Đồ án: Nghiên cứu về portal mã nguồn mở DotNetNuke
lượt xem 22
download
Trước ngưỡng cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế đất nước đều phải có sự chuyển mình để thích nghi với những vận hội mới. Ngành công nghệ thông tin là một ngành được đặt vào trọng tâm phát triển của đất nước. Với những sự phát triển không ngừng của những công nghệ mới trong công nghệ thông tin đang đặt ra một thách thức cho tất cả những người làm công nghệ thông tin. Đặc biệt là những sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án: Nghiên cứu về portal mã nguồn mở DotNetNuke
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang LỜI MỞ ĐẦU Trước ngưỡng cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế đất nước đều phải có sự chuyển mình để thích nghi với những vận hội mới. Ngành công nghệ thông tin là một ngành được đặt vào trọng tâm phát triển của đất nước. Với những sự phát triển không ngừng của những công nghệ mới trong công nghệ thông tin đang đặt ra một thách thức cho tất cả những người làm công nghệ thông tin. Đặc biệt là những sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới, thời đại bùng nổ thông tin. Từ khoảng giữa năm 2003 xuất hiện nhiều tin tức về các cổng giao tiếp điện tử hay các Portal trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta, như cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (Hanoi Portal - HNP); Mạng thông tin tích hợp trên internet của TP. HCM (Hochiminh City Web); Cổng giao tiếp điện tử Bắc Ninh; Trang thông tin điện tử website tỉnh Bình Định (Bình Định Portal); Cổng TMĐT Vnemart của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI); Cổng Thông Tin Quốc Gia Việt Nam – VNCG. Có thể gọi cổng giao tiếp điện tử Portal là cổng vào một kho thông tin lớn, đa dạng. Qua Portal, những đối tượng người dùng khác nhau có thể truy cập đến nhiều loại thông tin khác nhau nhưng theo một cách thức thống nhất. Hiện nay có khá nhiều loại Portal: Portal công cộng, Portal riêng của công ty hoặc tổ chức, Portal chuyên ngành, và gần đây còn xuất hiện các siêu Portal là Portal dẫn đến các Portal mức dưới. Hãy chỉ đề cập đến các Portal công cộng. Khác với các Portal chuyên ngành thường tập trung vào một lĩnh vực hẹp nhưng sâu hơn, thông tin do một Portal công cộng cung cấp bao trùm nhiều lĩnh vực, hoặc nhiều chủ đề trong một lĩnh vực lớn như kinh tế, khoa học, công nghệ, y học, thể thao, âm nhạc. Portal tích hợp thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ một Portal ở tầm quốc gia phải tích hợp thông tin từ trung ương và các bộ, ngành, địa phương. Portal của một thành phố phải tích hợp được thông tin từ các quận, huyện và các sở, ban, ngành. Portal phục vụ cho nhiều lớp đối tượng sử dụng với các nhu cầu thông tin khác nhau. Ví dụ một Portal của thành phố phải cung cấp thông tin về thủ tục hành chính cho những người dân thường, thông tin dự án cho các nhà đầu tư, thông tin về bản đồ, thắng cảnh cho khách du lịch. Mọi đối tượng sử dụng đều có thể tìm kiếm và khai thác kho thông tin đa dạng này một cách dễ dàng qua một giao diện thống nhất mà không cần biết thông tin nằm ở đâu, do ai quản lý. Ví dụ, người dân phải tìm thấy và sử dụng được ngay dịch vụ hành chính mà họ cần, chứ không cần quan tâm đến những cấp chính quyền nào, những cơ quan nào liên quan đến các thủ tục hành chính đó. Đồ án này nghiên cứu về portal mã nguồn mở DotNetNuke. Với mục tiêu nghiên cứu để ứng dụng cổng thông tin điện tử vào đời sống. 1 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Mục lục LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 I. Nền tảng của công nghệ .NET .................................................................................. 3 1. Nguồn gốc của .NET ............................................................................................ 3 2. Kiến trúc của Microsoft.Net ................................................................................. 3 2.1. Common Language Runtime(CLR) ............................................................... 4 2.2. Thư viện lớp .Net Framework ....................................................................... 5 3. ASP.NET .............................................................................................................. 6 4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server 2000 .................................................. 6 4.1. Giới thiệu về SQL Server 2000 ...................................................................... 6 4.2. Các thành phần quan trọng của SQL Server 2000 ....................................... 7 5. Mục tiêu của .NET ............................................................................................. 10 6. Kết luận .............................................................................................................. 10 II. Giới thiệu về cổng thông tin Portal và DotNetNuKe Portal .................................. 11 1. Giới thiệu về cổng thông tin – Portal ................................................................. 11 1.1. Khái niệm cổng thông tin tích hợp (portal) ................................................. 11 1.2. Phân loại portal........................................................................................... 11 1.3. Các tính năng cơ bản của portal ................................................................. 11 1.4. Các tiêu chuẩn về portal ............................................................................. 13 1.5. Những đặc tính ưu việt của portal ............................................................... 14 1.6. Hệ quản trị nội dung ................................................................................... 