intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điện toán đám mây là gì?

Chia sẻ: Nguyễn Phương Linh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy giả dụ bạn đang là giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trong số rất nhiều công việc bạn phải đảm đương có việc đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên của bạn được trang bị đủ thiết bị, cả phần cứng lẫn phần mềm để thực hiện công việc của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điện toán đám mây là gì?

  1. Điện toán đám mây là gì? Hãy giả dụ bạn đang là giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trong số rất nhiều công việc bạn phải đảm đương có việc đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên của bạn được trang bị đủ thiết bị, cả phần cứng lẫn phần mềm để thực hiện công việc của họ. Bạn không chỉ cần mua cho mỗi người một chiếc máy tính mà còn phải mua cả bản quyền phần mềm cùng toàn bộ các công cụ cần thiết khác. Chưa hết, mỗi khi thuê thêm người mới, bạn lại còn phải mua thêm phần mềm (nếu bản quyền phần mềm bạn đang dùng không cho phép thêm 1 người dùng nữa). Công việc căng thẳng quá mức khiến bạn không thể ngon giấc hằng đêm trên đống tiền của mình.
  2. Một hệ thống “đám mây” điển hình Nhưng đừng lo, đã có giải pháp cho những người bận rộn như bạn. Thay vì phải đi đến từng máy tính để cài từng bộ phần mềm, bạn chỉ cần tải một ứng dụng duy nhất. Ứng dụng này sẽ cho phép nhân viên đăng nhập vào một dịch vụ web có chứa toàn bộ những chương mình mà người đó cần cho công việc cua rminhf. Trong khi máy tính của một công ty khác ở cách đó hàng nghìn dặm có thể chạy mọi thứ, từ ứng dụng
  3. mail tới chương trình xử lý văn bản và phần mềm phân tích dữ liệu. Đây chính là công nghệ đám mây, một thứ có thể thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính. Cô độc như một đám mây Tuy công nghệ đám mây là một lĩnh vực khoa học máy tính mới nổi, nhưng ý tưởng này đã xuất hiện từ vài năm trước. Sở dĩ nó có cái tên ngộ nghĩnh như vậy là bởi các ứng dụng và dữ liệu đều tồn tại trong một “đám mây” gồm nhiều máy chủ web. Trong một hệ thống tính toán “Cloud - mây,” sự phân công công việc có sự chuyển dịch đáng kể. Các máy tính địa phương không cần phải làm tất cả những việc nặng nhọc bằng ứng dụng của mình nữa. Thay vào đó mạng lưới máy tính làm nên “đám mây” sẽ quản lý việc này. Do vậy, yêu cầu về phần cứng và phần mềm bên phía người dùng cũng sẽ giảm đi. Thứ duy nhất mà máy tính người dùng cần có là phần mềm
  4. giao diện của hệ thống đám mây, một thứ cũng đơn giản như trình duyệt web, sau đó mạng lưới mây sẽ lo liệu mọi thứ còn lại. Rất có thể chính bạn cũng đã sử dụng một dạng thức nào đó của công nghệ đám mây. Nếu bạn đang sở hữu một tài khoản email trên một dịch vụ mail trực tuyến như Hotmail, Yahoo! Mail hay Gmail thì bạn đã có kinh nghiệm trong việc làm việc với “đám mây.” Tức là thay vì phải chạy ứng dụng mail trên máy, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản email từ xa. Phần mềm mail và toàn bộ dữ liệu thư từ đều không được lưu lại trên PC của bạn – nó nằm trong đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng điều gì làm nên một hệ thống mây? Hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo. Cấu trúc đám mây Khi nói về một hệ thống mây, ta nên chia nó ra thành hai phần riêng biệt: mặt trước ( Front End ) và mặt
  5. sau ( Back End ) kết nối với nhau qua một mạng , thường là mạng Internet. Mặt trước là máy tính người dùng, hay còn gọi là máy khách ( máy Client ) . Còn mặt sau chính là phần “đám mây” của hệ thống. Mặt trước gồm có một máy tính Client và một ứng dụng cần cho việc truy cập hệ thống mây. Không phải tất cả các hệ thống mây đều sử dụng cùng một giao diện. Các dịch vụ như ứng dụng mail thì nằm ngay trong trình duyệt web như Internet Explorer hay Firefox. Còn các hệ thống khác thì có ứng dụng riêng giúp máy khách truy cập mạng lưới. Máy chủ ảo Máy chủ hầu như không bao giờ chạy hết công suất. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng năng lượng xử lý sẽ bị lãng phí. Nhưng bạn có thể lừa máy chủ rằng thực ra bản thân nó gồm nhiều máy chủ, mỗi máy sử dụng một hệ điều hành độc lập. Công nghệ này mang tên ảo hóa máy chủ. Bằng cách tối đa hóa
  6. số lượng máy chủ cá nhân, công nghệ này sẽ giúp giảm nhu cầu về máy chủ thực tế. Mặt sau của hệ thống bao gồm nhiều máy tính, máy chủ và hệ thống lưu trữ dữ liệu gộp thành “đám mây” các dịch vụ web. Về lý thuyết, một hệ thống mây có thể bao gồm bất kỳ chương trình nào, từ trình xử lý dữ liệu tới trò chơi điện tử. Thường thì mỗi ứng dụng sẽ có máy chủ riêng của nó.
  7. Hệ thống được điều hành bởi một máy chủ trung tâm chuyên điều phối băng thông và câu lệnh máy khách gửi đến để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi. Máy chủ này hoạt động theo một tập hợp các quy luật gọi là giao thức và sử dụng một loại phần mềm đặc biệt mang tên middleware. Middleware cho phép các máy tính trong mạng liên lạc được với nhau. Nếu một công ty quản lý công nghệ đ ám mây có quá nhiều khách hàng, họ sẽ phải đối phó với nhu cầu rất cao về không gian lưu trữ. Một số công ty cần đến vài trăm thiết bị lưu trữ số. Và để lưu được toàn bộ thông tin máy khách, các hệ thống mây cần ít nhất gấp đôi số lượng thiết bị lưu trữ đó để phòng trường hợp hỏng hóc. Một hệ thống mây cần copy lại toàn bộ thông tin máy khách rồi lưu nó vào các thiết bị khác. Bản copy này sẽ giúp máy chủ trung tâm truy cập được vào máy sao lưu để phục hồi dữ liệu trong trường hợp khó khăn.
  8. Lưới, đám mây và tiện ích Công nghệ đám mây có liên quan mật thiết tới công nghệ lưới và công ngh ệ tiện ích. Trong một hệ thống lưới, một máy tính có thể truy cập và sử dụng tài nguyên trên tất cả các máy tính khác trong hệ thống. Còn trong một hệ thống mây thì điều này chỉ xảy ra với mặt sau của hệ thống. Công nghệ tiện ích là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty trả tiền cho một công ty khác để được phép truy cập ứng dụng máy tính hoặc kho lưu trữ dữ liệu. Vậy những ứng dụng nào có thể sử dụng công nghệ này? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo. theo tuvan1088
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2