Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
95(07): 71 - 78<br />
<br />
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG “KHÔNG GIAN XANH” KHU VỰC BA VÌ<br />
CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
1<br />
<br />
Lê Tiến Dũng1*, Nguyễn Thị Phượng2<br />
Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc xây dựng “không gian xanh” nhằm giữ gìn cảnh quan, đảm bảo môi trường sống và hạn chế ô<br />
nhiễm, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại trong<br />
hiện tại cũng như tương lai là việc làm cần thiết và cấp bách. Bài viết này góp một ý kiến về vấn<br />
đề xây dựng “không gian xanh” ở khu vực huyện Ba Vì cho Hà Nội nhằm giữ gìn cảnh quan, đảm<br />
bảo môi trường sống và hạn chế ô nhiễm môi trường của thành phố.<br />
Từ khóa: Không gian xanh, ô nhiễm môi trường, Hà Nội, Ba Vì.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền<br />
vững, khắc phục sự đe dọa của đô thị màu xám<br />
trong quá trình đô thị hóa, việc nghiên cứu,<br />
quy hoạch và xây dựng các đô thị xanh đã trở<br />
thành xu hướng chung của thế giới và của Việt<br />
Nam. Không gian xanh là thành phần không<br />
thể thiếu của một đô thị, với nhiều chức năng,<br />
ý nghĩa quan trọng: góp phần cân bằng sinh<br />
thái, cải thiện chất lượng môi trường, là không<br />
gian nghệ thuật cảnh quan mang ý nghĩa nhân<br />
văn, xã hội, làm giảm stress cho người dân<br />
trong một cuộc sống hiện đại, khẩn trương,<br />
nhiều áp lực, ngoài ra, không gian xanh với<br />
tâm lý của người Việt Nam từ lâu đời đối với<br />
nhiều loài cây còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc,<br />
như các cây si, xanh, đa, cây mai, cây lộc<br />
vừng… Nhìn nhận một cách toàn diện, ngoài<br />
cây xanh đường phố, công viên, mặt nước,<br />
không gian xanh đô thị còn bao gồm các hành<br />
lang xanh, vành đai xanh, thị trấn sinh thái,<br />
công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp<br />
chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn<br />
cây xanh, trục xanh cảnh quan.<br />
Dù có nhiều lợi thế, nhưng việc phát triển đô<br />
thị xanh ở Việt Nam đến nay vẫn gặp nhiều<br />
trở ngại do hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn<br />
kém, môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nặng<br />
nề, dân số đông hạn chế quỹ đất dân dụng<br />
trong đó có công viên cây xanh, đội ngũ<br />
chuyên gia quy hoạch ít và trình độ chưa cao,<br />
tỷ lệ diện tích cây xanh còn quá ít so với yêu<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 551592, Email: letiendungtn@gmail.com<br />
<br />
cầu. Nước ta hiện có khoảng 755 đô thị các<br />
loại, diện mạo đô thị đã được cải thiện theo<br />
hướng hiện đại, song hầu như chưa có đô thị<br />
nào hội tụ đủ 7 tiêu chí của một đô thị xanh,<br />
sạch: không gian xanh; công trình xanh; giao<br />
thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi<br />
trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan thiên<br />
nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch<br />
sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện<br />
với môi trường và thiên nhiên. Đối với việc<br />
hình thành đồng bộ hệ thống không gian xanh<br />
của đô thị lại càng chưa thể hiện rõ. Việc quy<br />
hoạch “không gian xanh”, xây dựng Thủ đô<br />
Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến văn minh - hiện đại trong hiện tại cũng như<br />
