intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dinh dưỡng cho trẻ dậy thì

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

183
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dinh dưỡng cho trẻ dậy thì Tuổi dậy thì ở trẻ trai là khoảng 13 - 18 tuổi, trẻ gái từ 12 - 17 tuổi. Tuổi dậy thì là tuổi có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai sau giai đoạn trẻ mới ra đời. Vóc dáng trẻ dậy thì lớn bổng rất nhanh, ngoài ra, còn có sự thay đổi cấu trúc, sinh lý cơ thể, vì thế nhu cầu dinh dưỡng (DD) cũng rất khác. Khi dậy thì, tức là lúc cơ thể phát triển, có thêm sự hoạt động của hormone sinh dục kích thích sự tăng trưởng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dinh dưỡng cho trẻ dậy thì

  1. Dinh dưỡng cho trẻ dậy thì Tuổi dậy thì ở trẻ trai là khoảng 13 - 18 tuổi, trẻ gái từ 12 - 17 tuổi. Tuổi dậy thì là tuổi có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai sau giai đoạn trẻ mới ra đời. Vóc dáng trẻ dậy thì lớn bổng rất nhanh, ngoài ra, còn có sự thay đổi cấu trúc, sinh lý cơ thể, vì thế nhu cầu dinh dưỡng (DD) cũng rất khác. Khi dậy thì, tức là lúc cơ thể phát triển, có thêm sự hoạt động của hormone sinh dục kích thích sự tăng trưởng chiều cao, cơ bắp, phát triển các cơ quan sinh dục phụ như tinh hoàn, tuyến vú, tổ chức mỡ... Trẻ gái sẽ bị mất máu hằng tháng do kinh nguyệt. Nếu không có chế đô%3ḅ DD đúng và đủ trong giai đoạn này, trẻ sẽ bị bỏ mất cơ hội tăng trưởng bù cho những thiếu hụt khi còn nhỏ (nếu có) và có thể ảnh
  2. hưởng tới sức khỏe của trẻ như: trẻ có thể bị suy DD, thiếu máu, thiếu vi chất DD, chậm phát triển sinh dục, béo phì và các bệnh liên quan... Về năng lượng, một ngày trẻ phải đảm bảo ăn được 2.200 - 2.400Kcal, tức tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Năng lượng là tiêu chuẩn để xác định ăn thiếu, đủ hay thừa. Nếu trẻ ăn đủ thì cơ thể phát triển bình thường. Nếu thiếu sẽ bị suy DD, thừa sẽ bị béo phì. Năng lượng được tạo ra bởi các chất DD là đạm, béo, bột đường nên các chất này cần phải có một tỷ lệ hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu là vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp chất DD cấu tạo cơ thể.
  3. Cơ thể trẻ dậy thì đang tập trung cho phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14% - 15% năng lượng (70g - 80g/ngày). Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu... (khoảng 200g - 300g/ngày). Vì đạm động vật có nhiều sắt, là chất tạo máu nên cần khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật (đạm động vật nên chiếm trên 30% lượng đạm chung). Ví dụ, trẻ cần ăn 80g đạm thì có thể ăn 150g
  4. thịt hoặc cá, còn lại là ăn khoảng 200g các chế phẩm từ sữa (yaourt), từ đậu (tàu hủ). Chất béo cung cấp năng lượng cao và là dung môi tăng hấp thu vitamine D (rất cần cho sự hấp thụ calci) nên cần chiếm 20% - 25% (50g - 60g/ngày). Chất béo no có trong thức ăn chứa đạm động vật, còn chất béo chưa no thì phải bổ sung bằng dầu ăn và cá. Chất bột đường là chất cung cấp năng lượng chính chiếm 60% - 70% năng lượng (300g - 400g). Những thực phẩm giàu bột đường như gạo, bột mì, khoai củ... Nên chọn những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa và phòng chống béo phì. Ngoài ra, do tăng trưởng nhanh nên nhu cầu về vitamine và muối khoáng cũng rất cao như:
  5. Calci: mỗi ngày cần 1.000mg - 1.200mg. Calci có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai, yaourt hoặc trong các loại đậu, trong xương cá, cua đồng. Ít nhất một ngày cần uống 300ml - 500ml sữa. Thiếu calci, trẻ sẽ dễ bị “vọp bẻ”, loãng xương... Sắt: mỗi ngày cần 18mg, trẻ gái cần hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, rau xanh (rau ngót, rau muống...). Thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu triệu chứng là mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh... Iốt: khoảng 15mcg mỗi ngày. Iốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối iốt khi nấu ăn. Thiếu iốt, trẻ sẽ bị bướu cổ, kém thông minh...
  6. Các nhu cầu vitamine nhóm B, C, A, D, acid folic... cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và là những thực phẩm tươi, càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất DD. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300g - 500g. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tới một số đặc điểm trong DD tuổi dậy thì để vừa cung cấp đủ chất DD, vừa mang lại niềm vui cho trẻ. Trẻ tuổi này thường thích tụ tập bạn bè, hay bắt chước, ăn uống không điều độ, chơi quên ăn hoặc nhịn ăn... Trẻ cũng thường ăn ở ngoài gia đình (trường học, quán xá...). Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ biết cách lựa chọn thực phẩm để tạo một bữa ăn cân đối. Trong ngày, trẻ phải ăn đủ ba bữa chính và hai bữa phụ; hạn chế ăn uống những thực phẩm nghèo chất DD như nước ngọt, xí muội, kẹo... Phụ huynh nên thường xuyên
  7. đưa con đi khám sức khỏe để kiểm tra xem trẻ có đủ DD hay không để điều chỉnh kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0