intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đo, chuẩn liều chùm tia Gamma nguồn Cobalt- 60 dùng trong máy xạ trị ngoài - Ứng dụng buồng ion hóa phẳng, song song đo liều chùm electron từ máy gia tốc xạ trị

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đo, chuẩn liều chùm tia Gamma nguồn Cobalt- 60 dùng trong máy xạ trị ngoài - Ứng dụng buồng ion hóa phẳng, song song đo liều chùm electron từ máy gia tốc xạ trị" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, đọc kết quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đo, chuẩn liều chùm tia Gamma nguồn Cobalt- 60 dùng trong máy xạ trị ngoài - Ứng dụng buồng ion hóa phẳng, song song đo liều chùm electron từ máy gia tốc xạ trị

  1. ĐO, CHUẨN LIỀU CHÙM TIA GAMMA NGUỒN COBALT- 60 DÙNG TRONG MÁY XẠ TRỊ NGOÀI I. ĐẠI CƢƠNG - Các máy xạ trị ngoài (External Beams) sử dụng nguồn Cobalt-60 vẫn còn được sử dụng ở một số cơ sở xạ trị tại những quốc gia đang phát triển. - Mặc dù năng lượng nguồn Cobalt-60 là ổn định và có thể dựa vào lý thuyết để tính độ suy giảm theo thời gian, nhưng nhiều bài học về tai nạn chiếu xạ vẫn xảy ra đâu đó trên thế giới do không được đo, chuẩn suất liều chính xác dùng trong điều trị. - Về nguyên tắc, quy trình đo, chuẩn liều nguồn Cobalt-60 cũng tương tự như với chùm photon (tia-X) trong máy gia tốc xạ trị. II. CHỈ ĐỊNH - Áp dụng cho các cơ sở vẫn đang sử dụng máy xạ trị từ ngoài với nguồn Cobalt-60. - Áp dụng từ tuyến trung ương đến các cơ sở ung bướu. III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Kỹ sư vật lý - Kỹ thuật viên xạ trị 2. Phƣơng tiện, dụng cụ - Hệ thống máy đo liều, bao gồm máy đo (dosimeter), đầu đo loại buồng ion hóa hình trụ (Cylindrycal Ion Chamber), phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô), nhiệt độ kế, áp kế v.v.. - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TEC DOC 277-398 IAEA IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Bố trí, kết nối hệ máy đo - Nối cáp nguồn với máy đo và đầu đo (tại buồng đặt máy điều trị) - Bố trí phantom tương ứng theo vị trí detector tại độ sâu liều cực đại tại (D max), tức 0,5 cm dưới mặt phantom, hoặc độ sâu tham khảo định trước (reference point), thường là 5 cm. - Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy gịa tốc. - Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt, nhận diện decteector. 696
  2. - Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ. - Thiết lập thông số vật lý của máy điều trị, bao gồm kích thước trường chiếu, khoảng cách từ nguồn đến đầu đo (Source Chamber Distance- SCD). - Tiến hành các phép đo thử. - Đo suất liều lối ra (out-put) trường chiếu co kich thước 10cmx10cm. - Quy trình tương tự được lặp lại cho các trường vuông 4cmx4cm…8cmx8cm, 15cmx15cm. 30cmx30cm v.v.. V. ĐỌC KẾT QUẢ - Xử trí thống kê các kết quả đo tại điểm cực đại (Dmax), tức 0,5 cm hoặc tại độ sâu tham chiếu (5 cm trong phantom). - Tính sai số trung bình các phép đo - Đánh giá kết quả và sai số - So sánh kết quả đo và tính toán - Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA - So sánh kết quả và đánh giá sai số với hệ số chuẩn (cấp I hoặc cấp II). 697
  3. ỨNG DỤNG BUỒNG ION H A PHẲNG, SONG SONG ĐO LIỀU CHÙM ELECTRON TỪ MÁY GIA TỐC XẠ TRỊ I. ĐẠI CƢƠNG Trong áp dụng lâm sàng, điều quan trọng là xác định được mức năng lượng đích thực của chùm tia. Có nhiều phương pháp cơ bản của việc xác định năng lượng chùm electron từ máy gia tốc xạ trị. Đó là phương pháp dựa trên ngưỡng phản ứng hạt nhân; phương pháp Trerencop hay phương pháp hấp thụ một nửa v.v.. Đối với bức xạ electron, liều hấp thụ có thể được đo bằng một số phương pháp. Một trong những cách đo trực tiếp là phương pháp đo nhiệt lượng Fricker, bằng nhiệt huỳnh quang - TLD v.v.. Tuy nhiên cách phổ biến nhất vẫn là dùng buồng ion hoá. Theo hướng dẫn trong tài liệu TEC - DOC 277 - 398 của IAEA, việc đo liều lối ra của chùm electron trong máy gia tốc xạ trị có thể dùng buồng ion hóa có điện cực phẳng, song song hoặc loại buồng ion hóa hình trụ (khi năng lượng electrron từ 10 MeV trở nên). Việc lựa chọn máy đo liều cũng như loại buồng ion hoá cũng hết sức quan trọng. Đối với chùm electron, việc đo liều được khuyến cáo là cần phải tiến hành tại độ sâu của liều lượng cực đại. Điều đó có nghĩa là điểm đo liều phụ thuộc vào năng lượng chùm tia. II. CHỈ ĐỊNH - Áp dụng cho tất cả các cơ sở xạ trị được trang bị máy gia tốc xạ trị đa năng - Áp dụng từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở tỉnh, khu vực v.v.. III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Kỹ sư vật lý - Kỹ thuật viên xạ trị 2. Phƣơng tiện, dụng cụ - Hệ thống máy đo liều, bao gồm máy đo (dosimeter), đầu đo loại buồng ion hóa điện cực phẳng, song song (parallel plate chamber), phantom chuyên dụng (chất dẻo tương đương mô), nhiệt độ kế, áp kế v.v.. - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TEC DOC 277-398 IAEA IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Bố trí, kết nối hệ máy đo 698
  4. - Nối cáp nguồn với máy đo và đầu đo (tại buồng đặt máy điều trị) - Bố trí phantom tương ứng theo vị trí detector tại độ sâu liều cực đại của từng mức năng lượng tương ứng (6 MeV, 8 MeV, 10 MeV, 12 MeV, 14 MeV v.v..) - Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy gia tốc. - Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt, nhận diện dectector - Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ. - Thiết lập thông số vật lý của máy điều trị, bao gồm kích thước trường chiếu, khoảng cách từ nguồn đến đầu đo (Source Chamber Distance- SCD). - Tiến hành các phép đo thử. - Đo thực tế suất liều lối ra (out-put) các trường chiếu theo độ mở của collimator. V. ĐỌC KẾT QUẢ - Ghi nhận kết quả đo trên hệ hoặc máy tính - Tính sai số trung bình các phép đo - Đánh giá kết quả và sai số - So sánh kết quả đo và tính toán - Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA - So sánh kết quả và đánh giá sai số với hệ số chuẩn (cấp I hoặc cấp II). 699
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2