tương lai trở nên rất cần thiết và cấp bách. Đồ<br />
án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội<br />
đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nêu rõ sẽ dành<br />
70% diện tích tự nhiên cho “không gian<br />
xanh”. Vậy, cơ sở nào cho quy hoạch, xây<br />
dựng “không gian xanh”, ý nghĩa, thuận lợi,<br />
khó khăn trong xây dựng “không gian xanh”<br />
cho Hà Nội?..., Bài viết này góp một ý kiến về<br />
vấn đề xây dựng “không gian xanh” ở khu vực<br />
huyện Ba Vì cho thành phố Hà Nội.<br />
ĐỐI<br />
TƯỢNG,<br />
PHƯƠNG<br />
PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Trong một “không gian xanh” thì các yếu tố<br />
cảnh quan môi trường được đặc biệt coi trọng.<br />
Khu vực huyện Ba Vì của Hà Nội có mối liên<br />
hệ hữu cơ với mọi quận, huyện, thị xã của<br />
thành phố, có điều kiện khí hậu, địa hình và<br />
đa dạng sinh học phù hợp đối với xây dựng<br />
71<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
“không gian xanh”: vòng cung núi Tản Viên<br />
mà Hà Nội tựa vào và hướng ra Hồ Tây, có<br />
một phần Vườn quốc gia Ba Vì với giá trị<br />
sinh học cao, có sông Hồng, sông Đà, hồ<br />
Đồng Mô, hồ Suối Hai… là những diện tích<br />
nước ngọt có giá trị cả về tự nhiên và xã hội.<br />
Do đó, việc nghiên cứu xác định cơ sở lí luận<br />
và thực tiễn để xây dựng mô hình “không<br />
gian xanh” khu vực huyện Ba Vì và ý nghĩa<br />
của nó, đặc biệt đối với mục đích làm hạn chế<br />
ô nhiễm cho thành phố Hà Nội là mục tiêu và<br />
là đối tượng nghiên cứu của đề tài.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả đã sử dụng tổng hợp một số phương<br />
pháp: Dựa trên bản đồ, xác định vị trí, mối<br />
liên hệ giữa huyện Ba Vì với các quận, huyện,<br />
thành phố, thị xã trong quy hoạch xây dựng<br />
“không gian xanh”. Nghiên cứu thực địa tại<br />
một số địa điểm thuộc các khu vực sông, hồ,<br />
rừng tự nhiên, vùng nông thôn để thu thập tư<br />
liệu, hình ảnh, xác minh tài liệu trên thực địa.<br />
Trao đổi ý kiến với chuyên gia, liên hệ với<br />
một số cơ quan liên quan để thu thập, bổ sung<br />
tư liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã<br />
hội của khu vực. Xử lý, định lượng tài liệu.<br />
Đánh giá vai trò của các điều kiện tự nhiên<br />
của huyện Ba Vì, phân tích, tổng hợp tài liệu<br />
liên quan đến môi trường của Hà Nội trong<br />
vai trò là cơ sở khoa học của vấn đề xây dựng<br />
“không gian xanh” cho thành phố Hà Nội.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Ô nhiễm môi trường không khí ở thành<br />
phố Hà Nội<br />
Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí<br />
Môi trường không khí của Hà Nội, đặc biệt ở<br />
hầu hết các khu công nghiệp, các trục đường<br />
giao thông đều bị ô nhiễm ở cấp độ khác<br />
nhau. Đó là hệ quả của sự gia tăng dân số, gia<br />
tăng đột biến các phương tiện giao thông (ô<br />
tô, xe máy…), sự phát triển quá nhanh của<br />
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp<br />
trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém.<br />
Một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là sự<br />
thiếu vắng trầm trọng của hệ thống không<br />
gian xanh trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng<br />
hệ thống giao thông, các khu công nghiệp, đô<br />
thị mới.<br />
<br />
95(07): 71 - 78<br />
<br />
Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của<br />
