intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị bệnh tại nhà cho bé

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với một số bệnh thông thường, cha mẹ có thể điều trị cho con tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và những dụng cụ y tế cần thiết. MarryBaby xin gửi đến các gia đình cách điều trị bệnh tại nhà cho các bé với 03 bệnh phổ biến là: thủy đậu (trái rạ), tiêu chảy mức độ nhẹ và cảm lạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị bệnh tại nhà cho bé

  1. Điều trị bệnh tại nhà cho bé
  2. Đối với một số bệnh thông thường, cha mẹ có thể điều trị cho con tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và những dụng cụ y tế cần thiết. MarryBaby xin gửi đến các gia đình cách điều trị bệnh tại nhà cho các bé với 03 bệnh phổ biến là: thủy đậu (trái rạ), tiêu chảy mức độ nhẹ và cảm lạnh. Bệnh thủy đậu Do virut Varicella zoster gây ra, có nguy cơ lây lan rất cao nên thường phải cách ly bé với những người xung quanh và chăm sóc tại nhà. Dấu hiệu nhận biết bệnh: cơ thể bé xuất hiện nốt đỏ đi kèm với triệu chứng ho, sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi. Mụn từ vùng này lan sang vùng khác rất nhanh, nổi phồng lên thành mụn nước vàng. Sau đó mụn vỡ ra và đóng vảy. Đây là bệnh dễ gây tình trạng nhiễm trùng da của bé nếu điều trị không đúng cách. Khi mụn nước vỡ, cần bôi thuốc xanh metylen để tránh bội nhiễm vùng da của trẻ. Cắt móng tay, không để trẻ gãi vào vùng mụn, sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và để lại sẹo đồng thời cho bé mặc quần áo thoáng mát. Tránh cho bé ăn nhiều đồ ăn có muối, gia vị, dầu trong thời gian trẻ mắc bệnh vì đây là nguyên nhân có thể khiến bé bị ngứa.
  3. Không được tự ý cho bé dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bé sốt cao, mụn mọc nhiều bất thường, cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Theo kinh nghiệm dân gian, khi bé bị thủy đậu thì sẽ kiêng tắm, tránh ra gió trong khoảng một tuần để cho vết thương khỏi hoàn toàn. Quan điểm về cách chăm sóc như vậy là chưa đúng khoa học vì theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa nhi của bệnh viện Bạch Mai cho biết là trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, thế nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu làm cho bé gãi, làm trầy da.
  4. Cần cách ly và áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt khi bé bị mắc bệnh thủy đậu Bệnh tiêu chảy ở mức độ nhẹ Dấu hiệu nhận biết: bé đi đại tiện trên 3 lần/ ngày, phân loãng, có nhiều chất nhầy, mùi chua, mắt bé trũng và miệng khô do mất nước. Bé có thể bị sốt nhẹ hoặc không.
  5. Bệnh làm cho bé rất mệt nên phải kịp thời cho bé uống các loại thuốc bù nước và các chất điện giải bị mất (Na, Ka, glucose) theo chỉ dẫn. Sau đó chúng ta cho trẻ bổ sung kẽm và dùng các thuốc chống tiêu chảy do loạn khuẩn. Tránh cho trẻ dùng lá ổi theo mẹo chữa trị dân gian vì trong lá ổi có chứa tannin giúp trẻ giảm đi ngoài nhưng không chữa hết bệnh vì trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn. Không cho trẻ dùng kháng sinh trong quá trình bị tiêu chảy vì kháng sinh làm mất những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, khiến cho tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn. Không nên cho trẻ kiêng thịt, cá, trứng, sữa vì đây là nguồn cung cấp cho trẻ chất dinh dưỡng giúp hồi phục cơ thể. Tuy nhiên nên tránh các loại thực phẩm khó tiêu như bắp (ngô), măng… cũng như các loại nước ngọt có ga gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Nên cho trẻ ăn cháo, uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước dừa… không nên cho trẻ uống nước ngọt sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Chế biến thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng và làm nhuyễn thức ăn để trẻ dễ ăn, lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, tránh thức ăn có mỡ sẽ khiến cho bé bị đầy bụng.
  6. Bổ sung dinh dưỡng giúp bé mau khỏi bệnh Bệnh cảm lạnh: Dấu hiệu nhận biết: bé hắt xì hơi, sổ mũi, ngạt mũi, sau đó là ho, sưng họng, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu chăm sóc trẻ đúng cách. Cho trẻ ăn thực phẩm giàu đạm như trứng, đậu để tăng sức đề kháng, tránh thịt, cá, tôm và đồ lạnh trong thời gian dưỡng bệnh. Nên cho bé ăn trái cây tươi, rau xanh để sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Tăng cường uống nước cam, chanh để hạ sốt.
  7. Nếu bé ngạt mũi, cho bé nằm nghiêng để bé dễ thở hơn. Giữ ấm cơ thể khi bé ra ngoài để giúp bé mau khỏi bệnh. Hạn chế cho bé ra ngoài gió vì virus cảm lạnh có hơn 250 loài, nếu sức đề kháng của bé yếu sẽ mắc thêm các bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên chú ý tới nhiệt độ cơ thể của bé để điều chỉnh nhiệt độ phòng cũng như gia giảm quần áo sao cho phù hợp, giúp bé không bị lạnh. Không nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan, thay vào đó chườm khăn mát cho trẻ. Không tự ý mua kháng sinh cho trẻ uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn nhiều trái cây có chứa vitamin C.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2