Đoán Án Kỳ Quan
lượt xem 16
download
Tham khảo sách 'đoán án kỳ quan', giải trí - thư giãn, truyện kiếm hiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đoán Án Kỳ Quan
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Đoán Án Kỳ Quan Tác giả: Nhiều Tác Giả Thể loại: Trung Hoa Website: http://motsach.info Date: 19-October-2012 Trang 1/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Giới thiệu Dựa trên nhiều tài liệu xuất bản tại Trung Quốc, có tham khảo các trước tác của những tác giả văn học nổi tiếng dưới thời Minh, Thanh (Trung Quốc). Đoán án kỳ quan là tên gọi chung một tập hợp những truyện phá án và xử án nổi tiếng nằm rải rác trong các sách cổ của Trung Quốc. nhất là ở hai triều đại Minh và Thanh. Về thể loại văn học, những truyện này được gọi là "tiểu thuyết công án". Tiểu thuyết công án ở Trung Quốc có nguồn gốc rất xa xưa, bắt đầu từ những ghi chép ngắn trong sử, truyện về sử có từ thời Tiên Tần, Lưỡng Hán (206 - 220). Tới tiểu thuyết bút ký trước đời Đường và đời Đường (618 - 907), tác phẩm về đề tài công án đã chiếm một tỉ lệ khả quan, để rồi chín muồi hơn ở truyền kỳ đời Đường. Sang đến đời Minh và đời Thanh. tiểu thuyết công án tăng trưởng rất mạnh về mặt số lượng. về chất lượng cũng được nâng cao rõ rệt. Tiểu thuyết công án không chỉ có trong các tập truyện ngắn nổi tiếng xưa nay như các tập Du thế minh ngôn, Cảnh thế thông ngôn, Tỉnh thế hằng ngôn (được gọi tắt là Tam ngôn), Phách án kinh kỳ, Nhị khắc phách án kinh kỳ (gọi tắt là Nhị phách). Tham hoán báo, Thập nhị lâu. v.v... mà còn có hẳn những tập truyện chuyên viết về đề tài công án như Bao Công án, Địch Công án. Long Đồ công án, v.v... Cho đến giữa đời Thanh, tiểu thuyết công án có thêm sắc thái mới, đó là hợp dòng với tiểu thuyết võ hiệp như các truyện dài ở Bành Công án, Tam hiệp ngũ nghĩa. v.v... Sự phát triển của tiểu thuyết công án cho thấy thể loại này ngày một có địa vị đáng kể trong văn học Trung Quốc. Từ nhiều mặt của cuộc sống, tiểu thuyết công án đã phản ánh cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa cái ác và cái thiện, giữa tội ác và pháp luật, cho thấy tội ác dù tinh vi, xảo trá đến mức nào thì cuối cùng bị pháp luật trừng trị. Ở đó, đạo đức truyền thống của phương Đông như chính nghĩa, công bằng, nhân hậu, thật thà... luôn được đề cao, song vì là truyện cổ nên không tránh khỏi ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả báo ứng, một tư tưởng mà trong thời kỳ chính quyền bất lực trước tội ác, thường được người dân bị cái ác ức hiếp lấy làm chỗ bám víu, an ủi. Khi đứng chung trong các tập truyện ngắn, tiểu thuyết công án thường bị chìm trong đề tài có tính chất bao trùm là phản ánh nhân tình thế thái, chỉ đến khi tách riêng chúng ra và tập hợp lại thành một bộ sách khác thì mới thấy loại truyện này viết ngày một lên tay, có cấu trúc hoàn chỉnh, nhiều tình tiết hấp dẫn được đan xen để dẫn tới nhiều khám phá bất ngờ thú vị. Trong truyện, trí xét đoán của con người dần dần được khẳng định và đề cao, dần dần đã thoát ra khỏi yếu tố nhờ quỷ thần, sức mạnh siêu nhiên giúp đỡ. Tiểu thuyết công án Trung Quốc từ lâu đã được bạn đọc nước ta đón nhận. Ngay từ đầu thế kỷ XX, mười bộ truyện với tên gọi khác nhau về đề tài xử án của Bao Công đã được dịch sang tiếng Việt; đến nay, nếu còn những truyện khác về Bao Công chưa dịch mà được dịch tiếp thì có thể nói chắc vẫn được bạn đọc nhiều lứa tuổi ở nước ta hoan nghênh. Dịch những truyện công án trong bộ sách này, chúng tôi muốn bạn đọc nước ta được thấy ngoài Bao Công án ra, tiểu thuyết công án Trung Quốc còn có nhiều truyện khác (chưa phải đã bao Trang 2/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả gồm hết) cũng ưu tú và hấp dẫn không kém. Chúng tôi bám sát lối văn tự sự của tác giả đương thời để bạn đọc nước ta còn có thể thấy lối miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết và sự kiện trong truyện cũng từ lâu đã ảnh hưởng đến lối viết của một số nhà văn đầu thế kỷ XX ở nước ta. Tập truyện do hai người dịch nên văn phong, chữ dùng khác nhau là điều khó tránh, song chúng tôi không định thống nhất vì mỗi truyện là một câu chuyện riêng rẽ, bạn đọc có thể tùy ý thưởng thức. Tuy đã cố gắng hết mức, nhưng nếu còn sai sót, xin bạn đọc chỉ giáo. Các tác giả. Trang 3/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Chém Nhầm Thôi Ninh Thông minh linh lợi bởi trời sinh Ngờ nghệch ngu si tự hại mình Đố kỵ thường vì nhìn thô thiển Gầm ghè do bởi nói năng thâm Chín khúc Hoàng Hà lòng hiềm trở Mười lần giáp sắt mặt gớm ghê Chỉ vì tửu sắc mà mất nước Thường thấy thi thư hại người hiền.   