intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều cấm kỵ cuối cùng trên truyền hình

Chia sẻ: Sunflower Sunflower_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần như mọi chủ đề cấm kỵ đều đã được truyền hình đề cập, ngoại trừ một chủ đề là bản thân… truyền hình – và chuyện nó ra sức cổ vũ cho lối sống tiêu thụ ảnh hưởng đến sự bền vững của Trái đất. Cửa sổ kết nối chúng ta với thế giới Tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi người xem hơn 25.000 quảng cáo mỗi năm trên truyền hình. Quảng cáo không còn đơn thuần là một lời rao về sản phẩm nào đó; nó còn là thông điệp về quan điểm, các giá trị và phong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều cấm kỵ cuối cùng trên truyền hình

  1. Điều cấm kỵ cuối cùng trên truyền hình Gần như mọi chủ đề cấm kỵ đều đã được truyền hình đề cập, ngoại trừ một chủ đề là bản thân… truyền hình – và chuyện nó ra sức cổ vũ cho lối sống tiêu thụ ảnh hưởng đến sự bền vững của Trái đất. Cửa sổ kết nối chúng ta với thế giới Tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi người xem hơn 25.000 quảng cáo mỗi năm trên truyền hình. Quảng cáo không còn đơn thuần là một lời rao về sản phẩm nào đó; nó còn là thông điệp về quan điểm, các giá trị và phong cách sống xoay quanh việc tiêu thụ sản phẩm đó. Các sản phẩm giải trí đại chúng được sử dụng để nắm bắt thị hiếu đại chúng, và sau đó quảng cáo rầm rộ để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm hàng loạt. Động thái này thực tế đang hủy hoại sinh quyển trái đất. Bằng việc phát sóng các quảng cáo phục vụ thương mại, ngành công nghiệp truyền hình đang lập trình nhận thức của loài người về thất bại sinh thái. Gần như gốc rễ tất cả các vấn đề của thế giới là xuất phát từ vấn đề truyền thông. Cho nên, tương lai của thế giới phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và chiều sâu của truyền thông. Tác giả của loạt sách State of the World (tạm dịch: Trạng thái của thế giới), cho rằng đối phó với khủng hoảng sinh thái thì "Nền công nghiệp truyền thông là công cụ duy nhất có khả năng giáo dục ở một mức độ và thời gian cần thiết". Trái tim của công nghiệp truyền thông là truyền hình. Tại Hoa Kỳ, 98% các hộ gia đình đều có TV và trung bình mỗi người xem TV khoảng 4 tiếng mỗi ngày. Truyền hình đã trở thành cửa sổ kết nối chúng ta với thế giới bên ngoài: hầu hết mọi người cập nhật thông tin thế giới qua truyền hình. Dù thích hay không, truyền hình đã trở thành "hệ thần kinh trung ương" của xã hội hiện đại. Câu hỏi đặt ra bây giờ là "bộ não xã hội" của chúng ta đối phó ra sao trước thách thức lớn đối với sự bền vững? Xu hướng bảo vệ người tiêu dùng của truyền hình đang bóp méo quan điểm của con người về thực tế và những vấn đề xã hội cần được ưu tiên, khiến chúng ta ham mê giải trí và trở nên nghèo nàn về hiểu biết. Truyền hình có thể là cánh cửa mở ra thế giới, nhưng quan điểm mà nó mang lại thì gò bó và hạn hẹp.
  2. .Ảnh: Getty Images Cổ vũ một chứng nghiện nguy hiểm Tình trạng báo động của Trái đất đã được cảnh báo rõ ràng từ gần hai thập kỷ trước, khi 1.600 nhà khoa học, trong đó có nhiều người đạt giải Nobel khoa học đã đồng thời ký vào bản "Cảnh báo loài người" (Warning to Humanity). Họ cho rằng "Con người và thế giới tự nhiên đang trong thời kỳ xung đột", và rằng "Cần một sự biến chuyển lớn trong trách nhiệm của chúng ta với Trái đất và cuộc sống để tránh các thảm họa, để hành tinh chúng ta không bị thu hẹp tới mức không cứu vãn nổi". Nếu tương lai của nền văn minh nhân loại bị đe dọa, vậy truyền thông đại chúng để làm gì? Hiện tại, truyền thông đang tích cực tham gia vào việc "thu hẹp vĩnh viễn" hành tinh của chúng ta bằng cách tích cực cổ vũ một chứng nghiện nguy hiểm - ám ảnh tiêu thụ. Các nhà lãnh đạo thế giới vật lộn tìm cách ổn định dân số của hành tinh và đạt được phát triển bền vững. Trong một cuộc thương lượng lịch sử, các nước nghèo đang được kêu gọi hạn chế tỷ lệ sinh, còn các nước giàu được khuyến khích kiềm chế tốc độ sử dụng các tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường Trái đất. Thế nhưng, làm thế nào để các quốc gia giàu giảm tiêu thụ trong khi các phương tiện truyền thông thống trị trí óc chúng ta cứ liên hồi ra rả tuyên truyền để chúng ta mua nhiều hơn bao giờ hết? Mối liên hệ truyền thông - tiêu dùng này là một trong những vấn đề chính trị và xã hội tối quan trọng của thời đại chúng ta, nhưng lại hiếm khi được đề cập. Truyền hình hầu như không bao giờ tự nhìn vào bản thân và xu hướng
  3. bảo vệ người tiêu dùng của nó. Xây dựng một tương lai bền vững đòi hỏi phải có ít nhất là hai thay đổi lớn sau: Diễn đàn Thông tin phản hồi người xem truyền hình: cần tạo ra  các diễn đàn công khai về truyền hình giúp nâng cao trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng trong tòa án dư luận. Sử dụng việc bỏ phiếu trực tiếp và phản hồi của công dân tại "Diễn đàn thông tin phản hồi" của cả địa phương và quốc gia, để người dân có thể sử dụng sức mạnh thuyết phục của đạo đức và dư luận nhằm thúc đẩy một chế độ chương trình phát sóng trưởng thành và cân bằng hơn. Quảng cáo về Trái đất: Để chống lại sự ồ ạt của các quảng cáo  thương mại khuyến khích tiêu dùng, chúng ta cần "Quảng cáo Trái đất". Đó có thể là các quảng cáo về các loài động vật, về mưa rừng, hoặc những khiếu nại từ thế hệ tương lai, v.v... Các quảng cáo đó có thể được thực hiện một cách hài hước, sáng tạo và thông minh để thức tỉnh nhận thức của con người về mạng lưới cuộc sống và nhu cầu của thế hệ tương lai. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng hành tinh của chúng ta đang gặp rắc rối và rằng chúng ta sẽ phải thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống, cách làm việc và tiêu thụ nếu muốn sống hòa hợp với Trái Đất. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải thực hiện một bước tiến lớn bằng cách phá vỡ điều cấm kỵ cuối cùng trên truyền hình và dành một phần sóng truyền hình cho những cuộc đối thoại nghiêm túc về tương lai chung của loài người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2