YOMEDIA
ADSENSE
Điện biên phủ Điểm hẹn lịch sử: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
65
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 1 gồm các nội dung: cuộc họp ở tỉn keo, chỉ được thắng, đường ra mặt trận, quyết định khó khăn nhất, mường phăng,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điện biên phủ Điểm hẹn lịch sử: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử<br />
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp <br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Chương 1: CUỘC HỌP Ở TỈN KEO<br />
<br />
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới<br />
khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn<br />
trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954.<br />
Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều<br />
Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng<br />
những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng<br />
nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta “lấy<br />
yếu đánh mạnh” thì ở Triều Tiên là “lấy mạnh đánh mạnh”. Chỉ một thời gian ngắn, quân<br />
đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam.<br />
Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội<br />
Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ<br />
tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc<br />
Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí<br />
nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng<br />
minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình<br />
thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và<br />
những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng,<br />
máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân<br />
sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á<br />
là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh.<br />
Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới<br />
Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô<br />
(Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải<br />
quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh”.<br />
Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí<br />
<br />
Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm<br />
quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận.<br />
Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng<br />
khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân<br />
viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán<br />
đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có<br />
hạn từ bên ngoài, “quân đoàn tác chiến” (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt<br />
qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với<br />
xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với<br />
chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui<br />
khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng<br />
rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín” cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả<br />
năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung<br />
những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến<br />
thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ<br />
gọi là “lối thoát danh dự”. Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7<br />
năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn,<br />
Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: “Chúng tôi không thể tiếp tục<br />
cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể<br />
cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh”. Nội các Pháp khủng<br />
hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu. <br />
Như chúng ta đã dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực<br />
chống cộng vào Đông Dương.<br />
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Tâm được Tổng<br />
thống Aixenhao (Dwight D. Eisenhower) mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Aixenhao quyết<br />
định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để “tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự”.<br />
Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385<br />
triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng<br />
chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến<br />
các loại.<br />
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định ngừng bắn ở Triều Tiên được ký tại Bàn Môn Điếm.<br />
Hăng ri Nava (Hen ri Navarre) tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953. Từ khi bật đầu<br />
chiến tranh, nước Pháp đã bẩy lần bổ nhiệm tổng chỉ huy đội quân viễn chinh. Tôi chỉ thị<br />
cho cơ quan tham mưu tìm hiểu ngay về viên tướng này. Chúng ta chỉ biết được rất ít.<br />
Nava là tướng bốn sao, 55 tuổi, nguyên tham mưu trưởng lục quân Pháp thuộc khối Bắc<br />
<br />
Đại Tây Dương đóng ở Trung âu Nava đã từng phụ trách công tác tình báo phản gián<br />
trong quân đội Pháp, và chỉ huy một sư đoàn thiết giáp. Báo chí hướng Tây ca ngợi Nava<br />
như một “danh tướng” có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương”.<br />
Ngày 3 tháng 7, Nava trở lại Pa ri. Chỉ sau hơn một tháng nghiên cứu tình hình tại chỗ,<br />
Nava đã có một kế hoạch đệ trình trước Hội đồng Tham mưu trương và Hội đồng Quốc<br />
phòng tối cao Pháp. Lần đầu trong chiến tranh Đông Dương, một tổng chỉ huy có kế<br />
hoạch chiến lược về quân sự nhằm giành chiến thắng trong hai năm. Nava đã gây được ấn<br />
tượng tốt trong giới quân sự và chính trị Pháp. Trên báo chí Pháp lại xuất hiện từ ”,chiến<br />
thắng” đã biến mất cùng với Đờ Lát (De Lattre de Tassigny). Điều quan trọng hơn, kế<br />
hoạch Nava được Mỹ tán thành. NÓ chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Phô (Edgar<br />
Faure) nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ trăng. Một con số quá lớn ! Ở<br />
Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho<br />
Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế<br />
Giăng (Juin), người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ<br />
Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu<br />
ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị xâm chiếm.<br />
Nava đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan đến trận<br />
Điện Biên Phủ, và sẽ làm tốn khá nhiều giấy mực sau này. <br />
Ngày 2 tháng 8 năm 1953, Nava trở lại Sài Gòn. Cục Quân báo được chỉ thị gấp rút tìm<br />
hiểu kế hoạch Nava.<br />
So với những tướng lĩnh Pháp mà ta đã từng gặp trong chiến tranh như Lơcléc (Leclerc),<br />
Đờ Lát… thì Nava là một tên tuổi mới ít gây ấn tượng. Nhưng Nava được đặc biệt chú ý<br />
vì gắn với một thời kỳ mới sau cuộc chiến Triều Tiên. Việt Nam đã trở thành nước thứ<br />
mười hai của phe xã hội chủ nghĩa, sẽ nổi lên như một điểm nóng duy nhất trong cuộc đối<br />
đấu giữa Đông và Tây. Mỹ chắc chắn sẽ ra sức giúp Pháp để cuối cùng, hất cẳng Pháp<br />
khỏi Đông Dương. <br />
Từ năm 1950, chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu tranh giành ảnh hưởng với chủ nghĩa thực<br />
dân cũ ở vùng tạm bị chiếm. Một số phần tử cơ hội chính trị ngả theo Mỹ. Với việc trao<br />
“độc lập”, “chủ quyền” cho các quốc gia liên kết, xây dựng một “quân đội quốc gia” bằng<br />
tiền và vũ khí Mỹ nhằm mục tiêu chống cộng, Pháp đã đi vào quá trình chuyển giao Đông<br />
Dương cho Mỹ.<br />
Sau chiến dịch Tây Bắc, cuối năm 1952, bộ đội ta đã tập trung nghiên cứu đánh tập đoàn<br />
cứ điểm. Ta nhận thấy đây có thể là cách đối phó cuối cùng của địch trước một cuộc tiến<br />
công trên địa hình rừng núi. Nếu diệt được tập đoàn cứ điểm gồm một số tiểu đoàn quân<br />
tinh nhuệ của địch ta sẽ tạo nên bước chuyển biến mới trong chiến tranh. Bản chất chiến<br />
<br />
tranh xâm lược buộc quân địch phải phân tán lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chiếm<br />
đóng. Một tập đoàn cứ điểm lớn bị tiêu diệt sẽ kéo theo sự phá sản của chiến lược “chiến<br />
tranh đồn binh” cổ điển của quân xâm lược.<br />
Tuy nhiên, muốn giải quyết một tập đoàn cứ điểm như Nà Sản, ngoài việc rèn luyện bộ<br />
đội, tìm ra chiến thuật thích hợp, cần phải có sự trợ lực của trọng pháo và pháo cao xạ để<br />
giảm nhẹ thương vong của bộ đội trong một trận đánh dài ngày. Trong quý I năm 1958,<br />
trung đoàn lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc ván chuyển<br />
trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông Hồng qua nhiều ghềnh<br />
thác. Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được gấp rút chuẩn bị về nhân sự. Trận đánh Nà Sản<br />
chỉ có thể bắt đầu vào mùa khô năm nay. Chúng ta đặt hy vọng vào trận đánh này, trận<br />
đánh giải phóng hoàn toàn vùng rừng núi Tây Bắc. Có thể là trận đánh bản lề của chiến<br />
tranh.<br />
Ngày 17 tháng 7 năm 1953, trời vừa rạng sáng, hai tiểu đoàn dù Pháp bất thần nhảy xuống<br />
thị xã Lạng Sơn Sau đó một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống Lộc Bình trên đường số 4.<br />
Những nơi này đều nằm sâu trong hậu phương ta. Ở thị xã Lạng Sơn, quân địch lùng sục<br />
vào một số kho vũ khí phá phách rỗi vội vã rút theo đường số 4. Tới Lộc Bình, chúng kết<br />
hợp với tiểu đoàn dù ở đây thành một binh đoàn, tiếp tục đi về phía bờ biển. Một đội quân<br />
cơ động đã tiến lên đón chúng ở Đình Lập với những xe vận tải. Từ đây chúng hành quân<br />
bằng cơ giới về Tiên Yên. Cuộc hành binh chớp nhoáng khiến lực lượng vũ trang ta không<br />
kịp phản ứng Mấy ngày sau, ta biết đây là cuộc hành binh Con nhạn (Hirondelle) do đại tá<br />
đuycuốcnô (Ducournau) chỉ huy. Hành động táo bạo của địch chứng tỏ chúng nắm chắc sự<br />
bố trí sơ khoáng của ta ở một tỉnh giáp giới với Trung Quốc đã được giải phóng trước đó<br />
ba năm.<br />
Ngày 12 tháng 8 năm 1953, tôi nhận được báo cáo quân địch đã rút khỏi Nà Sản. Một tin<br />
hoàn toàn bất ngờ! Toàn bộ quân địch rút bằng đường không cách đó ba ngày. địch đã<br />
khéo nghì binh đánh lừa ta. Thấy máy bay vận tải xuất hiện nhiều, bộ đội đóng chung<br />
quanh Nà Sản lại tưởng lầm địch tăng cường lực lượng để đối phó với cuộc tiến công sắp<br />
tới. Na va giành thắng lợi đầu tiên bằng một cuộc rút lui. Về sau chúng ta mới biết: tập<br />
đoàn cứ điểm Nà Sản không được duy trì vì qua chiến dịch Sầm Nưa, nó đã chứng tỏ<br />
không có khả năng ngăn chặn các đại đoàn chủ lực của ta tiến sang Thượng Lào.<br />
Nếu như đòn biệt kích của Na va nhắm vào Lạng Sơn chỉ nhắc ta đề cao cảnh giác, thì sau<br />
khi địch rút quân khỏi Nà Sản, Tổng quân ủy phải trao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu<br />
nhìn lại toàn cục, nghiên cứu một kế hoạch mới cho mùa khô tới. Chủ trương vẫn là chủ<br />
động tiến công. Phương hướng có thể là giải phóng Lai Châu, tiến sang giải phóng<br />
Thượng Lào, nối liền vùng mới giải phóng với căn cứ địa Sấm Nưa. Ta tiếp tục nghiên<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn