intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điếc và nghễnh ngãng ở người cao tuổi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người già thường gặp khó khăn trong giao tiếp do chức năng thính giác suy giảm. Theo thống kê của nhiều viện lão khoa trên thế giới, khoảng 3050%số người trên 65 tuổi bị giảm sức nghe ở mức ảnh hưởng xấu đến giao tiếp. Trong đa số trường hợp, cách tốt nhất khắc phục tình trạng này là đeo máy trợ thính. Bệnh điếc ở người già có tính hỗn hợp, nghĩa là cả phần dẫn truyền (màng nhĩ và chuỗi xương con) lẫn phần tiếp nhận (tế bào giác quan, các đường dẫn truyền và các trung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điếc và nghễnh ngãng ở người cao tuổi

  1. Điếc và nghễnh ngãng ở người cao Người già thường gặp khó khăn trong giao tiếp do chức năng thính giác suy giảm. Theo thống kê của nhiều viện lão khoa trên thế giới, khoảng 30- 50%số người trên 65 tuổi bị giảm sức nghe ở mức ảnh hưởng xấu đến giao tiếp. Trong đa số trường hợp, cách tốt nhất khắc phục tình trạng này là đeo máy trợ thính. Bệnh điếc ở người già có tính hỗn hợp, nghĩa là cả phần dẫn truyền (màng nhĩ và chuỗi xương con) lẫn phần tiếp nhận (tế bào giác quan, các đường dẫn truyền và các trung tâ m nghe trên vỏ não) của bộ máy thính giác đều suy giảm do sự thoái hóa về cấu trúc. Khi khám soi tai, ở hầu hết trường hợp đều thấy màng nhĩ dày lên, trắng đục chứ không còn xanh bóng như ở người trẻ tuổi. Nếu soi kỹ sẽ thấy phần xơ hóa có hình cong lưỡi liềm, được gọi là " cung lão suy" .
  2. Một màng nhĩ như vậy sẽ có độ nhạy kém khi tiếp nhận sóng âm. Mặt khác, hiện tượng xơ dính và thoái hóa các khớp của chuỗi xương con cũng cản trở sự truyền âm, hạn chế khả năng điều tiết của chuỗi xương này khi âm lượng lớn. Sự giảm thiểu các chất dẫn truyền thần kinh khi về già còn làm cho luồng thần kinh thính giác đi lên não trở nên chậm chạp. Ngoài ra, do hiện tượng não bị teo, mối liên hệ giữa các trung tâm thính giác và ngôn ngữ cũng trở nên lỏng lẻo, gây khó khăn cho sự tập hợp và giải mã các tín hiệu. Do những thay đổi nói trên, bệnh điếc ở người cao tuổi có các đặc điểm sau: - Nghe giọng trầm (tiếng đàn ông) dễ hơn giọng cao (tiếng phụ nữ, trẻ con). - Nghe xa rõ hơn nghe gần (đối với các âm thanh có cường độ lớn). - Nghe tiếng nói vừa rõ hơn tiếng nói to.
  3. Bệnh điếc ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của người cao tuổi. Người đối thoại với họ phải nhắc đi nhắc lại khi giao tiếp nên dễ nản lòng, ít muốn trò chuyện. Vì vậy, bệnh nhân dễ có cảm giác bị cô lập, dẫn đến trầm cảm, bi quan, xa lánh mọi người. Vì vậy, việc cải thiện sức nghe cho người cao tuổi có vai trò rất quan trong đối với sức khỏe tinh thần của họ. Với bệnh điếc ở người già, không thể can thiệp bằng phẫu thuật vì căn nguyên gây nghe kém liên quan đến toàn bộ bộ máy thính giác chứ không riêng ở một bộ phận nào. Việc điều trị bằng thuốc cũng chỉ có hiệu quả ở một số trường hợp điếc liên quan đến rối loạn tuần hoàn não, ảnh hưởng đến sự tưới máu tai trong (thường kèm theo các triệu chứng ù tai, chóng mặt). Đeo máy trợ thính được coi là phương pháp tốt nhất để khắc phục chứng điếc và nghễnh ngãng ở người cao tuổi. Việc này cũng bình thường như người cận thị đeo kính cận, người lão thị đeo kính lão... Ngày nay, ở các nước phát triển, số người già đeo máy trợ thính ngày càng tăng.
  4. Tuy nhiên, để lựa chọn được một máy trợ thính thích hợp, bệnh nhân cần được khám kỹ, thực hiện nhiều thử nghiệm để đo sức nghe. Đồng thời, các thông số của máy phải được các kỹ thuật viên điều chỉnh để trở nên phù hợp tối đa với người sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2