Bài thơ này nói về cái khó của sự làm người, chỉ vì đường đời trắc trở, lòng người khó lường, đạo lớn đã xa, nhân tình trăm ngả. Ồn ào tất bật đều vì lợi lộc mà đến; ngu si ngốc nghếch mắc họa vào. Gìn giữ tính mạng và gia đình, gặp muôn vàn khó khăn trắc trở. Bởi thế người xưa thường nói: "Cười vì cười, chau mày vì chau mày", cười hay chau mày đều phải thận trọng. Câu chuyện này kể về một người, chỉ vì sau khi uống rượu đã nói đùa mà dẫn đến tan cửa nát nhà, chết tới mấy nhân mạng. Trước tiên tôi dẫn ra đây một câu chuyện tạm coi là "hồi đầu đắc thắng". Thời Nguyên Phong có một sĩ tử tên là Ngụy Bằng Cử, tự là Xung Tiêu. Mười tám tuổi Ngụy Bằng Cử lấy vợ, vợ anh là một người đẹp như hoa như ngọc. Vợ chồng lấy nhau chưa đầy một tháng thì gặp kì thi, Ngụy Sinh thu xếp hành lí, từ biệt vợ trẩy kinh ứng thí. Trước khi đi, vợ dặn chồng rằng: - Thi đỗ hay không cũng liệu mà về cho sớm, đừng bỏ mặc người vợ ái ân ở nhà giường không chiếu lạnh. - Hai chữ công danh vốn là niềm hi vọng của anh, - Ngụy Sinh đáp, nàng không phải bận tâm. Ngụy Sinh từ biệt vợ lên đường vào kinh, quả nhiên thi đậu xếp thứ chín giáp bảng. Được vào kinh làm việc, chàng vô cùng sung sướng, viết cho gia đình một lá thư, sai người đón gia quyến vào kinh. Trong thư, Ngụy Sinh viết những lời thăm hỏi và việc mình được bổ nhiệm làm quan, cuối cùng viết thêm một dòng: "Ở kinh đô sớm chiều không ai chăm sóc, anh đã lấy một người vợ lẽ. Chờ nàng tới kinh đô, cùng hưởng vinh hoa phú quý". Người hầu cầm lá thư, đi một mạch về nhà, trước tiên chúc mừng phu nhân, rồi đưa thư cho bà. Phu nhân bóc thư xem, thấy chồng nói thế, bèn nói với người hầu rằng: - Quan đã phụ tình, mới được làm quan mà đã lấy bà hai. - Con ở kinh đô, - người hầu nói, - hoàn toàn không thấy việc này, chắc rằng quan chỉ nói đùa thôi. Phu nhân tới kinh đô sẽ rõ đừng bận tâm làm gì. Trang 4/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả - Nếu anh đã nói thế, thì tôi tin anh. Vì thuyền bè chưa tiện, người vợ vừa chuẩn bị lên đường, một mặt tìm người chuyển thư báo tin ở nhà vẫn bình an. Người mang thư tới kinh đô, hỏi thăm tới nơi ở của vị tân khoa Ngụy tiến sĩ, rồi đưa thư nhà, được Ngụy Bằng Cử đãi cơm no rượu say rồi ra về. Ngụy Sinh nhận được thư, bóc ra xem, chẳng thấy nói chuyện phiếm, mà chỉ viết: "Chàng ở kinh đô đã lấy vợ lẽ, thì thiếp ở nhà cũng lấy một người chồng, sớm muộn sẽ tới kinh đô". Ngụy Sinh thấy thế chỉ cho là vợ nói đùa, hoàn toàn không để ý tới. Chưa kịp cất thư đi, thì được báo bên ngoài có một người bạn học tới thăm. Nơi ở chốn kinh kỳ không được rộng rãi như ở nhà, người ấy là bạn chí thiết, lại biết Ngụy Sinh không có người thân ở đó, đi thẳng vào nhà trong, chuyện trò thăm hỏi mấy câu thì Ngụy Sinh đi tiểu tiện, người bạn học ấy ngẫu nhiên lật qua nhũng giấy tờ trên bàn, thấy lá thư nhà viết đến buồn cười, cố ý đọc to lên. Ngụy Sinh trở tay không kịp, mặt đỏ như gấc chín, nói: - Chẳng có gì đâu, vì tôi viết thư đùa nàng, nên nàng cũng đùa lại mà thôi. Người ấy cười phá lên nói: - Việc này đùa làm sao được. Anh ta từ biệt ra về. Người này còn trẻ, thích đùa cợt, phút chốc nội dung bức thư đã loan ra khắp kinh thành. Cũng có một số người ghen tị vì Ngụy Sinh đỗ cao, đưa chuyện này thành một tin ngắn tai nghe mắt thấy, tâu lên triều đình, nói Ngụy Sinh trẻ tuổi không biết giữ gìn, không nên để giữ chức quan trọng, mà cho đi nhậm chức nơi xa. Ngụy Sinh hối hận - thì đã muộn. Về sau con đường công danh của Ngụy Sinh rất khó leo lên, bỏ lỡ mất niềm vinh hạnh, một bước đi ban đầu tốt đẹp. Đây chẳng qua chỉ là một câu nói đùa mà để mất một chức quan to. Lại có một người cũng chỉ vì uống rượu, nói đùa mà làm liên lụy đến ba người. Tất cả phải bỏ mạng chỉ vì câu nói đùa. Vì sao vậy? Có bài thơ làm chứng: Đường đời lắm nỗi gian nan Chỉ vì đua cợt mà oan có ngày Vô tình mây trắng nào hay Cuồng phong thổi bạt mây bay khôn cùng. Thời Cao Tông định đô tại Lâm An, đây là nơi phồn hoa đô hội, không kém gì Biện Kinh xưa kia. Cạnh Tiễn Kiều có một người tên là Lưu Quý, tự là Quân Tiến. Ông bà tổ tiên vốn là người căn cơ nhưng đến đời Quân Tiến thời vận rủi ro. Đầu tiên cũng cắp sách tới trường, nhưng xem ra không học được bèn quay sang buôn bán, chẳng khác nào giữa đường cắt tóc đi tu. Khi mở hàng lại không biết nghề nên cứ lỗ lụi mất cả vốn liếng. Dần dần nhà to biến thành nhà nhỏ, thuê hai ba gian nhà, sống hòa thuận với người vợ là Vương Thị. Vì không có con nối dõi, nên lại lấy một người vợ lẽ họ Trần, đó là con gái của Trần Bán Bánh, người nhà thương gọi là Nhị Thư. Đây là việc xẩy ra khi gia cảnh chưa cùng quẫn. Ba miệng ăn cứ chòng chọc ở nhà. Lưu Quân Tiến vốn rất hiền lành, hòa nhã, được người làng yêu quý, đều gọi anh là Lưu Quan Nhân Trang 5/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả và bảo rằng: "Anh không gặp vận may nên mới trắng tay, sau này nhất định anh sẽ có ngày mở mày mở mặt". Nói thế thôi, chứ làm sao mà khá lên được. Anh chỉ buồn bã, chẳng có cách nào. Một hôm đang ngồi chơi, thấy lão Vương, người nhà bố vợ, tuổi gần bảy mươi đến nói với Lưu Quan Nhân: - Sắp tới ngày sinh nhật của Lão Viên Ngoại, ông cho lão sang mời anh chị tới dự ngày mừng thọ. - Quả là tôi đang buồn rầu lo nghĩ, nên ngay cả ngày mừng thọ bố vợ mà cũng quên khuấy đi mất. Thế rồi Lưu Quan Nhân cùng với vợ cả thu xếp áo quần bỏ vào túi, giao cho lão Vương mang đi. Dặn Nhị Thư trông coi nhà cửa: - Tối nay có lẽ tôi chưa về được, tối mai dứt khoát tôi sẽ về. Nói xong anh đi ngay. Nhà Vương viên ngoại cách thành hơn mười hai dặm, tới nơi, anh cũng chỉ chuyện trò thăm hỏi sức khỏe bố vợ. Hôm ấy khách khứa đông, chàng rể không thể nói hết cảnh khó khăn túng quẫn của mình. Đến khi khách ra về hết, bố vợ giữ anh nghỉ tại phòng khách. Sáng hôm sau, bố vợ mới chuyện trò với chàng rể: - Anh Lưu này, anh không nghĩ ư, "miệng ăn núi lở”, "cuống họng sâu như biển" mà "ngày tháng tựa thoi đưa". Anh phải tính kế làm ăn. Tôi gả con cho anh cũng chỉ mong đời nó được cơm no áo lành, không đến nỗi khổ sở vất vả là được rồi. - Thưa thầy, - Lưu Quan Nhân thở dài nói, - đúng là "lên núi bắt hổ dễ, mở miệng nói ra thì khó". Thời thế ngày nay liệu có ai thương con được như thầy đâu! Con gánh chịu khốn khó thôi. Nếu đi cầu xin người ta thì cũng hoài hơi mà chẳng ích lợi gì. - Điều này thầy cũng chẳng trách con, - bố vợ nói, - thầy nghĩ rằng con đang lúc khó khăn, thầy giúp con ít vốn, mở bừa một cửa hàng bán gạo, củi, kiếm ít lãi mà độ thân, sao lại không được. - Thế thì tốt quá, - Lưu Quan Nhân nói. - Con vô cùng cảm ơn thầy. Ăn cơm xong, bố vợ lấy ra mười lăm quan tiền đưa cho Lưu Quan Nhân, nói: - Anh Lưu, hãy mang số tiền này về chuẩn bị mở cửa hàng. Hôm khai trương thầy sẽ cho con thêm mười quan nữa. Vợ con hãy tạm ở đây ít ngày, hôm nào mở cửa hàng, thầy sẽ trực tiếp dẫn nó về, chúc mừng con. Ý con thế nào? Lưu Quan Nhân cứ cảm ơn rối rít, rồi mang tiền về. Đến giữa thành thì trời gần tối, chợt nhớ tới người bạn thân, lại tiện đường qua nhà. Anh ấy lại là người kinh doanh, nên bàn bạc với anh ấy một chút thì tốt biết mấy. Thế rồi Lưu Quan Nhân gõ cửa, thấy có tiếng thưa, và người bạn ra mở cửa chào, rồi hỏi: - Hôm nay có gì cần dạy bảo mà ông anh hạ cố tới đây? Lưu Quan Nhân nói hết dự định của mình. Người ấy nói: - Em đang chơi dùi ở nhà, khi nào anh cần em sẽ tới giúp. Trang 6/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả - Thế thì tốt quát - Lưu Quan Nhân nói. Lưu Quan Nhân nói hết nhưng dự định về công việc mình sẽ làm. Người ấy giữ anh lại, dọn cơm rượu mời anh. Uống với nhau vài ba chén, Lưu Quan Nhân tửu lượng kém, thấy người choáng váng bèn xin phép ra về, nói: - Hôm nay quấy quả anh quá, sáng mai phiền anh sang nhà tôi bàn việc làm ăn. Người ấy tiễn Lưu Quan Nhân ra tận ngõ rồi từ biệt về nhà. Nếu như người bạn ấy giữ anh ở lại thì sẽ không đến nỗi xẩy ra tai họa, song Lưu Quan Nhân mang tiền đủng đỉnh về nhà lúc ấy trời đã lên đèn, anh gõ cửa, vợ bé là Nhị Thư ở nhà một mình, không có việc gì làm, thấy trời tối, đóng cửa chong đèn ngủ gà ngủ gật. Lưu Quan Nhân gõ cửa thì vợ sao mà nghe thấy được. Gọi mãi chị mới lên tiếng, rồi đứng dậy mơ cửa. Lưu Quan Nhân bước vào nhà, Nhị Thư cầm lấy tiền, đặt lên bàn, hỏi: - Anh lấy ở đâu ra những ngần ấy tiền, định dùng số tiền làm gì? Lưu Quan Nhân, một là đang chếnh choáng say, hai là tức với vợ vì gọi mãi mới mở cửa, lại muốn dọa vợ chơi, bèn nói: - Nói ra sợ cô trách, dù không muốn cũng phải nói cho cô biết. Chỉ vì tạm thời không có cách nào khác, đành phải bán cô cho một người. Song vì rất thương cô nên chỉ bán với giá mười lăm quan tiền. Nếu sau này làm ăn khá lên, sẽ dùng tiền lãi chuộc cô về. Nếu như làm ăn không thuận lợi thì đành vậy thôi. Người vợ bé không tin, song lại thấy mười lăm quan tiền đang sờ sờ trước mặt. Sao từ trước tới nay anh ấy không hề nói cho mình biết, chị cả được sống hạnh phúc, còn mình thì anh ấy lại lòng lang dạ sói, bán mình đi như thế. Chị cứ nghi nghi hoặc hoặc, đành hỏi lại: - Nếu thế sao anh không nói với cha mẹ em một tiếng? - Nếu nói với cha mẹ, thì việc ấy nhất định không xong. - Ngày mai cô đến nhà người ta, rồi dần dà tôi sẽ nói cho cha mẹ biết, cha mẹ cũng không trách được. - Hôm nay anh uống rượu ở đâu về thế? - Người vợ bé hỏi. - Bán cô cho người ta, - Lưu Quan Nhân nói, - viết văn tự xong, uống rượu mới về. - Thế chị cả sao không về? - Vợ bé lại hỏi. - Vì chị cả không nỡ thấy cô phải bỏ nhà mà đi, ngày mai cô đi khỏi nhà mới về. Đây là hoàn cảnh bức anh phải thế, việc đã quyết rồi. Nói xong anh bấm bụng cười thầm, để cả quần áo, ngả mình xuống giường rồi ngủ thiếp đi. Người vợ bé nghĩ rằng: "Chẳng biết anh ấy bán mình cho loại người nào. Ta phải về nói cho cha mẹ biết. Ngày mai người ta đến đòi mình thì phải đến nhà mình mới ngã ngũ”. Nghĩ ngợi hồi lâu, chị cầm lấy mười lăm quan tiền đặt vào phía sau lưng chồng. Nhân lúc chồng say, Nhị Thư rón rén thu xếp quần áo mang theo, rón rén mở cửa ra khỏi nhà, rồi lại khép cửa vào. Cô tới nhà một người láng giềng thân thiết là Chu Tam, nhờ vợ Chu Tam cho nghỉ lại một đêm, nói là: Trang 7/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả - Hôm nay chồng em vô cớ bán em, em phải về nhà nói với cha mẹ. Phiền chị ngày mai nói với anh ấy một tiếng, đã có người mua thì người ấy phải cùng với chồng em đến nói với cha mẹ em biết. Sáng hôm sau, người vợ bé từ biệt ra đi. Thật là: Cá kia thoát khỏi lưỡi câu Vẫy đuôi cút thẳng, ngoái đầu làm chi. Lưu Quan Nhân ngủ tới canh ba mới tỉnh. Thấy đèn trên bàn vẫn sáng, không thấy vợ bé bên cạnh, cứ tưởng là vợ còn đang dọn dẹp dưới bếp, bèn gọi Nhị Thư lấy nước. Gọi mãi mà không thấy thưa, làu bàu, rồi lại ngủ thiếp đi. Không ngờ có kẻ xấu, ban ngày thua bạc, bí quá đêm ấy hắn đi khoắng một ít đồ vừa may hắn đi qua nhà Lưu Quan Nhân. Vì vợ bé bỏ đi cửa chỉ khép hờ chứ không cài then, tên trộm khẻ đẩy, cửa mở ngay. Hắn rón rén đi thẳng vào nhà, thẳng có ai hay biết. Hắn tới bên giường, thấy sau lưng Lưu Quan Nhân có một bọc tiền, bèn rút lấy mấy quan. Không ngờ Lưu Quan Nhân giật mình tỉnh dậy, quát: - Mày liều thật, tao mượn bố vợ được mấy quan tiền nuôi thân, mày lấy của tao thì tao sống vào đâu. - Tên trộm chẳng nói chẳng rằng tống thẳng vào mặt. Lưu Quan Nhân né người tránh, đứng dậy chống cự. Tên trộm thấy Lưu Quan Nhân tay đấm chân đá bèn bỏ chạy. Lưu Quan Nhân không buông tha, đuổi tới bếp, định kêu làng xóm dậy bắt. Tên trộm cuống lên, bí quá, thấy chiếc búa bổ củi sáng loáng bên cạnh. Đường cùng, hắn cầm búa bổ vào mặt Lưu Quan Nhân ngã vật xuống, hắn lại bồi thêm một nhát nữa, Lưu Quan Nhân chết hẳn. Tên trộm nghĩ: "Một là sống, hai là chết, ngươi đã đuổi ta, buộc ta phải giết, chứ không phải ta đến để giết ngươi". Thế rồi hắn trở vào phòng, lấy mười lăm quan tiền, xé chiếc chăn đem gói chặt lại, rồi hắn khép cửa ra khỏi nhà. Sáng sớm hôm sau người láng giềng tỉnh dậy, thấy cửa nhà Lưu Quan Nhân để ngỏ, nhà lại im ắng, liền gọi: - Lưu Quan Nhân, sáng rồi! Không ai thưa, người láng giềng bước vào nhà thì thấy Lưu Quan Nhân đã bị bổ chết. Hai hôm trước vợ cả về nhà mẹ đẻ, vợ bé cũng không thấy, họ tri hô lên. Chu Tam người láng giềng mà đêm qua cho vợ bé của Lưu Quan Nhân ngủ nhờ chạy sang, nói: - Tối qua vợ bé Lưu Quan Nhân ngủ nhờ nhà tôi, chị ta nói là, Lưu Quan Nhân vô cớ bán chị, chị phải về nhà mẹ đẻ, và còn bảo tôi nói với Lưu Quan Nhân là nếu bán cho người khác thì cùng với người ấy đến nói với cha mẹ chị cho ra nhẽ. Bây giờ một mặt phải cử người đuổi theo bắt chị ta về thì mới biết rõ sự thực, một mặt phải báo cho người vợ cả về rồi mới phân xử. - Ông nói phải. - Mọi người nói. Trang 8/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Thế rồi họ tới báo tin dữ cho Vương viên ngoại. Được tin, Vương viên ngoại và con gái òa lên khóc, nói với người ấy rằng: - Hôm kia Lưu Quan Nhân về, lão đã cho mười lăm quan tiền làm vốn, sao lại bị giết như thế? - Ông và chị ạ! Tối hôm qua Lưu Quan Nhân về thì trời đã khuya, uống rượu say, chúng tôi cũng không biết anh ấy có tiền, về sớm về muộn thế nào. Chỉ thấy sáng nay cửa nhà Lưu Quan Nhân để ngỏ, mọi người đẩy cửa bước vào, thì thấy Lưu Quan Nhân chết gục dưới đất, mười lăm quan tiền mà ông bảo cho chẳng còn một đồng nào, vợ cũng biệt tăm biệt tích. Tri hô lên thì Chu Tam mới chạy tới, nói là tối qua vợ bé anh ấy tới ngủ nhờ, chị ấy nói rằng Lưu Quan Nhân vô cớ bán chị ấy cho người khác, chị ấy phải về nói với cha mẹ. Ngủ ở đó một đêm, sáng dậy ra đi. Bây giờ mọi người cho rằng phải báo cho ông và chị cả biết, và cho người đuổi theo người vợ lẽ. Nếu như giữa đường không tìm thấy thì đến thẳng nhà bố mẹ đẻ, thế nào cũng tìm được chị ấy về hỏi cho ra nhẽ. Xin ông và chị phải về nhà ngay, để lo liệu cho Lưu Quan Nhân. Vương viên ngoại và vợ cả Lưu Quan Nhân vội vàng chuẩn bị lên đường, sai người dọn cơm rượu mời người tới báo tin, rồi ba chân bốn cẳng về ngay thành. Trang 9/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Người Chế tác Ngọc quan âm Thời Thiệu Hưng, ở hành cung tạm thời của vua có một người thuộc phủ Diên An, Diên Châu, Quan Tây. Ông làm Tam trấn Tiết độ sứ hàm An Quận vương. Lúc ấy đang là mùa xuân, tiết trời ấm áp, ngài cùng gia quyến đi chơi xuân, đến tối mới trên đường về nhà. Tới cửa Tiền Đường, xe kiệu gia quyến đi trước, đằng sau là kiệu của ngài. Nghe thấy cửa hàng bồi giấy có người nói: "Con ơi ra đây mà xem Quận vương". Quận vương ngồi trong kiệu nhìn thấy, rồi ông bảo với Bang Tổng Ngu hầu(1): - Lâu nay ta đã đi tìm người này, song nay lại thấy ở đây. Ta giao cho ngươi, ngày mai đòi người này vào phủ. (1) Ngu hầu: quan cận vệ. Ngu hầu vâng lệnh tới tìm người ấy xem mặt. Đúng là: Bụi theo xe ngựa không hề hết Sớm muộn tình người cũng mất đi.   Ngu hầu từ trên xe bước xuống, thấy tấm biển trước cửa đề: "Nhà họ Cừ, chuyên bồi các bức thư họa cổ kim". Trong cửa hàng có một ông già và một cô gái. Thật là: Mây tóc rung rinh tựa cánh chuồn Mày ngài mờ ảo nét xuân sơn Anh đào một trái môi tươi đỏ. Răng ngọc hai hàng sáng ngời ngời. Yểu điệu bước đi hoa sen nở. Thỏ thẻ oanh vàng thánh thót ca.   Đó chính là người ra xem kiệu Quận vương. Ngu hầu bèn tới một quán trà đối diện với nhà ấy. Bà lão rót nước mời. Ngu hầu nói: - Xin nhờ bà gọi giúp ông Cừ cửa hàng bồi giấy, tôi có chuyện muốn nói với ông ta. Bà lão đưa ông Cừ tới. Cừ Đãi Chiếu hỏi: - Ngài hỏi tôi có việc gì? - Chẳng có việc gì cả, chỉ hỏi một chuyện vặt thôi. Người ông vừa gọi ra xem kiệu Quận vương có phải là con gái ruột ông không? Trang 10/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả - Vâng đó chính là đứa con gái vụng về của tôi, - Cừ Đãi Chiếu nói, - nhà chỉ có ba người. - Cô nhà bao nhiêu tuổi? - Ngu hầu hỏi. - Mười tám tuổi. - Cô nhà đã lấy chồng chưa, hay là ông cho cô ấy tới hầu hạ quan? - Nhà lão nghèo túng, lấy tiền đâu mà gả chồng. Sau này cũng chỉ hiến cho phủ đệ. - Cô nhà có sở trường gì không? Cừ Đãi Chiếu nói qua về sở trường của con mình. Có bài từ Nhãn Nhi Mị làm chứng: Thâm khuê nhà nhỏ tháng ngày dài Quần lượt áo là dạo gót chơi Không được vận may do trời phú Đành theo nghề kim chỉ thêu thùa Cành nghiêng lá biếc hoa đua sắc Chỉ hiềm không có được mùi thơm Ong bám trong vườn bay chấp chới Ngỡ hoa tươi quấn quít lượn vòng.   - Cô rất giỏi thêu thùa. Ngu hầu nói: - Vừa rồi Quận vương ngồi trong kiệu nhìn thấy chiếc thắt lưng thêu trên người cô. Trong phủ đang cần một người giỏi thêu thùa, sao ông không hiến cho Quận vương? Cừ Công trở về bàn với vợ, hôm sau viết lá đơn hiến con gái vào phủ, được Quận vương trả tiền. Cô gái được Quận vương đặt tên là Tú Tú Dưỡng Nương. Một hôm triều đình ban cho Quận vương một chiếc áo chiến bào, ông sai Tú Tú thêu thêm một chiếc đúng như thế. Quận vương xem xong rất vui, nói: - Chúa thưởng ban cho ta chiếc chiến bào, ta cũng phải tìm vật gì quý hiếm để dâng lên chúa thượng. Thế rồi ông vào kho lấy ra một viên ngọc trong suốt, cho gọi những người thợ chế tác ngọc lại nói: - Viên ngọc này nên làm gì? Một người trong bọn họ nói: - Nên làm một chiếc chén ngọc. Trang 11/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả - Thật đáng tiếc, - Quận vương nói, - một viên ngọc như thế mà chỉ làm được một chiếc chén thôi ư? - Viên ngọc này trên nhọn dưới tròn, - một người khác nói, - nên làm pho tượng Ma Hầu La Nhi. - Ma Hầu La Nhi chỉ dùng để cầu may vào ngày mồng bảy tháng bảy thôi, - Quận vương nói, - còn thường ngày không dùng tới. Một chàng trai trong số họ, tuổi trạc hai mươi lăm, tên là Thôi Ninh, người phủ Kiến Khang, Thăng Châu, chắp tay bước tới nói với Quận vương: - Thưa Quận vương! Viên ngọc này trên nhọn dưới tròn, có thể chế tác được pho tượng Nam Hải Quan âm. - Hay quá! Rất hợp ý ta. - Quận vương nói. - Thế rồi ông giao cho Thôi Ninh tạc pho tượng ấy. Chưa đầy hai tháng đã chế tác xong pho tượng Quan âm ngọc. Quận vương lập tức dâng biểu tiến vua, vua rất mừng. Thôi Ninh được bản phủ cất nhắc thêm một cấp. Vào một ngày mùa xuân, Thôi Ninh chơi xuân trở về, cùng với mấy người bạn vào quán rượu bên cửa Tiền Đường. Mới uống được vài chén thì thấy tiếng người ầm ĩ, vội mở cửa sổ nhìn thì thấy người kêu gào hỗn loạn: "Cầu Tỉnh Đình cháy!". Thôi Ninh vội vàng bỏ rượu xuống lều, chỉ thấy ngọn lửa rần rật bốc cao, khói tuôn ngùn ngụt. Thấy thế Thôi Ninh vội nghĩ: "Cầu ngay trước mặt dinh quan phủ”. Thế rồi anh chạy về phủ, tất cả đã dọn đi hết, bốn bề im ắng, chẳng thấy một bóng người. Thôi Ninh theo hành lang bên trái đi vào. Ánh lửa sáng rực như ban ngày. Đằng xa thấy một người phụ nữ hớt hải từ trong phủ đường đi ra, vừa đi vừa lẩm bẩm, rồi đâm choàng vào người Thôi Ninh. Thôi Ninh nhận ra đó là Tú Tú Dưỡng Nương, anh lùi lại, khẽ a lên một tiếng. Vốn là trước đây Quận vương từng hứa: "Chờ cho Tú Tú mãn hạn sẽ gả cho Thôi Ninh". Mọi người cũng nói vun vào: "Hai người rất đẹp đôi". Là người sống độc thân, nghe thấy mọi người nói thế, Thôi Ninh rất cảm động và cũng thích cô gái. Tú Tú thấy Thôi Ninh còn trẻ rất muốn cùng anh kết nghĩa trăm năm. Hôm ấy xẩy ra hỏa hoạn, Tú Tú mang theo một gói vàng ngọc từ hành lang bên trái đi ra xô phải Thôi Ninh, bèn nói: - Anh Thôi Ninh, em ra muộn, những gái hầu trong phủ chạy tán loạn, không quản nổi. Nay chẳng còn cách nào khác, anh phải dẫn em đi trốn. Thôi Ninh đưa Tú Tú ra khỏi phủ, men theo bờ sông đến một chiếc cầu đá, Tú Tú nói: - Anh Thôi Ninh, chân em đau không đi được! - Chỉ mấy bước nữa là tới nhà tôi, - Thôi Ninh nói. - Tới đó cô nghỉ chân cũng chẳng ngại gì. Tới nhà, Tú Tú nói: - Anh Thôi Ninh! em đói lắm, hãy mua cho em chút gì ăn đi, em hơi run, cho em uống chút rượu càng tốt. Trang 12/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Thôi Ninh mua rượu và thức ăn về, nhắp vài chén rượu, thật là: Vài chén rượu Phần say ngây ngất Hai má đào hoa ửng sắc hồng Chẳng trách người ta nói “Xuân là chúa hoa, rượu là mối sắc". Tú Tú nói: - Trước đây khi trên lầu ngắm trăng, Quận vương đã hứa gả em cho anh, anh đã cảm ơn Quận vương. Anh còn nhớ không? - Có - Thôi Ninh đáp. - Bây giờ em chỉ trông chờ vào anh. Đêm nay sao chúng ta không trở thành vợ chồng, - Tú Tú nói, - Ý anh thế nào? - Đâu dám thế! - Thôi Ninh nói. - Nếu anh không dám, - Tú Tú nói, - thì em sẽ làm hại anh. Anh đã dẫn em đến nhà anh, ngày mai em sẽ báo với Quận vương. - Nói thực với em, - Thôi Ninh nói, - lấy em thì anh không ngại, chỉ có điều không thể ở đây được. Nhân cơ hội nhốn nháo, chúng ta phải đi khỏi nơi đây ngay đêm nay mới được. - Em đã là vợ anh thì em chỉ biết theo anh thôi, - Tú Tú nói. Hai người đã thành vợ chồng. Đêm ấy vào lúc canh tư, họ mang theo vàng bạc và hành lí trốn đi. Đói ăn khát uống, ngày đi đêm nghỉ, vòng vèo tới Cù Châu. Thôi Ninh nói: - Đây là đầu mối giao thông, đi theo đường nào hơn? Thôi thì ta đi về Tín Châu. Anh là thợ chế tác ngọc, Tín Châu có mấy người bạn thân, chắc rằng ở đấy sẽ yên ổn. Thế rồi họ tới Tín Châu. Ở được mấy ngày, Thôi Ninh lại nói: - Tín Châu thường có người của Quận vương qua lại, nếu họ nói ra chúng ta ở đây, tất sẽ sai người tới bắt, chúng ta sống sẽ không yên ổn, chi bằng hãy rời khỏi Tín Châu đi chỗ khác. Hai người lại bàn nhau tới Đàm Châu, hôm sau chưa đầy một ngày họ đã tới Đàm Châu. Thế là họ đã cách Quận vương khá xa. Họ mua một căn nhà ở thị trấn Đàm Châu, treo tấm biển, đề dòng chữ "Thôi Ninh chuyên nghề chế tác ngọc". Thôi Ninh nói với Tú Tú: - Ở đây cách nơi ở của Quận vương hơn hai ngàn dặm, chắc rằng chúng ta sẽ vô sự, anh và em sẽ yên tâm sống lâu dài. Đàm Châu cũng có những quan viên từ nơi khác đến, biết Thôi Ninh là thợ giũa ngọc hằng ngày vẫn đến làm thuê trong dinh Quận vương. Sợ bị phát hiện Thôi Ninh ngầm sai người thăm dò nhũng việc xẩy ra trong phủ Quận vương. Có người thường tới đó cho biết, đêm dinh Quận vương bốc cháy không tìm thấy một người hầu gái, Quận vương đã bỏ tiền ra thuê tìm mấy ngày mà vẫn không thấy, không biết bây giờ cô ấy ở đâu. Nghe nói Thôi Ninh dẫn cô ấy chạy tới Đàm Châu. Ngày tháng thoi đưa thế mà họ đã sống chung với nhau được hơn một năm. Một hôm, sáng ra Trang 13/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả vừa mở cửa, thấy có hai người ăn mặc giống như Ngu hầu tại phủ Quận vương, tới cửa hàng hỏi: - Bản quan nghe nói Thôi Đãi Chiếu ở phủ Quận vương, xin mời tới giũa ngọc. Thôi Ninh dặn dò người nhà, rồi lên đường tới huyện Tương Đàm. Họ dẫn Thôi Ninh vào dinh gặp quan, rồi mang ngọc cho Thôi Ninh giũa. Trên đường trở về, Thôi Ninh thấy một người đàn ông, đầu đội nón nan tre, mặc áo trắng, chân quấn xà cạp xanh, đi giày vải gai, gánh một gánh nặng đi tới. Người ấy nhìn Thôi Ninh, song anh không hề biết người này. Thôi Ninh đi tiếp người ấy lại rảo bước theo anh. Đúng là: Trẻ nhà ai khua náo Uyên ương sợ bay đi.   Trang 14/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Trương Xương Bá Thương Người Nên Thoát Nạn Thơ rằng: Tài mệnh gắn liền nhau, Người xưa thường dạy thế. Tử sinh, biết bao người liên lụy, Mới tin rằng tiền tài như phân, đất mà thôi. Nước uống cơm ăn tùy phận, Nhà ở ba gian, giường tre một chiếc. Việc chi phải lụy đến ngàn vàng. Đáng buông tay, xin hãy buông tay, Đừng cố bám mà thành oan nghiệt.   Bốn chữ tiền, tài, phân, đất trong bài từ thật là có ý nghĩa. Vì sao ngày nay người ta cứ chê câu nói ấy mà chỉ nói tới những hành vi của bọn phá gia chi tử? Hoàn toàn không biết câu nói này có thể làm người ta nên người. Vì sao vậy? Phải biết rằng cái nuôi người thứ nhất trong thiên hạ, chẳng gì bằng đất; cái nuôi vật thứ nhất trong thiên hạ chẳng gì bằng phân. Vậy thì phân và đất là gốc rễ của sinh sôi nẩy nở, là nguồn gốc của mạng sống, nó quả là cái đáng quý trong trời đất. Nó được giải thích, cũng giống như cách giải thích của chữ tài là "nguồn gốc của sự nuôi dưỡng sinh mệnh". Song một đằng là, công năng của nó cực lớn, dùng nó phải thật phù hợp. Chẳng hạn, thời tiết trồng mạch thì không trồng được lúa, nếu trồng lúa, không những không có lợi cho lúa mà lại còn có hại cho lúa mạch. Thời tiết trồng lúa thì không được trồng đậu, nếu trồng đậu, không những không có ích cho đậu, mà lại còn có hại cho lúa. Bởi vậy phải theo thời tiết mà cày cấy, thì tự nhiên thu lợi cả đôi đàng. Phân là cái rất có ích, nhưng có cái phù hợp với nước mà không phù hợp với phân, phù hợp với phân mà lại không phù hợp với nước. Nên ta phải xem thời tiết mà định liệu, không thể cứ khăng khăng theo ý riêng mình. Bởi thế cũng là dùng tiền tài, nhung dùng nó để đánh bạc chơi gái phè phỡn, dùng tiền của không đúng chỗ thì nhất định sẽ dẫn đến du đãng, hư hỏng, làm nhục tổ tông. Còn dùng tiền tài để cứu người, làm lợi cho vật thì đó là cái đáng dùng, như thế không những sẽ được tiếng là đạo đức, mà còn đem lại nhiều lợi ích khác, vừa được hưởng cuộc sống an nhàn, của cải lại sinh sôi nẩy nở. Những kẻ không biết cày cấy, mà dốc hết tiền của phung phí vào việc chơi bời, ta chẳng nói đến làm gì, song ngay cả nhũng kẻ keo kiệt không dám nhổ một chiếc lông chân để cứu người, thì cuối cùng cũng chẳng nên người. Vì sao vậy? Phàm là tiền của phải lưu thông trên đời, một người không thể vơ vét hết được. Nếu như nghĩ ra trăm phương ngàn kế, được một lại muốn mười, được mười lại muốn trăm, nhất định sẽ bị người đời oán hận, và sẽ có ngày thân bại danh liệt, tan cửa nát nhà. Thế mới biết câu tiền tài như phân đất nhằm dạy người ta phải biết chi tiêu, chẳng khác nào như phân đất sinh sôi phát triển vô cùng tận, đó chính là bí quyết xây dựng gia đình. Bởi thế không nói tiền tài như gạch đá, mà chỉ so sánh nó với phân đất. Người ngày nay không hiểu được ý nghĩa ấy, mà lại coi mấy chữ phá gia chi tử để chỉ kẻ hoang phí tài sản, đồng thời lại dùng ẩn Trang 15/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả ngữ ôm nỗi oan thiên cổ mà không sao rửa được để đả kích, thì quả thật đó là điều đáng tiếc. Câu chuyện dưới đây rất sát với câu châm ngôn, qua đây chúng ta phần nào chặn đứng được những việc xấu xa, tiêu diệt căn bệnh keo kiệt đến mức không muốn mất một chiếc lông chân để làm lợi cho thiên hạ. Câu chuyện rất có ích cho mỗi chúng ta. Thời Vạn Lịch triều Minh, ở huyện Trường Châu, phủ Tô Châu, có một vị quan tên là Trương Quốc Thụy, tự là Xương Bá, vợ là Dư thị. Vốn là một gia đình Nho gia, song từ khi bỏ việc học hành, mở cửa hàng vải, cha Xương Bá trở thành phú ông, nổi tiếng giàu có. Đến đời Xương Bá, nối chí cha, Xương Bá còn giàu có gấp mấy cha, và vẫn giữ được danh hiệu phú ông. Một hôm đang ngồi trong cửa hàng, Xương Bá thấy một người đi qua, rồi lại quay lại đứng trước cửa nhìn vơ vấn. Xương Bá đang định hỏi anh ta, thì thấy có người tới mua vải. Vì bận việc, nên ông không để ý tới nữa. Tối đến ông đóng cửa hàng, nghỉ ăn cơm, sau đó lại tính toán sổ sách, xong việc thì đã tới canh hai. Vừa cởi áo lên giường, còn đang nằm chưa ngủ, thì thấy ngoài cửa có tiếng động. Xương Bá định dậy xem sao, song nghĩ, người nhà đã ngủ, nếu dậy sẽ làm mọi người thức giấc, thật bất tiện. Hơn nữa cửa đã đóng cẩn thận, chắc chẳng việc gì, bởi thế ông cũng không để ý tới nữa. Song, tiếng động ngoài cửa vẫn cứ vọng vào. Xương Bá đành phải lặng lẽ ngồi dậy, rón rén nấp sau cánh cửa. Thấy trong bóng đêm, một người đi tới Xương Bá nhanh tay lôi lại, gọi người nhà dậy, châm đèn soi. Rất mừng thấy không mất gì, bên ngoài cũng không có ai. Người này đúng là người sáng nay đứng vơ vẩn trước cửa hàng. Lúc ấy người nhà định đánh song Xương Bá quát, ngăn lại nói: - Đừng đánh, anh ta có lấy gì đâu! Thấy thế, người ấy cho rằng ông chủ này là một người rất dễ dãi, bèn vội quỳ xuống nói: - Con không còn gì để nuôi mẹ già, nên bất đắc dĩ phải làm việc này. Hơn nữa, đây là lần đầu, mong ông tha cho, lần sau con không dám đến quấy rầy ông nữa. - Anh ạ, tôi cũng không muốn vất vả, - Xương Bá cười nói, - anh đã đến nhà tôi, sao lại về không. Không lấy được gì, thì tôi đãi anh một chén rượu cho ấm bụng. Rồi ông gọi người nhà hâm một bình luôn mang ra, bày thêm hai đĩa thức nhắm, bảo anh ngồi xuống. Thấy chủ nhà đối xử như thế, anh không những xấu hổ, mà còn cuống lên nghĩ: "Thế này là thế nào? Nếu như thả mình ra thì ông quả là người rất tốt. Tại sao ông ấy lại cho mình uống rượu? Hay thấy mình không chịu được đòn, cho mình ăn rồi mới đánh". Anh cứ lưỡng lự mãi mà không dám ăn. Xương Bá biết được anh nghĩ gì, bèn nói: - Anh cứ yên tâm ăn thoải mái, tôi không phải là người ngấm ngầm thanh toán anh đâu. Nếu định làm như thế thì tại sao tôi không gây khó dễ cho anh, lại còn tốn rượu mời anh? Người ấy thấy ông là người tốt thực nên không dám phụ lòng, tự rót rượu uống. Thấy anh ta ăn uống thoải mái, Xương Bá vui vẻ hỏi: - Anh tên gì? Ở đâu? Trông anh không phải là người xấu, sao không kiếm việc gì làm, mà lại đi làm cái trò phạm pháp này. - Con tên là Chu Ân. - Anh ta vừa ăn vừa đáp. - Nhà nghèo túng, mẹ lại ốm đau không có tiền chạy chữa thuốc thang, nên con phải làm liều. Mong ông tha tội. Trang 16/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Thấy hoàn cảnh anh ta nghèo khó, Xương Bá rất thương, cho anh ba lạng bạc về làm vốn buôn bán kiếm lời nuôi mẹ. Chu Ân chần chừ không dám nhận, nhưng Xương Bá cứ nhét tiền vào tay. Chu Ân không dám phụ lòng tốt của ông, cầm lấy tiền rồi cảm ơn rối rít. Về tới nhà anh ghé sát vào tai mẹ kể hết mọi chuyện, anh định lấy trộm rồi được Xương Bá cho uống rượu và cho tiền như thế nào. Bà mẹ nói: - Rất may, anh đã gặp được người tốt, nên không bị giải lên quan. Ở công đường sẽ bị đánh đập, chửi mắng, và người ta lại còn đòi hỏi cái này cái khác thì anh biết dựa vào ai. Chẳng may xảy ra việc gì thì tôi cũng chết chứ chẳng phải anh. Lần sau đừng làm liều như thế. Chu Ân nói: - Đúng là con không còn cách nào khác nên mới làm thế, chứ đâu phải con thích làm loại người lưu manh. Từ nay về sau con nghe lời mẹ. Được Xương Bá giúp đỡ, hai mẹ con đều rất vui. Họ chờ đến sáng, sắp xếp quang gánh, sắm lễ vật cúng thần tài. Khi cơm nước xong, không còn việc gì phải bận tâm, Chu Ân ra cửa đứng nhìn vơ vẩn. Bỗng trời tối sầm lại, rồi đổ mưa. Đúng lúc định đóng cửa vào thì thấy có người đến trước cửa nhà anh trú mưa. Thấy người ấy quần áo ướt đẫm, Chu Ân động lòng thương, trong tay đang sẵn có ít tiền vốn, anh nảy ra ý định cứu giúp người. Thế là anh mời người ấy vào nhà, nhóm lửa cho người ấy hong quần áo, rồi hỏi: - Ông người ở đậu? Định đi đâu mà lại gặp mưa thế này? - Tôi là học sinh, họ Lạc tên là Công Tế, ở phố Tư Môn. Sáng nay đang trên đường về thăm nhà, không ngờ lại gặp mưa, làm phiền ông quá. Sau đó anh hỏi tên Chu Ân. Chu Ân nói họ tên mình và kể lại chuyện trước đây anh mở cửa hàng, vì bị kiện tụng mà trở thành nghèo túng. Rồi lại nói: - Tôi đến Tư Môn xem bói, chọn ngày làm ăn. Thế thì ông ở đấy có biết xem bói không? - Tôi là học trò, - Công Tế nói. - Chẳng giấu gì anh, trước đây tôi là người thường viết đơn kiện cho người ta. Những người trong nha môn đều quen biết. Nay tuổi đã cao, thấy rằng một tờ giấy mà đã làm cho nhiều người tan cửa nát nhà, hại biết bao nhân mạng, đó không phải là trò tích đức. Đơn từ tôi viết khác hẳn với người khác, dựa vào việc của họ, tôi chỉ cần viết ba bốn dòng là đảm bảo thắng kiện. Nay mặc dù tôi đã đổi nghề, song vẫn nhiều người tìm đến. Tôi không thể từ chối, đành phải viết cho họ. Nửa năm sau tôi chọn được nghề xem ngày để sinh sống, rồi thề sẽ không làm nghề viết đơn kiện nữa. Chu Ân nghe xong, thấy đây là một người hào kiệt trong làng bút mực, không dám coi thường. Dần dần thấy quý mến ông, muốn kết bạn với ông, để có chỗ dựa vững chắc sau này. Lúc ấy trời vẫn còn mưa, Chu Ân nghĩ: "Đã định làm bạn với nhau, sẵn lộc cúng thần, sao không mời ông ta một chén cho ấm dạ, thế mới là tình người". Rồi gọi Phù thị dọn rượu mời Công Tế. Thấy Chu Ân đối đãi với mình như tế, Công Tế hơi ngượng, nhưng vì đang đói, nên không từ chối. Hai người, một chủ một khách ngồi ăn, trời đã muộn, mưa đã ngớt, Công Tế đứng dậy xin cáo từ, nhưng lại nghĩ, trời vừa mưa, đường trơn rất khó đi, nên vẫn còn nấn ná. Chu Ân biết ý, Trang 17/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả nói: - Đường trơn thế này đi sao được. Tôi cho ông mượn đôi guốc gỗ đi cho đỡ trơn. - Cám ơn lòng tốt của anh, - Công Tế nói, - song đâu dám phiền anh đến thế. - Sao lại nói thế. - Chu Ân nói. - Sau này chúng ta còn đi lại với nhau nhiều, chỉ mong ông đừng chê tôi nghèo là được rồi. Công Tế nói nhún nhường mấy câu, rồi bảo Chu Ân rằng: - Thôi thì phiền ông vậy. Nhà không có guốc, Chu Ân sang hàng xóm mượn, rồi đưa cho Công Tế. Còn Chu Ân tìm một đôi đã hỏng để đi. Chu Ân vào nói với mẹ một câu, quay ra dặn dò Phù thị dọn dẹp bát đĩa, rồi ra tiễn chân Công Tế. Công Tế nói: - Trời sắp tối rồi, anh không phải tiễn chân tôi. - Nhân thể tôi đến chỗ anh để biết nhà, - Chu Ân nói, - đợi đến mai lại phải nói thêm nhũng lời khách sáo; hai là đôi guốc ấy tôi đi mượn, sợ rằng người ta cũng dùng, nên đến mang về trả họ. - Thế thì phiền ông quá, - Công Tế nói, - biết lấy gì để tạ ơn ông đây? - Thôi thì tùy ông, - Chu Ân nói, - tôi có "kiện" đâu. Cả hai cùng cười, suốt dọc đường họ vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Chẳng mất chốc đã tới nhà. Hai người đều lễ phép mời nhau ngồi. Lúc ấy trời vẫn còn sáng, Chu Ân thấy trong nhà bày biện rất sang trọng. Chỉ thấy: Cửa sổ sơn son, Tường vôi trắng xóa. Trên tường, treo bức tranh danh tiếng, chẳng mới chẳng cũ, dán mấy bài thơ danh sĩ, nửa thực nửa hư. Trên bàn, mấy thiên rách nát, xem hết luật lệ triều Minh. Vài cuốn sổ tàng, sao cả thông thư thất chính, Bút lông thỏ nhọn, sắc bén tựa dao, Màu mực mới nguyên, như sơn đặc sánh.   Chu Ân ngồi một lúc, uống xong chén trà, cầm guốc đứng dậy cáo từ. Vừa bước ra khỏi cửa, thấy tấm biển, bèn dừng lại nói: - Tôi quên khuấy đi mất, không nhờ ông một việc. - Quên việc gì, - Công Tế nói, - bây giờ nói cũng không muộn. Trang 18/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả - Không giấu gì ông, - Chu Ân nói, - cuộc sống của tôi hiện nay thật khó khăn. Tôi định ngày mai đi buôn chút hàng lặt vặt không biết có tốt không, bởi thế muốn phiền ông xem giúp. - Thế thì mời ông nán lại đây, - Công Tế nói, - tôi dở cuốn Thông thư ra xem là biết ngay. Công Tế lấy cuốn lịch ra xem, rồi nói: - Ngày mai không phải là ngày thượng cát, chờ hai, ba hôm nữa hãy đi. Ngày mười bảy là ngày rất tốt, đi đâu cũng có lợi. Chu Ân được chỉ bảo, cảm ơn ra về. Hai ngày trôi qua, chẳng có gì đáng nói. Ngày tốt đã đến, hôm đó, Chu Ân dậy sớm đun nước uống, sửa soạn quang gánh đi mua hàng. Khi đi, Chu Ân không quên dặn Phù thị đóng cửa. Lúc Chu Ân tất tưởi bước ra khỏi nhà thì trên trời trăng vẫn sáng. Vừa đi tới cửa nhà Xương Bá, ngẩng lên chợt nhìn thấy một người đang đứng dựa sát vào cửa nhà ông, Chu Ân chợt nghĩ: "Chắc đây là tên ăn trộm, trời vẫn chưa sáng, nên hắn vẫn còn lởn vởn ở đây". Chu Ân lên tiếng quát hỏi, vẫn không thấy động tĩnh gì, anh đánh liều chạy tới tóm lấy người ấy bỗng người anh run lên, mồm cứng ra không nói được. Nguyên là: Đầu lâu chạm sao, sờ vào như kéo ngói, Gót chân, trên đống gạch duỗi ra vẫn chửa tới bùn. Kinh hãi như bay khỏi đất bằng, Chẳng khác nào đang đi tới mây xanh. Vốn không là đạo sĩ sao biết vén mây cưỡi gió, Chẳng phải là giai nhân sao biết chơi đu. Đáng kinh, đáng sợ, muốn biết việc này sao lại thế? Là quỷ, là người, sẽ rõ tại đoạn sau.   Khi Chu Ân lôi thì thấy người ấy xoay tròn, nhìn kỹ thì ra một người thắt cổ tự tử. Chu Ân sờ vào thấy người lạnh toát không biết chết từ bao giờ. Anh vô cùng kinh sợ, nghĩ: "Xương Bá là người tốt như thế, không biết có nỗi oan ức gì mà người ta lại đến tận nhà để hại ông". Định báo cho Xương Bá biết, nhưng sợ gõ cửa làm kinh động xóm làng, muốn bỏ đi để tránh chuyện liên quan, song lại không nỡ. Chu Ân nghĩ: "Ông ấy đã cứu giúp mình, sao mình lại không cứu giúp ông ấy" Rồi lại nghĩ: "Chỉ có kéo xác chết này đi chỗ khác, thì ông mới tránh khỏi điều tiếng". Nghĩ xong anh bèn đứng lên đống gạch, cởi xác chết ra, cũng chẳng cần biết anh ta thế nào, rồi cõng xác chết đi. Đi chừng nửa dặm tới một chiếc cầu, anh đặt chiếc xác xuống, cởi chiếc thừng trên cổ ra, buộc hòn đá vào xác chết, rồi nhẹ nhàng thả xuống nước. Sau đó quay trở lại bỏ gạch đá vào quang gánh đi. Có bài thơ làm chứng: Mang nặng công ơn cứu đói nghèo, Trộm tuy bắt được vẫn cho thêm. Cứu người chẳng khác mình tự cứu, Trang 19/219 http://motsach.info
- Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Việc thiện trên đời thật khó thay.   Trang 20/219 http://motsach.info
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đoán Án Kỳ Quan - Lời Giới Thiệu
4 p | 171 | 13
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 14
12 p | 77 | 7
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 18
15 p | 91 | 6
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 21 (C)
16 p | 75 | 6
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 4 (B)
12 p | 71 | 5
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 21 (C)
19 p | 91 | 5
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 5
11 p | 82 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 13
13 p | 68 | 4
-
Đoán Án Kỳ Quan Chương 1 (C)
20 p | 68 | 4
-
Đoán Án Kỳ Quan Chương (B)
16 p | 80 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 17
15 p | 94 | 4
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 18 (B)
11 p | 70 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương bốn (B)
13 p | 68 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 12
13 p | 84 | 4
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 3 (C)
13 p | 69 | 2
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 23
16 p | 76 | 2
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 7
14 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn