intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị bệnh đầu nước sau mở sọ giải áp do chấn thương sọ não bằng hệ thống dẫn lưu não thất - ổ bụng có van điều chỉnh áp lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày bệnh đầu nước sau chấn thương (ĐNSCT) không phải là biến chứng hiếm gặp ở bệnh nhân (BN) được phẫu thuật mở sọ giải áp do chấn thương sọ não. Nghiên cứu (NC) này nhằm xác định hiệu quả của phẫu thuật dẫn lưu não thất-màng bụng (DLNTMB) có sử dụng van điều chỉnh áp lực ở những BN này. Phương pháp nghiên cứu: NC hồi cứu 37 BN ĐNSCT có mở sọ giải áp được phẫu thuật DLNTMB tại BV Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 5 năm 2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị bệnh đầu nước sau mở sọ giải áp do chấn thương sọ não bằng hệ thống dẫn lưu não thất - ổ bụng có van điều chỉnh áp lực

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐẦU NƯỚC SAU MỞ SỌ GIẢI ÁP DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO BẰNG HỆ THỐNG DẪN LƯU NÃO THẤT - Ổ BỤNG CÓ VAN ĐIỀU CHỈNH ÁP LỰC Nguyễn Hữu Huy1, Trần Huy Hoàn Bảo2, Lê Trần Minh Sử3, Trần Minh Huy3 TÓM TẮT 51 shunt là 5,7% (2 BN), 70,3% BN cần điều chỉnh Đặt vấn đề: Bệnh đầu nước sau chấn thương áp lực shunt. Kết luận: Phẫu thuật VP shunt sử (ĐNSCT) không phải là biến chứng hiếm gặp ở dụng van điều chỉnh áp lực là phương pháp điều bệnh nhân (BN) được phẫu thuật mở sọ giải áp trị bệnh đầu nước sau mở sọ giải áp hiệu quả và do chấn thương sọ não. Nghiên cứu (NC) này an toàn, giúp giảm tỉ lệ thay shunt do dấn lưu nhằm xác định hiệu quả của phẫu thuật dẫn lưu kém hoặc quá mức. não thất-màng bụng (DLNTMB) có sử dụng van Từ khoá: Đầu nước sau chấn thương, van điều chỉnh áp lực ở những BN này. Phương điều chỉnh áp lực. pháp nghiên cứu: NC hồi cứu 37 BN ĐNSCT có mở sọ giải áp được phẫu thuật DLNTMB tại SUMMARY BV Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 5 MANAGEMENT OF năm 2024. Kết quả phẫu thuật được đánh giá HYDROCEPHALUS AFTER bằng thang điểm Glasgow Outcome Scale – DECOMPRESSIVE CRANIECTOMY IN Extended tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật. TRAUMATIC BRAIN INJURY USING Kết quả: NC gồm 37 BN với tuổi trung bình PROGRAMMABLE VENTRICULO- 40,4 ± 16,4. Sau phẫu thuật DLNTMB, 26 bệnh PERITONEAL SHUNT nhân (70,3%) cải thiện. Tỉ lệ biến chứng chung là Background: Post-traumatic hydrocephalus 13,5% (5 bệnh nhân), bao gồm: 3 BN xuất huyết (PTH) is a relatively common complication in não (8,1%), 1 BN xuất huyết não thất (2,7%), 1 patients undergoing decompressive craniectomy BN viêm màng não (2,7%). Sau thời gian theo following traumatic brain injury. This study aims dõi trung vị 15 tháng (khoảng: 5 - 31), tỉ lệ thay to assess the effectiveness of ventriculoperitoneal shunt (VP-shunt) surgery utilizing a programmable valve in these patients. Methods: 1 Bác sĩ nội trú, Bộ môn Ngoại Thần Kinh-Khoa A retrospective study was conducted on 37 Y-Đại học Y Dược TP.HCM 2 patients with PTH who underwent Khoa Ngoại thần kinh-Bệnh viện Chợ Rẫy 3 decompressive craniectomy and subsequent VP- Bộ môn Ngoại Thần Kinh-Khoa Y-Đại học Y shunt surgery at Cho Ray Hospital between Dược TP.HCM January 2022 and May 2024. Surgical outcomes Chịu trách nhiệm chính: Trần Huy Hoàn Bảo were evaluated using the Glasgow Outcome ĐT: 0906385454 Scale – Extended (GOSE) score at 3 months Email: drhoanbao@yahoo.com post-surgery. Results: The study population Ngày nhận bài: 22.8.2024 included 37 patients with a mean age of 40.4 ± Ngày phản biện khoa học: 28.9.2024 16.4 years. Post-surgical improvement was Ngày duyệt bài: 10.10.2024 317
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC HỘI PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM observed in 26 patients (70.3%). The overall mở sọ giải áp đã được nhắc đến như ghép sọ complication rate was 13.5% (5 patients), which muộn[3,4], lớn tuổi[7], điểm Glasgow lúc included cerebral hemorrhage in 3 patients nhập viện thấp[1], xuất huyết não thất[1], tụ (8.1%), intraventricular hemorrhage in 1 patient dịch dưới màng cứng, mở sọ lớn, khoảng (2.7%), and meningitis in 1 patient (2.7%). After a median follow-up period of 15 (range 5 – 31) cách từ bờ mở sọ đến đường giữa hơn months, the shunt revision rate was 5.7% (2 25mm[6]. Chẩn đoán bệnh đầu nước sau patients), the revision rate of the valve’opening chấn thương thường dựa trên sự kết hợp các pressure was 70.3% (26 patients). Conclusion: biểu hiện lâm sàng của tăng áp lực nội sọ và VP-shunt surgery using a programmable valve is hình ảnh học dãn não thất. Phẫu thuật dẫn an effective and safe treatment option for lưu não thất-màng bụng (VP-shunt) là một hydrocephalus following decompressive phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường craniectomy, with a reduced rate of shunt hợp này. Một trong những hệ thống van revision due to under- or over-drainage. Keywords: Posttraumatic hydrocephalus, shunt được sử dụng là van điều chỉnh áp lực programmable shunt. ngoài, tuy nhiên chưa nhiều nghiên cứu báo cáo kết quả. Do đó, nghiên cứu nhằm báo I. ĐẶT VẤN ĐỀ cáo hiệu quả của phẫu thuật VP shunt có van Chấn thương sọ não vẫn đang là một điều chỉnh áp lực ở những bệnh nhân mắc gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam với tỉ lệ tử bệnh đầu nước sau mở sọ giải áp cũng như vong và tàn tật cao đặc biệt ở lứa tuổi lao các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật động. Phẫu thuật mở sọ giải áp là một phẫu thuật phổ biến trong điều trị chấn thương sọ ở nhóm bệnh nhân này. não, với tác dụng kiểm soát áp lực nội sọ. Tuy nhiên, khuyết sọ rộng sau phẫu thuật mở II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU sọ giải áp có thể làm rối loạn thuỷ động học Dân số nghiên cứu của dịch não tuỷ và tưới máu não, dẫn tới Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu hình thành đầu nước. Đầu nước là một trong những bệnh nhân đầu nước sau mở sọ giải áp những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật do chấn thương sọ não đã được phẫu thuật mở sọ giải áp, góp phần làm tăng tỉ lệ biến VP shunt tại bệnh viện Chợ Rẫy trong chứng và tỉ lệ tử vong sau chấn thương sọ não. khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2022 đến Theo y văn, bệnh đầu nước sau chấn tháng 5 năm 2024. Các bệnh nhân sử dụng thương sau giai đoạn cấp tính được ước tính van shunt điều chỉnh áp lực ngoài được đưa xảy ra với tỉ lệ từ 0,7–45%, tùy thuộc tiêu vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: (1) tiền chuẩn chẩn đoán và dân số bệnh nhân[8]. sử đặt VP-shunt, (2) đã phẫu thuật ghép sọ. Nguyên nhân cũng như cơ chế bệnh sinh của Dữ liệu thu thập bệnh đầu nước sau chấn thương vẫn chưa Các dữ liệu lâm sàng, tiền sử phẫu thuật được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, một số yếu tố mở sọ giải áp do chấn thương sọ não, hình nguy cơ của bệnh đầu nước sau phẫu thuật ảnh học trước phẫu thuật và sau phẫu thuật, 318
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 phương pháp phẫu thuật, kết cục và biến kết quả phẫu thuật dựa trên phép kiểm chứng gần được thu thập trên hồ sơ bệnh án. Fisher’s exact. Kết quả của các phép kiểm có Kết cục và biến chứng xa sau mổ được thu giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống thập trên hồ sơ tái khám hoặc gọi điện thoại kê. phỏng vấn. Thời gian theo dõi trung vị của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 15 tháng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (khoảng: 5 - 31). Có tất cả 37 bệnh nhân thoả các tiêu chí Đánh giá kết quả phẫu thuật chọn bệnh trong nghiên cứu. Tuổi trung bình Chúng tôi đánh giá hiệu quả của phẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là 40,4 ± thuật dựa trên sự cải thiện trên thang điểm 16,4, phổ biến nhất là nhóm 50 – 59 tuổi GOS-E sau 3 tháng tính từ thời điểm đặt (29,7%). Nam giới chiếm ưu thế trong shunt. Sự gia tăng điểm GOS-E sau 3 tháng nghiên cứu (86,5%). Thời gian trung bình từ được xem là phẫu thuật có hiệu quả. Chúng lúc phẫu thuật mở sọ giải áp đến lúc phẫu tôi cũng đánh giá một số yếu tố tác động đến thuật đặt VP shunt là 100,6 ± 35,1 ngày. kết quả phẫu thuật sau 3 tháng. Diễn tiến tri giác của bệnh nhân được thể Phân tích thống kê hiện trong Biểu đồ 1. Giảm tri giác là lý do Phân tích thống kê trong nghiên cứu của nhập viện thường gặp nhất (62,2%), thứ hai chúng tôi sử dụng phần mềm Stata (phiên là phồng hố mổ (29,7%). Thời gian khởi phát bản MP 17.0, StataCorp). Kết quả phẫu thuật triệu chứng trung bình là 1,8 ± 0,7 tháng. được đánh giá dựa trên sự thay đổi điểm Phồng hố mổ là triệu chứng thường gặp nhất GOS-E trước và sau phẫu thuật đặt shunt, sử (89,2%), rối loạn tiêu tiểu là triệu chứng dụng phép kiểm Wilcoxon signed-rank test. thường gặp thứ hai (70,3%). Chúng tôi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến Biểu đồ 1. Diễn tiến tri giác các bệnh nhân trong nghiên cứu 319
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC HỘI PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM Về kết quả hình ảnh học, chỉ số Evan Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị trung bình là 0,53 ± 0,12, chỉ số sừng trán bảo tồn và xuất viện sau khi cho thấy sự cải hiệu chỉnh (mFHI) trung bình là 0,54 ± 0,10. thiện. Có 2 trường hợp phẫu thuật thay shunt Về độ nặng bệnh đầu nước (theo tỉ lệ V/BP), sau đợt điều trị đặt dẫn lưu não thất - ổ bụng có 10,8% phân độ nhẹ, 62,2% độ trung bình lần đầu do tắc đầu dưới VP shunt (5,4%). và 27,0% độ nặng. 78,4% bệnh nhân có dấu Thời gian phẫu thuật thay shunt trung bình là hiệu xuyên thành và 83,8% bệnh nhân có 2 tháng (sớm nhất là 1 tháng, muộn nhất là 3 biểu hiện xoá rãnh Sylvian và rãnh vỏ não tháng). trên CT scan trước đặt shunt. Nghiên cứu có Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 26 36 trường hợp khuyết sọ trán thái dương một bệnh nhân cần điều chỉnh áp lực shunt bên và 1 trường hợp khuyết sọ trán hai bên. (70,3%). Lý do điều chỉnh áp lực shunt bao Khoảng cách từ bờ mở sọ đến đường giữa gồm shunt dẫn lưu quá mức, dẫn lưu chưa đủ trung bình là 21,4 ± 8,3 mm. 67,6% trường sau khi đặt, bệnh nhân tái khám với biểu hiện hợp có khoảng cách từ bờ mở sọ đến đường giảm tri giác sau khi đã xuất viện, hố mổ quá giữa từ 0 đến 25 mm. Kích thước mở sọ phồng hoặc quá xẹp trước khi ghép sọ. Số trung bình là 97,9 ± 17,8 cm2. 8 bệnh nhân lần chỉnh áp lực shunt ít nhất là 1 và nhiều có biểu hiện tụ dịch dưới màng cứng trước nhất là 4. Có 24 bệnh nhân đã được phẫu phẫu thuật (21,6%). thuật ghép sọ sau khi đặt shunt, chiếm tỉ lệ 64,9%. Bảng 1. So sánh điểm GOS-E trước phẫu thuật và sau 3 tháng Thời điểm Điểm GOS-E Trước phẫu thuật Sau 3 tháng 3 15 6 4 12 5 5 8 4 6 2 6 7 0 14 8 0 2 Tổng 37 37 Điểm GOS-E trước đặt shunt và sau 3 kết cục xấu hơn thời điểm nhập viện với tháng được thể hiện trong Bảng 1. Kết quả GOS-E giảm từ 4 xuống 3 điểm. Sự khác biệt cho thấy sau 3 tháng, 26 bệnh nhân cho thấy điểm GOS-E giữa hai thời điểm có ý nghĩa sự cải thiện trên thang điểm GOS-E (70,3%), thống kê (p < 0,001 với phép kiểm Wilcoxon 9 bệnh nhân (24,3%) trong nghiên cứu không signed-rank test, z = 4,700). cho thấy sự cải thiện. 2 bệnh nhân (5,4%) có 320
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 IV. BÀN LUẬN này có thể lý giải rằng bệnh nhân không có Các bệnh nhân trong nghiên cứu của ảnh hưởng sức cơ sau khi hồi phục vẫn có chúng tôi có tuổi trung bình là 40,4 ± 16,4, khả năng sinh hoạt và quay trở lại với cuộc tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu là 9, tuổi lớn sống tốt hơn. nhất trong nghiên cứu là 68. Nhóm tuổi phổ Độ nặng bệnh đầu nước lúc nhập viện đặt biến nhất là từ 50 đến 59 tuổi, chiếm 29,7%. shunt (dựa trên tỉ số V/BP) có sự liên quan Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi khá với kết quả phẫu thuật sau 3 tháng (p = 0,028 tương đồng với tác giả Rosinski[5]. Nghiên với phép kiểm Fisher’s exact). Điều này phù cứu của chúng tôi chưa cho thấy sự ảnh hợp với nghiên cứu của tác giả Wang khi hưởng của độ tuổi lên kết quả điều trị sau 3 mức độ nhẹ là yếu tố tiên lượng đáp ứng với tháng (p = 0,247, Fisher’s exact test). Nghiên phẫu thuật đặt shunt[9]. Độ nặng bệnh đầu cứu của tác giả Wang về kết quả phẫu thuật nước có thể phản ánh phần nào mức độ lưu đặt shunt ở bệnh nhân PTH có rối loạn tri thông và hấp thu dịch não tuỷ của bệnh nhân. giác cho thấy tuổi < 50 là yếu tố tiên lượng Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tại thời cho kết quả tốt sau phẫu thuật[9]. điểm theo dõi cuối với thời gian trung vị 15 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tri tháng (khoảng: 5 - 31), tỉ lệ phẫu thuật thay giác bệnh nhân trước mở sọ giải áp là một shunt là 5,4% tương đối thấp hơn phẫu thuật trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thay shunt ở người lớn (20,7%)[2]. 70,3% thuật đặt shunt (p < 0,001, Fisher’s exact các bệnh nhân trong nghiên cứu cần chỉnh áp test). Bệnh nhân có tri giác thấp sau chấn lực shunt với số lần điều chỉnh ít nhất là 1 thương thường có tổn thương nguyên phát lần, nhiều nhất là 4 lần. Qua đó cho thấy, van nặng nề hơn, mức độ tổn thương nhu mô não shunt điều chỉnh áp lực có lợi ích trong việc cao, gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục điều chỉnh áp lực dẫn lưu, giúp BN tránh của bệnh nhân sau. Mức độ tổn thương nặng những biến chứng dẫn lưu quá mức hoặc cũng có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến tuần kém dẫn lưu, hạn chế số lần phẫu thuật thay hoàn và hấp thu dịch não tuỷ. Do đó có thể shunt, đặc biệt ở những đối tượng có khoảng dẫn đến bệnh đầu nước sau mở sọ giải áp và dao động áp lực nội sọ lớn thay đổi trước và tiên lượng kém hơn với phẫu thuật đặt shunt. sau khi đặt lại nắp sọ như ở các BN mở sọ Điểm Glasgow 9 – 12đ trước mở sọ được giải ép. xem là yếu tố tiên lượng tốt hơn so với Nghiên cứu hiện tại của chúng tôi vẫn Glasgow 3 – 8đ trong nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, giới hạn Wang[9]. của nghiên cứu hồi cứu, thời gian theo dõi Bệnh nhân không có yếu liệt chi trước bệnh nhân sau phẫu thuật còn ngắn. Hệ thống phẫu thuật đặt shunt có kết quả phẫu thuật tốt shunt có van điều chỉnh áp lực giúp ích nhiều hơn trên thang điểm GOS-E sau 3 tháng (p = trong quá trình theo dõi và điều trị sau phẫu 0,001 với phép kiểm Fisher’s exact). Điều thuật và khi bệnh nhân ghép sọ. Chúng tôi có 321
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC HỘI PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM thể điều chỉnh linh hoạt áp lực nội sọ theo 4. Ozoner B, Kilic M, Aydin L, et al. Early tình trạng lâm sàng, hình ảnh học hoặc khi cranioplasty associated with a lower rate of post-traumatic hydrocephalus after cần ghép sọ. Tuy nhiên hiệu quả của phẫu decompressive craniectomy for traumatic thuật sử dụng hệ thống này vẫn cần được brain injury. 2020;46:919-926. nghiên cứu và đánh giá thêm. 5. Rosinski CL, Behbahani M, Geever B, et al. Concurrent versus staged procedures for V. KẾT LUẬN ventriculoperitoneal shunt and cranioplasty: a Phẫu thuật VP-shunt sử dụng van điều 10-year retrospective comparative analysis of chỉnh áp lực là phương pháp điều trị bệnh surgical outcomes. 2020;143:e648-e655. đầu nước sau mở sọ giải áp hiệu quả và an 6. Rufus P, Moorthy RK, Joseph M, et al. Post traumatic hydrocephalus: Incidence, toàn, giúp giảm tỉ lệ thay shunt do dấn lưu pathophysiology and outcomes. kém hoặc quá mức. 2021;69(8):420. 7. Su T-M, Lan C-M, Lee T-H, et al. Risk TÀI LIỆU THAM KHẢO factors for the development of posttraumatic 1. Hu Q, Di G, Shao X, et al. Predictors hydrocephalus after unilateral decompressive associated with post-traumatic hydrocephalus craniectomy in patients with traumatic brain in patients with head injury undergoing injury. 2019;63:62-67. unilateral decompressive craniectomy. 8. Svedung Wettervik T, Lewén A, Enblad 2018;9:337. PJBJoN. Post-traumatic hydrocephalus– 2. Mansoor N, Solheim O, Fredriksli OA, et incidence, risk factors, treatment, and clinical al. Revision and complication rates in adult outcome. 2022;36(3):400-406. shunt surgery: a single-institution study. 9. Wang Y, Wen L, You W, et al. Predicting 2021;163:447-454. the outcomes of shunt implantation in 3. Nasi D, Dobran MJSNI. Can early patients with post-traumatic hydrocephalus cranioplasty reduce the incidence of and severe conscious disturbance: A scoring hydrocephalus after decompressive system based on clinical characteristics. craniectomy? A meta-analysis. 2020;11 2020;19(1):31-37. 322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1