intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điểm danh' thực phẩm bé yêu 'mê tít'

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chuối Chuối được coi là một trong những loại quả "hoàn hảo" dành cho bé mới ăn dặm và các bé lớn hơn. So với một quả táo, một quả chuối chứa hơn 4 lần protein, 3 lần phôtpho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các loại vitamin và chất dinh dưỡng khác. Một quả chuối có tới 400mg kali (đủ nhu cầu kali cho bé trong một ngày). Bên cạnh hai loại đường là glucose và fructose

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điểm danh' thực phẩm bé yêu 'mê tít'

  1. Điểm danh' thực phẩm bé yêu 'mê tít' 1. Chuối Chuối được coi là một trong những loại quả "hoàn hảo" dành cho bé mới ăn dặm và các bé lớn hơn. So với một quả táo, một quả chuối chứa hơn 4 lần protein, 3 lần phôtpho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các loại vitamin và chất dinh dưỡng khác. Một quả chuối có tới 400mg kali (đủ nhu cầu kali cho bé trong một ngày). Bên cạnh hai loại đường là glucose và fructose, chất xơ trong chuối giúp cơ thể cân bằng năng lượng. 2. Bơ Quả bơ được xếp vào danh sách những thức ăn dặm đầu đời của bé. Có thể cho bé ăn bơ khi bé được 4 - 6 tháng tuổi vì bơ giàu carbonhydrat và chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hàm lượng chất béo tự nhiên trong bơ khá tốt cho bộ não và cơ thể của bé. Một cốc bơ chín cỡ trung bình chứa khoảng 322 kalo với 30g chất béo. 3. Quả anh đào Anh đào (cherry) tươi có vị thơm, ngọt dịu, nhiều nước, không giống như anh đào được làm mứt. Anh đào rất giàu kali, phôtpho, canxi, vitamin A, vitamin C. Ngoài ra, trong anh đào còn chứa một lượng nhỏ folate - chất quan trọng trong phát triển bộ não của bé. Khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể làm quen với quả anh đào. So với nhiều loại quả khác, anh đào khá an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho bé. Anh đào chứa hạt và hạt được bao quanh bởi lớp thịt quả khá dày. Tuy nhiên, món ăn này không phù hợp cho bé ăn bốc (hoặc ăn nguyên quả) vì dễ gây hóc. 4. Đậu lăng Đậu lăng chứa protein và chất xơ nên là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chúng cũng là thực phẩm rất hợp túi tiền của các mẹ. Chế biến: Nấu đậu lăng với các loại rau hoặc gạo tùy theo mùa.
  2. 5. Cà rốt Cà rốt chứa lượng beta caroten khá cao, dễ tiêu hóa, giàu vitamin C và canxi nên nó được coi là gợi ý thích hợp khi bé mới ăn dặm (khoảng 4 - 6 tháng tuổi). Tuy nhiên, những loại thức ăn như cà rốt, bí đỏ… bạn chỉ nên thay phiên cho bé dùng 1-2 bữa/tuần. Mỗi lần ½ quả nhỏ (với cà rốt), một miếng nhỏ (với bí đỏ). 6. Thịt gà Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt - nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé. Phần ức và phần thịt nạc (lườn) của gà giàu protein, ít chất béo; phần thịt đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thời điểm cho bé ăn thịt gà Có hai quan điểm hơi khác nhau về chuyện này, như sau: - Thịt gà giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, nên một số chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ có thể cho bé ăn thịt gà trong giai đoạn đầu ăn dặm. - Hơi khác với quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, do hàm lượng protein có trong thịt gà cao nên nó chỉ phù hợp khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. 7. Phô mai Phô mai là thực phẩm chế biến sẵn giàu canxi, vitamin A, D và B12. Nguồn vitamin B12 trong phô mai có thể bù vào lượng vitamin B12 bị thiếu hụt ở nhóm bé lười ăn thịt. Ngoài ra, phô mai còn giàu năng lượng cho bé. Có khá nhiều quan điểm khác nhau quanh vấn đề chọn thời điểm cho bé ăn phô mai: - Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi, bé có thể ăn được phô mai. - Một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn phô mai khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Còn có ý kiến cho rằng, do phô mai thuộc
  3. nhóm sản phẩm từ sữa bò nên chỉ an toàn cho bé từ 1 tuổi trở lên (có khả năng gây dị ứng cho nhóm bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò). Tốt nhất, cha mẹ có thể cho bé ăn thử phô mai. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu bị dị ứng, nên tạm ngưng cho bé ăn phô mai và hỏi ý kiến bác sĩ. 8. Cá Cá là nguồn thực phẩm giàu protein, và trong cá có chứa những chất béo rất có lợi cho sức khỏe như omega 3 axit, DHA và EPA (những loại chất béo này cơ thể không thể tự tổng hợp được và cũng có rất ít trong các nguồn thực phẩm từ động hay thực vật). Đây là những chất béo sở dĩ rất quan trọng là bởi nó là thành phần quan trọng tham gia sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Cá tuy được xem như một loại thực phẩm chức năng tuyệt vời, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, việc lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn cá lại là một điều rất quan trọng. Theo ý kiến từ phía các chuyên gia, bạn không nên cho trẻ ăn cá nếu như trẻ dưới 10 tháng tuổi. Bởi khi đó hệ thống miễn dịch cũng như hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện. Thay vào đó, bạn đợi cho đến khi trẻ lớn hơn 10 tháng tuổi hoặc trước 12 tháng tuổi hãy bắt đầu cho bé ăn cá. Và cũng cần nhắc bạn rằng bạn nên cho bé ăn những nhóm thực phẩm khác trước khi cho trẻ ăn cá. Nếu như trong gia đình bạn có thành viên bị tiền sử của bệnh dị ứng thuốc hay thức ăn, hen suyễn hoặc những căn bệnh mãn tính khác, bạn nên hoãn việc cho trẻ ăn cá lại mà hãy đợi cho tới khi trẻ được 3 tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2