intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến 2025

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

306
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2025 vừa được ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Xây dựng. Theo đó, Thành phố sẽ được phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường. Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc dân tộc phát huy thế mạnh, đặc thù sông nước, đồng thời tạo sức hấp dẫn đô thị; nâng cao chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến 2025

  1. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến 2025: Phát huy vai trò đặc biệt của Thành phố trong mối quan hệ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cập nhật ngày 19-3-2008 (SQHKT)-Đó là nội dung điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2025 vừa được ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Xây dựng. Theo đó, Thành phố sẽ được phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường. Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc dân tộc phát huy thế mạnh, đặc thù sông nước, đồng thời tạo sức hấp dẫn đô thị; nâng cao chất lượng sống của người dân. Định hướng phát triển không gian: phối hợp phát triển cùng với Vùng: Phạm vi nghiên cứu đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến 2025 được mở rộng ra bảy tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trùng với vùng đô thị TP.HCM. Xác định lại quy mô dân số cho các quận nội thành (cũ và mới) là 7,4 triệu người (trước đây là 6 triệu người). Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đô thị cho từng khu vực là nội thành cũ (13 quận); khu đô thị phát triển (6 quận mới); khu ngoại vi (5 huyện) trước đây xác định chung cho toàn thành phố.
  2. Mô hình sa bàn khu trung tâm hiện hữu TPHCM Ngoài 3 hướng đã được xác định là hướng chính về phía Đông và phía Nam (tiến ra biên hướng phụ về phía Bắc, Tây – Bắc, bổ sung thêm hướng phụ về phía Tây, Tây – Nam thành phố. Mở ra không gian páht triển đô thị theo hướng phối hợp, hòa nhập không phụ thuộc ranh giới hành chánh gảim áp lực vào trung tâm nội thành cũ. Đồng thời đề xuất bốn hành lang ưu tiên phát triển tạo động lực cho cả bốn hướng phát triển tòan diện gồm: Hành lang cửa ngõ phía Đông, dọc tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) kết nối với các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai); hành lang phía Nam dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ để kết nối vớ các khu đô thị dọc tuyến và Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, hành lang hướng Tây Bắc (dọc quốc lộ 22) liên kết với các đô thị Đức Hòa (Long An), Trảng Bàng (Tây Ninh), Thủ Dầu Một (Bình Dương) và hành lang hướng Tây, Tây – Nam dọc trục đường Nguyễn Văn Linh kết nối các khu đô thị phía Nam Thành phố, Khu đô thị Tân Kiên, trung tâm huyện Bình Chánh.
  3. Phân vùng phát triển cho các khu vực đặc trưng: Đối với khu vực nội thành cũ: sẽ có các phương án quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang hiện trạng: ngoài ba khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan tại khu trung tâm hiện hữu quận 1, 3; khu Chợ Lớn, quận 5; khu vực Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Các khu vực còn lại cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng một số ô phố theo hướng giữ nguyên dân số, tăng tầng cao, giảm mật độ xây dựng để dành quĩ đất cho các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh. Tờ trình cũng nhấn mạnh việc qui hoạch phát triển khu Bình Quới - Thanh Đa diện tích 427ha. Khu nội thành phát triển: ưu tiên phát triển khu dân cư, khu đô thị mới quy mô lớn. đồng bộ cả về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hướng Đông – Bắc có "hạt nhân" là khu công nghệ cao 913ha, khu đại học quốc gia 800ha (trong đó thuộc TP là 200ha), công viên lịch sử văn hóa dân tộc 382ha, khu đô thị khoa học - công nghệ khoảng 5.000ha thuộc một phần Thủ Đức và quận 9. Hướng bắc có khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng bao gồm một phần quận 12 và huyện Hóc Môn. Hướng tây là một số khu dân cư mới thuộc quận Bình Tân và huyện Bình Chánh gắn với khu công nghiệp tập trung. Hướng Nam tập trung cho khu đô thị Nam Sài Gòn và một số khu dân cư mới ở quận 7. Dân số tại các quận (cũ và mới) được điều chỉnh tăng lên 7,4 triệu người, so với trước đó là 6 triệu người.
  4. Hình sa bàn khu vực 2 bên sông Sài gòn trong đồ án tham dự cuộc thi "Ý tưởng thiết kế khu trung tâm hiện hữu TPHCM" công ty Nikken Sekkei Khu vực ngoại thành: Tập trung phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn là khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi, Hóc Môn diện tích khoảng 6.000ha và khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè diện tích khoảng 1.600ha. Ở hướng phía Bắc thuộc Hóc Môn và Củ Chi sẽ có phát triển thêm một số khu dân cư mới gắn với thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung. Hướng Tây thuộc Bình Chánh và hướng Nam thuộc Nhà Bè có một số khu dân cư mới theo dạng cụm dân cư để phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn, bảo vệ hệ thống sông rạch… bảo vệ quỹ đất dự trữ, đất nông nghệip và cấm xây dựng tại nhữn gkhu vực dự trữ sinh quyển, rừng đặc dụng, phòng hộ … Quy hoạch giao thông:
  5. - Giao thông đường bộ: Xây dựng hoàn chỉnh ba đường vành đai, 6 trục hướng tâm đối ngoại (gồm các tuyến quốc lộ) và các đường cao tốc có năng lực thông xe lớn. Nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ hướng tâm nhằm hỗ trợ các tuyến hướng tâm đối ngoại và hoàn thiện các đường chính nội đô. Xây dựng 4 tuyến đường trên cao, ngoài ra còn xây dựng 19 cầu đường bộ vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu và hầm qua sông Sài Gòn (hầm đường bộ và hầm metro). Song song đó, khu trung tâm TP sẽ có khoảng tám bãi đậu xe ngầm kết hợp trung tâm thương mại và khoảng bốn bãi để xe tầng. - Giao thông đường sắt: nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất đoạn Trảng Bom - Bình Triệu và đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng. Trong đó đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng chuyển chức năng thành đường sắt đô thị (đi ngầm hoặc trên cao). Xây dựng mới hai tuyến đường sắt đi Biên Hòa và Lộc Ninh, hai tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia đến cảng Hiệp Phước và Cát Lái. Xây dựng 13 ga trong khu đầu mối đường sắt. Mặt khác có sáu tuyến tàu điện ngầm (metro) xuyên tâm và vành khuyên, ba tuyến xe điện chạy trên mặt đất hoặc monorail - Giao thông thủy: Di dời Tân cảng, XN liên Hiệp ba Son, Cảng Nhà Rồng và Cảng Khánh Hội, Cảng Tân Thậun Đông, cảng Rau quả và cảng bến Nghé. Đầu tư xây dựng khu cảng Cát Lái, khu Hiệp Phước. Tổng công suất cụm cảng khu vực TP.HCM khoảng 200 triệu tấn/năm. - Đường hàng không: Cải tạo, nâng công suất cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 20 triệu hành khách/năm để trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới, hoạt động 24/24 giờ. Kiến nghị xây dựng sân bay quốc tế Long Thành từ năm 2010.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2