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đều<br />
khẳng định nồng độ các chất ô nhiễm môi<br />
trường không khí luôn vượt quá tiêu chuẩn<br />
cho phép (TCCP). Cụ thể, mỗi năm thành phố<br />
phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói;<br />
9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2. Theo<br />
kết quả quan trắc, nồng độ bụi lơ lửng ở các<br />
quận nội thành luôn vượt quá TCCP từ 2 - 3<br />
lần: địa bàn quận Đống Đa, Long Biên có<br />
nồng độ bụi cao nhất tới 0,80 mg/m3, gấp 4<br />
lần TCCP, địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai<br />
0,78 mg/m3... Trong 10 năm qua, hàm lượng<br />
bụi lơ lửng do sản xuất công nghiệp và thủ<br />
công nghiệp thải ra chiếm 67%, do đường<br />
phố bẩn chiếm 30%, còn lại là do các<br />
phương tiện giao thông. Mức độ ô nhiễm môi<br />
trường không khí trên địa bàn thành phố đã<br />
được cảnh báo ở mức “báo động đỏ”.<br />
Nguồn gốc gây ô nhiễm<br />
Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi<br />
trường không khí của Hà Nội. Sau đây là một<br />
số nguyên nhân chính:<br />
- Ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp,<br />
nông nghiệp: Hà Nội hiện có trên 400 cơ sở<br />
công nghiệp đang hoạt động, trong đó gần 150<br />
cơ sở có tiềm năng lớn về thải bụi, khí SO2,<br />
CO và NO2 từ quá trình chuyển hoá năng<br />
lượng (đốt cháy than, xăng, dầu). Với lượng<br />
tiêu thụ trung bình trên 250.000 tấn than,<br />
230.000 tấn xăng dầu/năm, trong điều kiện<br />
chất lượng nhiên liệu thấp, lẫn nhiều tạp chất<br />
(hàm lượng benzen trong xăng tới 5% so với<br />
TCCP là 1%, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu<br />
diezen 0,5-1% so với 0,05%...), thêm vào đó,<br />
việc sử dụng các chất hóa học, thuốc bảo vệ<br />
thực vật cũng góp phần làm cho ô nhiễm môi<br />
trường nói chung và ô nhiễm không khí nói<br />
riêng càng trở nên trầm trọng.<br />
- Do hoạt động giao thông và xây dựng: Với<br />
tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về xe<br />
máy là 15%, ôtô là 10%, năm 1996 thành phố<br />
có 600.000 xe máy, 34.000 ô tô, sau 10 năm<br />
lượng ô tô tăng gấp 4,4 lần và xe máy tăng<br />
2,6 lần. Đây là nguồn thải một số lượng lớn ra<br />
môi trường các khí độc hại như CO, SO2,<br />
NO2, các hợp chất chứa bụi, chì, khói, đặc<br />
biệt tại các khu vực trục, nút giao thông chính<br />
<br />
72<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
và vào các giờ cao điểm. Mức độ ô nhiễm<br />
càng sâu sắc thêm trong điều kiện cơ sở hạ<br />
tầng giao thông còn thấp (tiêu chuẩn luồng<br />
đường, tốc độ lưu thông, chất lượng<br />
đường,…), cường độ dòng xe lớn (trên 1.800<br />
- 3.600 xe/giờ), phương tiện giao thông cũ,<br />
đường hẹp, nhiều giao điểm, ý thức người<br />
tham gia giao thông kém (thống kê tại bốn<br />
khu vực: Đuôi Cá, đê sông Hồng, đường<br />
Láng - Hòa Lạc và chân cầu Thăng Long, có<br />
đến 95% số xe tải chở vật liệu xây dựng<br />
không bảo đảm yêu cầu vệ sinh như: thùng xe<br />
không kín, không hoặc che đậy sơ sài, chở<br />
quá tải)....<br />
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh. Cả<br />
thành phố như một “công trường” lớn luôn có<br />
hơn 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ đang<br />
thi công, gồm: các dự án cải tạo, xây dựng nút<br />
giao thông, khu đô thị mới… có quy mô lớn,<br />
thời gian thi công kéo dài hàng năm, gây ô<br />
nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn. Hàng tháng<br />
đều có khoảng 10.000m2 đường bị đào bới để<br />
sửa chữa, nâng cấp hoặc thi công các công<br />
trình hạ tầng kỹ thuật. Cả thành phố có hơn<br />
300 điểm buôn bán vật liệu xây dựng mà<br />
phần lớn không đủ điều kiện kinh doanh bảo<br />
đảm vệ sinh môi trường vì diện tích nhỏ hẹp,<br />
không có hàng rào che chắn, sử dụng vỉa hè khu<br />
vực đông dân cư để tập kết vật liệu… cũng<br />
thường xuyên phát tán bụi vào môi trường.<br />
- Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ tạo ra khí<br />
thải từ nhiên liệu đun nấu, nhất là than tổ ong<br />
(một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là<br />
tới 60kg/tháng); thải ra một lượng rác rất lớn,<br />
nếu bị tồn đọng lâu ngày không kịp thu dọn,<br />
rác sẽ bị phân hủy, giải phóng khí metan càng<br />
làm môi trường không khí ô nhiễm hơn. Sự<br />
hoạt động của hàng chục làng nghề ở Hà Nội<br />
(gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã…), các<br />
cơ sở tiểu, thủ công nghiệp rải rác khắp các<br />
ngõ phố, khu dân cư, việc đốt rơm rạ sau thu<br />
hoạch…thải vào môi trường khói, bụi, khí<br />
CO2… Những hoạt động nói trên thường rất<br />
khó kiểm soát với mục đích làm giảm thiểu ô<br />
nhiễm môi trường không khí.<br />
Cơ sở tự nhiên và xã hội để xây dựng<br />
“không gian xanh” ở khu vực huyện Ba Vì<br />
Ba Vì là huyện bán sơn địa nằm ở Tây Bắc<br />
Hà Nội, cách nội thành chừng 60km. Phía<br />
<br />
95(07): 71 - 78<br />
<br />
Bắc giáp thành phố Việt Trì, ranh giới là sông<br />
Hồng; phía Nam giáp các huyện Lương<br />
Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình; phía Tây<br />
giáp Phú Thọ, ranh giới là sông Đà, Đông Bắc<br />
là sông Hồng ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc;<br />
Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần<br />
huyện Thạch Thất. Trong khu vực có Vườn<br />
quốc gia Ba Vì. Trên ranh giới với tỉnh Phú<br />
Thọ có hai ngã ba sông: ngã ba Trung Hà<br />
giữa sông Đà và sông Hồng (xã Phong Vân),<br />
ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông<br />
Lô (xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện<br />
thành phố Việt Trì). Ba Vì kết nối chặt chẽ<br />
với trung tâm Hà Nội qua trục đường Thăng<br />
Long và các địa phương lân cận cả về kinh tế,<br />
văn hóa, xã hội và tự nhiên với nhiều trục<br />
đường như quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A, đường 21<br />
(đường Cu Ba)…, các tuyến đường thủy trên<br />
sông Hồng, sông Đà với tổng chiều dài 70<br />
km. Ba Vì là vùng đất giầu đẹp, đa dạng về<br />
sinh học, có môi trường thiên nhiên trong<br />
lành. Tuy nhiên, không ít nhà khoa học đang<br />
lo lắng cho sự bảo tồn sinh thái và hệ động,<br />
thực vật ở đây trong quá trình mở rộng Thủ<br />
đô. Vì vậy việc nghiên cứu, bảo tồn cảnh<br />
quan tự nhiên, xây dựng Ba Vì trở thành một<br />
bộ phận “không gian xanh” có ý nghĩa quan<br />
trọng đối với mục tiêu xây dựng Hà Nội văn<br />
minh, xanh, sạch, đẹp.<br />
Điều kiện tự nhiên<br />
Địa hình<br />
Chia thành ba vùng rõ rệt: vùng núi trung<br />
bình và núi thấp, vùng đồi gò, nối tiếp là vùng<br />
đồng bằng ven sông. Vùng núi chiếm 47,5%<br />
diện tích, có đỉnh Vua cao nhất là 1296m, Tản<br />
Viên: 1.281m, Ngọc Hoa trên 1000m, còn lại<br />
một số đỉnh cao trên 700m. Núi Ba Vì dạng<br />
vòm - khối tảng cấu tạo bởi tập hợp đá phức<br />
tạp, song chủ yếu là đá phun trào bazơ, được<br />
các pha tân kiến tạo nâng lên, bị xâm thực, bào<br />
mòn thành các bậc - vai núi là những mặt<br />
bằng cục bộ. Từ dưới lên quan sát thấy mặt<br />
bằng 200 - 300m, 400 - 600m, 800 - 1000m và<br />
1200m. Đáng chú ý là các mặt bằng có độ cao<br />
400m và 600 m, chiều dài 700 - 800m, rộng<br />
200 - 300m đã có các khu nghỉ an dưỡng được<br />
xây dựng từ thời thuộc Pháp. Tính độc đáo về<br />
địa chất, địa hình tạo nên sự phân hoá theo đai<br />
73<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cao, sự đa dạng về cảnh quan với một hệ sinh<br />
thái rừng nhiệt đới gió mùa ẩm điển hình.<br />
Chân núi Ba Vì là dải địa hình đồi thoải xen<br />
các khối núi sót nhỏ theo phương tây bắc qua<br />
Yên Bài, Vân Hòa, Ba Trại, hình thành do các<br />
máng trũng xâm thực phân cắt bề mặt<br />
pedimen. Các khối núi phía tây, dải đồi núi sót<br />
này là nơi đầu nguồn của các thung lũng sông<br />
suối. Sườn đông núi Ba Vì có độ dốc thấp<br />
hơn, thoải xuống vùng đồng bằng. Vùng đồng<br />
bằng được bao bọc và bồi đắp bởi hai con<br />
sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất<br />
phì nhiêu, màu mỡ.<br />
Khí hậu<br />
Huyện Ba Vì nằm ở khoảng vĩ tuyến 210 Bắc,<br />
khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ trung<br />
bình năm 23039C, tháng 7 cao nhất (28,690C).<br />
Lượng mưa 1721,7mm/năm và không đều<br />
giữa các khu vực và các tháng. Sườn núi phía<br />
đông mưa tới trên 2500mm/năm. Mùa đông<br />
trùng với mùa khô (tháng 11 - 3 năm sau),<br />
nhiệt độ trung bình xấp xỉ 200C (thấp nhất<br />
tháng 1: 15,80C), lượng mưa thấp, chiếm<br />
80<br />
- 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có gió<br />
Bắc, Đông Bắc với tần suất >40%. Mùa hạ<br />
gió Đông Nam tần suất 25% và gió Tây Nam.<br />
Độ ẩm trung bình năm 85%.<br />
Đa dạng sinh học<br />
Ba Vì có hơn 11.134ha đất lâm nghiệp, chiếm<br />
26% diện tích tự nhiên của huyện và 40%<br />
diện tích đất lâm nghiệp của Hà Nội., trong<br />
đó có 10.724,9 ha rừng (2008), phân bố ở<br />
17/31 xã, thị trấn, tập trung nhất ở 7 xã miền<br />
núi vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì, gồm<br />
rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc<br />
dụng. Có 3 kiểu thảm rừng chính: 1) Rừng<br />
kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới<br />
núi thấp, 2) Rừng kín thường xanh hỗn hợp<br />
cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp<br />
và 3) Rừng kín lá rộng mưa ẩm nhiệt đới<br />
núi thấp.<br />
Kiểu thứ nhất là một quần thể nguyên sinh bị<br />
tác động nhẹ, nhưng do được bảo vệ trong<br />
thời gian dài, đã trải qua diễn thế nguyên sinh,<br />
nên hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái<br />
<br />
95(07): 71 - 78<br />
<br />
quần thể nguyên sinh. Kiểu rừng này phân bố<br />
chủ yếu trên các dãy núi Ngọc Hoa, Tản<br />
Viên, Đỉnh Vua với độ cao 760 m - 1200 m.<br />
Cấu trúc đơn giản, rừng chỉ có 2 tầng, không<br />
có tầng vượt tán, với 2 kiểu phụ sinh là rừng<br />
rêu (rừng cảnh tiên) và rừng thưa á nhiệt đới.<br />
Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá<br />
rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp là kiểu<br />
phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản<br />
