e. Rèn kĩ năng vẽ và phân tích số liệu:
|