16 1.7. Một số giải pháp portal mã nguồn mở ........................................................ 20 2. Cổng thông tin DotNetNuKe Portal ................................................................... 23 2.1. Những đặc tính ưu việt của DotNetNuKe Portal........................................ 24 2.2. Nhược điểm của DotNetNuKe Portal .......................................................... 31 2.3. Nền tảng DotNetNuke Portal và việc quản trị hệ thống.............................. 32 3. Kết luận .............................................................................................................. 34 III. Cài đặt DotNetNuKe Portal .................................................................................. 35 1. Cài đặt DotNetNuKe Portal ................................................................................ 35 1.1. Giải nén file cài đặt ..................................................................................... 36 1.2. Cài đặt cơ sở dữ liệu ................................................................................... 36 1.3. Đặt quyền truy cập cho thư mục của DotNetNuKe .................................... 36 1.4. Tạo web site ................................................................................................. 37 IV. Xây dựng web site môn học ................................................................................ 41 1. Những tính năng của web site : ......................................................................... 41 2. Tổng quan về module ......................................................................................... 41 3. Lựa chọn module ................................................................................................ 43 4. xây dựng module về trắc nghiệm khách quan .................................................... 54 4.1.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu .............................................................................. 55 4.1.2. Xây dựng module ...................................................................................... 56 V. Kết luận và Hướng phát triển ................................................................................ 65 1. Kết luận .............................................................................................................. 65 2. Hướng phát triển ................................................................................................. 65 VI. Tài Liệu Tham Khảo: ........................................................................................... 66 2 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang I. Nền tảng của công nghệ .NET 1. Nguồn gốc của .NET Đầu năm 1998, sau khi hoàn tất phiên bản version 4 của ISS. Đội ngũ phát triển bắt đầu xây dựng một kiến trúc mới dựa trên ý tưởng kiện toàn ISS và đặt tên là Next Genenation Windows Services (NGWS). Sau khi Visual Basic được trình làng vào cuối năm 1998, dự án Visual Studio 7 được sát nhập vào NGWS. Đội ngũ COM+/MTS góp vào một universal runtime cho tất cả các ngôn ngữ lập trình chung trong Visual Studio. Và tham vọng của họ cung cấp cho các ngôn ngữ lập trình của các công ty dùng chung luôn. Công tác này chỉ được công bố sau này trong hội nghị Professional Deverloper’s Conference ở Orlado tháng 7 năm 2000. Đến tháng 11/2000 thì Microsoft chính thức công bố phiên bản thử nghiệm đầu tiên của .NET. Microsoft.net gồm hai phần chính là: framework và integrated Deverlopment Environment (IDE). Framework cung cấp những gì cần thiết và căn bản. Còn IDE cung cấp môi trường soạn thảo giúp chúng ta dễ dàng phát triển nhanh chóng các ứng dụng dựa trên nền tảng .NET. Nếu không có IDE chúng ta vẫn có thể dùng một trình soạn thảo ví như Notepad và sử dụng command line để biên dịch nhưng việc làm này sẽ mất rất nhiều thời gian và không nhận được bất cư một sự hỗ trợ nào từ IDE. 2. Kiến trúc của Microsoft.Net .Net framework là một platform mới làm đơn giản việc phát triển ứng dụng trong môi trường phân tán của internet. Dotnet framework được thiết kế đầy đủ để đáp ứng theo quan điểm sau: • Cung cấp môi trường lập trình hướng đối tượng vững chắc, trong đó mã nguồn được lưu trữ và thực thi một cách cục bộ. Thực thi cục bộ nhưng được phân tán trên internet hoặc thực thi từ xa. • Cung cấp môi trường thực thi mã nguồn mà đảm bảo việc thực thi mã nguồn an toàn mã nguồn, bao gồm cả mã nguồn của một hãng thứ ba hay bất cứ hãng nào mà tuân theo kiến trúc .NET. • Cung cấp môi trường thực thi mã nguồn mà tối thiểu được việc đóng gói phần mềm sự tranh chấp về phiên bản. • Làm cho những người phát triển web có kinh nghiệm vững chắc có thể nắm vững nhiều kiểu ứng dụng khác nhau. Như là từ các ứng dụng trên nền Windows đến những ứng dụng dựa trên nền web. 3 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang • Xây dựng tất cả các thông tin dựa trên tiêu chuẩn công nghiệp để đảm bảo rằng mã nguồn trên .NET có thể tích hợp với bất cứ mã nguồn nào khác. Hình 1-Cấu tạo của Microsoft.Net Framework • .NET Framework có hai thành phần chính: 2.1. Common Language Runtime(CLR) CLR chính là nền tảng của .NET Framework . Chúng ta có thể hiểu runtime như là một agent quản lý mã nguồn khi nó được thực thi, cung cấp các dịch vụ cốt lõi như: quản lý bộ nhớ, quản lý tiến trình và quản lý từ xa. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy việc sử dụng việc sử dụng kiểu an toàn và các hình thức khác của việc sử dụng mã nguồn, đảm bảo cho việc thực hiện được bảo mật và mạnh mẽ. Khái niệm quản lý mã nguồn là nguyên lý nền tảng của runtime. Mã nguồn mà đích tới runtime thì được biết như là mã nguồn được quản lý (managed code). Trong khi đó mã nguồn mà đích không có đích tới runtime thì được biết như là mã nguồn không được quản lý(unmanaged code). Hình 2-Thành phần của Common Language Runtime 4 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang 2.2. Thư viện lớp .Net Framework Là một tập hợp hướng đối tượng của các kiểu dữ liệu được dùng lại và có quan hệ chặt chẽ với CLR, nó cho phép chúng ta có thể phát triển những ứng dụng từ những ứng dụng truyền thống command line hay những ứng dụng có giao diện đồ họa(GUI) đến những ứng dụng mới nhất được cung cấp bởi ASP.NET, như là Web form và XML web. Thư viện lớp hướng đối tượng cung cấp những kiểu dữ liệu mà mã nguồn được quản lý của chúng ta có thể dẫn xuất. Điều này không chỉ làm cho những kiểu dữ liệu của .NET Framework dễ sử dụng mà còn làm giảm thời gian liên quan đến việc học đặc tính mới của .NET Framework. Hình 3-Mô hình thư viện lớp .NET Framework .NET Framework cho phép người phát triển thiết lập nhiều mức độ thông dụng của việc lập trình, bao gồm các nhiệm vụ: quản lý chuỗi, thu thập hay chọn lọc dữ liệu, và truy cập thông tin. Thư viện lớp còn đưa vào các kiểu dữ liệu để hỗ trợ những kịch bản phát triển chuyên biệt khác. Ví dụ người phát triển có thể sử dụng .NET Framework để phát triển các kiểu ứng dụng và các dịch vụ như: ứng dụng console, giao diện GUI (Windows Forms), ứng dụng ASP.NET, dịch vụ XML web, dịch vụ window. Trong đó những lớp Windows Forms cung cấp một tập hợp lớn các kiểu dữ liệu nhằm làm đơn giản việc phát triển các ứng dụng GUI chạy trên Windows. Còn nếu như viết các ứng dụng ASP.NET thì có thể sử dụng các lớp Webform trên nền .NET Framework. 5 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang 3. ASP.NET ASP.NET là một "khung" lập trình được xây dựng trên bộ thực thi ngôn ngữ chung (CLR) và được sử dụng trên một máy chủ phục vụ để tạo ra các ứng dụng Web mạnh. Web Forms của ASP.NET cho phép xây dựng các giao diện người dùng Web động một cách hiệu quả. Các dịch vụ của ASP.NET cung cấp những khối hợp nhất cho việc xây dựng các ứng dụng trên nền Web phân tán. Những dịch vụ Web dựa trên các chuẩn Internet mở như HTTP và XML. Bộ thực thi ngôn ngữ chung CLR cung cấp sự hỗ trợ dựng sẵn để tạo và đưa ra những dịch vụ Web thông qua việc sử dụng một khái niệm trừu tượng hoá lập trình phù hợp và thân thiện với các nhà phát triển cho cả ASP Web Forms và Visual Basic. Mô hình thu được vừa dễ biến đổi, vừa dễ mở rộng. Mô hình này dựa trên các chuẩn Internet mở (HTTP, XML, SOAP) để nó có thể được truy cập và thông dịch bởi bất cứ một client hay thiết bị hỗ trợ Internet nào. Một trong các lớp của ASP.NET là System.Web. Trong không gian tên System.Web có các dịch vụ mức thấp như lưu trữ (caching), bảo mật, cấu hình và những dịch vụ khác được chia sẻ giữa các dịch vụ Web và giao diện người dùng Web (UI). Các lớp System.Web.Services xử lý các dịch vụ Web như các giao thức và phát hiện . System.Web.UI namespace cung cấp hai lớp cho các các điều khiển là các điều khiển HTML và các điều khiển Web. Điều khiển HTML cho chúng ta ánh xạ trực tiếp vào các HTML tag như input. Cũng có những điều khiển Web cho phép chúng ta cấu trúc lại các điều khiển với những khuôn mẫu , ví dụ như một grid control. Ngoài ASP.NET, .NET Framework còn cung cấp một bộ thư viện lớp thiết kế giao diện cho các nhà phát triển các ứng dụng trên nền Windows. Có hai namespace là System.WinForm và System.Drawing. Chúng ta có thể sử dụng các lớp trong System.WinForm để xây dựng giao diện người dùng khách . Các lớp này cho phép chúng ta thực hiện các giao diện người dùng Windows chuẩn trong các ứng dụng .NET của chúng ta. Chúng ta cũng có thể sử dụng lớp System.Drawing để truy nhập vào các đặc tính mới GDI. Lớp này hỗ trợ cho thế hệ kế tiếp của Graphics Device Interface (GDI) là đồ hoạ hai chiều. 4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server 2000 4.1. Giới thiệu về SQL Server 2000 SQL Server 2000 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. 6 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang SQL Server có 7 phiên bản: Enterprise : Chứa đầy đủ các đặc trưng của SQL Server và có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 32 CPUs và 64 GB RAM. Thêm vào đó nó có các dịch vụ giúp cho việc phân tích dữ liệu rất hiệu quả (Analysis Services). Standard : Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành rẻ hơn nhiều so với Enterprise Edition, nhưng lại bị giới hạn một số chức năng cao cấp (advanced features) khác, edition này có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 4 CPU và 2 GB RAM. Personal: được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết các phiên bản windows kể cả Windows 98. Developer : Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhưng được chế tạo đặc biệt như giới hạn số lượng người kết nối vào Server cùng một lúc.... Ðây là edition mà các chúng ta muốn học SQL Server cần có. Chúng ta sẽ dùng edition này trong suốt khóa học. Edition này có thể cài trên Windows 2000 Professional hay Win NT Workstation. Desktop Engine (MSDE): Ðây chỉ là một engine chạy trên desktop và không có user interface (giao diện). Thích hợp cho việc triển khai ứng dụng ở máy client. Kích thước database bị giới hạn khoảng 2 GB. Win CE : Dùng cho các ứng dụng chạy trên Windows CE Trial: Có các tính năng của Enterprise Edition, download free, nhưng giới hạn thời gian sử dụng. SQL Server của Microsoft được thị trường chấp nhận rộng rãi kể từ version 6.5. Sau đó Microsoft đã cải tiến và hầu như viết lại một engine mới cho SQL Server 7.0. Cho nên có thể nói từ version 6.5 lên version 7.0 là một bước nhảy vọt. Có một số đặc tính của SQL Server 7.0 không tương thích với version 6.5. Trong khi đó từ Version 7.0 lên version 8.0 (SQL Server 2000) thì những cải tiến chủ yếu là mở rộng các tính năng về web và làm cho SQL Server 2000 đáng tin cậy hơn. Một điểm đặc biệt đáng lưu ý ở version 2000 là Multiple-Instance. Hay nói cách khác là chúng ta có thể install version 2000 chung với các version trước mà không cần phải uninstall chúng. Nghĩa là chúng ta có thể chạy song song version 6.5 hoặc 7.0 với version 2000 trên cùng một máy (điều này không thể xảy ra với các version trước đây). Khi đó version cũ trên máy chúng ta là Default Instance còn version 2000 mới vừa install sẽ là Named Instance. 4.2. Các thành phần quan trọng của SQL Server 2000 SQL Server 2000 được cấu tạo bởi nhiều thành phần như Relational Database Engine, Analysis Service và English Query…Các thành phần này khi phối hợp với 7 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang nhau tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh giúp cho việc lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng. Hình 4-Mô hình về kiến trúc MS SQL Server 2000 Relational Database Engine – Cái lõi của SQL Server Ðây là một engine có khả năng chứa data ở các quy mô khác nhau dưới dạng table và support tất cả các kiểu kết nối (data connection) thông dụng của Microsoft như ActiveX Data Objects (ADO), OLE DB, and Open Database Connectivity (ODBC). Ngoài ra nó còn có khả năng tự điều chỉnh (tune up) ví dụ như sử dụng thêm các tài nguyên (resource) của máy khi cần và trả lại tài nguyên cho hệ điều hành khi một user log off. Replication - Cơ chế tạo bản sao (Replica) Giả sử chúng ta có một database dùng để chứa dữ liệu được các ứng dụng thường xuyên cập nhật. Chúng ta muốn có một cái database giống y hệt như thế trên một server khác để chạy báo cáo (report database) (cách làm này thường dùng để tránh ảnh hưởng đến performance của server chính). Vấn đề là report server của chúng ta cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của các báo cáo. Chúng ta không thể dùng cơ chế backup and restore trong trường hợp này. Thế thì cơ chế replication của SQL Server sẽ được sử dụng để bảo đảm cho dữ liệu ở 2 database được đồng bộ (synchronized). Data Transformation Service (DTS) 8 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Một dịch vụ chuyển dịch dữ liệu vô cùng hiệu quả. Nếu chúng ta làm việc trong một công ty lớn trong đó data được chứa trong nhiều nơi khác nhau và ở các dạng khác nhau cụ thể như chứa trong Oracle, DB2 (của IBM), SQL Server, Microsoft Access....Chúng ta chắc chắn sẽ có nhu cầu di chuyển data giữa các server này (migrate hay transfer) và không chỉ di chuyển chúng ta còn muốn định dạng (format) nó trước khi lưu vào database khác, khi đó chúng ta sẽ thấy DTS giúp chúng ta giải quyết công việc trên dễ dàng như thế nào. Analysis Service Một dịch vụ phân tích dữ liệu rất hay của Microsoft. Dữ liệu (Data) chứa trong database sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu như chúng ta không thể lấy được những thông tin (Information) bổ ích từ đó. Do đó Microsoft cung cấp cho chúng ta một công cụ rất mạnh giúp cho việc phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng và hiệu quả bằng cách dùng khái niệm hình khối nhiều chiều (multi-dimension cubes) và kỹ thuật "đào mỏ dữ liệu" (data mining) . English Query Ðây là một dịch vụ giúp cho việc query data bằng tiếng Anh "trơn" (plain English). Meta Data Service Dịch vụ này giúp cho việc chứa đựng và xử lý meta data dễ dàng hơn. Meta data là những thông tin mô tả về cấu trúc của data trong database như data thuộc loại nào String hay Integer..., một cột nào đó có phải là Primary key hay không....Bởi vì những thông tin này cũng được chứa trong database nên cũng là một dạng data nhưng để phân biệt với data "chính thống" người ta gọi nó là Meta Data. SQL Server Books Online Cung cấp cho dùng bất cứ thông tin gì về SQL server. SQL Server Tools Ðây là một bộ đồ nghề của người quản trị cơ sở dữ liệu (DBA). Ở đây chỉ xin kể ra một vài công cụ thông dụng như sau: • Enterprise Manager. Ðây là một công cụ cho ta thấy toàn cảnh hệ thống cơ sở dữ liệu một cách rất trực quan. Nó rất hữu ích đặc biệt cho người mới học và không thông thạo lắm về SQL. 9 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang • Query Analyzer. Ðối với một DBA giỏi thì hầu như chỉ cần công cụ này là có thể quản lý cả một hệ thống database mà không cần đến những thứ khác. Ðây là một môi trường làm việc khá tốt vì ta có thể đánh bất kỳ câu lệnh SQL nào và chạy ngay lập tức đặc biệt là nó giúp cho ta debug các stored procedure dễ dàng. • SQL Profiler. Nó có khả năng "chụp" (capture) tất cả các sự kiện hay hoạt động diễn ra trên một SQL server và lưu lại dưới dạng text file rất hữu dụng trong việc kiểm soát hoạt động của SQL Server. Ngoài một số công cụ trực quan như trên chúng ta cũng thường hay dùng osql và bcp (bulk copy) trong command prompt. 5. Mục tiêu của .NET Microsoft .NET trợ giúp loại bỏ các thành phần riêng biệt khỏi một nền tảng và ứng dụng và như vậy nó cho phép thông tin được trao đổi và xây dựng trên một nền tảng chung hơn. Mục tiêu thứ hai của nền tảng .NET (.NET platform) là truyền thông thương mại điện tử (TMĐT). Điều đó có nghĩa .NET cung cấp một cách cho các ứng dụng khác nhau sử dụng phần mềm khác nhau trong những môi trường Web khác nhau để trao đổi và sử dụng thông tin. Thành quả này được hoàn tất khi sử dụng XML. XML đem lại một số lượng lớn những người ủng hộ và có thể được sử dụng để làm tiêu chuẩn hoá các máy phục vụ truyền thông, nơi những ứng dụng khác nhau và các dịch vụ chạy trên các ứng dụng này có thể dễ dàng liên lạc với một ứng dụng khác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên. 6. Kết luận Microsoft .NET đã đưa ra một tập các dịch vụ đầy tiềm nǎng, nó trợ giúp người sử dụng đang ở vào giai đoạn 3 của Internet : các dịch vụ Web hay Web có thể chương trình hoá (programmable Web). Nền tảng .NET cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng và các dịch vụ Web mà nó hoạt động không phụ thuộc vào các ngôn ngữ lập trình và nền tảng. Kết quả là một giải pháp phát triển Web ghép nối lỏng, đầy sức mạnh và nó có thể hợp nhất Internet, các ngôn ngữ lập trình và cả những gì phức tạp trong việc chuyển dịch dữ liệu như chúng ta đã thấy. Dựa vào Common Language Runtime (thực thi ngôn ngữ chung), unified programming classes (các lớp lập trình hợp nhất), và ASP.NET, .NET thúc đẩy tiềm nǎng của XML và SOAP để cho quá trình Web và dữ liệu luôn sẵn có ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào và với bất cứ nền tảng nào. 10 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Chiến lược .NET của Microsoft là một giai đoạn phát triển tiếp theo về mặt công nghệ trong thế giới điện toán. Với bài báo này, các chúng ta đã có một khái niệm ban đầu về ý tưởng .NET. Chúng tôi hy vọng sẽ gặp lại các chúng ta trong các chủ đề tiếp theo có liên quan đến .NET và chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về các vấn đề như XML, ASP.NET, các dịch vụ Web, chuyển từ COM sang .NET, .NET và thương mại điện tử. II. Giới thiệu về cổng thông tin Portal và DotNetNuKe Portal 1. Giới thiệu về cổng thông tin – Portal 1.1. Khái niệm cổng thông tin tích hợp (portal) Có nhiều khái niệm về cổng thông tin điện tử tích hợp khác nhau, và cho đến nay chưa có khái niệm nào được coi là chuẩn xác. “Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web” 1.2. Phân loại portal Cổng thông tin điện tử cung cấp cho người dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau, có thể phân loại các portal như sau: Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ như Yahoo, loại cổng thông tin này thường được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá nhân hoá (personalization) các Web site theo tuỳ từng đối tượng sử dụng. Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “Corporate Desktops”): được xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử dụng và tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp. Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): ví dụ như eBay và ChemWeb, cổng thông tin này là nơi liên kết giữa người bán và người mua. Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ như SAP portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau. 1.3. Các tính năng cơ bản của portal Tuy có nhiều loại cổng thông tin tích hợp, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin tích hợp đều có chung một số tính 11 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang năng. Các tính năng này là được sử dụng như một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin điện tử tích hợp với một Web site hoặc một ứng dụng chạy trên nền tảng Web. Các tính năng đó bao gồm: Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization): cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được yêu cầu. Tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin (Content aggregation): cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context), ví dụ như đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin. Xuất bản thông tin (Content syndication): thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Rich Site Summary), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn. Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support): cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động. Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On): cho phép dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về người dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal sẽ phát triển một cách 12 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người dùng. Quản trị portal (Portal administration): xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau. Quản trị người dùng (Portal user management): cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một cổng thông tin công cộng (như Yahoo, MSN…) hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các công thông tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lượng thành viên có thể từ vài nghìn tới hàng triệu. Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò (Role-based security) được sử dụng như một tiêu chuẩn trong các hoạt động xác định quyền truy cập và cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau trong các portal cũng như các ứng dụng Web. 1.4. Các tiêu chuẩn về portal Hiện tại có rất nhiều hãng trên thế giới cũng như ở Việt Nam công bố đã xây dựng thành công sản phẩm/giải pháp cổng thông tin (portal) hoặc đủ năng lực cung cấp các sản phẩm/giải pháp portal, nhưng thực tế không phải vậy. Lý do là vì kiến trúc cũng như các thành phần của một portal rất phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ cũng như thời gian và tài chính rất lớn mới có thể thực hiện được. Chính vì lý do này, các kỹ sư và hãng phần mềm trên thế giới cùng nhau xây dựng bộ tiêu chuẩn công nghiệp (industry standards) cho giải pháp portal và ứng dụng dành cho portal để cho phép hệ thống nền tảng (portal framework/portal server) và hệ thống ứng dụng (portal application - portlet) có thể hoạt động tương thích được với nhau. Hiện tại đã có 2 tiêu chuẩn về portal được công bố rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm: Portlet API (JSR 168): là tiêu chuẩn do hiệp hội Java Community Process công bố, hiện tại chủ yếu được áp dụng cho các portal xây dựng trên nền tảng Java. Chuẩn này chỉ ra cách tương tác giữa ứng dụng nghiệp vụ (portlet) với portal framework. Các portlet tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ có thể hoạt động được ở tất cả các portal server tuân thủ/hỗ trợ tiêu chuẩn JSR 168. Ví dụ: một ứng dụng nghiệp vụ (portlet) do Oracle phát triển, tuân thủ theo tiêu chuẩn JSR 168 thì có thể chạy trên IBM WebSphere Portal mà không phải biên dịch lại hoặc sửa đổi mã cho tương thích. 