địa Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam và khu hệ<br />
di cư Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu. Từ độ<br />
cao 900m đã xuất hiện những cá thể cây Bách<br />
xanh (Calocedrus macrolepis) trong ngành phụ<br />
hạt trần (Gymnospermae), càng lên cao tần<br />
suất xuất hiện càng tăng và trở thành một trong<br />
những loài ưu thế của ưu hợp Bách xanh + Dẻ<br />
+ Re + Giổi + Mỡ. Kiểu rừng này phân bố ở<br />
phần đỉnh sườn tây Đỉnh Vua, Ngọc Hoa, Tản<br />
Viên và Tiểu Đồng.<br />
Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm<br />
nhiệt đới núi thấp. Do trải qua quá trình chặt<br />
chọn cây gỗ tốt và phá rừng làm nương rẫy,<br />
nên kiểu này đã mất hoàn toàn quần thể thành<br />
thục, chỉ còn những kiểu phụ nhân tác như<br />
rừng thưa nhiệt đới, phân bố khắp đai cao<br />
400m - 800m xung quanh sườn núi Ba Vì. Dù<br />
đã được bảo vệ trong thời gian dài, song kiểu<br />
thảm này vẫn chỉ là kiểu rừng thưa, tầng tán<br />
bị phá vỡ mất hẳn tính liên tục vốn có. Tính<br />
chất tầng của rừng gỗ chỉ thể hiện ở vài đám,<br />
vạt lâm phần gỗ mọc tập trung. Dưới tán cây<br />
gỗ có nhiều loài dây leo thân gỗ, cây phụ sinh<br />
thuộc nhiều họ: dương sỉ, phong lan, họ môn,<br />
cây bán phụ sinh, tre, nứa, giang…<br />
Do điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự sinh<br />
trưởng, phát triển của nhiều loài, nhiều họ<br />
nên tổ thành cây gỗ ở kiểu rừng này khá<br />
phức tạp, không thể hiện rõ tính chất ưu thế<br />
như ở vành đai á nhiệt đới. Các kiểu phụ<br />
nhân tác là: Rừng tre nứa, chủ yếu là cây<br />
giang thường phát triển thành bụi dầy đặc<br />
tạo thành tán kín, thấp làm hạn chế khả năng<br />
tái sinh của loài cây gỗ; Kiểu phụ rừng phục<br />
hồi là quần thể xuất hiện sau nương rẫy đã<br />
bỏ hoá đất vẫn còn tốt, phân bố tập trung ở<br />
quanh khu cốt 400m lên cốt 600m, hình thái<br />
cấu trúc đơn giản: một tầng tán cây gỗ khá<br />
đồng đều, đồng tuổi gồm những loài cây tiên<br />
<br />
74<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phong như: Ba soi (Macaranga denticulata),<br />
Hu đay (Trema angustifolia), Ba bét<br />
(mallotus apella). Kiểu thảm rừng này là<br />
quần thể đang diễn thế, nếu bảo vệ tốt có thể<br />
hồi nguyên trở về kiểu phụ miền hay kiểu<br />
phụ thổ nhưỡng nguyên sinh; Một kiểu phụ<br />
nhân tác đặc biệt là rừng trồng, gồm các loài<br />
keo, thông, long não, giổi, muồng đen, trám,<br />
sấu, nhội, sến... sinh trưởng tốt, phân bố chủ<br />
yếu ở sườn và chân dãy Ba Vì.<br />
Ngoài ra, Ba Vì còn cánh rừng nguyên sinh<br />
khác ở Đầm Long - Bằng Tạ diện tích 70ha,<br />
trong đó 50ha là mặt nước và 20ha rừng, với<br />
hệ thực vật rất phong phú và đa dạng: 387<br />
loại thuộc 252 chi, 94 họ của 4 ngành thực vật<br />
bậc cao thuộc 8 nhóm sử dụng khác nhau,<br />
trong đó có rất nhiều cây trăm tuổi như: đinh,<br />
lim, chò… Phong phú nhất là nhóm cây thuốc<br />
nam với 76 loài.<br />
Ngoài hệ thực vật đa dạng, Ba Vì còn có 69<br />
loài chim, 22 loài bò sát và 69 loài côn trùng.<br />
Thủy văn<br />
Ba Vì có mạng lưới thủy văn dạng toả tia rất<br />
đặc trưng. Xung quanh có hai sông lớn bao<br />
bọc: phía Tây là sông Đà chảy sát chân núi<br />
Ba Vì, phía Bắc là sông Hồng và hồ Suối<br />
Hai (670 ha), phía Đông là hồ Đồng Mô (200<br />
ha). Xung quanh vùng núi còn nhiều suối, hồ<br />
tự nhiên, nhân tạo lớn nhỏ khác nhau, như:<br />
Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, suối Tiên,<br />
suối khoáng nóng Thuần Mỹ. Hệ thống sông<br />
suối chủ yếu có thượng nguồn ở núi Ba Vì<br />
và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng<br />
nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và<br />
đều là phụ lưu của sông Hồng (Suối Cái,<br />
suối Ninh, suối Yên Cư, suối Bơn…). Ở phía<br />
Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn<br />
so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều<br />
là phụ lưu của sông Đà (suối Ổi, suối Ca,<br />
suối Mít, suối Xoan...). Sông suối gây lũ về<br />
mùa mưa. Về mùa khô các suối nhỏ thường<br />
cạn kiệt. Nguồn nước ngầm trong khu vực<br />
cũng tương đối dồi dào và hầu như chưa bị<br />
ô nhiễm.<br />
Thủy văn ở Ba Vì là nhân tố quan trọng tác<br />
động tới hệ sinh thái, hình thành vi khí hậu<br />
của vùng, là nguồn cung cấp nước quan trọng<br />
cho đời sống, sản xuất, đồng thời cùng với<br />
<br />
95(07): 71 - 78<br />
<br />
nhiều yếu tố khác tạo điều kiện cho Ba Vì<br />
phát triển nhiều loại hình du lịch.<br />
Tài nguyên đất<br />
Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm,<br />
nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi<br />
núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha<br />
bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện.<br />
Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng<br />
58,9% đất đai của huyện.<br />
Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội<br />
Huyện Ba Vì gồm 31 xã, thị trấn. Các làng, xã,<br />
thị trấn là những điểm quần cư nông thôn. Thế<br />
mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp (gần<br />
80% dân số) với cây lúa trồng trên vùng bãi<br />
ven sông, cây công nghiệp (chè…) và cây ăn<br />
quả trồng ở vùng đồi núi. Ngành chăn nuôi<br />
cũng rất phát triển, nhất là nuôi bò thịt và bò<br />
sữa. Ba Vì còn đặc biệt chú ý khai thác tiềm<br />
năng về du lịch - dịch vụ, tạo việc làm cho<br />
3.500 lao động trong huyện và hơn 10.000 việc<br />
làm cho lao động ở các địa phương xung<br />
quanh… Trong Đồ án quy hoạch chung thành<br />
phố Hà Nội, Ba Vì được xây dựng thành<br />
không gian xanh, đồng thời là vùng cung cấp<br />
lương thực và rau sạch cho Hà Nội.<br />
Những thách thức đối với vấn đề xây dựng<br />
“không gian xanh” ở khu vực Ba Vì<br />
Bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan tự<br />
nhiên ở Ba Vì<br />
Việc bảo vệ đất đai vùng đệm cũng như Vườn<br />
quốc gia là một thách thức lớn. Nhiều diện<br />
tích rừng đang bị thu hẹp do các hành vi lấn<br />
chiếm xảy ra khá phổ biến của nhiều cá nhân,<br />
tập thể như: di chuyển cọc mốc, uốn đường<br />
ranh giới, phá rừng làm nương, khai thác lâm<br />
sản trái phép. Việc cấp phép dự án du lịch khá<br />
tràn lan, thiếu sự quản lí chặt chẽ của cấp,<br />
ngành có thẩm quyền đã xâm phạm đất đai<br />
thuộc vùng quy hoạch không gian xanh. Các<br />
dự án trồng tre măng xen tán rừng, khai thác<br />
bền vững cây thuốc, trồng và khoanh nuôi<br />
bảo vệ rừng,… thực tế cũng làm cho đời sống<br />
người dân sống dựa vào rừng ổn định hơn,<br />
song cơ quan chức năng thiếu kiểm tra sâu<br />
sát, đồng thời nhu cầu về cây thuốc và nhiều<br />
lâm sản khác ngày càng cao nên đã xuất hiện<br />
kiểu khai thác hủy diệt, làm cho cảnh quan tự<br />
75<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />