intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị viêm ruột thừa chưa có biến chứng ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi: Báo cáo 119 trường hợp

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

86
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về kết quả phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa biến chứng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa có biến chứng ở trẻ em hoàn toàn an toàn và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị viêm ruột thừa chưa có biến chứng ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi: Báo cáo 119 trường hợp

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CHƯA CÓ BIẾN CHỨNG<br /> Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI: BÁO CÁO 119 TRƯỜNG HỢP<br /> Trần Văn Dễ*, Trần Văn Tuấn*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa biến chứng ở trẻ em<br /> tại bệnh viện (BV) Nhi Đồng Cần Thơ từ 04/2014 đến 04/2015.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả, không đối chứng với 119 bệnh nhi viêm<br /> ruột thừa chưa có biến chứng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 04/2014<br /> đến 04/2015.<br /> Kết quả: Trong 119 bệnh nhi, có 63,9% nam và 36,1% nữ . Tỷ lệ nam/nữ là 1,7. Tuổi trung bình là 6,4 (315). Kỹ thuật được sử dụng là kỹ thuật "in".Số trocar sử dụng trong mổ là 3 (10-5-5 mm). Áp lực ổ bụng là 1015 mmHg, không có biến chứng tăng CO2 máu.Thời gian phẫu thuật trung bình là 43 phút. Thời gian tái lập lưu<br /> thông tiêu hóa trung bình là 15,2 giờ. Chỉ có 3,3% số bệnh nhi có biến chứng nhẹ sau mổ, không có trường hợp<br /> nào phải mổ lại. Thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày.<br /> Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa chưa có biến chứng ở trẻ em hoàn toàn an toàn và hiệu quả.<br /> Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, viêm ruột thừa.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> LAPAROSCOPIC APPENDECTOMY IN CHILDREN: A REPORT OF 119 CASES<br /> IN SIMPLE APPENDICITIS<br /> Tran Van De, Tran Van Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 34 - 48<br /> Purpose: Laparoscopic appendectomy (LA) was performed in adult in 1983 by Kurt Semm. The first report<br /> of LA in children was by Ure et al in 1991 and become popular now, but LA in children have just applied in<br /> Cantho’s Children Hospital by 1/2014. This study avaluates the outcome of LA in simple appendicitis from April<br /> 2014 to April 2015 in Cantho’s Children Hospital.<br /> Material and methods: We performed a prospective study of 119 children undergoing LA for acute<br /> appendicitis (AA) from April 2014 to April 2015 in Cantho’s Children Hospital.<br /> Results: The study inclued 119 patients who underwentLA for AA. Male female ratio was 1.7 (63.9% males<br /> and 36.1% females), aged 3 to 15 years (mean 9.84). The appendectomy had been carried out by "in"technique.<br /> We used 3 trocars (one trocar 10mm under umbilicus, two trocars 5 mm in the right quadrant and suprapubic).<br /> Abdominal presures changed from 10 to 1 5mmHg and without complication of increased PCO2. The mean<br /> operating time was 43 minutes. The mean time returning to full diet was 15.2 hours. Minor post operative<br /> complications were 3.3% without reoperation. The mean length of hospital stay was 5 days.<br /> Conclusions: LA is a safe and effective laparoscopic procedure in children with simple appendicitis.<br /> Key words: Laparoscopic appendectomy.<br /> <br /> *Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.<br /> Tác giả liên hệ: BS CKI Trần Văn Dễ, ĐT: 0918864649, Email: tranvande66@yahoo.com.<br /> <br /> 34<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh lý viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu<br /> bụng ngoại khoa thường gặp nhất trong các<br /> bệnh lý ngoại khoa. Ở trẻ em, viêm ruột thừa xảy<br /> ra ở mọi lứa tuổi và chiếm tỉ lệ 1/3 các bệnh có<br /> liên quan đến bệnh lý đau bụng cấp được nhập<br /> viện. Gần đây, mặc dù được sự trang bị ngày<br /> càng nhiều các phương tiện chẩn đoán hình ảnh<br /> hiện đại như siêu âm màu, cắt lớp vi tính, nhưng<br /> việc chẩn đoán xác định viêm ruột thừa ở trẻ em<br /> vẫn còn tương đối khó khăn nên tỉ lệ viêm ruột<br /> thừa có biến chứng vẫn còn nhiều cũng như<br /> phẫu thuật ruột thừa không viêm.<br /> Do vị trí địa lý và tính chất đặc thù của công<br /> tác phẫu nhi, Khoa Ngoại Nhi Bệnh viện Nhi<br /> Đồng Cần Thơ hiện tại được coi là trung tâm<br /> phẫu thuật nhi khoa của khu vực Đồng bằng<br /> sông Cửu Long, việc tiếp nhận và điều trị bệnh<br /> lý viêm ruột thừa là khá nhiều, tuy nhiên, áp<br /> dụng phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa<br /> ở trẻ em chưa được thực hiện và vì thế hầu như<br /> chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để có<br /> đối chứng so sánh kết quả với các tác giả trong<br /> và ngoài nước.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br /> sàng, giá trị của siêu âm chẩn đoán viêm ruột<br /> thừa chưa có biến chứng ở trẻ em.<br /> Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soiđiều trị<br /> bệnh lý viêm ruột thừa chưa có biến chứngở trẻ<br /> em.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Gồm các bệnh nhi tuổi từ 15 trở xuống, nhập<br /> viện tại Khoa Ngoại- Bệnh viện Nhi Đồng Cần<br /> Thơ, được chẩn đoán xác định là viêm ruột<br /> thừavà được điều trị cắt ruột thừa bằng phẫu<br /> thuật nội soi.<br /> Tiêu chuẩn chọn BN<br /> Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán trước<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> mổ và sau mổ đều là VRT chưa có biến chứng,<br /> tuổi từ 15 trở xuống, được gia đình (cha, mẹ,<br /> người nuôi dưỡng trực tiếp) tự nguyện đồng ý<br /> xin mổ nội soi cắt ruột thừa sau khi được giải<br /> thích lợi ích của phương pháp PTNS.<br /> Các bệnh nhi này phải có hồ sơ đầy đủ các<br /> dữ liệu chẩn đoán trước mổ, cách thức phẫu<br /> thuật, kết quả theo dõi và đánh giá kết quả sau<br /> mổ.<br /> Không có tiền sử phẫu thuật bụng trước đây.<br /> Không có chống chỉ định trong PTNS.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhi có tiền sử vết mổ cũ ở vùng bụng.<br /> Bệnh nhi bị VRT đã có biến chứng viêm<br /> phúc mạc do thủng ruột thừa, đám quánh, áp xe,<br /> các chống chỉ định của gây mê, hồi sức và bơm<br /> khí CO2 phúc mạc; các chống chỉ định khác như<br /> rối loạn đông máu.<br /> Bệnh nhi có thể trọng < 10 kg.<br /> Chẩn đoán sau mổ là các bệnh lý khác ngoài<br /> bệnh lý VRT.<br /> <br /> Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br /> Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại- Bệnh<br /> viện Nhi Đồng Cần Thơ.<br /> Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1/4/2014 đến<br /> 1/4/2015.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Loại hình nghiên cứu<br /> Áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu,<br /> cắt ngang, mô tả, có can thiệp, không đối chứng.<br /> Cỡ mẫu<br /> Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên<br /> cứu mô tả cắt ngang:<br /> Z 21 -α/2 p (1 – p)<br /> n=<br /> d2<br /> Với n: Cỡ mẫu<br /> d: Sai số cho phép. Chọn d=0,05 .<br /> p: Tỷ lệ % thành công của nghiên cứu trước<br /> là 95% nên p= 0,95.<br /> <br /> 35<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> Z: Hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất α=<br /> 0,05% thì Z21- α/2 = 1,96.<br /> Tính cụ thể:<br /> <br /> N = [(1,96)2x 0,95 x(1 – 0,95)]/0,052 = 77<br /> Thực tế chúng tôi chọn được 119 bệnh nhân<br /> thỏa các điều kiện trên.<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu<br /> Mẫu được chọn đưa vào nghiên cứu bao<br /> gồm tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán VRT,<br /> các bệnh nhi này có triệu chứng lâm sàng và cận<br /> lâm sàng của một VRT chưa có biến chứng, được<br /> điều trị bằng PTNS tại Khoa Ngoại Bệnh viện<br /> Nhi Đồng Cần Thơ.<br /> Các bệnh nhân này có chẩn đoán trong mổ<br /> và sau mổ đều là bệnh lý VRT chưa có biến<br /> chứng.<br /> Tất cả các bệnh nhân phải có hồ sơ đầy đủ về<br /> các dữ liệu chẩn đoán trước mổ, cách thức phẫu<br /> thuật, kết quả giãi phẩu bệnh, kết quả theo dõi<br /> và đánh giá kết quả sau mổ. Các hồ sơ trên đều<br /> được lưu trữ tại Phòng Kế hoạch Tổng hợp của<br /> bệnh viện.<br /> Không có tiền sử vết mổ cũ.<br /> Không có chống chỉ định trong phẫu thuật<br /> nội soi.<br /> Tất cả cha, mẹ, người nuôi dưỡng trực tiếp<br /> của bệnh nhân được giải thích về lợi ích và nguy<br /> cơ của phương pháp PTNS, được họ đồng ý<br /> phẫu thuật và tiến hành thu thập dữ liệu đưa<br /> vào nghiên cứu.<br /> <br /> Cận lâm sàng: số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch<br /> cầu đa nhân trung tính, tỷ lệ bạch cầu đa nhân<br /> trung tính/bạch cầu lympho.<br /> Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán VRT<br /> chưa có biến chứng.<br /> Phương pháp chẩn đoán siêu âm: tiến hành<br /> siêu âm tại khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc siêu<br /> âm tại giường.<br /> Phân tích, so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ lệ<br /> chẩn đoán đúng, tỷ lệ tiên đoán dương tính và<br /> âm tính của siêu âm.<br /> <br /> Phương pháp chẩn đoán sớm viêm ruột thừa<br /> Phương pháp chẩn đoán bằng bảng điểm<br /> Alvarado<br /> Bảng điểm được Alvarado miêu tả và áp<br /> dụng lần đầu vào năm 1986 với nghiên cứu<br /> 305 bệnh nhân từ 4-80 tuổi. Hiện nay phương<br /> pháp rẻ tiền và dễ thực hiện này được áp<br /> dụng khá phổ biến tại các bệnh viện để chẩn<br /> đoán sớm bệnh lý VRT. Theo Phạm Thị Minh<br /> Rạng và cs thang điểm Alvarado có giá trị và<br /> chính xác trong chẩn đoán VRT cấp ở trẻ em<br /> với điểm cắt trên 7(16).<br /> Bảng 1: Bảng điểm Alvarado<br /> Có<br /> Tri u ch ng<br /> <br /> D u hi u<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Đặc điểm chung<br /> Giới, tuổi, nơi cư trú, cân nặng.<br /> Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và cận lâm<br /> sàng<br /> Lâm sàng:thời gian có triệu chứng đau bụng<br /> đến lúc mổ, tính chất đau, vị trí đau khởi phát và<br /> các triệu chứng khác.<br /> <br /> C n lâm sàng<br /> <br /> Đau khu trú h<br /> ch u ph i<br /> Chán ăn<br /> Nôn<br /> Ph n ng h<br /> ch u ph i<br /> Đau khi n h<br /> ch u<br /> 0<br /> S t > 37.5 c<br /> S lư ng b ch<br /> 9<br /> c u>10x 10 /l<br /> <br /> T ng c ng<br /> <br /> Không<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 9<br /> Đi m<br /> <br /> Đánh giá<br /> <br /> < 5 đi m<br /> <br /> Ít có kh năng VRT<br /> <br /> 5- 6 đi m<br /> 7 – 8 đi m<br /> <br /> Nghi ng<br /> VRT ch c ch n<br /> <br /> > 8 đi m<br /> <br /> VRT r t ch c ch n<br /> <br /> Thân nhiệt, tần số mạch của BN.<br /> <br /> 36<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> Nhận xét: Phương pháp chẩn đoán bằng tỉ lệ<br /> N/L (bạch cầu đa nhân trung tính/bạch cầu<br /> lympho: ≥ 3,5 : có VRT, < 3,5: không VRT).<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> - Giải thích cho gia đình bệnh nhân (Cha,<br /> Mẹ, người nuôi dưỡng trực tiếp) đồng ý và ký<br /> cam đoan trước mổ.<br /> <br /> Phương pháp chẩn đoán kết hợp bảng điểm<br /> Alvarado và tỉ lệ N/L: BN được chẩn đoán VRT<br /> khi có điểm Alvarado ≥ 7 và tỷ lệ N/L ≥ 3,5.<br /> <br /> - Bệnh nhân nằm ngửa, sau khi đặt xong các<br /> trocar thì đầu thấp và nghiêng trái.<br /> <br /> Trang thiết bị phẫu thuật nội soi<br /> Chúng tôi sử dụng bộ PTNS của hãng<br /> Olympus.<br /> <br /> Theo dõi các thông số: Nhịp thở, nhịp tim,<br /> điện tim, huyết áp, độ bão hoà oxy máu, nồng độ<br /> CO2 trong máu bằng Monitoring,<br /> <br /> Tư thế bệnh nhân:<br /> <br /> Đặt thông tiểu.<br /> <br /> Các thiết bị cho hình ảnh<br /> Máy bơm hơi tự động: bơm khí CO2 vào<br /> khoang phúc mạc, áp lực từ 10 – 15 mmHg trong<br /> khi phẫu thuật, tuỳ thuộc vào tuổi và huyết áp<br /> của bệnh nhân.<br /> <br /> Phẫu thuật viên chính đứng bên trái bệnh<br /> nhân.<br /> <br /> Nguồn sáng và dây dẫn cung cấp ánh sáng<br /> cho kính soi ổ bụng.<br /> <br /> Phụ mổ 1 cầm đèn nội soi đứng cạnh bên<br /> phải phẫu thuật viên chính.<br /> <br /> Camera màu xử lý hình ảnh từ kính soi và<br /> dẫn lên màn hình.<br /> <br /> Phụ mổ 2 dụng cụ đứng đối diện phẫu thuật<br /> viên chính.<br /> <br /> Đèn soi đường kính 10 mm góc 300.<br /> Màn hình LCD 20 inches độ phân giải cao.<br /> <br /> Các dụng cụ thao tác<br /> Các trocar 10 mm và 5 mm dùng để chọc qua<br /> thành bụng đặt trocar đưa các dụng cụ phẫu<br /> thuật nội soi vào ổ bụng.<br /> Kìm Maryland 5 mm để phẫu tích mạc treo<br /> ruột thừa và các tổ chức liên quan.<br /> Kìm grasper 5mm để kẹp cố định RT.<br /> Kéo 5 mm.<br /> Que inox xỏ chỉ (Endoloop).<br /> Bộ hút, tưới rửa.<br /> Máy đốt điện nội soi đơn cực.<br /> <br /> Kỹ thuật mổ cắt ruột thừa qua nội soi<br /> Trước mổ:<br /> - Khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn<br /> đoán xác định.<br /> - Bác sĩ gây mê khám toàn diện để gây mê<br /> toàn thân.<br /> - Loại trừ các chống chỉ định về gây mê và<br /> mổ nội soi ổ bụng.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Gây mê nội khí quản.<br /> Sát trùng, trải khăn mổ.<br /> <br /> Kỹ thuật mổ<br /> - Thực hiện bơm hơi phúc mạc theo phương<br /> pháp mở:<br /> - Rạch da qua rốn dài 1 cm, mở cân cơ, phúc<br /> mạc. Qua lỗ mở này đặt trocar 10 mm với nòng<br /> kim loại đầu tù và nối ống bơm khí CO2 vào<br /> khoang phúc mạc. Áp lực ổ bụng được chỉ định<br /> theo tuổi và cân nặng của bệnh nhân. Theo dõi<br /> nồng độ CO2 trong máu của bệnh nhân để tăng<br /> giảm áp lực và lưu lượng CO2. Với trẻ nhỏ dưới<br /> 6 tuổi, áp lực khí CO2 ổ bụng được cài đặt trong<br /> khoảng từ 8 – 12 mmHg. Đối với bệnh nhân từ<br /> 10 đến 15 tuổi, áp lực CO2 được bơm từ 12– 14<br /> mmHg. Đèn nội soi được đặt qua lỗ trocar ở rốn<br /> có ưu điểm vì đây là vị trí trung tâm, nên tính cơ<br /> động cao, dễ dàng hướng được ống soi về các<br /> phía, giúp cho thao tác cắt và lấy ruột thừa ra<br /> thuận lợi nhất, cũng như việc tưới rửa các hố<br /> trong khoang bụng.<br /> - Đặt ống soi 10 mm góc 300.<br /> - Qua Camera quan sát và đánh giá tình<br /> trạng ruột thừa viêm cũng như tình trạng ổ<br /> bụng.<br /> <br /> 37<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> - Rạch da dài 5 mm ở hai vị trí thuộc vùng hạ<br /> vị và hố chậu trái, qua hai đường rạch này đặt<br /> tiếp hai trocar 5 mm.<br /> <br /> Aminoglycoside.<br /> <br /> - Qua hai trocar 5 mm đặt các dụng cụ nội soi<br /> như Maryland hoặc Grasper để thao tác.<br /> <br /> Thăm khám bệnh nhân hàng ngày cho đến<br /> khi ra viện.<br /> <br /> - Bộc lộ RT: giải phóng các tạng dính vào RT<br /> như mạc nối lớn, các quai ruột non và gỡ RT ra<br /> khỏi thành bụng: thường dùng Maryland và đầu<br /> ống hút để gỡ; kiểm tra xem RT vỡ mủ và thủng<br /> chưa, ở vị trí nào của RT.<br /> <br /> Xuất viện khi bệnh nhân có trung tiện, ăn<br /> uống được, không sốt.<br /> <br /> - Dùng Grasper kẹp vào đầu hay thân RT<br /> (nếu RT không dọa vỡ) hoặc mạc treo phần tiếp<br /> giáp đầu RT để căng nâng lên bộc lộ rõ mạc treo<br /> RT.<br /> <br /> Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu<br /> <br /> - Đốt điện mạch máu mạc treo ruột thừa để<br /> cầm máu và cắt đốt mạc treo ở phía sát ruột thừa<br /> cho tới tận gốc ruột thừa.<br /> - Cột gốc RT bằng nút Roeder chỉ Vicryl 1-0<br /> sau đó cắt ruột thừa và cho vào bao đựng bệnh<br /> phẩm.<br /> - Nếu là RT sau manh tràng, chui vào thành<br /> bụng sau hay thanh mạc đại tràng thì mở một lỗ<br /> cửa sổ ở mạc treo RT sát gốc RT và cắt RT ngược<br /> dòng.<br /> - Rửa ổ bụng tại hố manh tràng hoặc<br /> Douglas bằng Nacl 0,9 % nếu cần.<br /> - Dùng meche nội soi 5mm hoặc 10mm lau ổ<br /> bụng.<br /> - Kiểm tra đoạn cuối hồi tràng để tìm túi<br /> thừa Meckel, kiểm tra lại cầm máu mạc treo RT,<br /> gốc RT.<br /> - Đem RT ra ngoài qua lỗ trocar rốn.<br /> - Xoay lại tư thế bệnh nhân, xả hết CO2, rút<br /> hết các trocar và đóng lại lỗ trocar rốn bằng chỉ<br /> Vicryl 0-0. Khâu các lỗ trocar bằng chỉ nylon 4-0.<br /> - Gửi giải phẫu bệnh mẫu RT.<br /> <br /> Chăm sóc và theo dõi hậu phẫu<br /> Truyền dịch cho đến khi có trung tiện trở lại:<br /> Dextrose Lactate theo kg thể trọng bệnh nhi.<br /> Dùng kháng sinh sau phẫu thuật:<br /> Cephalosporin thế hệ thứ 3 kết hợp nhóm<br /> <br /> 38<br /> <br /> Giảm đau: Paracetamol truyền tĩnh mạch<br /> theo thể trọng.<br /> <br /> Hẹn bệnh nhân khám lại sau phẫu thuật 1<br /> tháng hoặc liên lạc với gia đình bệnh nhi qua<br /> điện thoại để đánh giá tình trạng sau phẫu thuật.<br /> <br /> Thu thập thông tin<br /> Mỗi bệnh nhân được ghi nhận và theo dõi từ<br /> lúc vào viện đến khi ra viện theo cùng một phiếu<br /> thu thập thông tin, bao gồm các chỉ tiêu quan sát<br /> sau đây:<br /> Trước khi phẫu thuật<br /> Các yếu tố chung về tuổi, giới, cân nặng.<br /> Địa chỉ, sống vùng nông thôn hay thành thị.<br /> Giờ, ngày, tháng vào viện.<br /> Lý do vào viện.<br /> Nghiên cứu yếu tố thời gian:<br /> + Từ lúc xuất hiện triệu chứng cho tới khi<br /> được phẫu thuật.<br /> + Từ khi vào viện cho đến khi được phẫu<br /> thuật.<br /> Các biểu hiện lâm sàng:<br /> Có sốt hay không, nhiệt độ.<br /> Triệu chứng cơ năng: Đau bụng, nôn, triệu<br /> chứng về tiêu hoá, tiết niệu.<br /> Các dấu hiệu thực thể: Điểm đau Mc Burney,<br /> điểm Lanz, Clado. Phản ứng thành bụng, co<br /> cứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc.<br /> Các biểu hiện cận lâm sàng:<br /> + Công thức máu: số lượng BC, tỷ lệ BC đa<br /> nhân trung tính, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung<br /> tính/ Lympho.<br /> + Kết quả siêu âm ổ bụng: Có hoặc không ghi<br /> nhận hình ảnh VRT, dịch ổ bụng.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0