13 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Cộng đồng .NET cũng đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn này để đưa ra chuẩn portlet cho portal xây dựng trên .NET Framework (còn gọi là .NET Portlet API) nhưng do Microsoft (hãng sinh ra .NET Framework) không chịu đứng ra chịu trách nhiệm chuẩn hoá nên đến ngày hôm nay tiêu chuẩn .NET Portlet API vẫn chưa được xác định rõ ràng. Web Services for Remote Portlets (WSRP): chuẩn này do OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards) công bố. Chuẩn này chỉ ra các thức giao tiếp giữa một portal server với một ứng dụng nghiệp vụ từ xa (remote portlet) thông qua dịch vụ Web (Web Services). Các ứng dụng nghiệp vụ tuân thủ tiêu chuẩn này có thể chạy trên bất kỳ một portal server nào áp dụng tiêu chuẩn WSRP, không cần quan tâm rằng ứng dụng hay portal server xây dựng trên công nghệ/ngôn ngữ nào. Hiện tại, có 2 loại công nghệ hỗ trợ Web Services tốt nhất là J2EE (Java 2 Enterprise Edition) và .NET Framework 1.5. Những đặc tính ưu việt của portal Với các đặc tính như ‘chỉ một kết nối’ hay ‘tất cả trong một’ các web portal đã trở thành một đầu mối thông tin cho mọi vấn đề, một thứ la bàn định hướng cho người dùng trong hành trình khám phá kho báu internet rộng lớn. Ngày nay khái niệm portal không chỉ áp dụng cho các ‘gã khổng lồ truyền thông’ kể trên, nguyên lý một đầu mối cho tất cả đã được áp dụng vào việc nâng cấp, cải tạo các website kiểu cũ, góp phần hình thành nên một không gian portal (portal space) trên mạng internet. Các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) xây dựng nên các portal để hỗ trợ khách hàng của mình trong việc sử dụng internet. Các dịch vụ mà họ thường tích hợp vào trong portal của mình là công cụ tìm kiếm, danh mục các trang web được sắp xếp theo một tiêu chí nào đó, trang tin tức điện tử, dịch vụ nhắn tin, phòng chat, hòm thư điện tử hay trang web cá nhân miễn phí … Các portal này cố gắng để tạo ra một thế giới internet thu nhỏ cho các khách hàng, vì thế chúng thường được khuyến cáo như là điểm bắt đầu lý tưởng cho những người mới tìm hiểu về internet. Khác với mục đích xây dựng portal bao trùm mọi lĩnh vực mà các công ty truyền thông theo đuổi, những cộng đồng chuyên môn trên mạng Internet chỉ muốn xây dựng portal phục vụ cho duy nhất một lĩnh vực mà mình quan tâm. Vẫn với nguyên lý ‘một đầu mối cho tất cả’, các portal này thường đi sâu vào nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề. Người ta gọi chúng là các portal chuyên môn hay vortal (vertical portal). Sức hấp dẫn của các portal không chỉ bởi sự tập trung thông tin về một đầu mối, chúng còn có một tính năng quan trọng khác đó là khả năng tương tác thông tin nhiều 14 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang chiều. Nói một cách khác đi, người dùng không chỉ khai thác thông tin từ portal mà họ còn có thể đưa ra những yêu cầu để được phục vụ. Các portal được xây dựng cho chính phủ, cho chính quyền tỉnh, thành phố là một ví dụ. Ngoài vai trò như một ‘tổng hành dinh trực tuyến’ nơi đóng quân của đầy đủ các sở ban ngành, các portal này còn cho phép người dân làm những việc như đăng ký kinh doanh qua mạng, đăng ký kết hôn qua mạng… thậm chí bỏ phiếu bầu cử qua mạng. Mọi đối tượng sử dụng đều có thể tìm kiếm và khai thác kho thông tin đa dạng này một cách dễ dàng qua một giao diện thống nhất mà không cần biết thông tin này ở đâu, do ai quản lý. Chẳng hạn, người dân có thể tìm thấy và sử dụng ngay dịch vụ hành chính mà họ cần, chứ không phải quan tâm đến cấp chính quyền nào, những cơ quan nào liên quan đến các thủ tục đó. Song song với sự phát triển của các portal như Yahoo, AOL… Các tập đoàn công nghệ thông tin lớn cũng sử dụng cách tương tự để cải tiến hệ thống thông tin của mình. Họ đã tạo ra những mô hình kiểu mẫu cho việc xây dựng các portal doanh nghiệp (EIP- Enterprise Information Portal). Các portal như thế này trước hết là để phục vụ cho các công việc của doanh nghiệp, mà cụ thể là hỗ trợ các tiến trình truyền thông và tương tác giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp (B2E – Business to Employee). Một số mô hình EIP của mạng thông tin nội bộ (Business Intranet Portal) cho phép các nhân viên dễ dàng khai thác các nguồn tài nguyên thông tin trong doanh nghiệp đồng thời cho phép truy xuất ra các portal công cộng, các portal chuyên ngành hẹp khác. Portal cộng tác, tạo một môi trường làm việc ảo cho phép các nhân viên có thể làm việc với nhau từ bất cứ đâu. Portal chuyên gia, kết nối các nhân viên dựa trên yếu tố năng lực của từng người. Các ứng dụng đa dạng của portal trong môi trường nội bộ doanh nghiệp là một công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ thông tin, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có nhiều bộ phận, chi nhánh phân bố trong một không gian địa lý rộng. Cũng vẫn trong môi trường ứng dụng là các doanh nghiệp, công nghệ portal còn cung cấp một công cụ giao tiếp hữu hiệu với thế giới bên ngoài. Khái niệm cổng thông tin doanh nghiệp mở rộng (Extended enterprise portal - extranet) nhằm nói tới một trang web cho phép doanh nghiệp thực hiện giao dịch với các khách hàng của mình (B2C) hay với các nhà cung cấp, các đối tác (B2B). Các doanh nghiệp nhỏ khó có thể tự xây dựng cho mình một portal đầy đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên nếu muốn họ vẫn có thể tiến hành các giao dịch qua mạng thông qua các chợ điện tử (e-Marketplace portal). Chợ điện tử là một portal về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tham gia chợ điện tử như thể tham gia một kỳ triển lãm. Ở đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn thông tin về thị trường, gặp gỡ các khách hàng tiềm năng, các đối tác. 15 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Vai trò của portal là không thể phủ nhận đối với các hoạt động trên mạng internet, đôi khi việc xây dựng nó còn được xem như một thứ ‘mốt thời thượng’. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng việc xây dựng một portal thực thụ là việc không đơn giản. Trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ còn tiếp tục quay trở lại đề tài xây dựng cổng thông tin cho doanh nghiệp. 1.6. Hệ quản trị nội dung Được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (Content Management System) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất. Mới đây thuật ngữ này liên kết với chương trình quản lý nội dung của website. Quản lý nội dung web (web content management) cũng đồng nghĩa như vậy. Các đặc điểm cơ bản của CMS bao gồm: Phê chuẩn việc tạo hoặc thay đổi nội dung trực tuyến Chế độ Soạn thảo Quản lý người dùng Tìm kiếm và lập chỉ mục Lưu trữ Tùy biến giao diện Quản lý ảnh và các liên kết (URL) Có nhiều kiểu CMS: W-CMS (Web CMS) E-CMS (Enterprise CMS) T-CMS (Transactional CMS): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch thương mại điện tử. P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn phẩm trực tuyến. L-CMS/LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ việc quản lý đào tạo dựa trên nền Web. BCMS(Billing CMS): Hỗ trợ việc quản lý Thu chi dựa trên nền Web. Một số CMS tiêu biểu DotNetNuke (ASP.Net+VB/C#) Drupal (PHP) Joomla/Mambo (PHP) 16 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Kentico (ASP.Net+VB/C#) PHP-Nuke (PHP) Rainbow (ASP.NET +C#) Typo3 (PHP) Xoops (PHP) Nội dung ở một Website là tài sản có giá trị. Nội dung phải được cập nhật thường xuyên để cho khách thăm quan quay trở lại. Một hệ thống quản lý nội dung sẽ cho phép chúng ta tập trung vào việc tạo ra nội dung có chất lượng trong khi tự động hoá một số công việc vận hành. Chúng ta có thể giảm chi phí vận hành, tăng mức độ thường xuyên của việc cập nhật nội dung, và tăng cường chất lượng và số lượng của nội dung được giới thiệu trên Website của chúng ta. Tại sao sử dụng nó? Nhiều công ty quan tâm đến việc tìm một công cụ mà nó có thể tự động hoá các quá trình quản lý nội dung và tăng hiệu suất của những người cộng tác không có chuyên môn về kỹ thuật. Lợi ích lớn nhất của việc quản lý nội dung là ở chỗ những người sử dụng không có chuyên môn về kỹ thuật có thể gửi nội dung mà không cần phải vượt qua những đoạn đường hẹp dễ bị tắc nghẽn vì lý do kỹ thuật. Điều này rất quan trọng đối với những môi trường chịu áp lực về thời gian và các Website mà khách hàng tự điều khiển. Những lợi ích cơ bản khác bao gồm tự động hoá việc chấp nhận và triển khai nội dung. Nhìn chung, những nội dung này có thể được phân nhóm theo 5 loại: Quản lý tài sản Web Nội dung có thể có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả tài sản tệp và tài sản cơ sở dữ liệu. Chúng ta thậm chí có thể tích hợp với những tài sản từ hệ thống truyền thống hay các dịch vụ cung cấp các bài báo, tin tức qua một tổ chức chung. Một số sản phẩm cho phép chúng ta lưu trữ nội dung ở cả Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng (XML) và các cơ sở dữ liệu có liên quan. XML cung cấp nhiều tính linh hoạt. Các cơ sở dữ liệu quan hệ cung cấp tính bảo mật, tính đồng thời, bình thường hoá, và những lợi ích khác. Cả hai đều cho phép sự phân tách nội dung từ nội dung được trình bầy. Các tác giả nội dung có thể thường xuyên sử dụng công cụ lựa chọn của họ khi xây dựng nội dung. 17 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Phần mềm quản lý nội dung có thể tự động hoá việc thiết lập và lưu giữ siêu dữ liệu (metadata), tính năng cho phép các công ty tổ chức nội dung và cải tiến việc tìm kiếm của khách hàng. Nhiều giải pháp quản lý nội dung cung cấp một giao diện người sử dụng cho các nhiệm vụ quản lý. Chúng ta có thể tự động hoá việc thiết lập và ấn định danh sách công việc, khai báo e-mail, và chấp thuận. Các nhiệm vụ có thể được chỉ định cho các cá nhân hay các nhóm. Các nhiệm vụ có thể được bắt đầu bằng tay (ví dụ, Joe, hãy viết thông cáo báo chí này để tuyên bố việc phá sản không mong đợi của chúng ta) hay được tự động hoá (ví dụ, hãy triển khai nội dung cho 5 máy chủ Web sản xuất của chúng ta vào 3h sáng tất cả các ngày). Dòng công việc có thể được tuỳ biến thường xuyên, song tốt nhất là để cho nó được đơn giản. Một cách thức kiểm tra (audit trail) và lịch sử thay đổi nội dung có thể được duy trì, điều cho phép các nhà cung cấp nội dung theo dõi và kiểm tra tốt hơn những thay đổi về nội dung. Các biểu mẫu (Templates) Các biểu mẫu được thiết kế cho cả việc nhập nội dung lẫn trình bầy nội dung. Các biểu mẫu mà chúng được tạo ra để nhập nội dung được thiết kế cho những người sử dụng cuối không có chuyên môn về kỹ thuật để xây dựng nội dung. Một số sản phẩm được tuyên bố là tự động tạo ra các biểu mẫu nhập nội dung cho chúng ta, song nên đánh giá thật kỹ lưỡng tính năng này để đảm bảo rằng nó đáp ứng yêu cầu của chúng ta. Các biểu mẫu giới thiệu được sử dụng để kết hợp nội dung với trình bầy, và hiển thị kết quả cuối cùng cho khách thăm quan Website. Các trang trình bầy thường bao gồm các thành phần mà chúng là những biểu mẫu được gộp trong một biểu mẫu. Các thành phần hữu ích đối với các tài sản như là như là các banner quảng cáo và chú thích cuối trang (footers) mà chúng được hiển thị ở nhiều trang trong cả một Web site. Kiểm soát nguồn/tạo các phiên bản (Source control/versioning) Nhiều giải pháp quản lý nội dung cũng cung cấp các khả năng quản lý mã nguồn như là tạo phiên bản, kết hợp các thay đổi và chỉ rõ cách giải quyết xung đột. Một giải pháp quản lý nội dung tốt sẽ cho phép chúng ta giữ các phiên bản của toàn bộ Web site, hay các ảnh chụp nhanh (snapshots) đúng lúc - đồng thời cho phép chúng ta xoá các thay đổi ở cơ sở dữ liệu tại bất cứ điểm nào. Triển khai/Phân phối (Deployment/Delivery) Nhiều giải pháp quản lý nội dung tự động hoá quá trình triển khai nội dung. Một số giải pháp cũng cung cấp khả năng lưu trữ/gia hạn hiệu lực của nội dung một cách tự động. 18 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Một số giải pháp quản lý nội dung cũng có một thành phần thời gian chạy (run time component) để thực hiện việc phân phối trang. Chúng đưa ra các chiến lược lưu trữ để thúc đẩy hiệu suất hoạt động của Web site của chúng ta. Tính năng này có thể đặc biệt hữu ích nếu chúng ta có nhiều nội dung cơ sở dữ liệu mà chúng không cần phải thay đổi nhiều trong ngày hay trong suốt cả tuần. Bằng cách sử dụng một chiến lược lưu trữ, các trang Web sẽ được phục vụ nhanh hơn bởi vì khách hàng sẽ không cần truy xuất cơ sở dữ liệu theo mọi yêu cầu về trang. Phải lưu ý điều gì? Trái ngược với những gì mà các nhà cung cấp có thể nói với chúng ta, phần mềm quản lý nội dung không phải là một giải pháp không giới hạn hay một phép thần có thể giải quyết mọi vấn đề của chúng ta. Có các yếu tố bắt buộc phải xem xét như là chấp nhận, mong đợi, dòng công việc, và sự tích hợp với những sản phẩm khác. Thực hiện Đừng vội vã chấp nhận. Chúng ta có thể mất nhiều thời gian vào việc định hình và tuỳ chỉnh cho bất kỳ giải pháp quản lý nội dung nào cho các yêu cầu cá nhân của chúng ta. Nhiều công ty và tổ chức đã từng đi qua quá trình chấp nhận một giải pháp quản lý nội dung có thể là bằng chứng cho điều này. Hãy dành đủ thời gian để đi đến quyết định chấp nhận và dùng thử kỹ càng. Dòng công việc Hãy để cho nó được đơn giản. Chúng ta có thể mất nhiều thời gian vào việc phát triển dòng công việc tỉ mỉ và phức tạp, chỉ có điều là không tìm thấy ai muốn sử dụng nó. Chúng ta không thể tự động hoá mọi thứ. Do đó, hãy tự động hoá cái gì có ý nghĩa. Phần mềm quản lý nội dung sẽ không giúp chúng ta xác định dòng công việc của chúng ta và các quá trình chấp nhận, các qui định, vai trò và trách nhiệm kinh doanh. Điều rất quan trọng là chúng ta phải xác định rõ những yếu tố này và kết hợp chúng với quá trình chấp nhận. Tích hợp Khi xem xét khả năng tích hợp với công nghệ mới (ví dụ, các thiết bị và dịch vụ không dây), hãy chấp nhận một phương pháp tiên tiến. Sự thành lập các hiệp hội và xu hướng toàn cầu hoá đang làm tăng mức độ tăng trưởng và tính phức tạp của nội dung. Hãy xem xét việc quản lý nội dung có thể tác động như thế nào và bị tác động như thế nào bởi các đối tác, các nhà cung cấp, các bộ phận kinh doanh, và các khách hàng và văn phòng sử dụng nhiều ngôn ngữ. 19 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
- Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Trường Giang Những mong đợi Hãy "quản lý" những mong đợi. Những người sử dụng cuối và các nhà quản lý thường nghĩ rằng phần mềm quản lý nội dung sẽ khiến cho cuộc sống của họ đơn giản hơn rất nhiều. Trong thực tế, người sử dụng cuối thường có một người có chuyên môn kỹ thuật chăm sóc quá trình triển khai cho họ. Họ có thể nhìn phần mềm quản lý nội dung như là sự đưa thêm một bước bổ sung vào các quá trình của họ. Hãy khuyến khích họ nhìn nhận điều này như một cơ hội để có được sự kiểm soát nhiều hơn đối với nội dung của họ. Để giúp đảm bảo rằng người dùng cuối mua sản phẩm, hãy mời họ đánh giá các sản phẩm quản lý nội dung về đặc tính dễ dàng sử dụng và tính trực giác của chúng. Các sản phẩm quản lý nội dung Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm quản lý nội dung trên thị trường. Các sản phẩm này thực hiện những công việc thích hợp khác nhau và có những tính năng khác nhau. Chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm ra giải pháp tốt nhất phù hợp với các nhu cầu của tổ chức. Một giải pháp quản lý nội dung có thể tốn kém tuỳ thuộc vào các nhu cầu của chúng ta. Bao gồm chi phí cho giấy phép phần mềm, đào tạo, và các dịch vụ hỗ trợ, giá cả có thể từ 200.000USD đến 2 triệu USD. Nói như vậy không có nghĩa là không có những giải pháp rẻ tiền hơn, song những giải pháp toàn diện và hỗ trợ tốt nhất sẽ không có mức giá thấp. 1.7. Một số giải pháp portal mã nguồn mở Hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều sản phẩm/giải pháp portal hoặc được gọi là "sản phẩm/giải pháp portal" mã nguồn mở hoặc là một phiên bản Việt hoá và có sửa đổi từ mã nguồn mở, các sản phẩm/giải pháp này được xây dựng trên nhiều ngôn ngữ/công nghệ khác nhau. 1. uPortal Giải pháp uPortal được tổ chức JA-SIG phát triển trên nền công nghệ Java (uPortal - University Portal). Đây là portal thông dụng nhất trong các portal mã nguồn mở xây dựng bằng Java. JA-SIG chỉ phát triển portal core mà không phát triển các module nghiệp vụ do đó các đơn vị sử dụng giải pháp uPortal phải tự phát triển module nghiệp vụ hoặc mua/tích hợp các module nghiệp vụ của hãng thứ 3, và số lượng các hãng cung cấp và xây dựng module cho uPortal trên thế giới và ở Việt Nam cũng khá nhiều. Hiện tại ở Việt Nam một số phiên bản uPortal 2.x đã được một số đơn vị Việt hoá và đưa sử dụng ở một số nơi như: giải pháp VPortal của VietSoftware cung cấp cho 20 SVTH:Vũ Tất Thắng Lớp 48pm2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn