intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỆU NHẢY CHẬM

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng mồng bảy tháng Ba vừa rồi, ngủ dậy, như thường lệ tôi mở email và nhận được bức thư điện tử của Rodney Dickson, một người bạn họa sĩ ở New York. Đây là loại chain letter, tức thư gửi chuyền nhau qua mạng cho nhiều người khắp nơi trên thế giới, không có tính riêng tư và thường về một vấn đề xã hội, nhân đạo nào đấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỆU NHẢY CHẬM

  1. ĐIỆU NHẢY CHẬM Sáng mồng bảy tháng Ba vừa rồi, ngủ dậy, như thường lệ tôi mở email và nhận được bức thư điện tử của Rodney Dickson, một người bạn họa sĩ ở New York. Đây là loại chain letter, tức thư gửi chuyền nhau qua mạng cho nhiều người khắp nơi trên thế giới, không có tính riêng tư và thường về một vấn đề xã hội, nhân đạo nào đấy. Rodney nhận được từ ai đó rồi đến lượt mình gửi cho tôi và một số bạn bè khác của anh. Bức thư mở đầu bằng mấy dòng của những người tham gia chữa trị cho một bé gái ở New York: "Các bạn thân mến, Xin hãy gửi bức thư điện tử này cho tất cả những người các bạn quen biết và không quen biết. Đây là mong muốn cuối cùng của một cô bé chỉ còn sáu tháng nữa để sống vì căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Đây cũng là cách duy nhất chúng ta có thể mang lại cho em và gia đình em chút ít hy vọng, vì cứ thêm một người nhận được thư, Hội ung thư Mỹ sẽ tài trợ thêm cho em 3 xu Mỹ để thực hiện nỗ lực cứu chữa cuối cùng. Có người đã gửi thư này cho 500 người khác. Chúng tôi hy vọng mỗi chúng ta ít nhất cũng gửi thêm cho 5-6 người nữa. Cô bé New York tội nghiệp đơn giản chỉ muốn chúng ta đọc bài thơ này của em để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, và quan tâm nhiều hơn đến những người xung quanh. Bác sĩ Yeou Cheng Ma, Giáo sư Dennis Shields, Khoa sinh học phân tử và phát triển, 1300 Moris Park Avenue Bronx, New York 10461" Và đây là bài thơ của em (không thấy ghi tên tuổi, sắc tộc và hoàn cảnh gia đình).
  2. Một bài thơ hay, cảm động và đầy triết lý. ít ra, qua nguyên bản tiếng Anh tôi cảm nhận được như vậy. Bài thơ có nhan đề “Điệu nhảy chậm”, xin tạm dịch như sau: Cô chú từng thấy trẻ Nô đùa chơi đu quay, Hay nghe mưa thánh thót Rơi trên từng lá cây? Từng thích thú chạy theo con bướm nhỏ Hay trầm tư ngắm hoàng hôn rực đỏ? Nhảy chậm thôi, nhảy chậm Để lắng nghe mọi người, Vì thời gian và nhạc Không kéo dài suốt đời. Đã bao giờ vì vội, Cô chú chào rất nhanh, Vội đến mức không kịp Nghe người khác chào mình? Và tối lên giường ngủ, Vì vội, ngủ rất mau. Đã bao giờ ý nghĩ Vương vấn mãi trong đầu?
  3. Tốt hơn nên nhảy chậm Để lắng nghe mọi người, Vì thời gian và nhạc Không kéo dài suốt đời. Đã bao giờ cô chú Bảo con: Chờ ngày mai! Và vì vội, không thấy Con buồn khóc, thở dài? Hay đã từng để mất Một tình bạn đẹp sao, Chỉ vì cô chú bận Không nói nổi tiếng "Chào!"? Nhảy chậm thôi, nhảy chậm Để lắng nghe mọi người, Vì thời gian và nhạc Không kéo dài suốt đời. Vì việc vội, lo kịp đi đâu đấy, Đã là mất nửa niềm vui việc ấy. Và một khi cứ lo, vội suốt ngày, Thì cuộc đời ta để mất không hay.
  4. Không phải đua tốc độ, Đời - bản nhạc không dài. Hãy lắng nghe chầm chậm, Để không quên, sót ai. Bài thơ cứ làm tôi bâng khuâng suy nghĩ mãi. Trước hết về số lượng người đã đọc nó và kèm theo đấy là số tiền Viện ung thư Mỹ tài trợ để cứu em, nếu có thể. Nó làm tôi nhớ lại câu chuyện về một cô bé Nhật cách đây bốn mươi năm. Cô bị nhiễm xạ bom nguyên tử, mắc bệnh máu trắng, và cũng phải nằm nhẩm đếm những ngày còn lại ít ỏi của đời mình. Cô bé Nhật thơ ngây ấy tin vào một truyền thuyết cổ nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con thiên nga bằng giấy trắng, cô sẽ khỏi bệnh. Cô không muốn chết và đã lặng lẽ, kiên nhẫn thực hiện ý định của mình. Biết chuyện, trẻ em của thành phố Hirôshima quê hương cô, của cả nước Nhật và nhiều nơi khác trên thế giới tới tấp gửi đến cho cô hàng nghìn, hàng vạn con thiên nga bằng giấy. Dẫu không cứu được cô, việc làm này của các em đã là một cái gì đấy thật cảm động và đầy ý nghĩa, khiến người lớn phải suy nghĩ. Nhưng em bé New York lần này không yêu cầu chúng ta cứu em thoát chết (cái sáng kiến tài trợ của Viện ung thư Mỹ chỉ là ý định đẹp đẽ của người lớn). Em chỉ muốn trước khi chết nhắn nhủ chúng ta một điều giản dị, là chúng ta hãy nhảy chậm trong điệu nhảy cuộc đời, (nếu quả thật cuộc đời là một điệu nhảy), để có thời gian chú ý và quan tâm nhiều hơn đến người khác. Tôi đọc bài thơ mà như thấy em, một cô bé không quen biết ở tận bên kia bờ đại dương, đang khiển trách tôi, rằng suốt mấy chục năm qua hình như tôi đã nói quá nhiều, sống và viết quá ào ạt, quá nhanh, và do vậy đã bỏ qua không nhìn thấy nhiều điều xung quanh, vui cũng như buồn, rằng tôi phần nào ích kỷ chỉ biết đến mình, ít đọc để hiểu đồng nghiệp. Có thể vì luôn vội vã, tôi đã ít chào người khác
  5. hoặc người khác chào mình mà không biết để chào lại. Cũng vì lý do ấy, thật xấu hổ, mãi gần đây tôi mới biết đến người đồng hương vĩ đại của tôi, nhà đạo học, nhà tư tưởng, giáo sư Cao Xuân Huy ở cách làng tôi chỉ một cánh đồng. Con người ấy sống thật thanh thản, thật thiền, ít nói, ít đòi hỏi, chỉ lặng lẽ đọc và suy ngẫm. Trong đời, con người ấy đi thật chậm, thật khẽ, ấy thế mà đến đích thật vinh quang và dấu ấn để lại cho đời thật sâu đậm. Đây chỉ là những ý nghĩ chân thành, có thể phần nào hơi bột phát của tôi. Tôi hy vọng bài thơ trên sẽ gợi được ở bạn đọc một vài liên tưởng về bản thân, về bạn bè, công việc và về cuộc sống nói chung. Phần tôi, tôi đã nhờ Rodney Dickson, nếu được, hãy nói với cô bé New York ấy rằng tôi đã gửi bài thơ của em tới ít nhất 5-6 người (cũng có nghĩa là đóng góp thêm khoảng 20 xu Mỹ cho nỗ lực cứu chữa em), và rằng tôi cảm ơn em đã nhắc tôi một điều tưởng như rất giản dị nhưng không phải lúc nào ta cũng nhớ, rằng "cuộc đời không phải cuộc đua tốc độ, mà chỉ là bản nhạc không dài, và do vậy, phải lắng nghe chầm chậm để không quên ai, sót ai".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2