YOMEDIA
ADSENSE
Đồ án chuyên ngành: Tách chiết và khảo sát flavonoid trong cây yên bạch (eupatorium odoratum L) tại TP.HCM
323
lượt xem 78
download
lượt xem 78
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu và nội dung của đề tài xoay quanh vấn đề tách chiết hợp chất flavonoid trong cây yên bạch, đồng thời khảo sát một số tính chất lý hóa của flavonoid trong dịch chiết để nêu lên tầm quan trọng và ứng dụng của flavonoid trong cuộc sống.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án chuyên ngành: Tách chiết và khảo sát flavonoid trong cây yên bạch (eupatorium odoratum L) tại TP.HCM
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT FLAVONOID TRONG CÂY YÊN BẠCH (EUPATORIUM ODORATUM L )TẠI TPHCM Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN VĂN BỜI Sinh viên thực hiện: PHẠM ĐÌNH VỸ MSSV: 08231951 Lớp: DHHC4 Khoá: 2008-2012 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT FLAVONOID TRONG CÂY YÊN BẠCH (EUPATORIUM ODORATUM L )TẠI TPHCM Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN VĂN BỜI Sinh viên thực hiện: PHẠM ĐÌNH VỸ MSSV: 08231951 Lớp: DHHC4 Khoá: 2008-2012 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
- i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC Độc lập – Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH Họ và tên sinh viên : Phạm Đình Vỹ MSSV: 08231951 Lớp: DHHC4 Chuyên ngành: Công nghệ hóa hữu cơ Tên đồ án chuyên ngành: Tách chiết và khảo sát flavonoid trong cây Yên Bạch(eupatorium odoratum L. ) tại TPHCM Nhiệm vụ của đồ án: 1. Tìm hiểu về cây Yên Bạch. 2. Tách chiết Flavonoid từ cây Yên Bạch và khảo sát thành phần hóa học. 3. Định tính và định lượng Flavonoid thu được. Ngày giao khóa luận: 15/11/2011 Ngày hoàn thành khóa luận: 20/06/2012 Họ tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bời. Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn
- ii TS. Nguyễn văn cường TS. Nguyễn văn bời LỜI CẢM ƠN Đồ án chuyên ngành là một môn học quan trọng, là dịp để củng cố lại các kiến thức đã học trên lý thuyết vừa trang bị thêm những kiến thức hay bổ ích cho sinh viên qua quá trình thực nghiệm. Để có thể hoàn thành tốt đồ án này tôi đã nhận được sự giúp đở từ nhiều phía. Vì vậy, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, tìm hiểu tư liệu tham khảo từ thư viện, trang bị cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, là môi trường tốt nhất mà tôi đã được học tập. Quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian vừa qua, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và thực tế. Đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Văn Bời, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đồ án chuyên ngành. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn trong khoa đã giúp đở, góp ý để hoàn thành tốt đề tài này. Một lần nửa xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh , ngày tháng 4 năm 2012 Sinh viên thực hiện. Phạm Đình Vỹ
- iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Phần đánh giá: • Ý thức thực hiện:................................................................................................... • Nội dung thực hiện:............................................................................................... • Hình thức trình bày:................................................................................................ • Tổng hợp kết quả:................................................................................................. Điểm bằng số:....................................Điểm bằng chữ:........................................
- iv Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng 4 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. Phần đánh giá: • Ý thức thực hiện:................................................................................................... • Nội dung thực hiện:............................................................................................... • Hình thức trình bày:................................................................................................ • Tổng hợp kết quả:.................................................................................................
- v Điểm bằng số:....................................Điểm bằng chữ:........................................ Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2010 Giáo viên phản biện MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................... vii LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................. 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................... 2 1.1. Tổng quan về cây yên bạch............................................................................... 2 Hình 1.1. Cây Yên Bạch.......................................................................................3 Hình 1.2. Albert Szent-Gyorgyi..........................................................................12 Hình 1.3. sơ đồ tổng hợp Flavonoid..................................................................29 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM........................................................................ 35 hình 2.1. sơ đồ tách chiết...................................................................................37 Hình 2.2. Vi khuẩn E.coli...................................................................................41 PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN......................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 46 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU
- vii DANH MỤC HÌNH ẢNH
- viii
