intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định lượng acid oleanolic trong thân cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms.) bằng phương pháp HPLC/DAD

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Định lượng acid oleanolic trong thân cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms.) bằng phương pháp HPLC/DAD được thực hiện với mục tiêu xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acid oleanolic trong thân đinh lăng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp chiết pha rắn, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn, hướng tới việc kiểm nghiệm và sử dụng dược liệu này trong thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định lượng acid oleanolic trong thân cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms.) bằng phương pháp HPLC/DAD

  1. Định lượng acid oleanolic trong thân cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms.) bằng phương pháp HPLC/DAD Phạm Tuấn Anh1, Thân Thị Kiều My1*, Nguyễn Văn Phương1 Nguyễn Huy Văn2, Trần Văn Lục2, Vũ Hương Thủy2 1 Trường Đại học Dược Hà Nội 2 Công ty Cổ phần Traphaco Summary Polyscias fruticosa root is a precious medicine widely used in traditional medicine with the anti- inflammatory, detoxifying, blood tonic and milk increasing effects with oleanolic acid and derivatives as the main chemical components. A number of studies have demonstrated that the stem of this plant has many similarities in both chemical composition and biological effects with the roots. Therefore, in order to standardize use this medicinal herb in clinical practice, our research has been conducted with the aim of developing and validating a method to quantify oleanolic acid in the Polyscias fruticosa using high performance liquid chromatography combined with solid phase extraction. The procedure is simple, easy to perform, and has been fully validated for specificity, linearity, precision, and accuracy including systematic suitability and repeatability as required by AOAC. The results showed that the content of oleanolic acid in the stems of Polyscias fruticosa ranged from 0.048 mg/g to 0.499 mg/g. Keywords: Acid oleanolic, Polyscias fruticosa (L.) Harms., HPLC/DAD. Đặt vấn đề Theo Dược điển Việt Nam V, dược liệu đinh Đinh lăng hay còn gọi là đinh lăng lá xẻ, đinh lăng được quy định là rễ cây đinh lăng lăng lá nhỏ, cây gỏi cá, nam dương lâm Polyscias fruticosa (L.) Harms., họ Nhân sâm (Polyscias fruticosa (L.) Harms.) là một loài cây (Araliaceae) [2]. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được trồng phổ biến và rộng rãi ở khắp nơi trên thành phần hóa học chính của đinh lăng là các Việt Nam để làm cảnh, gia vị và làm thuốc. saponin triterpen, trong đó chủ yếu là acid Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra dược liệu oleanolic và các dẫn xuất [3]. Tuy nhiên, trên đinh lăng có nhiều tác dụng đáng quý như tiêu thực tế, việc thu hái rễ đinh lăng và không sử sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa [1]. Hiện dụng toàn bộ phần còn lại của cây khiến cho nay, đinh lăng được sử dụng nhiều trong thực nguồn nguyên liệu bị bỏ đi là rất lớn, gây lãng phẩm chức năng và một số dạng thuốc dược phí. Để giải quyết vấn đề này, một số nghiên liệu, thuốc y học cổ truyền với tác dụng tăng cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá tiềm cường khả năng lao động, phục hồi sức khỏe, năng của các bộ phận khác của cây đinh lăng. hoạt hóa các tế bào thần kinh, tăng cường trí Kết quả cho thấy thân đinh lăng có nhiều nét nhớ, chữa mất ngủ. tương đồng về cả thành phần hóa học lẫn tác dụng sinh học so với phần rễ. Chịu trách nhiệm: Thân Thị Kiều My Mặt khác, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Email: thankieumy@gmail.com Thế giới về nghiên cứu các thuốc từ dược liệu, Ngày nhận: 17/12/2021 Ngày phản biện: 23/12/2021 ngoài các yếu tố như hiệu quả lâm sàng, độ an Ngày duyệt bài: 25/01/2022 toàn, cơ chế tác dụng thì cần thiết phải có các 26 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022
  2. nghiên cứu, phương pháp để đánh giá chất lượng acid oleanolic trong thân đinh lăng bằng lượng dược liệu một cách khoa học [4]. Tiêu sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp chiết pha rắn, chuẩn hóa dược liệu với các chỉ tiêu rõ ràng, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn, đầy đủ, trong đó có chỉ tiêu định lượng là một hướng tới việc kiểm nghiệm và sử dụng dược trong yêu cầu bắt buộc đối với thuốc từ dược liệu này trong thực tế. liệu nếu muốn đưa vào sử dụng trên người. Do Nguyên liệu và phương pháp vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục nghiên cứu tiêu xây dựng và thẩm định phương pháp định Nguyên liệu Bảng 1. Thông tin mẫu nghiên cứu STT Ký hiệu mẫu Nơi thu hái Năm tuổi Thời gian lưu mẫu (tháng) 1 TM1 Hải An, Hải Hậu, Nam Định 5 0,3 2 TM2 Hải An, Hải Hậu, Nam Định 5 0,3 3 TM3 Hải An, Hải Hậu, Nam Định 5 0,3 4 TM4 Hải An, Hải Hậu, Nam Định 5 0,3 5 TM5 Hải An, Hải Hậu, Nam Định 5 0,3 6 TM6 Hải An, Hải Hậu, Nam Định 7 0,3 7 TM7 Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định 5 0,3 8 TM8 Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định 5 12 9 ND1 Nam Điền, Nghĩa Hưng, Nam Định 4 13 10 ND2 Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định 4,25 14 11 ND3 Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định 4 4 12 ND4 Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định 3,5 13 13 ND5 Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định 3,5 3 14 ND6 Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định 6 6 15 ND7 Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định 3,5 15 15 mẫu thân đinh lăng được thu hái tại vùng cao đặc đinh lăng (trang 1389, tập 2) tại Dược trồng GACP đinh lăng tại Tỉnh Nam Định vào điển Việt Nam V [2] có thay đổi cho phù hợp với tháng 6, tháng 8 năm 2021. Các mẫu thân sau điều kiện phòng thí nghiệm. Quy trình cụ thể khi thu hái được phơi khô, cắt thành đoạn chéo, như sau: dày khoảng 1 – 2 cm, sấy khô đến độ ẩm dưới Chuẩn bị mẫu thử 10 %, bảo quản trong túi nilon kín. Cân chính xác khoảng 5 g dược liệu đã Hóa chất, thiết bị nghiền nhỏ và rây qua rây 500 vào cốc có mỏ, Chất đối chiếu acid oleanolic hàm lượng thêm 30 ml methanol, siêu âm 15 phút. Ly tâm 97,0 % (SKS 030520) được cung cấp bởi Viện trong 10 phút với tốc độ 3000 vòng/phút, sau đó Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh. gạn thu lấy dịch. Lặp lại quy trình trên 1 lần nữa Dung môi sắc ký acetonitril (hãng Merck) đạt rồi gộp toàn bộ dịch thu được, cất thu hồi dung tiêu chuẩn HPLC. Các hóa chất khác đạt tiêu môi đến 30 ml. Thêm 15 ml dung dịch acid chuẩn phân tích. hydrocloric 6 M và đun hồi lưu cách thủy trong Hệ thống HPLC Shimadzu CDD-10AVP, cột 3 giờ, để nguội. Dồn dịch thủy phân vào bình Shim-pack GIS C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm); hệ định mức 50 ml, định mức đến vạch bằng thống chiết pha rắn (C18, 40 µm) của Agilent; methanol. Tiến hành đồng nhất dịch rồi hút cân phân tích Sartorius (Đức), độ chính xác chính xác 1 ml nạp lên cột chiết pha rắn (SPE) 0,1 mg. C18, 500 mg. Sau đó, rửa bằng methanol 5% Phương pháp nghiên cứu đến khi dịch rửa giải trung tính (không có phản Phương pháp định lượng acid oleanolic trong ứng acid với giấy quỳ) rồi tiếp tục rửa giải bằng thân đinh lăng được xây dựng dựa trên phương 5 ml methanol với tốc độ 1 - 2 giọt/giây. Dồn pháp định lượng acid oleanolic của chuyên luận dịch rửa giải và cô đến cắn trên bếp cách thủy. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022 27
  3. Hòa tan cắn trong vừa đủ 1 ml methanol, trộn được từ kết quả thẩm định độ lặp lại. Sau đó, đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm. thực hiện chiết siêu âm với methanol, thủy phân Chuẩn bị mẫu chuẩn và chiết pha rắn tương tự quy trình chuẩn bị Cân chính xác khoảng 10 mg acid oleanolic mẫu thử. Mỗi mức nồng độ tiến hành trên và hòa tan trong 5 ml methanol. Thêm methanol 3 mẫu. vừa đủ 10 ml thu được dung dịch chuẩn gốc S. Điều kiện sắc ký Từ dung dịch chuẩn gốc này, tiến hành pha Hàm lượng acid oleanolic trong các mẫu thử loãng với methanol thu được các dung dịch được xác định bằng phương pháp HPLC trên chuẩn có nồng độ lần lượt là 0,01; 0,1; 0,2; 0,3; hệ thống Shimadzu CDD-10AVP, sử dụng cột 0,4 và 0,5 mg/ml. Shim-pack GIS C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm). Pha Chuẩn bị mẫu thêm chuẩn acid oleanolic động là acetonitril và acid phosphoric 0,1 % tỷ lệ Dịch rửa giải methanol của mẫu thử sau khi 70 : 30 với tốc độ dòng là 1,2 ml/phút. Acid chiết pha rắn được phối hợp với 1 ml dung dịch oleanolic được phát hiện ở bước sóng 205 nm. chuẩn gốc S sau đó cô đến cắn trên bếp cách Thể tích tiêm mẫu là 20 µl. thủy. Hòa tan cắn trong vừa đủ 1 ml methanol, Thẩm định phương pháp trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm thu được Phương pháp định lượng được thẩm định mẫu thử thêm chuẩn. đầy đủ về độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ đúng Chuẩn bị mẫu đánh giá độ đúng và độ chính xác gồm tính thích hợp hệ thống và Thêm vào mẫu thử một lượng acid oleanolic độ lặp lại theo yêu cầu của AOAC [5]. Sơ đồ thiết chuẩn tương ứng với 3 mức 50 %, 100 % và kế nghiên cứu được trình bày ở hình 1. 150 % lượng acid oleanolic của mẫu thử xác Xây dựng phương pháp phân tích Độ đặc hiệu Độ tuyến tính Thẩm định phương pháp Độ đúng Độ chính xác Định lượng acid oleanolic trong 8 mẫu thân Đinh lăng Hình 1. Sơ đồ thiết kế của nghiên cứu Kết quả tiến hành sắc ký lần lượt các mẫu: Dung môi Thẩm định phương pháp định lượng pha mẫu (methanol), thử, chuẩn và thử thêm Độ đặc hiệu chuẩn. Sắc ký đồ của các mẫu trên được trình Để đánh giá độ đặc hiệu của phương pháp, bày ở hình 2. 28 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022
  4. a. b. c. d. Hình 2. Sắc ký đồ của dung môi (a), mẫu chuẩn (b), mẫu thử (c) và mẫu thử thêm chuẩn (d) ở bước sóng 205 nm Kết quả cho thấy sắc kí đồ của mẫu thử cho tương ứng với chất phân tích. Bên cạnh đó, pic pic sắc kí của chất cần phân tích (acid oleanolic) tương ứng của acid oleanolic trên các sắc ký đồ với thời gian lưu khác nhau không có ý nghĩa cân đối, rõ nét và tách riêng biệt so với các pic thống kê so với pic của chất chuẩn trong sắc kí khác. Do đó, phương pháp có tính chọn lọc với đồ mẫu chuẩn. Sắc kí đồ của dung môi pha mẫu acid oleanolic. không xuất hiện pic ở khoảng thời gian lưu TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022 29
  5. Độ tuyến tính 0,4 và 0,5 mg/ml. Vẽ biểu đồ sự phụ thuộc của Tiến hành sắc ký dãy dung dịch chuẩn trong diện tích pic vào nồng độ acid oleanolic. Kết quả methanol có nồng độ lần lượt 0,01; 0,1; 0,2; 0,3; được trình bày ở hình 3. Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích pic và nồng độ acid oleanolic Kết quả cho thấy, trong khoảng nồng độ khảo oleanolic chuẩn trong methanol được tiến hành sát 0,01 – 0,5 mg/ml có sự tương quan tuyến tiêm 6 lần và ghi lại thời gian lưu cũng như diện tính chặt chẽ giữa diện tích pic và nồng độ acid tích pic thu được trên sắc ký đồ (bảng 2). Kết oleanolic với hệ số hồi quy R2 là 0,9991. Như quả cho thấy phương pháp đạt yêu cầu về tính vậy có thể chọn khoảng phân tích từ 0,01 - thích hợp hệ thống với giá trị độ lệch chuẩn 0,5 mg/ml để định lượng acid oleanolic trong tương đối (RSD) của thời gian lưu và diện tích dược liệu thân đinh lăng. pic của acid oleanolic đều dưới 2 % (0,457 % Độ chính xác đối với thời gian lưu và 1,063 % đối với diện tích Để đánh giá độ chính xác giữa các lần tiêm pic). mẫu (tính thích hợp hệ thống), dung dịch acid Bảng 2. Tính thích hợp hệ thống của phương pháp Lần tiêm Thời gian lưu của AO (phút) Diện tích pic của AO (mAU.s) 1 20,764 5136938 2 20,586 5162026 3 20,562 5071846 4 20,709 5104830 5 20,764 5112039 6 20,769 5007731 Trung bình 20,692 5099235 RSD (%) 0,457 1,063 30 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022
  6. Để đánh giá độ lặp lại của phương pháp, tiến Trong đó, S là diện tích pic acid oleanolic trên hành phân tích một mẫu thân đinh lăng 6 lần và sắc ký đồ; a, b lần lượt là hệ số góc và hệ số ghi lại giá trị diện tích pic acid oleanolic trên sắc chặn của phương trình đường chuẩn; m là khối ký đồ sau mỗi lần định lượng. Hàm lượng acid lượng dược liệu và d là hàm ẩm. oleanolic được tính từ diện tích pic theo công Kết quả ở bảng 3 cho thấy phương pháp đạt thức: yêu cầu về độ lặp lại với giá trị RSD của lượng acid oleanolic trong dược liệu sau 6 lần phân tích là 1,890 %, nhỏ hơn 2 %. Bảng 3. Độ lặp lại của phương pháp Mẫu Khối lượng cân (g) Hàm ẩm (%) Diện tích pic (mAU.s) Hàm lượng (mg/g) 1 5,2753 522084 0,353 2 5,7400 571858 0,367 3 5,3259 536600 0,363 7,14 4 4,7044 487024 0,359 5 5,3259 545510 0,371 6 5,0749 510624 0,356 Trung bình 0,361 RSD (%) 1,890 Độ đúng xác định độ thu hồi tương ứng. Kết quả được Thực hiện phân tích các mẫu thêm chuẩn và trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả thẩm định độ đúng của phương pháp Mức Lượng chuẩn Lượng chuẩn tìm lại Độ thu hồi (%) Trung bình nồng độ thêm vào (mg) (mg) 0,8 0,7768 97,10 50% 0,8 0,7931 99,14 98,48 ± 1,19% 0,8 0,7936 99,20 1,6 1,6429 102,68 100% 1,6 1,6545 103,41 101,88 ± 2,01% 1,6 1,5929 99,56 2,4 2,4212 100,88 150% 2,4 2,4716 102,98 102,60 ± 1,52% 2,4 2,4942 103,93 Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ thu hồi trung lượng acid oleanolic trong các mẫu thân đinh bình là 100,99 %. Tất cả các giá trị đều nằm lăng. trong khoảng 95 – 105 %. Như vậy, với quy Định lượng acid oleanolic trong một số trình và điều kiện sắc ký đã đưa ra, phương mẫu thân đinh lăng pháp đạt yêu cầu về độ đúng và có thể sử dụng Trên cơ sở phương pháp đã thẩm định, tiến để định lượng acid oleanolic trong dược liệu hành định lượng acid oleanolic trong 15 mẫu thân đinh lăng. thân đinh lăng theo quy trình chiết xuất và phân Như vậy, kết quả thẩm định cho thấy phương tích ở trên. Từ giá trị diện tích pic thu được, hàm pháp HPLC sử dụng đạt yêu cầu về độ đặc lượng acid oleanolic được xác định theo công hiệu, độ tuyến tính, độ chính xác và độ đúng. Do thức đã trình bày ở phần thẩm định phương pháp đó, phương pháp có thể được sử dụng để định định lượng. Kết quả được trình bày ở hình 4. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022 31
  7. Hình 4. Kết quả định lượng acid oleanolic trong một số mẫu thân đinh lăng Kết quả trên cho thấy hàm lượng acid rắn (SPE) đang nhận được nhiều sự quan tâm oleanolic trong thân đinh lăng dao động trong và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Các ưu khoảng từ 0,048 mg/g đến 0,499 mg/g. Trong đó điểm nổi bật của SPE có thể kể đến như thao có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng acid tác đơn giản, nhanh chóng, có thể xử lý đồng oleanolic giữa các nhóm mẫu TM1 - TM8 và thời nhiều mẫu với sai số thấp, chỉ cần sử dụng mẫu ND1 - ND7. ít dung môi, do đó đảm bảo về vấn đề môi Bàn luận trường và kinh tế [7]. SPE đã được ứng dụng Các nghiên cứu về hóa học đã chỉ ra saponin trong quy trình định lượng nhiều nhóm chất triterpen là thành phần chính của đinh lăng, trong dược liệu như flavonoid [8], saponin [9], trong đó chủ yếu là acid oleanolic và các dẫn alkaloid [10]. Trong nghiên cứu này, phương xuất [3]. Bằng những mô hình dược lý hiện đại, pháp SPE đã được sử dụng để xử lý mẫu nhằm nhiều tác dụng dược lý của acid oleanolic đã định lượng acid oleanolic trong thân đinh lăng. được chứng minh như tác dụng bảo vệ gan, Kết quả cho thấy phương pháp chính xác, có độ chống viêm, chống oxy hóa, ức chế khối u [6]. lặp lại cao với thời gian phân tích ngắn. Hiện nay, Dược điển Việt Nam V cũng sử dụng Nghiên cứu cũng đã tiến hành xác định hàm acid oleanolic làm marker (chất đánh dấu) để lượng acid oleanolic trong 15 mẫu thân đinh kiểm soát chất lượng cao đinh lăng và các chế lăng thu hái tại vùng trồng GACP tại Tỉnh Nam phẩm từ đinh lăng [2]. Do vậy, trong nghiên cứu Định. Kết quả cho thấy hàm lượng acid này, nhóm nghiên cứu cũng lựa chọn acid oleanolic trong những mẫu nghiên cứu dao oleanolic để định lượng, từ đó hướng tới việc động trong khoảng từ 0,048 mg/g đến tiêu chuẩn hóa dược liệu thân đinh lăng. 0,499 mg/g. Trong đó có sự khác biệt rõ rệt về Đối với một phương pháp định lượng, giai hàm lượng acid oleanolic giữa các nhóm mẫu đoạn xử lý mẫu là trong những bước quan trọng TM1-TM8 và mẫu ND1-ND7. Đáng lưu ý, mẫu và phức tạp nhất của cả quy trình. Các phương TM1 đến TM8 đều do nhóm nghiên cứu trực tiếp pháp xử lý mẫu thường được sử dụng bao gồm thu hái theo tiêu chuẩn GACP trong khi đó các kết tủa, chiết lỏng-lỏng, chiết rắn-lỏng… Trong mẫu ND1 – ND7 là do người dân địa phương những năm gần đây, phương pháp chiết pha cung cấp. Từ kết quả phân tích, có thể thấy quy 32 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022
  8. trình thu mẫu cũng đóng một vai trò quan trọng, Tài liệu tham khảo liên quan trực tiếp đến thành phần hóa học, tác 1. Đỗ Huy Bích và CS. (2003), Những cây dụng và hiệu quả điều trị của dược liệu. Tuy thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, nhiên, do số mẫu trong nghiên cứu còn tương Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. đối nhỏ cũng như mới chỉ tập trung ở một vài 2. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V (tập khu vực nên cần thiết phải thực hiện trên cỡ 2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. mẫu lớn hơn cũng như có tính đại diện hơn để 3. Huan V. D., Yamamura S., Ohtani K., et al. từ đó đưa ra kết luận một cách chính xác. (1998), “Oleanane saponins from Polyscias Qua tổng quan tài liệu, đây là nghiên cứu fruticosa”, Phytochemistry, 47 (3), pp. 451-457. đầu tiên tiến hành xác định hàm lượng acid 4. World Health Organization oleanolic trong các mẫu thân đinh lăng thu hái (1993), Research guidelines for evaluating the safety and efficacy of herbal medicines, Manila: tại Tỉnh Nam Định. So sánh với nghiên cứu WHO Regional Office for the Western Pacific. trước đây về định lượng acid oleanolic trong rễ 5. Thompson M., Ellison S. L., & Wood R. đinh lăng của nhóm nghiên cứu, kết quả cho (2002), “Harmonized guidelines for single- thấy hàm lượng acid oleanolic trung bình trong laboratory validation of methods of analysis thân đinh lăng là 0,359 mg/g (đối với mẫu TM1 (IUPAC Technical Report)”, Pure and Applied - TM8), cao hơn rõ rệt so với hàm lượng trong Chemistry, 74 (5), pp. 835-855. rễ (trung bình là 0,201 mg/g). Kết quả này cũng 6. Pollier J., & Goossens A. (2012), hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đó “Oleanolic acid”, Phytochemistry, 77, pp. 10-15. của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo được 7. Gessner M. O., & Schmitt A. L. (1996), thực hiện trên mẫu đinh lăng thu hái tại Phú “Use of solid-phase extraction to determine Yên và Tây Ninh [11]. Những kết quả này đã ergosterol concentrations in plant tissue góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu colonized by fungi”, Applied and Environmental chuẩn từ đó hướng tới việc sử dụng dược liệu Microbiology, 62 (2), pp. 415-419. thân đinh lăng trên lâm sàng. 8. Xu F., Liu Y., Zhang Z., et al. (2007), Kết luận “Simultaneous SPE-LC determination of three Nghiên cứu đã xây dựng thành công phương flavonoid glycosides of naringin, neohesperidin pháp HPLC định lượng acid oleanolic trong thân and hesperidin in Da-Cheng-Qi đinh lăng với điều kiện sắc ký cụ thể bao gồm decoction”, Chromatographia, 66 (9), pp. 763- cột Shim-pack GIS C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm), 766. pha động: acetonitril và acid phosphoric 0,1 % tỷ 9. Mochizuki E., Yamamoto T., Mimaki Y., et al. (2004), “Ultraviolet derivatization of steroidal lệ 70 : 30 với tốc độ dòng là 1,2 ml/phút. Acid saponin in garlic and commercial garlic products oleanolic được phát hiện ở bước sóng 205 nm. as p-nitrobenzoate for liquid chromatographic Thể tích tiêm mẫu là 20 µl. Phương pháp đã determination”, Journal of AOAC được thẩm định đạt yêu cầu về độ đặc hiệu, độ International, 87 (5), pp. 1063-1069. tuyến tính, độ chính xác, độ đúng theo AOAC và 10. Long Z., Wang C., Guo Z., et al. (2012), được sử dụng để định lượng hàm lượng acid “A non-aqueous solid phase extraction method oleanolic trong 15 mẫu thân đinh lăng. Kết quả for alkaloid enrichment and its application in the cho thấy hàm lượng acid oleanolic trong thân determination of hyoscyamine and đinh lăng dao động trong khoảng từ 0,048 mg/g scopolamine”, Analyst, 137 (6), pp. 1451-1457. đến 0,499 mg/g. Trong đó có sự khác biệt rõ rệt 11. Nguyễn Thị Phương Thảo, Võ Thị Bạch về hàm lượng acid oleanolic giữa các nhóm Tuyết, Nguyễn Minh Đức (2011), “Xây dựng mẫu TM1 - TM8 và mẫu ND1 - ND7. Những kết phương pháp định lượng acid oleanolic trong quả này là cơ sở cho việc tiêu chuẩn hóa dược đinh lăng lá xẻ (Polyscias fruticosa (L.) Harms.) liệu thân đinh lăng, từ đó hướng tới việc sử bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Tạp chí Y học dụng dược liệu này trong thực tế. TP. Hồ Chí Minh, 15 (1), pp. 593-597. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 40 - THÁNG 1/2022 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2