- 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, xã hội càng phát triển nhu cầu về chất dinh dưỡng càng cao, màu sắc trong thực phẩm càng được cải thiện nhằm tăng giá trị cảm quan cho thực phẩm. Chất màu là một trong các yếu tố quan trọng nhằm mục đích đó. Một trong các chất tạo màu tiêu biểu la Flavonoid, Flavonoid là một trong các nhóm hợp chất polyphenol thường gặp trong thực vật. phần lớn các chất flavonoid có màu vàng ( flavonoid bắt nguồn từ flavus có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên, một số có màu xanh, đỏ, tím, một số khác không màu nhưng cũng thuộc flavonoid. Các flavonoit là một trong những nhóm hợp chất phong phú và đa dạng vào bậc nhất trong thiên nhiên, có mặt không những chỉ trong những thực vật bậc cao mà còn trong một số thực vật bậc thấp, thậm chí còn có cả trong các loài tảo. Hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoit, chúng cũng là các thành phần hay gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật. Cho đến nay, flavonoid vẫn là lớp chất được các nhà hoá học các hợp chất thiên nhiên quan tâm nghiên cứu. Có khoảng trên 11000 hợp chất flavonoit đã được biết về cấu trúc. Flavonoid không những có giá trị về mặt cảm quan mà được khai thác, sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Thực phẩm, mỹ phẩm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong y dược học. Flavonoit có ứng dụng trong y học để điều trị một số bệnh như: viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp cơ thể điều hoà các quá trình chuyển hoá, chống lão hoá, làm bền thành mạch máu, và giảm lương cholesterol trong máu…Với các nhà hoá sinh thì cho rằng flavonoit là một chất chống oxi hoá lý tưởng. Hiện nay nhiều flavonoit được phân lập từ thực vật đã được ứng dụng thành các chế phẩm đặc trị bệnh và sử dụng trong bảo quản thực phẩm, được thế giới công nhận là một trong những lớp chất thiên nhiên có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và đột biến của các tế bào trong cơ thể
- 2 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về cây yên bạch 1.1.1. Mô tả chung về cây yên bạch [1] Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) King et Robinson hay Eupatorium odoratum L.. Tên Việt Nam :Cỏ Lào, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây Lốp bốp, Cây Ba bớp, Cây Phân xanh, Cỏ Nhật… Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)
- 3 Hình 1.1. Cây Yên Bạch • Mô tả: Thân: cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m. cành nằm ngang, có lông mịn. Lá: mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân chính. Hoa: cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung quanh gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
- 4 Trái: trái bế hình thoi, 5 cạnh, có lông Nơi sống và thu hái: cây có nguồn gốc ở đảo Angti, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng đồi núi khắp nơi. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa. Nó có khả năng tái sinh rất mạnh, cho năng suất cao 20-30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm. Thường dùng tươi. 1.1.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Yên Bạch 1.1.2.1. Tinh dầu Tác giả Vũ Ngọc Lộ, Nguyễn Xuân Dũng, Lê Kim Biên và các cộng sự trích ly tinh dầu lá và hoa cây Yên Bạch bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, sau đó phân tích tinh dầu bằng sắc ký mao quản. Kết quả về mặt định tính thành phần tinh dầu của lá và hoa cây Yên Bạch tương tự nhau nhưng về mặt định lượng khác nhau tương đối lớn. Các thành phấn chính của tinh dầu lá và hoa cây Yên Bạch như sau • Tinh dầu trích từ lá (0,16%) : geiren (42,54%), acetat bornil (3,46%) và β-cubeben (12,51%) • Tinh dầu trích từ hoa (0,01%) : geiren (7,98%), acetat bornil (22,93%) và β-cubeben (26,1%) 1.1.2.2.các hợp chất khác Năm 1967 M.HAHMAD và M.N.NABI dùng phương pháp chiết xuất cây Yên Bạch bằng dung môi alcol etil, kế đến ete dầu hỏa và cô lập được alcol ceril, C26H54O và các sterol α-,β-,γ-sitosterol. Năm 1973 P. K. BOSE tách chiết các flavonoid và cô lập isosakuranetin (1) bằng phương pháp sắc ký cột silicagen từ dịch trích aceton. Ngoài ra, ông còn cô lập một
- 5 chalcon là odoratin (2) cũng bằng phương pháp sắc ký cột silicagen nhưng từ dịch trích eter dầu hỏa (60-80oC). Năm 1974 SUNIL K .TALAPATRA trích ly các triterpen và flavonoid bằng phương pháp chiết xuất với dung moi eter dầu hỏa và thực hiện tách chiết với sắc ký cột silicagen. Kết quả cô lập được hỗn hợp lupeol và β-amyrin từ phân đoạn rửa giải bằng benzen và một flavonoid là salvigenin (3) từ phân đoạn clorofrom. Đến năm 1977 cùng với các hợp chất này ông cô lập được thêm một triterpen mới là epoxilupeol.
- 6 Năm 1978, ngoài hợp chất odoratin, EUGENE O. ARENE cô lập thêm hai hợp chất flavonoid mới là isosakuranetin 7-metil eter (4) và 4’,5-dihidroxi-3’,7-dimetoxiflavon (5).
- 7 Năm 1978, R. N. BARUA nghiên cứu các flavonoid từ cây Yên Bạch bằng phương pháp trích ly với dung môi clorofrom, thực hiên sắc ký trên cột silicagen và cô lập được các hợp chất sau đây: • 2’-hidroxi-3,4,4’,5’,6’-pentametoxichalcon (6). • 4,2’-ihiroxi-4’,5’,6’-trimetoxichalcon (7). • 4’,hidroxi-5,6,7-trimetoxiflavonon (8). • 4’,5,6,7-tetrametoxiflavon (9). • 3’,4’,5,6,7-pentametoxiflavon (10)
- 8
- 9 Đến năm 1992, MOHAMADA HAI cô lập từ cây Yên Bạch một hợp chất chalcon 2’,4-dihidroxi-4’,5’,6’-trimetoxichalcon và 2 hợp chất flavanon là 4’,5,6,7- tetrametoxiflavanon (11) và 4’-hidroxi-5,6,7-trimetoxiflavanon (12). Năm 1995, ông tiếp tục nghiên cứu và cô lập được một flavon mới là 2,5-dihidroxi-5’,7- dimetoxiflavanon (13).
- 10 Năm 1995, tác giả Nguyễn Thị Diễm Trang đã cô lập từ là Yên Bạch thu hái tại Cầu Giấy Hà Nội hai chalcon là odoratin và 2’,4-dihidroxi-4’,5’,6’,- trimetoxichalcon. 1.1.3.Tác dụng chữa bệnh của cây Yên Bạch • Chữa vết thương phần mềm: do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và ngọn Yên Bạch tươi một nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. • Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn Yên Bạch tươi một nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30 – 50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang một củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500 – 600ml nước cháo loãng. • Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid). Ngọn Yên Bạch và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguôi; đắp gói thuốc rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi. 1.2. Tìm hiểu về Flavonoid [6] 1.2.1. Giới thiệu chung Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, có ở phần lớn các bộ phận của các loại thực vật bậc cao, đặc biệt là ở hoa (màu
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn